You are on page 1of 20

LỤC HÀO NHẬP MÔN

NGUYÊN TÁC: VƯƠNG HỔ ỨNG LÃO SƯ

NGƯỜI DỊCH: TRẦN PHƯƠNG

1
CHƯƠNG 1
VŨ TRỤ QUAN CỦA DỊCH
I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Thế giới có nam thì có nữ, có cát thì có hung, tất cả sự vật trong vũ trụ đều
có tính hai mặt. Bản thân vũ trụ chính là do vũ trụ chính và vũ trụ phụ cấu thành,
vũ trụ là một tổ hợp thể âm dương to lớn. Cô dương bất trưởng, cô âm bất sinh,
âm dương phụ thuộc lẫn nhau, không thể tồn tại một cách độc lập. Chữ Dịch (易),
xét về nguồn gốc và tổ hợp của văn tự thì chính là hợp thể của hai chữ Nhật (日)
và Nguyệt (月). Nhật là dương, Nguyệt là âm, "Dịch" phản ánh sự biến hóa của âm
dương. Nói cách khác, bản chất của "Dịch" là miêu tả quy luật phát triển và biến
hóa của vũ trụ, sự phát triển và biến hóa của vũ trụ chính là do vai trò của âm
dương tạo nên, quy luật mà nó tuân theo được cổ nhân gọi là "Đạo". "Đạo" là bản
chất của vũ trụ, thuật dự đoán chính là một phương tiện để nhận thức và cầu
chứng1 "Đạo". Thuật dự đoán được xây dựng dựa trên nguyên lý âm dương, nó có
thể dự đoán chính xác rất nhiều sự việc có liên quan đến con người, điều đó là bởi
vì giữa con người và vũ trụ có mối quan hệ rất chặt chẽ. Con người là sản phẩm tất
yếu của sự phát triển đến một giai đoạn nhất định của vũ trụ. Con người là tinh
hoa của vũ trụ, là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ, mỗi một con người chính là một
tiểu vũ trụ. Chỉ có nhận thức được vũ trụ, mới có thể thực sự nhận thức được nhân
thể2, chỉ có nhận thức được nhân thể, mới có thể giải đáp được những câu đố của
vũ trụ. Con người là linh hồn của vạn vật, sự phát triển của vũ trụ cũng chính là sự
phát triển của con người. Ở phương diện nhân thể, âm dương được thể hiện rất
phong phú. Xét về giới tính, nữ là âm, nam là dương; xét về một cá nhân, ở trên là
dương, phía dưới là âm, lưng là dương, ngực là âm, bên trái là dương, bên phải là
âm, bên ngoài là dương, bên trong là âm, phủ là dương, tạng là âm. Cuộc đời của
con người chính là một quá trình biến hóa của âm dương. Trước khi chưa thụ thai,
con người ở dạng nhân tố di truyền, hoặc mật mã di truyền, là một hình thức tồn
tại vô hình và âm tính, sau khi âm dương kết hợp thì phụ nữ mang thai, dương tính
sẽ xuất hiện và hình thành thai nhi, đây chính là sự chuyển biến từ âm đến dương.
Nếu so sánh giữa thai nhi trong bụng và con người bên ngoài cơ thể thì thai nhi là
âm, con người được sinh ra là dương. Sau khi được sinh ra, con người liên tục
trưởng thành, lúc nhỏ là âm, lớn lên là dương, khi dương phát triển đến một giai
đoạn nhất định, thì lại phát triển về hướng âm, thời trai tráng là dương, tuổi già là
âm, người đang sống là dương, sau khi chết là âm. Chỉ có nắm vững nguyên lý âm
dương, chúng ta mới có thể sử dụng thuật dự đoán lục hào dự doán chính xác xu
thế phát triển của con người và sự vật.

1
cầu chứng: tìm cách chứng thực.
2
nhân thể: cơ thể con người.

2
II. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Từ góc độ của Dịch, ngũ hành là yếu tố cơ bản nhất để cấu thành thế giới vật
chất, trong vạn sự vạn vật đều đã bao hàm các thành phần của ngũ hành, mỗi sự
phát sinh, phát triển của sự vật đều là kết quả của tác dụng tương hỗ trong ngũ
hành. Nói một cách cụ thể, ngũ hành là chỉ năm loại nguyên tố: thủy, hỏa, mộc,
kim và thổ. Năm loại nguyên tố này là sự khái quát và tổng kết cao độ của người
xưa về các thuộc tính của mọi sự vật trong vũ trụ.
Trong ngũ hành, sự vật đại diện cho thủy có đặc tính là lạnh, hướng xuống,
ẩm thấp, ẩm ướt, như nước, mưa, tuyết, ban đêm, màu đen, phía bắc, băng... đều
thuộc về thuộc tính thủy. Đặc tính của hỏa là nóng ấm, sáng, hướng lên, bốc lên,
như ngọn lửa, hào quang, mùa hạ, màu đỏ, phía nam... đều thuộc về thuộc tính
hỏa. Đặc tính của mộc là sinh sôi, nhu hòa1, khúc trực2, thư triển3, như thực vật,
buổi sáng, mùa xuân, phía đông, hoa cỏ... đều thuộc về thuộc tính mộc. Đặc tính
của kim là mát mẻ, sạch sẽ, túc giáng4, thu liễm5, như kim loại, mùa thu, màu
trắng, phía tây... đều thuộc về thuộc tính kim. Đặc tính của thổ là trưởng dưỡng6,
sinh hóa, thụ nạp, biến hóa, như đất, núi, màu vàng, trung ương... đều thuộc về
thuộc tính thổ.
Học thuyết ngũ hành không chỉ là sự phân loại tính chất sự vật, mà quan
trọng hơn là nó đã nói rõ quy luật thông thường của sự vận động bên trong sự vật.
Nói cách khác, quan hệ tương hỗ trong ngũ hành vừa có một mặt tương sinh vừa
có một mặt tương khắc, chính bởi vì tác dụng của tương sinh tương khắc này mà
sự vật trong vũ trụ mới có thể biến hóa và phát triển.
Tương sinh của ngũ hành là thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ
sinh kim và kim sinh thủy. Mối quan hệ này là tổng kết từ thực tiễn lâu dài của
người xưa khi quan sát các hiện tượng trong tự nhiên. Thí dụ, trong ngũ hành thì
hoa cỏ, cây cối có thuộc tính là mộc, mặc dù là chúng sinh trưởng ở trong đất,
nhưng nhất định phải có nước ẩm ướt thì mới có thể sinh trưởng, vì vậy mà cho
rằng thủy sinh mộc. Lại như dùi gỗ có thể lấy được lửa, cây cối có thể bị đốt cháy,
vì vậy mà cho rằng mộc sinh hỏa. Vật bị lửa đốt mà biến thành tro, tro chính là
thổ, cho nên hỏa sinh thổ. Kim loại được tinh luyện từ khoáng thạch trong đất, vì
vậy thổ có thể sinh kim. Kim loại sau khi nóng chảy có thể biến thành chất lỏng, hơi
nước lại dễ dàng ngưng tụ thành giọt nước trên bề mặt kim loại nhẵn bóng, vì vậy

1 nhu hòa: ôn hòa, dịu dàng, mềm mại


2 khúc trực: vừa có thể khúc khuỷu quanh co, lại vừa có thể suôn thẳng
3 thư triển: xòe ra, mở ra, giãn ra
4 túc giáng: là một thuật ngữ trong trung y. Phế chủ túc giáng, nghĩa là phế khí nên sạch,
nên giáng xuống.
5 thu liễm: thu lại
6 trưởng dưỡng: sinh ra và nuôi dưỡng

3
mà người xưa cho rằng thủy là do kim sinh ra.

