You are on page 1of 14

CHỦ ĐỀ:GIẢI MÃ CÁC BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA LIÊN QUAN ĐẾN

MÔN THẦN Ở HỘI AN

1. Lí do chọn đề tài
Lí do thực tiễn
Môn thần là một trong những biểu tượng có sự giao thoa giữa hai nền văn
hóa Trung-Việt, môn thần trong tiềm thức của người Hoa là một vị thần giữ
cửa, bảo vệ sự bình an cho ngồi nhà cũng như chủ nhân của nó. Hội An thuộc
tỉnh Quảng Nam là một trong những nơi có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa
Trung-Việt và tập trung nhiều những kiến trúc về môn thần. Rốt cuộc môn thần
có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống tinh thần của người dân nơi đây, ẩn sâu
trong muôn hình vạn dạng của môn thần liệu rằng cha ông đã muốn nhắc nhở
điều gì, đồng thời khi khám phá những ý nghĩa sâu bên trong sẽ phần nào là tín
hiệu để bạn bè quốc tế nhận diện khi chúng ta đi ra thế giới bởi đó là dấu ấn
khẳng định văn hóa, hình thức sinh hoạt của một thời kỳ nhất định trong tiến
trình của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Lí do khoa học
Theo như tài liệu mà chúng em thu thập được, “Môn thần” bắt nguồn từ
Trung Quốc. Vì hiện nay đại bộ phận các “Môn thần” hiện hữu ở Hội An đều ở
những ngôi nhà cổ của người Trung Hoa qua đây sinh sống xây dựng nên.
Trong suốt quá trình học, với cương vị là sinh viên đang nghiên cứu về tiếng
trung, chúng em muốn khai thác và giải thích được môn thần là gì, môn thần
gồm những gì và ý nghĩa của những biểu tượng liên quan đến môn thần. Thông
qua những biểu tượng về môn thần đã sưu tầm ở Hội An, từ đó chúng em sẽ
tổng kết “Môn thần” ở Hội An sẽ lấy động vật nào, thực vật nào, sự vật
nào,v…..v…. làm cái biểu đạt và từ những động vật ấy, thực vật ấy, sự vật
ấy,v…..v…. sẽ rút ra những cái được biểu đạt về “Môn thần”.

Lí do nghiệp vụ
Hi vọng thông qua việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng em bồi dưỡng thêm
những tri thức mà chúng em chưa từng biết đồng thời từ những kiến thức đó
chúng em có thể hi vọng phục vụ cho ngành học nếu muốn tiếp tục học sâu hơn
và công việc sau này.

2. Nội dung chính


A. MẮT CỬA

“Mắt cửa” được cũng xuất phát từ người Trung Hoa. Hội An cổ kính,
mộc mạc, quyến rũ, và còn rất nguyên sơ làm say đắm biết bao du khách xa gần
cả trong nước lẫn quốc tế. Thật không khó để du khách đến với phố cổ Hội An
nhận ra những đôi mắt bằng gỗ gắn trên khung cửa của các ngôi nhà cổ với
nhiều hình dáng và cấu tạo khác nhau. Nó không chỉ ẩn chứa một giá trị văn hóa
chuyên biệt, mà còn ngầm thể hiện mong muốn của gia chủ.

1.Mắt cửa hình tròn bát quái

 Cái biểu đạt: sự vật


Bát quái được hiểu là 8 biểu tượng đặc trưng trong vũ trụ học, được hình
thành do sự tương tác và giao thoa không ngừng của hai thái cực âm – dương.
Nét liền tượng trưng cho bên dương và nét đứt cho bên âm.
Thái cực luôn ở trong trạng thái cân bằng. Trong âm có dương, trong dương
có âm. Khi dương giảm thì âm tăng và ngược lại. Sự chuyển hóa giữa âm và
dương là tất yếu để nhờ vậy mà mọi sự vật, hiện tượng luôn thay đổi, vận động.

 Cái được biểu đat: Từ sự kết hợp giữa âm với dương cho thấy gia chủ mong
muốn sự trường tồn.

