You are on page 1of 4

I.

MỞ BÀI
1. Rồng
- Tên gọi :
+ Rồng hay còn gọi là Long (giản thể: 龙; phồn thể: 龍; Tân tự thể: 竜) là một
loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong kinh
Phật, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long. Ở cả phương Đông và phương
Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức
mạnh phi thường. Nhưng ở phương Tây thì Rồng được miêu tả là loài bò sát to
lớn giống như Khủng Long, nhiều khi là sự tượng trưng cho cái ác chứ không
phải là linh vật mang điều tốt lành như quan niệm của người châu Á.
+ Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và
châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng được mô tả có mình rắn, vảy cá, bờm
sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay. Đa số các nước châu Á coi
rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng
của cái ác và sự hung dữ. Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một
trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy,
phụng vị chi tứ linh" (Rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng gọi là tứ linh). Bốn linh
vật này chỉ có rùa là có thực.
- Chức năng :
+ Hình tượng Rồng được dùng để trang trí trong Hoàng cung, các ngôi chùa,
cung điện, đền miếu… Cụ thể hơn là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Rồng được
trang trí trên các bờ nóc (bái đường, điện Đại Thành), rồng thành bậc (cổng văn
miếu, bậc tam cấp…), cột (Tứ trụ, Khuê Văn Các, Bái Đường, điện Đtại Thành)
Rồng trang trí ở Văn Miếu ngoài những đặc điểm chung vốn có, mỗi hình tượng
rồng ở các vị trí khác nhau cũng có đặc điểm riêng và mang những nét đặc
trưng rồng của mỗi triều đại (Lê, Nguyễn).

Rồng chầu mặt nguyệt Rồng thành bậc triều Nguyễn


+ Hai con rồng chầu mặt nguyệt trên bờ nóc tượng trưng cho sự uy nghi
đĩnh đạc, đầu ngẩng cao, râu tóc uốn lượn trong gió, thân uốn khúc hình sin, vi
vảy chạm rõ từng chiếc, thần thái dũng mãnh.
+ Rồng đá thành bậc triều Nguyễn Văn Miếu Môn được làm vào đầu thời
Nguyễn. Đôi rồng đá được chạm rất tinh mỹ, thần thái linh hoạt, vừa tạo cảm
giác linh thiêng, vừa gợi nên biểu cảm hoan hỷ nghênh đón sĩ tử ra vào cửa
Khổng sân Trình. Rồng chầu thành bậc là kiểu thức đồ án rất đặc sắc của người
Việt được thấy sớm nhất trong các di tích thời Lý – Trần, Phát triển liên tục cho
đến ngày nay.
- Ý nghĩa :
+ Con rồng không phải chỉ dùng để trang trí, nó còn có một ý nghĩa sâu xa
trong sinh hoạt đời thường của người Việt: biểu tượng cầu mưa, ước mong phồn
thực. Từ thuở xa xưa, nhân dân ta sống chuyên về nghề trồng lúa nước. Đã làm
ruộng nước thì cần phải mưa thuận gió hòa. Đối với nông dân trong mấy ngàn
năm qua, hiện tượng cơn lốc cuốn nước để lên trời làm mưa, tưới tắm ruộng
đồng. Hơn 90% người Việt sống bằng nghề nông là “bản nghệ”. Cho nên, dù
trang trí ở đâu (trong cung đình, ngoài dân gian) và bất cứ thời đại nào, hình ảnh
con rồng vẫn luôn đi kèm với mây trời và sông nước. Rồng đã trở thành phúc
thần của người làm ruộng và là bản mệnh của người làm vua.
+ Con rồng chẳng những là biểu tượng của sự cao quý và quyền lực, mà còn
là hình ảnh quen thuộc và gần gũi trong đời sống nhân dân. Trong văn hóa
truyền thống của người Việt, có lẽ không có con vật nào mà chức năng đã được
biến hoá một cách linh hoạt bằng con rồng.

3. Phượng Hoàng
- Tên gọi :
+ Phượng hoàng (còn được gọi là Phụng hoàng; tiếng Trung giản thể: 凤凰,
phồn thể: 鳳凰 fènghuáng; tiếng Nhật: 鳳凰 hō-ō; tiếng Triều Tiên: 봉황
bonghwang) nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu
vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả
các loài chim khác. Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được
gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn
và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái,
gọi là phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với long (rồng), là con vật
mang ý nghĩa của giống đực.
+ Người ta tả Phượng Hoàng với các đặc điểm là loài vật có đầu gà, hàm én,
cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá và cánh khổng tước với 5 màu và cao 6 thước. Còn có
một vài người tả rằng Phượng Hoàng có phần giống chim trĩ như có đầu gà, mỏ
nhạn, cổ hạc, vảy cá và đuôi công. Nó tượng trung cho 6 thiên thể mà ngày nay
có thể hiểu nôm na là: đầu là trời, mắt là Mặt Trời, lưng là Mặt Trăng, cánh là
gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của
ngũ hành, bao gồm: đen, trắng, đỏ và xanh vàng.
- Chức năng :
+ Ở Văn Miếu hình tượng chim phượng được trang trí trên cột trụ (Tứ trụ…),
hai bên bờ tường đỉnh mái, trán bia Tiến sĩ, nội thất trong Bái đường, điện Đại
Thành.

Phượng trên đầu hồi và đỉnh trụ - chính


là hiện thân của đức tin, uy quyền và cả sự
chiến thắng, gắn kết con người và thượng
đế.

Phù điêu “Phượng hoàng huấn tử” – Phượng


hoàng cha dạy con. Trang trí trên hai trụ giữa của
Tứ trụ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hình ảnh
phượng cha dạy con – người xưa có ý nhắc nhở mọi
người luôn chăm lo đến đến sự học hành của con
cháu.

- Ý nghĩa :
+ Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ
duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời thái bình, và sẽ ẩn
mình trong thời loạn lạc. Phượng là đề tài trang trí phổ biến ở Việt Nam, thuộc
mọi lĩnh vực nghệ thuật.
+ Trưng bày tượng phượng hoàng phong thủy cũng giúp phù trợ cho trí tuệ
tinh thông, sáng suốt. Nhắc đến phượng hoàng là nhắc tới quá trình tái sinh và
sự bất tử. Trước lúc tái sinh, chim phượng trải qua một quá trình gian truân.
Nhưng bất kể thế nào, phượng hoàng luôn trỗi dậy từ đống tro tàn, hồi sinh và
hình thành chu kỳ sống mới. Tượng phượng hoàng biểu trưng cho ý chí vượt lên
mọi khó khăn, thử thách, mang lại may mắn và sức sống mãnh liệt.
+ Hơn vậy, phượng hoàng là loài chim cao quý, đức hạnh. Đặt tượng phượng
hoàng trong không gian sống cũng tượng trưng cho vinh hoa, phú quý và quyền
lực.

You might also like