Tương khắc của ngũ hành là thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc
khắc thổ và thổ khắc thủy. Nguyên lý tương khắc này cũng là từ việc quan sát thế
giới tự nhiên mà quy nạp và tổng kết ra. Tính chất của thiên địa là nhiều thắng ít,
nước có thể dập tắt lửa, do đó thủy khắc hỏa. Tinh luyện thắng cứng, lửa có thể
làm cho kim loại nóng chảy, vì vậy hỏa khắc kim. Cương thắng nhu, đao cụ kim loại
có thể chặt cây, cho nên kim khắc mộc. Chuyên thắng tán, rễ của cỏ cây có thể
đâm vào đất, cho nên mộc khắc thổ. Thực thắng hư, đất có thể ngăn nước, do đó
thổ khắc thủy.

4
CHƯƠNG 2
CAN CHI VÀ DỰ ĐOÁN LỤC HÀO
Từ những giáp cốt văn được khai quật cho thấy, từ thời nhà Thương, người ta
đã sớm sử dụng Lục Thập Hoa Giáp để ghi lại ngày tháng năm. Lục Thập Hoa Giáp
có một sức mạnh đáng kinh ngạc, bên trong nó có hàm chứa khái niệm thời gian-
không gian, là phương tiện để truyền đạt thông tin vũ trụ và sự biến hóa của vạn
sự vạn vật trong vũ trụ. Ngoài vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Dịch
học, Lục Thập Hoa Giáp còn có ảnh hưởng sâu rộng đến các hệ thống học thuật
khác sau này. Chẳng hạn như phép "Tý Ngọ Lưu Trú", "Linh Quy Bát Pháp" trong
Trung y hiện nay chính là cách lấy huyệt vị dựa vào thiên can địa chi của thời gian
mà bệnh nhân đến. Có thể nói rằng, nếu không có sự xuất hiện của can chi thì lịch
sử sẽ không xuất hiện thuật dự đoán lục hào.
I. THẬP THIÊN CAN
Thập thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Thứ
tự sắp xếp này là cố định, nó cho thấy quá trình biến hóa của vạn vật từ sinh
trưởng đến phồn thịnh, suy lão rồi tử vong.
1. Âm dương của thập thiên can
Thiên can có phân chia âm dương, số lẻ là dương, số chẵn là âm. Giáp, Bính,
Mậu, Canh, Nhâm là dương, gọi là can dương; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm,
gọi là can âm.
2. Ngũ hành của thập thiên can
Giáp Ất là mộc, Bính Đinh là hỏa, Mậu Kỷ là thổ, Canh Tân là kim, Nhâm Quý
là thủy.
3. Thập thiên can và phương vị
Giáp Ất là phương Đông, Bính Đinh là phương Nam, Mậu Kỷ là trung ương,
Canh Tân là phương Tây, Nhâm Quý là phương Bắc. Giữa thập thiên can còn tồn tại
quan hệ tương hợp, tương xung, hợp hóa,... Tuy nhiên, trong dự đoán lục hào
thường chỉ chú trọng can ngày dự đoán, dùng để an lục thần, những ý nghĩa khác
thì rất ít khi dùng, vì vậy có thể bỏ qua không ghi ra.
II. THẬP NHỊ ĐỊA CHI
Thập nhị địa chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất,
Hợi. Trong dự đoán lục hào, vai trò thập nhị địa chi là hết sức quan trọng, nhất
định phải ghi nhớ thuộc tính ngũ hành và mối quan hệ sinh khắc xung hợp lẫn
nhau của chúng.
1. Âm dương của thập nhị địa chi
Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là chi dương. Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi là
chi âm.

5
2. Ngũ hành của thập nhị địa chi
Dần Mão cùng thuộc mộc, Dần là dương mộc, Mão là âm mộc. Tị Ngọ cùng
thuộc hỏa, Ngọ là dương hỏa, Tị là âm hỏa. Thân Dậu cùng thuộc kim, Thân là
dương kim, Dậu là âm kim. Hợi Tý cùng thuộc thủy, Tý là dương thủy, Hợi là âm
thủy. Thìn Tuất Sửu Mùi cùng thuộc thổ, Thìn Tuất là dương thổ, Sửu Mùi là âm
thổ.
3. Thập nhị địa chi và phương vị
Tý là phương Bắc, Sửu Dần là Đông Bắc, Mão là Đông, Thìn Tị là Đông Nam,
Ngọ là phương Nam, Mùi Thân là Tây Nam, Dậu là phương Tây, Tuất Hợi là Tây
Bắc.
4. Thập nhị địa chi và bốn mùa
Dần Mão Thìn là mùa xuân, Tị Ngọ Mùi là mùa hạ, Thân Dậu Tuất là mùa thu,
Hợi Tý Sửu là mùa đông.
5. Thập nhị địa chi và tháng
Từ góc độ dương lịch mà nói, Dần là tháng 2, Mão là tháng 3, Thìn là tháng
4, Tị là tháng 5, Ngọ là tháng 6, Mùi là tháng 7, Thân là tháng 8, Dậu là tháng 9,
Tuất là tháng 10, Hợi là tháng 11, Tý là tháng 12, Sửu là tháng 1.
6. Thập nhị địa chi và mười hai canh giờ
Giờ Tý (23 giờ - 1 giờ), giờ Sửu (1 giờ - 3 giờ), giờ Dần (3 giờ - 5 giờ), giờ
Mão (5 giờ - 7 giờ), giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ), giờ Tị (9 giờ - 11 giờ), giờ Ngọ (11 giờ
- 13 giờ), giờ Mùi (13 giờ - 15 giờ), giờ Thân (15 giờ - 17 giờ), giờ Dậu (17 giờ - 19
giờ), giờ Tuất (19 giờ - 21 giờ), giờ Hợi (21 giờ - 23 giờ).
7. Lục hợp của thập nhị địa chi
Trong thập nhị địa chi, hai địa chi tương hợp thành cặp, có sáu cặp cho nên
gọi là lục hợp. Tức là Tý và Sửu hợp, Dần và Hợi hợp, Mão và Tuất hợp, Thìn và
Dậu hợp, Tị và thân Hợp, Ngọ và Mùi hợp.
8. Lục xung của thập nhị địa chi
Trong thập nhị địa chi, hai địa chi tương xung thành cặp, có sáu cặp cho nên
gọi là lục xung. Tức là Tý Ngọ tương xung, Sửu Mùi tương xung, Dần Thân tương
xung, Mão Dậu tương xung, Thìn Tuất tương xung, Tị Hợi tương xung.
9. Thập nhị địa chi và quan hệ đối ứng với động vật
Tý chuột, Sửu trâu, Dần hổ, Mão thỏ, Thìn rồng, Tị rắn, Ngọ ngựa, Mùi dê,
Thân khỉ, Dậu gà, Tuất chó, Hợi lợn.
10. Tam hợp của địa chi
Thân Tý Thìn hợp thủy cục, Tị Dậu Sửu hợp kim cục, Dần Ngọ Tuất hợp hỏa
cục, Hợi Mão Mùi hợp mộc cục.

6
11. Tam hình của địa chi
Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần, Sửu Tuất Mùi tương hình, Tý hình
Mão, Mão hình Tý, Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình.
Trên đây là những khái niệm thường gặp liên quan đến thập nhị địa chi cần
ghi nhớ. Phương pháp sử dụng cụ thể sẽ được trình bày chi tiết ở các chương sau.