2.Mắt cửa có hình quả Phật thủ với 8 cánh hoa cúc xung quanh

a. Qủa phật thủ


 Cái biểu đạt: thực vật
Được gọi là “Quả Phật thủ” bởi vì hình dáng trái giống như bàn tay phật
đang chắp ngón cầu.
Loại quả này còn đếm theo quy luật Thịnh - Suy - Bĩ - Thái theo thứ tự lặp
lại liên tục 4 từ này. Ngón cuối cùng nếu rơi vào chữ Thịnh hoặc chữ Thái thì sẽ
rất quý.
 Cái được biểu đạt:
Hình dáng trái giống như bàn tay phật đang chắp ngón cầu trông như bàn
tay Phật đang che chở và ban phước lành cho gia chủ và các thành viên khác
trong gia đình. Điều đó có ý nghĩa Đức Phật luôn ngự trị trong đời sống tâm
linh mỗi người với hình tượng cao quý mang lại phước lành, bình yên, an lạc.

b. Số 8
Viền bên ngoài của mắt cửa là 8 cánh hoa cúc. Vậy tại sao họ lại chọn số 8?
 Cái biểu đạt: con số
- Trong tiếng Trung Quốc, số 8 đọc là "bát", gần giống từ "phát"
- Hai số 8 đặt cạnh nhau nhìn gần giống như chữ song hỷ.
 Cái được biểu đạt:
- Số 8 đọc là "bát", gần giống từ "phát" - nghĩa là sự giàu có, tài lộc.
- Khi hai số 8 đứng cạnh nhau nhìn gần giống như từ song hỷ. Song hỷ
mang ý nghĩa thể hiện hai niềm vui lớn: Đại đăng khoa là đỗ thủ khoa làm quan
và tiểu đăng khoa là cưới vợ.

c. Hoa cúc
 Cái biểu đạt: thực vật

- Có nhiều cánh hoa nhỏ bên trong

- Hoa cúc có tên tiếng hán là 菊(jú)花(huā)

- Hoa cúc có màu vàng

 Cái được biểu đạt:


- Bởi có nhiều cánh hoa, không đếm xuể hết được và vì cách phát ẩm của
hoa cúc là “cửu” ( Jiu) cũng đồng âm với từ “cửu” với nghĩa vĩnh cửu. Do đó,
“cúc nguyệt” (cúc tháng chín- cũng đồng âm với chữ từ “cửu” với nghĩa vĩnh
cửu) có biểu tượng là lời chúc cho sự trường thọ, an khang, nhiều may
mắn.mang ý nghĩa của sự trường tồn, bền vững.
- Giàu có là vì Hoa cúc với màu vàng rực rỡ- giống màu của vàng , và trong
ngũ hành cúc thuộc hành thổ- đất, đồng thời Chữ cúc và chữ lưu 拘(giữ lại) đều
có cách phát âm giống nhau là /jú/. Điều đó mang ý nghĩa tiền bạc, đất đai được
giữ lại, biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, vương giả.

=> Từ a,b,c: chúng ta có thể kết luận Mắt cửa được tạo nên từ sự kết hợp của
quả phật thủ và 8 cánh hoa cúc mang ý nghĩa “phúc thọ song hỷ”.

3. Mắt cửa hình chữ THỌ

Chữ Thọ 寿 được hình thành từ 5 bộ thủ:


 Cái biểu đạt: sự vật
● Bộ Sĩ ( 士 ): Nghĩa đen là học trò, nghĩa bóng là tư duy, sự hiểu biết.
Nghĩa là muốn sống lâu thì não bộ phải luôn hoạt động, tìm tòi cái mới và giữ
thần trí minh mẫn.
● Bộ Nhị (二): Nghĩa đen là hai, nghĩa rộng hơn là mối quan hệ người thân,
bạn bè, láng giềng… Sống lâu và vui vẻ không chỉ sống 1 mình mà cần sống
với gia đình, anh em, cộng đồng,...
● Bộ Công (工): Là Vận động, làm việc mang hàm ý cần vận động và hăng
say làm việc trí óc sẽ sống lâu và khỏe mạnh. Sống thọ là sống khỏe không phải
là sống lâu nhưng ốm yếu, bệnh tật.
● Bộ Khẩu (口): Nghĩa thường là miệng hay lời nói. Bộ khẩu chỉ cho người
tốt sẽ luôn nói lời hay ý đẹp, nhờ đó nhận được sự yêu quý của mọi người để
sống vui và thọ.
● Bộ Thốn (寸): Nghĩa cơ bản là tấc, sự đo lường. Ý nghĩa rộng hơn là tiêu
chuẩn, mực thước. Mục đích bộ Thốn xuất hiện cuối cùng là chuẩn mực được
quy tụ bởi ý nghĩa của 4 bộ trên cho biết mức độ phù hợp mỗi con người có chứ
không theo đại trà.
 Cái được biểu đạt: Người ta sử dụng mắt cửa chữ thọ với mong muốn bản
thân và gia đình mình được sức khỏe, an vui và trường thọ

Giống:
● Được tạo ra theo nguyện vọng riêng của gia chủ.
● Cái được biểu đạt đa phần là: “phúc, lộc, thọ”.
Khác:
● Tùy vào nguyện vọng của từng gia chủ mà họ chọn những cái biểu đạt
khác nhau, ví dụ: quả phật thủ, cánh hoa cúc, số lượng cánh hoa, hình
dáng, cách thức của mắt cửa,...

→ Cũng từ những điểm giống và khác đó, giúp cho các mẫu mắt cửa cũng đa
dạng hơn. Qua mắt cửa không chỉ thấy được mong ước của gia chủ mà còn giúp
du khách hiểu rõ hơn về gia cảnh của gia chủ,... Triết lý "vạn vật hữu linh" luôn
tồn tại song hành với đời sống văn hoá tâm linh của người Hội An, nó gìn giữ,
lưu truyền và tạo ra "cái hồn" riêng của từng mái nhà phố Hội.

B. HỔ PHÙ

Theo quan điểm xưa Hổ Phù cũng là một trong những môn thần, thường
trang trí nó trên cánh cửa, dùng để trừ tà, bảo vệ chủ nhân. Hình dáng hổ phù tại
Hội An mà chúng em đi khảo sát xuất hiện mặt con sư tử và quanh miệng chúng
ngậm một vòng đồng. Vậy ý nghĩa thực sự của những biểu tượng đó là gì? Sau
đây em xin giới thiệu về những biểu tượng có trên mặt Hổ phù.

1.Hổ phù mặt sư tử, ngậm vòng đồng

Hổ phù mặt sư tử . Vì sao lại thiết kế là con sư tử. Có nhiều dị bản nhưng
nổi tiếng hơn cả là câu chuyện năm 1662, Tướng quân Trịnh Thành Công sau
khi đánh bại quân Hà Lan ra khỏi Đài Loan, đội quân của ông trở về, đóng tại
trấn An Bình. Nghe nói trên đội quân của ông khi đi trận về có những tấm khiên
hình mặt sư tử. Khi các binh sĩ trở về nhà, họ liền đem những tấm khiên này
treo trên cửa, lại đem thanh kiếm treo lên khiên chặn ngay miệng sư tử, khiến
hình sư tử càng thêm oai nghiêm dũng mãnh. Bọn trộm cắp nhìn thấy là biết
ngay đây là nơi ở của quan binh, không dám vào cửa trộm cắp. Người dân nhìn
thấy hình vẽ “sư tử ngậm kiếm” khí thế uy mãnh, có thể dọa sợ bọn trộm cắp,
bèn đều phỏng theo mà làm.
Vì thế Hình ảnh này trở thành biểu tượng của trừ tà, cầu phúc, cát tường
bình an, bảo vệ chủ nhân căn nhà

2) Hổ phù ngậm vòng đồng

Trên mặt hổ phù, con sư tử ngậm vòng đồng. Vì vòng đồng có tác dụng là
để gõ cửa. Dân gian ta quan niệm rằng trước khi vào nhà phải gõ cửa 3 cái để
thông báo cho những ma quỷ bên trong căn nhà biết được, sau đó mở cửa và
đứng sang một bên để tiễn âm khí ra ngoài thì căn phòng sẽ chỉ còn vượng khí.

