You are on page 1of 6

TRANH CHÚC TỤNG

Đây là mảng tranh thường gặp trong tranh dân gian.


Nội dung: của tranh nói lên những mơ ước, khát vọng hạnh phúc của mọi tầng lớp trong xã
hội, cũng thể hiện một quan niệm, một tục lệ của người Việt.
Mỗi năm, khi tết sắp đến, mọi người điều sửa sang nhà cửa, trang trí nhà bằng các bức tranh
có màu sắc tươi tắn, bố cục cô đọng với hi vọng bỏ qua tất cả những điều không may nắm ở năm
cũ và đón năm mới tốt lành. Mỗi lẫn Tết đến, mọi người đã thấy mình đã vượt qua được một
chặn đường gian nam và cái đích của sự sung sướng, hạnh phúc đã đén gần hơn. Những bức
tranh mang lại cho con người niềm hi vọng đó. Vì vậy những bức tranh loại này còn có thể gọi là
tranh Tết với nội dung chúc tụng, mơ ước.
Ở thể loại này, các nghệ nhân thường dùng phương pháp tượng trưng, mượn các hình ảnh
thực để biểu hiện các ý tường. Như các câu đối Tết, từ tranh chữ Phúc – Lộc – Thọ - Tâm –
Nhẫn – Đức… đến các bức tranh mạng nội dung nhất định như Đại cát - Nghinh xuân – Vinh
hoa – Phú quý; Gà đàn, Lợn đàn, gà thủ hung (tranh Đông Hồ), Thất đồng, Tử tôn vạn đại, Tam
đà (tranh Hang Trống)
Chất liệu
Tranh Đông Hồ được in và khắc trên giấy dó. Giấy dó để in tranh dân gian Đông Hồ là tên
gọi xuất phát từ nguồn gốc làm giấy dó từ vỏ sò điệp, có màu sắc lấp lánh và đường gân rất đẹp.
Màu của tranh Đông Hồ là màu truyền thống làm bằng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên và
được gọi là “thuốc cái”. Màu trắng là màu đặc trưng nhất của tranh Đông Hồ được làm từ vỏ
điệp, sắc trắng có ánh lấp lánh rất quý. Màu vàng từ hoa hoè hay hạt dành dành, màu đỏ vang từ
gỗ cây vang, đỏ son từ đất son, xanh lá cây là gỉ đồng, xanh chàm từ lá chàm và đen là than rơm
nếp.
 Lợn đàn/ đàn lợn âm dương – Tranh dân gian đông hồ (38,9 x 27,8 cm)
Đặc điểm tạo hình:
 Hình tượng Lợn béo tròn đứng dáng trông nghiêng để nhìn thấy toàn thân chú lợn béo tốt.
 Mặt Lợn to, tai lớn, mắt có vành mi.
 Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và
động.
 Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu
nghiến thức ăn.
 Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế.
 Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét ngấn ở
phần đầu lợn với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào
nét cong lượn của bụng Lợn. Xem rõ ở các chú lợn con.
 Riêng đuôi Lợn ở bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn
độc đuôi xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song
điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt
hình lá đề, và đều quay ra phía trước.
 Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm – Dương. Hai xoáy âm – dương này nằm phía
trên ngang mình Lợn, vị trí (gần vai và mông) giúp hài hòa, cân bằng của đường nét. Lại
mang ý nghĩa của thuyết âm dương hòa hợp để có thể phát triển.
 Điểm thú vị ở bức tranh là dáng lợn trông nghiêng nhưng phần: Lông đuôi và mũi Lợn, kể
cả tai Lợn đều theo hướng trông thẳng. Điểm này tạo cho bức tranh sự chuyển động vô
cùng sinh động.
 5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú một dáng vẻ: Chú thì
muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các chú khác đang hướng vào mầm lá
khoai để ăn.
Hiệu quả thẩm mỹ
Những bức tranh lợn đàn vừa như tả thực chú lợn mẹ với một đàn con quây quần sung túc,
nhưng người ta cũng có thể nhìn thấy ở đó những nét khái quát đầy chất tạo hình. Chúng ẩn hiện
đâu đó âm hưởng của điêu khắc đình làng với những nét chắc khỏe, vững chãi vừa như thô mộc,
nhưng lại rất tinh tế. Những đường cong của lưng, của bụng rồi điểm nhấn của chân, của móng
và đặc biệt là đôi tai lợn đã bộc lộ một tư duy tạo hình khác. Nếu thoạt nhìn các con lợn này,
người ta chỉ thấy chúng như được tạo hình theo lối không gian hai chiều trên mặt phẳng. Nhưng
nếu quan sát thật kỹ thì đôi tai và cái móng lợn lấp ló phía sau đầu, sau bụng đã tạo ra chiều thứ
3 rất thân thuộc mà cũng rất khái quát.

Đàn lợn âm dương trong tranh Đông Hồ.