7
CHƯƠNG 3
KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ BÁT QUÁI
I. Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA BÁT QUÁI
Sự vật trong vũ trụ nhiều không thể nào đếm được, lại thêm biến hóa đa
dạng, tuy nhiên chúng không hỗn độn, mà tồn tại theo quy luật rất đáng ngạc
nhiên. Căn cứ vào tính chất khác nhau của sự vật, người xưa đã sử dụng một khái
niệm trừu tượng để quy nạp tất cả sự vật trong vũ trụ thành tám loại hình thái, đó
chính là bát quái.
Bát quái chính là Càn ☰, Khôn ☷, Chấn ☳, Tốn ☴, Khảm ☵, Ly ☲, Cấn ☶,
Đoài ☱, người xưa đã dùng tám quái này để đại diện cho mọi sự vật trong tự
nhiên. Càn đại diện trời, Khôn đại diện đất, Chấn đại diện sấm, Tốn đại diện gió,
Khảm đại diện nước, Ly đại diện lửa, Cấn đại diện núi, Đoài đại diện đầm (hồ).
Ký hiệu cơ bản nhất để cấu thành bát quái là hào, hào phân âm dương, hào
dương là vạch liền ( ), hào âm là vạch đứt ( ). Ba hào tạo thành một quái tượng,
theo tượng tam tài thiên địa nhân. Hai quái đơn chồng lên nhau lại có thể tạo
thành một trùng quái, quái ở trên gọi là thượng quái hay ngoại quái, quái ở dưới
gọi là hạ quái hay nội quái. Có tổng cộng 64 trùng quái, gọi là 64 quái.
Từ hình tượng ký hiệu của bát quái, người xưa đã đặt ra bài ca để thuận tiện
cho việc ghi nhớ, bài ca đó như sau: "Càn tam liên, Khôn lục đoạn, Chấn ngưỡng
vu, Cấn phúc uyển, Đoài thượng khuyết, Tốn hạ đoạn, Ly trung hư, Khảm trung
mãn."
Tuy là chỉ có tám loại hình, nhưng bát quái có thể đối ứng với vạn sự vạn vật
trong vũ trụ, có thể nói rằng bát quái chính là kho tàng thông tin vũ trụ. Mối quan
hệ đối ứng giữa bát quái và giới tự nhiên có thể từ từ hiểu rõ sau khi đã đi sâu vào,
ở đây chỉ cần ghi nhớ những ý nghĩa thường dùng là được.
1. Quan hệ đối ứng giữa bát quái và nhân sự
Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn là trưởng nam, Tốn là trưởng nữ, Khảm là trung
nam, Ly là trung nữ, Cấn là thiếu nam, Đoài là thiếu nữ.
2. Quan hệ đối ứng giữa bát quái và cơ thể
Càn là đầu, Đoài là miệng, Chấn là chân, Tốn là đùi, Ly là mắt, Khảm là tai,
Cấn là tay, Khôn là bụng.
3. Quan hệ đối ứng giữa bát quái và nội tạng
Càn là đầu, phổi, ruột già; Khôn là lá lách, dạ dày; Chấn là gan, mật; Tốn là
gan, mật; Khảm là thận, bàng quang; Ly là tim, ruột non; Cấn là lá lách, dạ dày;
Đoài là phổi, ruột già,...
4. Quan hệ đối ứng giữa bát quái và phương vị
Càn là Tây Bắc, Đoài là phương Tây, Ly là phương Nam, Chấn là phương
Đông, Tốn là Đông Nam, Khảm là phương Bắc, Cấn là Đông Bắc, Khôn là Tây Nam.

8
Sự đối ứng giữa bát quái và vạn sự vạn vật có thể được phân chia vô cùng vô
tận, trong thuật dự đoán Mai Hoa Dịch Số thì được ứng dụng rất rộng rãi, tuy nhiên
trong dự đoán lục hào thì không được sử dụng nhiều.
5. Thuộc tính ngũ hành của bát quái
Càn Đoài thuộc kim, Khôn Cấn thuộc thổ, Ly thuộc hỏa, Chấn Tốn thuộc mộc,
Khảm thuộc thủy.
II. PHÂN CUNG BÁT QUÁI
Từ bát quái phát triển thành 64 quái, 64 quái này được phân thành tám cung,
mỗi cung gồm tám quẻ, thứ tự sắp xếp của nó là cố định bất biến, mỗi quẻ có một
tên gọi riêng.
Cung Càn: Quẻ đầu tiên, thượng quái hạ quái đều là Càn, gọi là Càn Vi Thiên,
cũng gọi là quẻ đầu cung Càn. Quẻ thứ hai thượng Càn hạ Tốn, gọi là Thiên Phong
Cấu, hoặc nhất thế quái cung Càn. Quẻ thứ ba thượng Càn hạ Cấn, gọi là Thiên
Sơn Độn, hoặc nhị thế quái cung Càn. Quẻ thứ tư thượng Càn hạ Khôn, gọi là
Thiên Địa Bĩ, hoặc tam thế quái cung Càn. Quẻ thứ năm thượng Tốn hạ Khôn, gọi
là Phong Địa Quan, hoặc tứ thế quái cung Càn. Quẻ thứ sáu thượng Cấn hạ Khôn,
gọi là Sơn Địa Bác, hoặc ngũ thế quái cung Càn. Quẻ thứ bảy thượng Ly hạ Khôn,
gọi là Hỏa Địa Tấn, hoặc quẻ du hồn cung Càn. Quẻ thứ tám thượng Ly hạ Càn, gọi
là Hỏa Thiên Đại Hữu, hoặc quẻ quy hồn cung Càn.
Tám quẻ cung Đoài là: Đoài Vi Trạch, Trạch Thủy Khốn, Trạch Địa Tụy, Trạch
Sơn Hàm, Thủy Sơn Kiển, Địa Sơn Khiêm, Lôi Sơn Tiểu Quá, Lôi Trạch Quy Muội.
Tám quẻ cung Ly là: Ly Vi Hỏa, Hỏa Sơn Lữ, Hỏa Phong Đỉnh, Hỏa Thủy Vị Tế,
Sơn Thủy Mông, Phong Thủy Hoán, Thiên Thủy Tụng, Thiên Hỏa Đồng Nhân.
Tám quẻ cung Chấn là: Chấn Vi Lôi, Lôi Địa Dự, Lôi Thủy Giải, Lôi Phong
Hằng, Địa Phong Thăng, Thủy Phong Tỉnh, Trạch Phong Đại Quá, Trạch Lôi Tùy.
Tám quẻ cung Tốn là: Tốn Vi Phong, Phong Thiên Tiểu Súc, Phong Hỏa Gia
Nhân, Phong Lôi Ích, Thiên Lôi Vô Vọng, Hỏa Lôi Phệ Hạp, Sơn Lôi Di, Sơn Phong
Cổ.
Tám quẻ cung Khảm là: Khảm Vi Thủy, Thủy Trạch Tiết, Thủy Lôi Truân, Thủy
Hỏa Ký Tế, Trạch Hỏa Cách, Lôi Hỏa Phong, Địa Hỏa Minh Di, Địa Thủy Sư.
Tám quẻ cung Cấn là: Cấn Vi Sơn, Sơn Hỏa Bí, Sơn Thiên Đại Súc, Sơn Trạch
Tổn, Hỏa Trạch Khuê, Thiên Trạch Lý, Phong Trạch Trung Phu, Phong Sơn Tiệm.
Tám quẻ cung Khôn là: Khôn Vi Địa, Địa Lôi Phục, Địa Trạch Lâm, Địa Thiên
Thái, Lôi Thiên Đại Tráng, Trạch Thiên Quải, Thủy Thiên Nhu, Thủy Địa Tỷ.
Tám quẻ đầu tiên ở mỗi cung đều là tám quẻ thuần, quẻ thứ bảy ở mỗi cung
gọi là quẻ du hồn, quẻ thứ tám gọi là quẻ quy hồn. Thuộc tính ngũ hành của mỗi
quẻ trong cung đều tương đồng với thuộc tính của cung đó. Nghĩa là, thuộc tính
ngũ hành của tám trùng quái trong cung Càn đều là kim, thuộc tính ngũ hành của
tám trùng quái trong cung Khôn đều là thổ, những trường hợp khác cũng tương tự
như vậy.

