You are on page 1of 12

Đặt tên theo hình dáng

I. NÚI VIỆT NAM


1. Núi Thiên Bút
1.1. Sơ lược về núi Thiên Bút
- Tọa lạc tại phường Nghĩa Chánh, Tp. Quảng Ngãi
- Ngọn núi này chỉ cao vỏn vẹn 60 mét (so với mực nước
biển)
- Được mệnh danh là núi thiêng, là điểm du lịch tâm linh của
người dân xứ Quảng
- Hình dáng cân đối, đỉnh núi thoai thoải vươn tầm lên trời
cao. Hình núi 4 mặt thấp, ở giữa cao vọt lên, trông như cây
bút dựng đứng hướng lên trời.
- Ngoài ra, dưới chân núi Bút có hòn Nghiên.
1.2. Giải thích
- Thiên Bút – hình dạng: ẩn dụ, vì núi có hình dạng như tháp
bút, hướng lên trời
- Thông điệp: người Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Nho
giáo, lấy hình ảnh tháp bút đặt tên cho núi. Tháp bút là biểu
tượng cho văn phong của các sĩ tử. Từ đó cho người Việt rất
coi trọng sĩ khí và tinh thần hiếu học và rất chú trọng đến
vấn đề giáo dục,hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, do
đó khi nhìn thấy hình dạng ngọn núi họ lập tức nghĩ ngay
đến hình ảnh tháp bút.
2. Núi Kì Lân
2.1. Sơ lược về núi Kì Lân
- Là một hòn đảo núi nằm ở vị trí trung tâm thành phố Ninh
Bình, được bao quanh bởi hồ nước có cùng tên gọi chính là
hồ Kỳ Lân nên thường được gọi là đảo ngọc giữa lòng thành
phố
- Là một trong tứ đại danh sơn của thành phố Ninh Bình
- Núi có hình đầu con lân nhìn về phía Bắc. Núi cao trên 50 m
và phía Bắc sườn núi hõm vào tạo thành một cái hàm con
lân. Xung quanh là những vách núi nhấp nhô, cây cối mọc
xanh um như bờm và râu của con lân.
2.2. Giải thích
- Kỳ Lân – hình dạng: ẩn dụ, vì hình dạng núi giống đầu con
kỳ lân
- Thông điệp: Thông điệp: Kỳ lân là một trong bộ tứ linh vật
cao quý. Và nó mang trên mình rất nhiều ý nghĩa.
+ Theo phong thủy, kỳ lân sẽ mang lại sự giàu sang, phú quý
và may mắn cho mọi người và có thể bảo vệ con người, mang
lại sự hòa hợp cho gia đình, kỳ lân xuất hiện ở đâu sẽ mang lại
điềm lành, phúc lộc cho vùng đó.
+ Còn trong truyền thuyết hay văn học thì kỳ lân mang
nhiều sự may mắn về đường con cái.
+ Giai thoại dân gian kể lại rằng, mỗi khi kỳ lân xuất hiện là
điềm báo có thánh nhân, minh quân ra đời. Nó là biểu trưng cho
thái tử trong mối quan hệ: rồng (nhà vua) - kỳ lân (thái tử) -
phượng hoàng (hoàng hậu).
+ Hay chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen,
làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp, và nhiều khi
ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những
tư cách này chúng xuất hiện đại diện cho sức mạnh của linh vật
tầng trên, cho trí tuệ.
- Nhìn chung dù ở quan điểm nào thì nó cùng đều thể hiện
cho điềm lành. Là một nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh
xâm lược trong thời gian dài, người Việt Nam luôn mong
muốn được bảo vệ, chở che và hy vọng có được cuộc sống
thái bình thịnh vượng. Do đó khi nhìn vào hình dáng núi họ
liên tưởng ngay đến linh vật đại biểu cho những điều họ
mong muốn – kỳ lân.
3. Núi đôi Cô Tiên
3.1. Sơ lược về núi đôi cô Tiên
- Là một di tích gồm có hai ngọn núi nằm liền kề nhau tại
thung lũng Quản Bạ, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà Giang.
- Người bản địa gọi là núi đôi vú cô Tiên, người H'Mông gọi
là "Núm Riến" (vú cô Tiên)
- Ngọn núi này có hình dáng khá tròn trịa, đỉnh núi không
nhọn như những ngọn núi khác và nó có hai quả núi nằm
liền kề nhau như đôi gò bồng đào của nàng tiên đang chìm
trong giấc nồng.
- Hai trái núi này tròn đều, có diện tích gần 3,6 ha và có chu
vi gần 1.000m².