→ Vì thế hổ phù ngậm vòng đồng là mong cầu trừ tà, xua đuổi tà ma, chống lại
ám khí, bảo vệ chủ nhân căn nhà.

Tiểu kết:

Hổ phù mặt hình sư tử:


Cái biểu đạt: động vật, xuất phát điển tích, truyền thuyết trong dân gian.
Cái được biểu đạt: Xuất phát điển tích, truyền thuyết trong dân gian để người
dân lấy đó làm niềm tin, hi vọng về điều họ mong muốn. Biểu tượng trên biểu
trưng cho cho mong muốn trừ tà, cầu phúc, cát tường bình an, bảo vệ chủ nhân
căn nhà.

Vòng đồng:

Cái biểu đạt: sự vật ,công dụng để gõ cửa, cho người dân thuận tiện đóng mở
cửa dễ dàng,

Cái được biểu đạt: có liên quan chặt chẽ đến tiềm thức tâm linh của người Việt.
hi vọng xua tà tà khí, bảo vệ chủ nhân căn nhà

C. CON NGHÊ
Tại Hội An, trước cổng của những hội quán, hai bên cửa, mỗi bên sẽ đặt
mỗi bức tượng về các con vật như sư tử, kỳ lân, nghê, rùa chở hac,v...v..Và
người ta gọi chung đó là 抱鼓石, cũng được xem văn hóa Môn Thần của người
Hội An. Tuy các bức tượng 抱鼓石 có nhiều hình vạn trạng, nhưng ấn tượng
với em hơn cả chính là tượng đá hình con nghê. Vì theo như em tìm hiểu con
nghê chính là linh vật thuần Việt hình thành trong văn hóa truyền thống của
người Việt Nam.

Hình dáng của con Nghê là thành tố văn hóa mà người Việt đã học hỏi,
thêm bớt từ văn hóa Trung Hoa để biến thành sản phẩm văn hóa của riêng mình.

Con nghê đa phần có hình dáng giống chó, với người Việt chó chính là con
vật gần gũi, thân thương, có chức năng canh nhà canh cửa. Nhưng Biểu tượng
con chó trong nghệ thuật dân gian người Việt vốn giản dị và có phần thấp kém,
không thể sánh ngang các linh vật như Kỳ Lân, sư tử,v…v… được, nên rất có
thể các nghệ nhân dân gian xưa đã thêm vào nhiều đặc tính mới từ con kỳ lân để
“sang hóa” linh thú canh cửa của mình.Vì thế nghê và Lân thường hay bị nhầm
với nhau. Tuy nhiên con nghê sẽ không có sừng, dáng thanh, mình thon nhỏ,
đuôi dài vắt ngược lên lưng, móng của nghê là móng vuốt còn kỳ lân là móng
guốc (như móng ngựa).

Tên vì sao là tên Nghê:

Trong những đứa con của rồng, có một con vật tên là “toan nghê” ( 狻猊),
là linh thú có nhiều đặc tính giống con nghê nhất như thân thú, có bờm. Vì thế
có thể chữ “nghê” (猊) chính là xuất phát ở chữ “toan nghê” (狻猊). “Bản thân
chữ nghê trong tiếng Hán gồm bộ cẩu (chó) và chữ nhi (trẻ con) hợp thành”.
Chính những dữ kiện trên, em cho rằng những nét tính cách và đặc trưng
của con Nghê sẽ giống chó hơn cả.

Vị trí: Ở Hội an, hai bên cửa, mỗi bên sẽ có một con nghê, theo quy luật
“nam tả nữ hữu”con nghê bên trái là con đực, chân giữ ngọc, miệng ngậm ngọc,
con nghê bên phải là con cái, chân giữ con non.

Dân gian ta có câu: “Phượng múa, nghê chầu”. Theo Từ điển tiếng Việt,
“chầu” là động từ có nghĩa “hầu trong cung đình để chờ nghe lệnh vua, chúa”;
ngoài ra còn có các từ liên quan như “chầu chực” là “ Ở bên cạnh để chờ đợi sự
sai khiến, Những con nghê ngồi chầu với nhau không có vẻ quyền uy, dọa nạt,
mà thân thiện, gần gũi, chính chực đúng như chức năng trông nhà và hầu chủ
của con chó.