9
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP LẤY QUẺ
Lấy quẻ, hay còn gọi là khởi quẻ, là bước đầu tiên trong dự đoán lục hào.
Người ta thường sử dụng ba đồng tiền để trích xuất quái tượng, gọi là "phép dùng
đồng tiền thay cỏ thi", hay "phép gieo đồng tiền",... Khoảng từ thời Chiến Quốc
đến giữa thời Hán, phương pháp gieo đồng tiền đã được sử dụng để thay thế
phương pháp dùng thẻ tre hoặc cỏ thi, nhờ đó mà tốc độ lấy quẻ trở nên nhanh
hơn. Dự đoán lục hào sử dụng đồng tiền để lấy quẻ, phương pháp của nó độc đáo,
đơn giản mà đầy ý nghĩa sâu sắc. Mỗi đồng tiền được chia thành mặt chính và mặt
sau, tượng trưng cho hai khí âm dương. Mặt có chữ là âm, mặt không có chữ là
dương, ba đồng tiền lại tượng trưng cho tam tài thiên địa nhân. Bên ngoài của
đồng tiền là hình tròn tượng trưng cho trời, lỗ bên trong là hình vuông tượng trưng
cho đất, điều này bắt nguồn từ thuyết trời tròn đất vuông (Càn là trời, là tròn;
Khôn là đất, là vuông). Bộ phận ở giữa cạnh ngoài và lỗ bên trong được gọi là thịt,
tượng trưng cho con người có xác thịt. Vì vậy, trong ba đồng tiền nhỏ bé đã bao
hàm lý lẽ âm dương trời đất, đồng thời cũng phản ánh vũ trụ quan đạo sinh nhất,
nhất sinh nhị, nhị sinh tam.
Nghi thức trước khi xin quẻ của người xưa khá rườm rà, người ta thường phải
đốt nhang, tắm gội để bày tỏ lòng tôn kính đối với thần linh và thỉnh cầu thần linh
cho gợi ý, nhưng trên thực tế dự đoán lục hào không liên quan đến thần linh, mà
đó chỉ là một loại hoạt động của tiềm thức, chỉ cần động ý định dự đoán là có thể
lấy đồng tiền gieo quẻ. Tuy nhiên, nếu người xin đoán coi việc này là trò đùa, căn
bản là không có ý định dự đoán, thì có thể thông tin trong quái tượng sẽ không
phản ánh chính xác. Khi lấy quẻ, bất kể là người được cử đến gieo quẻ hay là dự
trắc sư gieo quẻ đều được, gieo quẻ chỉ là một hình thức trích xuất quái tượng.
Phương pháp lấy quẻ là bảo người xin đoán nắm ba đồng tiền trong tay, úp
kín hai tay lại, đừng để đồng tiền rơi ra khỏi tay, sau đó lắc lên xuống, khiến cho
các đồng tiền dao động tạo ma sát, sản sinh từ trường tương thông với tâm linh
(đương nhiên là bản thân dự trắc sư cũng có thể gieo quẻ thay cho người được cử
đến). Sau khi lắc vài lần thì thả xuống mặt bàn hoặc khay có đáy bằng (tránh thả
xuống vật mềm), xem và ghi lại tình hình chính phản của ba đồng tiền, sau đó đặt
các đồng xu trở lại trong tay và tiếp tục gieo. Gieo như vậy sáu lần là được một
trùng quái.
Lúc ghi lại kết quả của quái tượng, một mặt lưng hai mặt chữ là thiếu dương,
là đơn, dùng một gạch " " để biểu thị. Một mặt chữ hai mặt lưng là thiếu âm, là
sách1, dùng hai gạch " " để biểu thị. Ba mặt lưng là lão dương, là trùng, dùng
vòng tròn "O " để biểu thị bên cạnh " ". Ba mặt chữ là lão âm, là giao, dùng dấu
gạch chéo "X" để biểu thị bên cạnh " ". Ghi quẻ theo thứ tự từ dưới lên trên, kết
quả của lần gieo đầu tiên là hào sơ, kết quả của lần gieo thứ hai là hào hai, tương
tự như vậy cho đến hào sáu. Mỗi quẻ đều do sáu hào tạo thành, cho nên gọi là quẻ
lục hào. Lão dương và lão âm ở trong quẻ lục hào gọi là hào động, là biểu thị hào
vị này sẽ phát sinh biến hóa, dương động biến âm, âm động biến dương, phản ánh

1
sách: nứt ra

10
đầy đủ triết lý của vũ trụ là vật cực tất phản, dương cực biến âm, âm cực biến
dương. Hào được biến ra gọi là hào biến. Quẻ gieo ra gọi là quẻ chính, quẻ nhận
được sau khi biến hóa gọi là quẻ biến. Cũng có quẻ không có hào động, chỉ có quẻ
chính. Thử nêu ra một ví dụ để nói rõ:
Lần sáu gieo được 2 mặt lưng 1 mặt chữ: (thiếu âm) hào 6
Lần năm gieo được 3 mặt lưng: o (lão dương) hào 5
Lần bốn gieo được 3 mặt chữ: x (lão âm) hào 4
Lần ba gieo được 1 mặt lưng 2 mặt chữ: (thiếu dương) hào 3
Lần hai gieo được 2 mặt lưng 1 mặt chữ: (thiếu âm) hào 2
Lần đầu gieo được 1 mặt lưng 2 mặt chữ: (thiếu dương) hào sơ
Quẻ này trên Khảm dưới Ly là quẻ Thủy Hỏa Ký Tế, bởi vì hào 4 và hào 5 phát
động, phát sinh biến hóa, sau khi biến hóa sẽ thành trên Chấn dưới Ly, là quẻ Lôi
Hỏa Phong. Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế là quẻ chính, quẻ Lôi Hỏa Phong là quẻ biến.

11
CHƯƠNG 5
PHƯƠNG PHÁP TRANG QUẺ
Sau khi trích xuất được quẻ, các bước tiếp theo chính là lắp ráp can chi, Thế
Ứng, lục thân và lục thần,... Trong dự đoán lục hào, những công việc này được gọi
là trang quẻ (lắp ráp quẻ). Trước khi trang quẻ, chúng ta phải có một nhận thức cơ
bản về bát quái. Căn cứ vào nguyên lý âm dương, bát quái có thể được chia thành
hai loại là dương quái và âm quái. Càn, Chấn, Khảm, Cấn là dương quái; Khôn,
Tốn, Ly, Đoài là âm quái. Mỗi trùng quái được chia thành thượng quái và hạ quái,
tám cung tạo thành 64 quái đều có thuộc tính ngũ hành của nó, quẻ đầu tiên của
mỗi cung được gọi là bản cung, quẻ đầu hoặc quẻ thuần, bảy quẻ khác mà nó
thống lĩnh gọi là phi cung. Thuộc tính ngũ hành của các phi cung đều tương đồng
với bản cung, quẻ thứ bảy của mỗi cung được gọi là quẻ du hồn, quẻ thứ tám được
gọi là quẻ quy hồn.
I. PHƯƠNG PHÁP SẮP XẾP CAN CHI
Việc phối thiên can địa chi lên sáu hào vị của quẻ được gọi là nạp giáp. Trong
dự đoán thực tế, thiên can không tham gia vào việc phán đoán cát hung, mà thông
thường chỉ dùng để phán đoán trích xuất con số. Do đó, khi trang quẻ thường tỉnh
lược thiên can và chỉ nạp địa chi.
Nạp giáp ca
Càn kim Giáp Tý ngoại Nhâm Ngọ, Khảm thủy Mậu Dần ngoại Mậu Thân.
Chấn mộc Canh Tý ngoại Canh Ngọ, Cấn thổ Bính Thìn ngoại Bính Tuất.
Khôn thổ Ất Mùi ngoại Quý Sửu, Tốn mộc Tân Sửu ngoại Tân Mùi.
Ly hỏa Kỷ Mão ngoại Kỷ Dậu, Đoài kim Đinh Tị ngoại Đinh Hợi.
Bài ca nạp giáp này chính là căn cứ và phương pháp để lắp ráp can chi cho
mỗi hào vị. Mỗi quẻ đều nạp can chi từ hào sơ, căn cứ vào nguyên lý bát quái âm
dương thuận nghịch, dương quái thì nạp can chi dương thuận chiều kim đồng hồ
(theo thứ tự của 12 chi, tức là Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất), âm quái thì nạp
can chi âm ngược chiều kim đồng hồ (ngược với thứ tự của 12 chi, tức là Hợi, Dậu,
Mùi, Tị, Mão, Sửu).
Ví dụ, giả sử gieo được quẻ Thủy Phong Tỉnh. Hạ quái là Tốn, Tốn tại nội quái
nạp Tân Sửu, Tốn là âm quái, đi ngược chiều nạp can chi âm là Tân Sửu, Tân Hợi,
Tân Dậu, không dùng chi dương. Thượng quái là Khảm, Khảm tại ngoại quái nạp
Mậu Thân, Khảm là dương quái đi thuận, tức là Mậu Thân, Mậu Tuất, Mậu Tý, chỉ
nạp can chi dương, không dùng chi âm. Kết quả của phép nạp giáp như sau:
Hào 6 Mậu Tý
Hào 5 Mậu Tuất
Hào 4 Mậu Thân
Hào 3 Tân Dậu
Hào 2 Tân Hợi
Hào sơ Tân Sửu