Con lợn mẹ và 5 con lợn con béo tốt, quây quần làm nên cái triết lý, ước vọng của người Việt
về Tết sum vầy, ấm cúng. Không chỉ vậy, các chú lợn này đều mang trên mình biểu tượng về
triết lý âm dương qua hình những khoáy tròn trên lưng và mông. Và không chỉ tranh lợn đàn, các
tranh lợn khác như lợn độc, lợn ăn lá ráy vẽ những con lợn nái (lợn cái) hay lợn giống (con lợn
đực), thì trên mình vẫn mang những vòng tròn thái cực đồ. Phải chăng các con vật này còn phản
ánh một tập tục lâu đời của người Việt (nuôi lợn làm vật tế Thần). Tập tục nuôi lợn làm vật tế Thần trong
các dịp lễ Tết. Lợn được nuôi được gọi là “Ông Lợn”, được chăm sóc tắm rửa mỗi ngày. Thức ăn của “ông” phải đựng
trong chậu sạch sẽ, chỗ ở phải thoáng mát, rộng rãi. Vào ngày lễ Tết người ta sẽ vẽ hình tròn âm dương lên mình “Ông” để
Tế Thần. Vòng tròn âm dương đó không chỉ là dấu hiệu thần thánh hóa “Ông Lợn” mà còn là dấu hiệu trừ tà. Ấy nhưng đó
chỉ là tập tục

Những con lợn trên tranh dân gian lại có đến những hai khoáy âm dương. Phải chăng hai
khoáy tròn này chính là biểu tượng cho Lưỡng nghi sinh tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát
quái là 64 quẻ trong kinh dịch cũng là sự phản ánh cuộc sống xoay chuyển không ngừng. Đấy
chính là ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở, đông đàn dài lũ. Vào những dịp lễ Tết cũng là thời
điểm âm dương giao đãi chuyển hóa, nên hình tượng kết hợp với vạn vật hóa sinh, nên bức tranh
lợn dán trên vách cũng góp phần vào biểu tượng hóa sinh đó để nói lên triết lý về sự sinh trưởng
vô biên – ước vọng của người Việt.

 Đại cát – tranh dân gian đông hồ (40 x 28 cm)


Đặc điểm tạo hình
Tranh bố cục thành hai mảng gần vuông
Mảng trên là chữ Đại cát (có nghĩa là nhiều điền
tốt lành) ở chính giữa nổi bật trên nền sáng, hai bên
được trang trí bằng hình hoa cúc cách điệu.
Phía dưới các nghệ nhân vẽ hình tượng gà trống
oai hùng. Chú gà trống măng tơ trong tranh gà đại
cát được miêu tả vừa chạy, vừa kêu cục tác, trông
no nê, tràn đầy sức sống. Đuôi chú tủa ra như đám
cỏ hoa trước gió; cánh chú xòe nhẹ với hàng lông
đẹp tựa lưỡi kiếm; đầu ức của chú một màu vàng
mỡ màng dễ ưa.
Hiệu quả thẩm mỹ
Chỉ một mình gà thôi nhưng không vắng lặng
chút nào. Dáng chạy nhanh nhanh ấy, cách diễn tả
lông đuôi lông cánh ấy lại thêm cái màu vàng rực
ấy… tất cả đã tạo ra một sức xao xuyến ngập tràn,
một biểu tượng cho sự thịnh vượng của đất nước,
của con người. Ở đây hình tượng gà chống được thể hiện tượng trưng cho nhiều điều tốt lành
đón xuân tới. Hình ảnh chú gà trống oai vệ, hùng dũng biểu tượng cho sự thịnh vượng, cho 5 đức
tính tốt của người quân tử: tính văn (mào đỏ tựa như mũ cánh chuồn), tính vũ (cựa gà), tính dũng
(không sợ địch thủ), tính nhân (kiếm ăn theo đàn, cùng với đồng loại), tính tín (gáy báo giờ
chính xác).
Bên cạnh đó, “đại kê” trong tiếng Hán có âm gần giống với “Đại Cát”, nên kể cả những
người dân không biết chữ, cũng hiểu được
Theo sách “Văn âm Quảng kí” thì tháng giêng là tháng của con gà, và ngày mồng một đầu
tháng là ngày của gà. Hơn nữa gà được dân gian quan niệm vừa cấm quỷ, vừa cầu may. Tiếng gà
gáy báo cho mọi người các canh khắc không sai đêm nào, xua tan đi bóng tối, đón ánh sáng bình
minh…. Đó là lí do trong tranh dân gian ta hay bắt gặp hình tường gà trống. Màu vàng, nâu,
xanh được sắp xếp, hài hòa và rải đều trên tranh. Bố cục tranh rõ ràng, cô động và chặc chẽ.
ý nghĩa của bức tranh gà đại cát, mang tới lời chúc tốt lành, may mắn, đại cát đại lợi trong
năm mới.
Vinh Hoa- Phú Quý – Tranh dân gian đông hồ (35x45cm)

ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH:


TRANH VINH HOA (hình bé trai ôm gà trống)
 Con gà Trống lớn trong tiếng Hán đọc là “Đại Kê” đồng âm với “Đại Cát”. Tức: Gặp
được những niềm vui to lớn, những may mắn, tốt lành. Ngụ ý mang lời chúc đại cát, đại
lợi đến với gia đình.