Vì thế người Việt chuộng đặt pho tượng Nghê ở trước cổng nhà là để xua
đuổi ma quỷ và canh giữ cho chủ nhà.

Tiểu kết:

Cái biểu đạt: động vật-Nghê là một linh vật thuần việt, có hình dáng và đặc
tính giống chó.

Cái được biểu đạt: Canh nhà, hầu chủ, bảo vệ sự bình an của ngôi nhà

D. THẦN ĐỒ UẤT LŨY

Điều chúng em tìm hiểu là môn thần như hình ở Hội An , người dân thờ là thần
Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức tại các di tích của người Minh Hương di cư
sang để lại. Hai vị thần này được vẽ trên hai cánh cửa ra vào hội quán Triều
Châu và hội quán Quảng Triệu . Hai vị thần này được ghi chép trong sử sách chi
tiết nhất vào thời nhà Thanh , Minh; lúc người Minh Hương di cư sang cũng
mang theo nét văn hóa này. Nhưng nhờ vào hình tượng thần Thần Thúc Bảo và
Uất Trì Kính Đức, lại giúp biểu đạt cho cội nguồn ban đầu vẫn là Thần Đồ và
Uất Lũy, hình ảnh hai vị thần được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong
nhân gian.
Và sang mỗi thế hệ lại biến tấu thêm một giai thoại, nhân vật lại được điểm
thêm những nét mới , làm cho hình ảnh ban đầu bị lu mờ, nhưng vẫn tồn tại chứ
không mất Ii .

Vì bản chất của môn học Hán Văn Việt Nam là tìm hiểu những điều liên quan
đến cội nguồn của Văn hóa Việt Nam và là cội nguồn của dân tộc Việt Nam, mà
liên quan đến nhất là Thần Đồ và Uất Lũy, nên chúng ta sẽ đi giải mã hai vị
thần này dựa trên hình tượng hai vị thần ở Hội An.

1. Thần Trà Uất Lũy là gì ?

Đây chính là hai vị thần được dân gian tôn sùng làm môn thần, bảo vệ bình an
cho gia chủ và xuy đuổi yêu ma, quỷ quái . Trong điển tích nhân gian kể lại
rằng : vào thời xa xưa , trên núi Độ Sóc ở biển Đông, có một cây Đào cổ thụ
thần kỳ, ở trên cây có hai vị thần tên gọi Thần Trà và Uất Lũy cư ngụ, hai vị
thần chuyên cai quản lũ quỷ dữ, con quỷ nào quậy phá quá nhân gian thì bị hai
vị thần dùng thừng bện bằng cây sậy bắt trói đem cho hổ ăn. Hai vị thần này bảo
vệ sự an toàn cho dân chúng , nhưng đến ngày cuối năm, sẽ có hai ngày hai vị
thần phải bay về trời để gặp ngọc hoàng đại đế, cuộc sống dân chúng bị đe dọa
bởi quỷ dữ . Để đối phó lũ quỷ ma , nhân dân trong những ngày Tết đã họa hình
hai ông để dán lên cửa, về sau là chỉ còn viết chữ “THẦN TRÀ UẤT LŨY’ để
xua đuổi tà ma. Kể từ đó, tục vẽ thần Trà Uất Lũy lên cửa được lan truyền trong
nhân gian .

Lũ quỷ ma không chỉ sợ hai vị thần này mà cây đào nơi ông trú ngụ , nhìn thấy
cành đào thôi cũng đã sợ chết khiếp, nên bên cạnh đó dân làng đã bẻ cành đào
về cắm trước nhà để trừ ma quỷ. Việc làm đó đã được truyền từ đời này sang
đời khác, nó trở thành một nét đẹp sinh hoạt văn hóa truyền thống trong ngày
tết.