12
II. PHƯƠNG PHÁP AN THẾ ỨNG
Thế Ứng là thứ thể thiếu trong dự đoán lục hào, cũng là một trong những căn
cứ để dự đoán cát hung của sự vật. Thế Ứng là linh hồn trong quẻ, một quẻ nếu
như không có Thế Ứng, thì cũng giống như một quân đội không có tham mưu
trưởng và chỉ huy, đã mất đi trung tâm của quẻ. Vị trí Thế Ứng của mỗi quẻ là cố
định bất biến, không thể an sai. Nếu an sai Thế Ứng thì rất khó nắm bắt được chủ
thứ của sự vật. Thời xưa, người ta an Thế Ứng bằng cách ghi nhớ thứ tự của các
quẻ trong mỗi cung bát quái, khiến cho rất nhiều người mới học phải tiêu tốn
không ít thời gian ở bước này. Dưới đây, tôi sẽ chỉ cho mọi người một phương pháp
không cần nhớ tên của 64 quẻ mà vẫn có thể an Thế Ứng, đồng thời còn có thể
tìm được quái cung. Tôi gọi đó là hào biến pháp an Thế Ứng tầm cung quyết.
Hào biến pháp an Thế Ứng tầm cung quyết
Tầm Thế tòng sơ vãng thượng luân, âm hào biến dương dương biến âm.
Biến chí nội ngoại tương đồng quái, cai hào tức vi Thế sở lâm.
Nhược đáo ngũ hào quái nhưng dị, chuyển tòng tứ hào hướng hạ hành.
Nhược đáo sơ hào phương vi chỉ, quy hồn Thế tại tam hào lâm.
Nội ngoại tương đồng vật tu biến, lục hào an Thế vi bát thuần.
Ký đắc nội ngoại tương đồng quái, nguyên quái tức dĩ thử vi cung.
Nhược vấn Ứng hào an hà xử, Thế cách lưỡng hào tức vi Ứng.
Đây là một phương pháp an Thế Ứng kiêm tìm cung. Sau khi được quẻ, phải
tìm xem hào Thế của quẻ này nằm ở hào nào, có thể biến từ hào sơ lên trên, gặp
hào dương thì biến thành hào âm, gặp hào âm thì biến thành hào dương, cứ biến
đến khi nội quái và ngoại quái giống nhau, hào sau cùng biến khiến cho nội ngoại
quái giống nhau chính là hào vị lâm hào Thế.
Ví dụ quẻ Thủy Trạch Tiết, nội ngoại quái không giống nhau, ngoại là Khảm,
nội là Đoài, chúng ta biến từ hào sơ lên trên, hào sơ là hào dương, biến nó thành
hào âm, sau khi đã biến hào sơ thì nội quái và ngoại quái giống nhau, vậy thì hào
Thế của quẻ này nhất định tại hào sơ, đồng thời có thể khẳng định Thủy Trạch Tiết
thuộc cung Khảm.
Lại ví dụ quẻ Sơn Thủy Mông, nội ngoại quái không giống nhau, ngoại quái là
Cấn, nội quái là Khảm, chúng ta biến từ hào sơ lên trên, hào sơ là hào âm biến
thành hào dương, hào 2 là hào dương, biến thành hào âm. Hào 3 là hào âm, biến
thành hào dương, hào 4 là hào âm, biến thành hào dương, khi biến đến hào 4, nội
quái và ngoại quái đều biến thành quẻ Ly, vậy thì hào Thế của quẻ này là hào 4,
hơn nữa có thể khẳng định Sơn Thủy Mông là quẻ trong cung Ly.
Nếu biến đến hào 5 mà nội ngoại quái vẫn chưa giống nhau thì chuyển từ hào
4 biến xuống. Hào 6 là tông miếu, vĩnh viễn không thể biến, sau khi đã biến hào 4,
nếu nội ngoại xuất hiện hai quẻ giống nhau, thì hào Thế tại hào 4, đồng thời có thể
khẳng định quẻ này là quẻ du hồn.
Ví dụ quẻ Phong Trạch Trung Phu, hai quẻ thượng hạ không giống nhau,
thượng là Tốn, hạ là Đoài, chúng ta biến từ hào sơ lên trên, hào sơ là hào dương,
biến thành hào âm, hào 2 là hào dương, biến thành hào âm, hào 3 là hào âm, biến
thành hào dương, hào 4 là hào âm, biến thành hào dương, hào 5 là hào dương,