 Ngoài ra, Gà Trống còn là biểu tượng cho lòng dũng cảm và năm đức tính đáng qúy của
con người: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.

 Cậu bé trai bụ bẫm ôm gà trống phía sau có chậu cúc nở hoa: Biểu hiện nguyện ước sinh
sôi, mong muốn sinh được cậu bé trai khỏe mạnh. Sau này lớn lên sẽ thành người thành
đạt vinh hiển. Và người có đầy đủ 5 đức tính đáng quý của như chú gà trống dũng mảnh.

TRANH PHÚ QUÝ (bé gái ôm con vịt, với bông hoa sen (liên áp).
 Bức tranh bé gái ôm vịt với khuôn mặt tròn trĩnh, đáng yêu, nét mặt rạng rỡ tươi vui, khỏe
khoắn. Thể hiện ước mong sinh được một bé gái dịu hiền, duyên dáng, thông minh, nhanh
nhẹn.

 Con Vịt biểu tượng cho sự sung túc ấm no.

 Bông Sen phía sau tượng trưng cho sự trong trắng, thanh khiết, tinh khôi của bé gái.
Nhưng phẩm chất đáng quý, thanh tao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

=>> Bố cục của hai bức tranh này rất đơn giản, tập trung miêu tả các nhân vật, động vật
và hoa, màu sắc vui tươi, các mảng màu mạnh mẽ, mang tính trang trí đầy gợi cảm.
Đường nét to khỏe uyển chuyển, khuôn mặt em bé sinh động rạng rỡ, xinh xắn thật đáng
yêu, con gà và con vịt tuy nằm phủ phục nhưng vẫn ngẩng cao đầu biểu hiện niềm khao
khát vươn lên trong cuộc sống.

HIỆU QUẢ THẨM MỸ


Tranh đông hồ Vinh hoa- Phú quý không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp mà còn mang
trong mình những ý nghĩa sâu sắc về gia đình và tình yêu thương. Với hiệu quả thẩm mỹ tuyệt
vời, những bức tranh này không chỉ trang trí cho không gian sống của bạn mà còn mang lại cảm
giác hài lòng và hạnh phúc.
Bố mẹ có thể lựa chọn những bức tranh đông hồ Vinh hoa- Phú quý để trang trí phòng ngủ của
con cái. Nhìn vào những họa tiết phong cảnh hoặc gia đình hạnh phúc được tái hiện trong tranh,
con cái sẽ tự tin và yêu thương gia đình của mình.
Không chỉ làm cho căn phòng trở nên sinh động và ấm cúng, tranh đông hồ Vinh hoa- Phú quý
còn gợi lên trong chúng ta những suy nghĩ tích cực về cuộc sống và giá trị của gia đình. Chính vì
vậy, việc lựa chọn các bức tranh này là một sự đầu tư thông minh để mang lại niềm vui và sự
thịnh vượng, sung túc cho gia đình.
Ý NGHĨA NỘI DUNG
Bức tranh này mang ý nghĩa chúc mừng và hạnh phúc gia đình. Gia đình nào cũng mong muốn
có một cuộc sống sung túc, thịnh vượng. Con gà trống trong tranh Vinh hoa tượng trưng cho hy
vọng gia đình sẽ sinh được một cậu con trai xinh đẹp, bụ bẫm, khi lớn lên sẽ mang lại vinh
quang cho cha mẹ và gia đình. Để đại diện cho "Vinh hoa", các nghệ sĩ đã vẽ một cậu bé ôm một
con gà trống và một bông hoa cúc. Đi cùng Vinh hoa là Phú quý. Để đổi lại với bé trai ôm gà
trống, Phú Quý là cô gái ôm con vịt, bên cạnh bông sen tượng trưng cho sự dịu dàng, ngây thơ,
trong trắng và cao quý. Vinh hoa – Phú quý là điều tượng trưng cao xa, gần gũi hơn là trong nhà
có những bé trai, bé gái bụ bẫm kháu khỉnh, những chú gà vịt xinh đẹp, hoa sen, hoa cúc đẹp đẽ.

Nguồn tài liệu:


 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Phạm Thị Chỉnh (2009), Nxb ĐH Sư Phạm.
 https://haiquanonline.com.vn/hinh-tuong-con-lon-trong-tranh-dan-gian-viet-nam-
99011.html
 http://mythuat.edu.vn/tap-chi/thong-tin-my-thuat-so-15-16/con-lon-cua-hai-dong-
tranh-dong-ho-va-kim-hoang-/
 http://thcsyenlang.daitu.edu.vn/trang-chu/trang-van-hoa-van-nghe/y-nghia-buc-tranh-
ga-dai-cat-.html

You might also like