2. Phân tích và giải mã biểu tượng :

a. Thần Đồ 荼神 :
- Nằm ở lá cửa bên trái, khuôn mặt
đen , tư thế uy nghiêm, tay cầm cây
kích vàng hoặc cây đao;

- Nằm bên phải có khuôn mặt đỏ hoặc


b. trắng, vẻ mặt thiện và ôn hòa hơn thần
bên thần Đồ , tay cầm cây thanh Quy,
bàn tay vuốt ve con hổ trắng mắt vàng
khổng lồ đang ngồi bên cạnh.
( Nhưng biểu tượng ở Hội An lại
không có Hổ , vì con Hổ đã được quy
vào Hổ Phù)

Thần Uất Lũy 郁垒

c. Ý nghĩa :

- Vị trí :
+ Thường vị mặt đen sẽ đứng ở bên trái, khuôn mặt dữ dằn hơn vị bên
phải, như muốn nói tới sự khuyến thiện trừng ác: thiện với người thiện,
ác với kẻ ác.
+ Hai vị cũng luôn ở tư thế đối diện, trông sang nhau, nhằm tập trung ánh
nhìn vào người đang đi tới và đi vào giữa cổng, đảm bảo người này luôn
được theo dõi.
+ Nếu ai mà đặt sai hướng, để họ quay mặt đi nơi khác, thì có nghĩa là mỗi
vị chỉ nhìn được về một bên ở phía mình, làm khu vực trung tâm bị sao
nhãng, dễ thâm nhập, mất an ninh. Những nhà đặt sai hướng tượng thần
được tin sẽ hao tài, tốn của, kẻ ra kẻ vào mặc nhiên không ai canh giữ.

- Trang phục :

+ (1)Áo giáp, trên vạt áo và giày có hình vảy cá chép hoặc vảy rồng , dựa
vào điển tích cá chép hóa rồng . Đây chính là biểu tượng của rồng từ nền
văn minh lúa nước ta có thể thấy, người dân Bách Việt rất tôn sùng Rồng,
xem như là vị thần hô mưa gọi gió => mong cầu mưa thuận gió hòa ; cá
Chép tượng trưng cho sự vượt qua khó khăn và mong một năm mới bình
an thuận lợi

+ (2)Dải lụa màu vàng và hoặc đỏ đó là biểu tượng của các vị thần, đấng
thần linh từ trời cao bay về giúp đỡ nhân dân.

+ (3)Ở giữa mỗi bộ trang phục thần Đồ có hình mặt trời , Thần Uất Lũy
có hình mặt trăng => ban ngày và ban đêm; âm và dương luôn hòa hợp,
tồn tại song song với nhau.

+ (4) Hổ phù – nằm ở vị trí thắt lưng , theo điển tích chính là con hổ đi
theo thần 郁垒

+ (5) Cây đao


Đầu cây 神荼 có hình dạng như ”笏“ cái Hốt
( loại thẻ bằng ngà, ngọc hoặc bằng tre để quan lại
神荼(1) lên chầu vua ; dùng để ghi việc thời xưa) và nó
cũng liên quan đến “圭" - Ngọc Khuê làm bằng
ngọc dùng làm công cụ tế lễ để cúng mặt trời của
vua chúa thời xưa ) . Phía trên có hình tròn tượng
trưng cho Trời - Dưới hình vuông tượng trưng cho
Đất => Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, ban
Phần phía trên đầu là công cụ nông nghiệp.

郁垒(2)
Có hình dáng giống như vũ khí của thần sấm,
Mà ma qủy sợ nhất là thần Sấm

• Phần phía trên là : =>(1) thể hiện quyền lực, là vật dùng để cúng
tế, thần linh ngày xưa ; (2) là vật dùng để xua đuổi tà ma, bảo vệ sự bình
an . (3) Công cụ để cầu mưa

• Phần phía dưới có mặt trăng và mặt trời => trời đất

• Phần ở giữa : Cán tượng trưng cho mối liên hệ giữa vị thế của các
vị thần đến trời đất , tức ý nghĩa là sự thế gian do các thần cai trị , tất cả
đều nằm dưới tay các thần , và vũ trụ chính là sức mạnh của thần để thần
bảo vệ nhân gian.