13
biến thành hào âm. Sau khi biến đến hào 5 mà thượng hạ quái vẫn chưa giống
nhau, thượng quái đã biến thành Ly, hạ quái đã biến thành Cấn. Vậy thì chuyển từ
hào 4 biến xuống, hào 4 là dương, lại biến về thành âm, sau khi biến hào 4 thì hai
quẻ nội ngoại đều thành Cấn, lúc này có thể khẳng định hào Thế của quẻ này là tại
hào 4, hơn nữa là quẻ du hồn của cung Cấn.
Nếu như chuyển từ hào 4 biến xuống mà biến đến hào sơ mới xuất hiện hai
quẻ thượng hạ giống nhau thì quẻ này là quẻ quy hồn, hào Thế an tại hào 3.
Ví dụ quẻ Sơn Phong Cổ, hai quẻ thượng hạ khác nhau, thượng là quẻ Cấn, hạ
là quẻ Tốn, chúng ta biến từ hào sơ lên trên, hào sơ là hào âm, biến thành hào
dương, hào 2 là hào dương, biến thành hào âm, hào 3 là hào dương, biến thành
hào âm, hào 4 là hào âm, biến thành hào dương, hào 5 là hào âm, biến thành
dương. Sau khi biến đến hào 5, ngoại quái đã biến thành Càn, nội quái đã biến
thành Chấn, hai quẻ thượng hạ vẫn khác nhau, vậy thì chuyển từ hào 4 biến
xuống, hào 4 là hào dương, biến về thành hào âm, hào 3 là hào âm, biến về thành
hào dương, hào 2 là hào âm, biến về thành hào dương, hào sơ là hào dương, biến
về thành hào âm, lúc này hai quẻ thượng hạ đã giống nhau, đều thành quẻ Tốn.
Do đó, chúng ta có thể khẳng định quẻ Sơn Phong Cổ là quẻ quy hồn thuộc cung
Tốn, hào Thế tại hào 3.
Quẻ quy hồn còn có một phương pháp phán đoán đơn giản hơn, tức là sau khi
gieo ra quẻ, đầu tiên xem có phải là quẻ quy hồn hay không, nếu không phải thì
dùng phương pháp an Thế Ứng ở trên. Phương pháp tìm đơn giản đó là trước tiên
biến đổi âm dương của hào 5, nếu như sau khi biến mà tạo thành quẻ có nội ngoại
quái giống nhau, thì quẻ đó chính là quẻ quy hồn. Ví dụ như quẻ Sơn Phong Cổ ở
trên, hào 5 là hào âm, sau khi biến nó thành hào dương thì nội ngoại quái đều
thành quẻ Tốn, như vậy có thể biết Sơn Phong Cổ là quẻ quy hồn thuộc cung Tốn,
lấy hào Thế an tại hào 3.
Nếu ban đầu hai quẻ thượng hạ giống nhau thì không cần phải biến, đó chắc
chắn là quẻ bản cung và hào Thế tại hào 6, giống như Càn Vi Thiên. Sau khi tìm
được hào Thế thì an hào Ứng rất dễ, nó và hào Thế cách nhau hai hào.
III. AN LỤC THÂN
Lục thân là chỉ Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Quan Quỷ, Thê Tài, Tử Tôn. Đây là lấy
quan hệ lục thân của nhân sự đưa vào trong quẻ, dùng để suy diễn tương đồng sự
sinh khắc chế hóa giữa các sự vật. Do đó, lục thân có thể bao hàm rất nhiều ý
nghĩa chứ không thể chỉ hiểu trên mặt chữ, chúng ta có thể xem nó như là một loại
ký hiệu của dự đoán lục hào.
Lục thân ở mỗi hào vị trong quẻ chính và trong quẻ biến đều được xác định
dựa trên mối quan hệ sinh khắc giữa ngũ hành của địa chi nạp hào và thuộc tính
ngũ hành của quái cung quẻ chính.
Địa chi nạp hào có thuộc tính ngũ hành tương đồng với cung được gọi là "Ta",
dùng Huynh Đệ để biểu thị, cái sinh ta thì dùng Phụ Mẫu để biểu thị, cái khắc ta thì
dùng Quan Quỷ để biểu thị, cái ta sinh thì dùng Tử Tôn để biểu thị, cái ta khắc thì
dùng Thê Tài để biểu thị. Trong ứng dụng thực tế, người ta thường viết tắt Huynh

14
Đệ là Huynh, Phụ Mẫu là Phụ, Quan Quỷ là Quan hoặc Quỷ, Tử Tôn là Tử, Thê Tài
là Tài.
Muốn an lục thân cho một quẻ thì trước tiên phải biết quẻ đó thuộc về cung
gì. Nếu như nắm được "hào biến pháp an Thế Ứng tầm cung quyết" thì chúng ta có
thể dễ dàng tìm được cung của một quẻ nào đó, sau khi tìm được cung của quẻ
chính thì chúng ta có thể dựa vào mối quan hệ sinh khắc giữa thuộc tính ngũ hành
của cung và ngũ hành của địa chi nạp hào để an lục thân.
Ví dụ quẻ Thủy Phong Tỉnh. Thuộc cung Chấn, thuộc tính ngũ hành của nó là
mộc. Lấy cung là "Ta", hào sơ Sửu thổ là cái ta khắc, vì vậy phối Thê Tài; hào 2 là
Hợi thủy, là cái sinh ta, phối Phụ Mẫu; hào 3 Dậu kim, là cái khắc ta, phối Quan
Quỷ; hào 4 Thân kim, cũng là cái khắc ta, phối Quan Quỷ; hào 5 Tuất thổ, là cái ta
khắc, phối Thê Tài; hào 6 Tý thủy, là cái sinh ta, phối Phụ Mẫu. Sau khi phối lục
thân thì được quẻ như sau.
Phụ Mẫu Tý thủy
Thế Thê Tài Tuất thổ
Quan Quỷ Thân kim
Quan Quỷ Dậu kim
Ứng Phụ Mẫu Hợi thủy
Thê Tài Sửu thổ
Nếu như một quẻ vừa có quẻ chính vừa có quẻ biến, thì thuộc tính ngũ hành
của lục thân quẻ biến cũng tương đồng với thuộc tính ngũ hành của lục thân quẻ
chính, trong quẻ chính kim là Phụ Mẫu thì trong quẻ biến kim cũng là Phụ Mẫu,
trong quẻ chính kim là Quan Quỷ thì trong quẻ biến kim cũng là Quan Quỷ. Bất kể
là quẻ biến có thuộc cung nào thì khi phối lục thân cho nó cũng đều phải dựa vào
thuộc tính của cung quẻ chính.
Ví dụ quẻ Thủy Trạch Tiết biến quẻ Thủy Địa Tỷ, quẻ chính Thủy Trạch Tiết
thuộc cung Khảm, thuộc tính ngũ hành là thủy. Hào sơ Tị hỏa là cái ta khắc, phối
Thê Tài; hào 2 Mão mộc, là cái ta sinh, phối Tử Tôn; hào 3 Sửu thổ, là cái khắc ta,
phối Quan Quỷ; hào 4 Thân kim, là cái sinh ta, phối Phụ Mẫu; hào 5 Tuất thổ, là
cái khắc ta, phối Quan Quỷ, hào 6 Tý thủy, là cái tỷ hòa, phối Huynh Đệ. Nội quái
Đoài biến Khôn, hào sơ và hào 2 phát động. Hào sơ Tị hỏa phát động biến ra Mùi
thổ, là cái khắc ta, phối Quan Quỷ, hào 2 Mão mộc phát động biến ra Tị hỏa là cái
ta khắc, phối Thê Tài. Sau khi phối lục thân thì được quẻ chính và quẻ biến như
sau.

15
Tiết Tỷ
Huynh Đệ Tý thủy Huynh Đệ Tý thủy
Quan Quỷ Tuất thổ Quan Quỷ Tuất thổ
Ứng Phụ Mẫu Thân kim Phụ Mẫu Thân kim
Quan Quỷ Sửu thổ Tử Tôn Mão mộc
Tử Tôn Mão mộc Thê Tài Tị hỏa
Thế Thê Tài Tị hỏa Quan Quỷ Mùi thổ
Trong dự đoán lục hào, thông thường chỉ coi trọng tác dụng sinh khắc của
hào biến đối với hào bản vị (tức là hào động). Do đó, Thế Ứng và các hào khác của
quẻ biến có thể được lược bớt, chỉ cần ghi ra hào biến là được.
IV. AN LỤC THẦN
Lục thần cũng gọi là lục thú, là chỉ Thanh Long, Chu Tước, Câu Trần, Đằng
Xà, Bạch Hổ, Huyền Vũ. Trong đó, Đằng Xà còn được gọi là Trình Xà, Huyền Vũ
còn được gọi là Nguyên Vũ. Trong dự đoán lục hào, lục thần là một căn cứ dùng để
phán đoán nguyên nhân và tính chất của sự vật, không tham gia vào phán đoán
cát hung. Bản thân lục thần cũng có thuộc tính ngũ hành, Thanh Long thuộc mộc,
Chu Tước thuộc hỏa, Câu Trần và Đằng Xà thuộc thổ, Bạch Hổ thuộc kim, Huyền
Vũ thuộc thủy, tuy nhiên giữa chúng không cần xem sinh khắc.
Lục thần được phối theo thiên can của ngày được dự đoán, theo thứ tự từ hào
sơ đến hào 6. Phương pháp cụ thể như sau: Nếu như thiên can của ngày được dự
đoán là Giáp hoặc Ất, Giáp Ất thuộc mộc, Thanh Long cũng thuộc mộc, phối Thanh
Long từ hào sơ, theo thứ tự hào 2 phối Chu Tước, hào 3 phối Câu Trần, hào 4 phối
Đằng Xà, hào 5 phối Bạch Hổ, hào 6 phối Huyền Vũ. Nếu là ngày Bính Đinh dự
đoán thì khởi Chu Tước từ hào sơ, ngày Mậu dự đoán thì khởi Câu Trần từ hào sơ,
ngày Kỷ thì khởi Đằng Xà từ hào sơ, ngày Canh Tân thì khởi Bạch Hổ từ hào sơ,
ngày Nhâm quý thì khởi Huyền Vũ từ hào sơ.