- Theo tương truyền của người dân, chính ngọn núi đôi này đã
mang lại nhiều điều tốt lành cho nhân dân Quản Bạ. Nhờ
dòng mát lành mà vùng đất này quanh năm mát mẻ, những
loài cây sống trên núi này đều mang lại nhiều hoa thơm trái
ngọt cho người trồng
3.2. Giải thích
- Hình vị 1:
+ Đôi (vú) – hình dạng: ẩn dụ, vì hình dạng của núi giống
với hình dạng của đôi gò bồng đào của người phụ nữ
- Thông điệp: người Việt Nam lấy hình ảnh đôi gò bồng đào
đặt tên cho núi. Bầu vú là hiện thân cái đẹp thân thể mà đấng
tạo hóa dành cho người con gái, là hiện thân của sự yêu
thương cao cả, tình mẫu tử bao la và đức hi sinh vô bờ bến
của người phụ nữ, gắn với tín ngương phồn thực rất sinh
động. Từ đó có thể thấy rằng người Việt đề cao vẻ đẹp của
người con gái và tình mẫu tử thiêng liêng và thể hiện khao
khát về sức sống mãnh liệt, mong muốn sự sinh sôi nẩy nở,
duy trì nòi giống.
II. Núi Trung Quốc
1. 茶壶山: Trà Hồ Sơn (núi Ấm Trà)
1.1. Sơ lược về 茶壶山
- Nằm trong Khu danh lam thắng cảnh đặc biệt Thụy Phương
ở Thành phố Đài Bắc mới , Đài Loan
- Cao 580m so với mực mước biển
- Những tảng đá trên đỉnh núi nằm rải rác và chất chồng lên
nhau
- Nhìn từ núi Bán Bình, trông giống như một ấm trà không có
tai, do đó còn có tên là “núi ấm trà không quai”.
- Nhìn từ phía động Thủy Nam nhìn lên những tảng đá xếp
chồng lên nhau trông giống như một con sư tử đang cố thủ
trên đỉnh núi nên còn được gọi là tảng đá Sư Tử.
1.2. Giải thích
- 茶壶 – hình dạng: ẩn dụ, vì hình dạng núi giống với hình
ấm trà
- Thông điệp: Bình trà là vật dụng chứa đựng hai nét văn hóa
lớn của Trung quốc là trà đạo và văn hóa gốm sứ. Người
Trung Quốc lấy hình tượng ấm trà để đặt tên cho núi bởi
Trung Quốc được coi là “quê hương của trà”, trà là loại thức
uống không thể thiếu trong đời sống người dân, trong mỗi
tách trà là cả 1 nền văn hóa đồ sộ. Trà đạo mang đến sự tĩnh
lặng, thanh thản của vẻ bề ngoài hay nét lặng yên bên trong
tâm hồn của con người. Bên cạnh đó, nền văn hóa gốm sứ
lâu đời cũng góp phần khiến cho hình tượng ấm trà trở nên
gần gũi và khắc sâu vào tâm trí của người dân. Nên khi nhìn
thấy hình dạng núi, người ta ngay lập tức liên tưởng ngay
đến ấm trà – vật dụng đã tồn tại lâu dàitrong đời sống tinh
thần của họ
2. 玉龙雪山: Ngọc Long Tuyết Sơn ( Núi tuyết Ngọc Long)
2.1. Sơ lược về 玉龙雪山
- Nằm ở Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc
- Toàn bộ hệ thống núi này có tất cả 12 đỉnh núi cao trên
5.000m quanh năm tuyết phủ. Do đó nơi đây còn được gọi là
bảo tàng băng tuyết vĩnh cửu.
- Đây là ngọn núi thứ 71 trong những ngọn núi cao nhất thế
giới.
- Nhìn từ phía xa Ngọc Long tựa như một con rồng uốn lượn,
vùng vẫy trên bầu trời của mình.
2.2. Giải thích
- 玉龙–hình dạng: ẩn dụ, vì hình dạng núi giống như con
rồng uốn lượn
- Thông điệp: Trung quốc là một nước có nền văn minh lúa
nước, mà rồng đối với nền văn minh lúa nước là một biểu
tượng đại diện cho sự mạnh mạnh mẽ, uy quyền và tốt lành,
rồng kiểm soát thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước và lượng
mưa - những thứ không thể thiếu được đối với cuộc sống
của những cư dân nông nghiệp. Do đó đối với người Trung
Quốc, rồng là một linh vật đại diện cho điềm lành, sự tôn
sùng của người Trung Quốc dành cho con rồng đã gắn liền
từ thời cổ đại. Chính vì thế người Trung Quốc tiếp tục thấm
nhuần hình ảnh con rồng với trí tưởng tượng của mình.
3. 双乳山:Song Nhũ Sơn (núi Bầu Sữa)
3.1. Sơ lược về 双乳山
- Nằm ở huyện Trấn Phong, tỉnh Quý Châu
- Có diện tích 40 ha, với độ cao khoảng 1265 mét và chiều
cao tương đối hơn 261 mét.
- Hai đỉnh tháp cao chót vót giống như bộ ngực đầy đặn của
phụ nữ, sống động như thật.