• Các loại đao này đều có gốc gác xuất phát từ các công cụ nông
nghiệp ,từ thuở xưa ,từ nền văn minh lúa nước của người dân Bách Việt ,
trong quân sự dùng để chiến đấu; trong tín ngưỡng là sử dụng cây dùng
để tế thần, xua đuổi ma quỷ ;

+ (6) Trái đào : tượng trưng cho sự trường thọ sung túc, mang cát khí
mạnh mẽ cho ngôi nhà.

+ (7) Ba lá cờ trên lưng của Tần Thúc Bảo, là số lẻ tượng trưng cho
Dương ; Bốn lá cờ tượng trên lưng của Uất Trì Kính Đức, là số chẵn
tượng trưng cho âm => Âm và dương luôn tồn tại song hành, trong âm có
dương, trong dương có âm , vũ trụ trường tồn bất di bất dịch.
+(8) Cung : cùng với đao giáo, đây là loại vũ khí có từ thời nguyên thủy,
phục vụ cho mục đích săn bắt, cũng bắt nguồn từ công cụ nông nghiệp

3, Tiểu kết :

 Cái biểu đạt: nhân vật truyền thuyết

 Cái được biểu đạt: hi vọng Xua đuổi tà ma,bảo vệ người dân và mong cầu
năm mới bình an và thuận lợi.

- Giống : các vị thần tượng trung cho sức mạnh trấn áp tà ma, bảo vệ cho gia
chủ , đem đến sự bình an cho người dân, bên cạnh đó còn còn mang đến tài
lộc, sự ấm no trường thọ cho nhân dân.
- Khác : tùy vào từng nền văn hóa Thần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức ta thấy
mang đặc trưng của văn hóa người Hoa , nhờ vào những đặc trưng của hai vị
thần này ta có cơ sở tìm hiểu sâu hơn về Thần Đồ và Uất Lũy , cho thấy rằng
điển tích về hai vị thần này có gốc gác từ văn hóa Việt Nam. Thần Đồ Uất Lũy
được thể hiện dưới những hình thức khác nhau vẽ tranh, tạc tượng hoặc câu
đối, và thay đổi qua từng thời

=> Các vị thần là tượng trưng cho sợi dây thể hiện cho mối liên hệ giữa vũ trụ
với con người, đại diện cho cái thiện chiến thắng cái ác, đại diện cho sự bình
yên và ấm no. Ngoài ra, còn là sợi dây liên kết để chúng ta tìm về cội nguồn của
vũ trụ , của nền văn minh lúa nước , và tín ngưỡng tôn sùng trời đất của dân tộc
ta . Nhất là văn hóa thờ thần và chưng cây đào ngày tết của người dân Việt .

TỔNG KẾT :

Giá trị thực tiễn

Qua việc tìm hiểu môn thần , chúng ta không chỉ thấy được mắt cửa - nét
đẹp về kiến trúc độc đáo của Hội An, mà còn thấy được nét đẹp về văn hóa và
tâm linh cao cả . Đó là vai trò của các vị thần đối với cuộc sống của người dân
Việt Nam nói chung và người dân Hội An nói riêng không chỉ là bảo vệ bình an,
mong cầu may mắn , xua đuổi tà ma, sự mong cầu về ấm nó và hạnh phúc.

Giá trị khoa học


Bên cạnh đó là mối liên hệ của các sự vật , hiện tượng trong môn thần ở Hội
An, ta nhận ra rằng có mối liên quan mật thiết đối với quy luật âm dương Vũ
Trụ , nền Văn Minh Lúa nước , Chế độ mẫu hệ mà đây chính là nét văn hóa bắt
nguồn từ cư dân Bách Việt , tổ tiên của người Việt Nam chúng ta bây giờ. Trải
qua bao thế hệ những nét đẹp văn hóa này vẫn được lưu truyền , không bị đồng
hóa hay biến mất mà nó len lõi và kết hợp với các nền văn hóa khác nhau để tạo
nên một nét văn hóa mới , nhưng vẫn nguyên những giá trị cũ .

Người dân Việt chúng ta luôn yêu văn hóa, luôn biết cách giữ gìn, bảo tồn
và phát huy những giá trị của văn hóa.

You might also like