Can Ngày Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý

Hào 6 Huyền Vũ Thanh Long Chu Tước Câu Trần Đằng Xà Bạch Hổ

Hào 5 Bạch Hổ Huyền Vũ Thanh Long Chu Tước Câu Trần Đằng Xà

Hào 4 Đằng Xà Bạch Hổ Huyền Vũ Thanh Long Chu Tước Câu Trần

Hào 3 Câu Trần Đằng Xà Bạch Hổ Huyền Vũ Thanh Long Chu Tước

Hào 2 Chu Tước Câu Trần Đằng Xà Bạch Hổ Huyền Vũ Thanh Long

Hào Sơ Thanh Long Chu Tước Câu Trần Đằng Xà Bạch Hổ Huyền Vũ

Lục thần cũng thường được viết tắt, Thanh Long là Long, Chu Tước là Tước,
Câu Trần là Câu, Đằng Xà là Xà, Bạch Hổ là Hổ, Huyền Vũ là Vũ.

16
CHƯƠNG 6
TÁC DỤNG CỦA LỤC THÂN, LỤC THẦN, THẾ ỨNG
I. Ý NGHĨA CỦA LỤC THÂN
Trong một quẻ thì có nhiều lục thân. Khi phán đoán cát hung của sự vật,
thông thường chúng ta phải chọn một lục thân có chứa ý nghĩa tương đồng với nội
dung dự đoán để triển khai suy đoán quẻ. Lục thân này được gọi là Dụng thần.
Lục thân là căn cứ để trích xuất Dụng thần, đồng thời cũng là ký hiệu để triển
khai quái tượng và phân tích nội dung của sự vật. Nếu như không có lục thân thì
không thể chọn Dụng thần, không thể đưa ra phán đoán cụ thể về sự vật phát
sinh.
Mỗi lục thân thể hiện rất nhiều ý nghĩa, chỉ khi hiểu được ý nghĩa của các lục
thân thì chúng ta mới có thể chọn Dụng thần và đưa ra phán đoán cát hung một
cách chính xác.
1. Ý nghĩa của Phụ Mẫu
Phụ Mẫu thể hiện cha mẹ, ông nội, bà nội, bà ngoại, ông ngoại, cô, chồng của
cô, dì, chồng của dì, mợ, cậu, thầy cô giáo, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ, mẹ vợ,
trưởng bối, người già; trời đất, đất đai, mồ mả, thành trì, tường bao, phòng ốc,
kiến trúc, công trình, xe đạp, xe hơi, xe lửa, thuyền, máy bay, mưa, tuyết, áo mưa,
dù, quần áo, giày mũ, vải vóc, khăn đội đầu, khẩu trang, báo cáo, văn chương, văn
kiện, sách vở, giấy báo, thư tín, hợp đồng, thông tin, tin tức, tín hiệu, trường học,
bệnh viện, đầu, phần mặt, ngực, lưng, bụng, mông, phòng điều trị, đệm chăn, ra
giường, đơn vị công tác, nha môn,...
2. Ý nghĩa của Quan Quỷ
Quan Quỷ thể hiện chồng, đàn ông, công danh, thứ bậc, tên, quan phủ, công
an, kiện tụng, nhà nước, ngành tư pháp, lãnh đạo cấp trên, sấm sét, sương mù,
khói, quỷ thần, đạo tặc, kẻ xấu, tù trốn trại, loạn đảng, tai họa, ưu sầu, quan vị,
công việc, lên lớp, nghề nghiệp, chủ nhân, bệnh tật, thi thể, người chết, vùng
nhiễm bệnh, virus, tạp niệm, phiền não,...
3. Ý nghĩa của Huynh Đệ
Huynh Đệ thể hiện anh em, chị em gái, bạn bè, đồng nghiệp, cản trở, cạnh
tranh, phá tài, phá hao, gió mây, cửa ngõ, nhà vệ sinh, vách tường, tham của,
đánh bạc, cướp đoạt, tranh giành, cánh tay, chân, bàn chân, răng, dạ dày, vai,
bàng quang, ăn uống không vào, rối loạn tiêu hóa,...
4. Ý nghĩa của Thê Tài
Thê Tài thể hiện vợ, người yêu, phụ nữ, đối tượng yêu đương, bạn gái, nô
bộc, bảo mẫu, người giúp việc, nhân viên tùy tùng, người làm thuê, tài sản, tiền
vốn, kinh tế, giá cả, tiền tệ, dụng cụ, nhà kho, lương thực, bếp, phòng bếp, thực
vật, hàng hóa, quần áo cưới, bổng lộc, tiền lương, thu nhập, thù lao, chi phí, đạo
lý, vật bẩn thỉu, hàng vận chuyển, châu báu, đồ trang sức, đồ dùng hàng ngày, trời

17
nắng, lông tóc, ẩm thực, máu, hô hấp, nước mắt, phân và nước tiểu, mồ hôi, sữa,
nước mũi, nước bọt, eo, hậu môn,...
5. Ý nghĩa của Tử Tôn
Tử Tôn thể hiện con cái, con cháu, trẻ con, trẻ sơ sinh, thế hệ sau, đời sau,
cháu gái, cháu trai, cháu ngoại trai, lương tướng, tăng đạo, người xuất gia, tín đồ,
binh lính, công an, phúc thần, nguồn tiền, đường đi, hành lang, động vật, mặt trời,
mặt trăng, sao, thiên thể, trời nắng, uống rượu, vui vẻ, giải trí, không lo lắng, bác
sĩ, dinh dưỡng, dược phẩm, vú, ngũ quan, tiểu tiện, phù chú, thầy khí công, bà mo,
thầy cúng, thực quản, đường hô hấp, khí quản, mắt, tai, miệng, mũi, mạch máu, lỗ
chân lông, ruột, bộ phận sinh dục, tủy,...
II. QUAN HỆ SINH KHẮC CỦA LỤC THÂN
Bởi vì lục thân được suy ra từ quan hệ sinh khắc của ngũ hành, do đó giữa
chúng cũng tồn tại quan hệ sinh khắc giống như ngũ hành.
1. Tương sinh của lục thân
Tử Tôn sinh Thê Tài, Thê Tài sinh Quan Quỷ, Quan Quỷ sinh Phụ Mẫu, Phụ
Mẫu sinh Huynh Đệ, Huynh Đệ sinh Tử Tôn.
2. Tương khắc của lục thân
Tử Tôn khắc Quan Quỷ, Quan Quỷ khắc Huynh Đệ, Huynh Đệ khắc Thê Tài,
Thê Tài khắc Phụ Mẫu, Phụ Mẫu khắc Tử Tôn.
III. Ý NGHĨA CỦA LỤC THẦN
Trong dự đoán lục hào, mặc dù lục thần không thể chi phối cát hung của sự
vật, nhưng nó có thể được sử dụng để hỗ trợ dự đoán, đồng thời nó cũng là một
thành phần không thể thiếu trong mỗi quẻ.
Lục thần chủ yếu được sử dụng để phân loại, quy nạp sự vật, con người và
tính chất bệnh tật, đặc điểm, trình độ, nguyên nhân. Trong dự đoán, việc lựa chọn
ý nghĩa lục thần có thích hợp hay không liên quan đến chiều sâu và tính chính xác
của dự đoán, vì vậy nhất định phải thuộc lòng ý nghĩa của lục thần.
1. Ý nghĩa của Thanh Long
Thanh Long thể hiện xuất thân danh môn, cao quý, giàu có, hanh thông, tiền
tài, cát tường, may mắn, vui vẻ, mâm cỗ, tiệc rượu, ẩm thực, thăm viếng thân hữu,
nhân nghĩa, hiền từ, thanh cao, đoan trang, mỹ lệ, xinh đẹp, lộng lẫy, trang sức,
trang điểm, hòa thuận, nhẹ dạ, thông minh, có lễ độ, bên trái, sinh dục, háo sắc,
tình dục, đau nhức, ngứa ngáy,...
2. Ý nghĩa của Chu Tước
Chu Tước thể hiện ấn tín, văn thư, văn chương, công hàm, giấy khen, văn
kiện, ngôn từ, thông tin, tin tức, viễn thông, ca hát, văn tự, sách vở, lấy lời nói làm
nghề nghiệp, lải nhải, nói nhiều, thiện ngôn, cười mỉm, xảo biện, đổ lỗi, khẩu thiệt,
ăn nói, tranh cãi, tức giận, phẫn nộ, chửi rủa, quan phi, tố tụng, hỏa hoạn, vật dễ

18
cháy, nóng rực, đỏ vàng, nói càn nói bậy, ồn ào, tạp âm, rên rỉ, chứng viêm, phía
trước, học tập, giáo dục,...
3. Ý nghĩa của Câu Trần
Câu Trần thể hiện quan tụng, công an, nha môn, lao ngục, cơ quan chính phủ,
nhân viên công vụ, phòng làm việc, ruộng đồng, điền sản, kiến trúc, bất động sản,
cây nông nghiệp, nội thất, bận tâm, liên lụy, liên quan, trung thực, ngu đần, chậm
chạp, cứng nhắc, gượng gạo, không quen, không dễ tỏ thái độ, trung ương, trung
gian, sưng trướng, nhô ra, phù thũng, té ngã, ung thư,...
4. Ý nghĩa của Đằng Xà
Đằng Xà thể hiện tham lam, giả dối, thiếu tin tưởng, nói không giữ lời, nghi
kỵ, keo kiệt, dài dòng, khó chịu, khuyết thiếu, khó đối phó, kiện tụng, âm tà, tiểu
nhân ám toán, vấn đề gai góc, phiền phức, triền miên nan giải, giữ chặt không thả,
kinh dị, giật mình, bất ngờ, kinh khủng, phụ thuộc, tâm loạn, ít thấy, sợ hãi, không
nhiều, lồi lõm, dây thừng, nhỏ và dài, uốn cong, mặt bên,...
5. Ý nghĩa của Bạch Hổ
Bạch Hổ thể hiện quyết đoán, hung ác, dữ tợn, hào sảng, thù hận, hung tàn,
gay gắt, hình phạt hình sự, tính khí nóng nảy, vũ lực, uy quyền, đao thương,
đường đi, trắng trợn, không che dấu, bên phải, thương vong, tang sự, sắp sanh,
máu huyết, sinh dục, tai nạn đổ máu, đánh nhau, bị thương, gãy xương, tai nạn xe
cộ, thút thít, phẫu thuật, bệnh tật, y dược,...
6. Ý nghĩa của Huyền Vũ
Huyền Vũ thể hiện bí mật, ám muội, trộm cắp, làm bậy, điềm gở, lừa gạt, âm
mưu, xảo quyệt, dân cờ bạc, đầu cơ, gian trá, việc ngấm ngầm xấu xa, tên lừa
đảo, bịp bợm, thất thoát, bất tri bất giác, nhà vệ sinh, dơ bẩn, phía sau, màu đen,
tà khí, phong thấp, ẩm thấp, phiền muộn, dâm tà, dâm loạn, nội tâm, khó nói,
nhục nhã,...
IV. VAI TRÒ CỦA THẾ ỨNG
Hào Thế là trung tâm, là linh hồn của quẻ. Dự đoán vận khí, sức khỏe, tình
trạng của bản thân, thông thường là lấy hào Thế để triển khai phán đoán. Hào Thế
cũng là một tiêu điểm của dự đoán sự vật, thông thường lục thân trì Thế không
nên khắc Dụng thần, cũng không nên Tuần Không, Nguyệt phá.
Hào Ứng là người, nơi chốn hoặc sự kiện tương ứng với hào Thế. Ngoài ra,
hào Ứng cũng có thể là người không có quan hệ mật thiết, người đối lập, cộng sự,
đối tượng yêu đương, điểm đến du lịch,...
Tất cả các dự đoán đều phải xem ảnh hưởng của hào Thế đối với Dụng thần
như thế nào, điều đó phản ánh lập trường và tâm thái của người xem đối với sự
vật được dự đoán, đồng thời cũng biểu thị thông tin về giai đoạn phát triển của sự
vật. Để giúp cho mọi người dễ dàng nắm bắt được yếu điểm của dự đoán, nay xin
giới thiệu những ý nghĩa thường gặp của mỗi lục thân trì Thế như sau.

19
1. Tử Tôn trì Thế
Dự đoán buôn bán, xuất hành, phiền não, đi công tác, sự vật là cát; dự đoán
lên lớp, thi cử, quan chức, nữ đoán hôn nhân, bệnh tật của chồng thì không cát.
Cát là tượng không lo lắng, ít bệnh, ít tai họa, vui vẻ, hạnh phúc; không cát là
tượng phiền muộn, phờ phạc, tinh thần suy sụp.
2. Huynh Đệ trì Thế
Dự đoán việc mua nhà, giành giải thưởng, văn thư, thư tín là cát; dự đoán
buôn bán, tài vận, tai nạn, nam đoán hôn nhân thì không cát. Cát là tượng có
nghĩa khí, nhiều bạn bè; không cát là tượng phá tài, hao tiền, không có duyên
phận với phụ nữ.
3. Phụ Mẫu trì Thế
Dự đoán lên lớp, thi cử, thư tín, văn thư, khế ước là cát; dự đoán bệnh tật con
cái, sinh nở là không cát. Cát là tượng tin vui dồn dập, giành được giải thưởng, tiền
đến tìm ta; không cát là tượng vất vả, khó nhọc, tâm trạng phiền muộn.
4. Thê Tài trì Thế
Dự đoán buôn bán, tài vận, vật bị mất, nam đoán hôn nhân là cát; dự đoán
cha mẹ, trưởng bối, mua nhà, mua đất thì không cát. Cát là tượng tài vận hanh
thông, vật bị mất có thể tìm lại được; không cát là tượng hợp đồng không thành,
bạc phận với cha mẹ.
5. Quan Quỷ trì Thế
Dự đoán chức tước, thăng chức, thuyên chuyển công tác, thi lên lớp, nữ đoán
hôn nhân là cát; dự đoán bệnh tật, sự an nguy của anh em thì không cát. Cát là
tượng được quan, được danh, tiền đồ như gấm lụa; không cát là tượng bệnh tật
quấn lấy thân thể, vô cùng phiền não, tai nạn lâm thân.
Trên đây chỉ là những phán đoán sự vật một cách đơn giản từ góc độ lục thân
trì Thế. Dự đoán cấp độ cao thì phải xem ảnh hưởng của Nhật Nguyệt đối với hào
Thế như thế nào, động tĩnh sinh khắc của các hào khác đối với Dụng thần ra sao,
sau đó lại phải kết hợp hào vị, lục thần,... mới có thể đưa ra được những phán
đoán chi tiết và chính xác.

20

You might also like