- Bộ ngực đôi không chỉ chân thực đến khó tin mà còn tuyệt
vời hơn nữa là chúng sẽ thay đổi tuyệt vời khi nhìn từ các
góc độ và hướng khác nhau, nó sẽ có những hình dạng khác
nhau, chho ta những cảm nhận khác nhau. Từ các góc độ
khác nhau, dường như đã từng trải qua một đời phụ nữ.
+ Từ đài quan sát cao nhất trong của sông Tam Xá, 双乳山
mơ hồ, e lệ, duyên dáng như bầu ngực của một cô gái
+ Khi bạn đến đài quan sát thấp hơn một chút, bộ ngực đã
trở nên đầy đặn hơn, giữa hai đỉnh núi có một ngọn đồi nhỏ,
giống như mặt dây chuyền giữa của một người phụ nữ
trưởng thành.
+ Nếu quan sất ở vị trí cách lưng núi 1km, ta có thể thấy
được sự thay đổi khác, “bộ ngực” không còn cảm giác cao
chót vót mà thể hiện phong thái trang nghiêm, ôn hòa của
người phụ nữ 60 tuổi sau khi trải qua những thăng trầm.
3.2. Giải thích
- 双乳 - hình dạng: ẩn dụ, vì hình dạng núi giống với hình
dạng bộ ngực của người phụ nữ
- Thông điệp: Quan niệm vẻ đẹp của người Trung Quốc xưa
là người phụ nữ phải có thân hình đầy đặn, phong nhũ phì
đồn (nghĩa đen là vú to mông nở), ca ngợi vẻ đẹp phồn thực
của người phụ nữ. Vẻ đẹp đó là biểu trưng cho sức sống
mãnh liệt, và khả năng sinh sôi nẩy nở, duy trì nòi giống.
TIỂU KẾT:
Điểm giống: đều lấy những sự vật hiện tượng gần gũi, khắc sâu trong tâm trí mình
và dựa vào cảm nhận chủ quan về hình dáng để đặt tên. Qua mỗi cái tên đều thể
hiện được văn hoá đặc trưng của mình.
Điểm dị biệt: Do văn hoá khác nhau nên những hình ảnh liên tưởng để đặt tên cho
núi cũng khác nhau. Cách đặt tên của người trung quốc cho thấy họ có cái nhìn đa
chiều, đặt sự vật dưới nhiều góc nhìn khác nhau (núi ấm trà – tảng đá sư tử).
ĐẶT TÊN NÚI THEO SỰ VẬT NỔI BẬT TRÊN NÚI
Núi Việt Nam
1. Núi Đá Bia
1.1. Sơ lược về núi Đá Bia
- Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi
Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy
núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa,
phía Nam tỉnh Phú Yên.
- Trên đỉnh mây thường xuyên che lấp khối Đá Bia tạo nên
cảnh quan hùng vĩ, ấn tượng. Người dân địa phương coi núi
Đá Bia là một trong những biểu tượng nổi tiếng của đất Phú
Yên.
1.2. Giải thích
- Đá Bia : Được đặt tên theo đặc điểm trên núi có một tấm bia
lớn, nguồn gốc của tấm bia ấy là năm 1471, vua Lê Thánh
Tông sau khi thu phục kinh đô Chà Man đã khắc chữ lên đá
làm bia, phân định ranh giới, ghi rõ cương vực Đại Việt tại
nơi này. Cái tên Đá Bia cũng ra đời từ đó.
- Tên gọi: Núi Đá Bia – Hoán Dụ
Lấy sự vật trên núi để thay thế toàn bộ và đặt tên cho ngọn
núi.
- Thông điệp:
Đá Bia ở trên núi là biểu tượng của nước Đại Việt, là nơi
phân định ranh giới giữa hai nước, thể hiện chủ quyền đất
nước, lòng tự tôn dân tộc, một tấc đất của Tổ quốc cũng
không thể bị các nước ngoại bang xâm phạm.
2. Núi Hoảng Liên Sơn
2.1. Sơ lược về núi Hoàng Liên Sơn
- Phần lớn diện tích của Hoàng Liên Sơn nằm trên địa phận
các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái, là dãy núi
cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
- Từng được tạp chí National Geographic xếp thứ bảy trong
Top 28 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019.
2.2. Giải thích
- Hình vị: Hoàng Liên
Trên dãy núi này có nhiều cây hoàng liên. Người Thái gọi dãy núi
này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời".
- Tên gọi: Hoàng Liên Sơn– Hoán Dụ
Lấy sự vật trên núi: Cây Hoàng Liên để thay thế toàn bộ và đặt tên
cho ngọn núi.
Hoàng liên còn gọi xuyên liên, hồ hoàng liên,.. Cây hoàng liên
được xem là một loại cây dại, là một trong những loại dược liệu
quý được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền với nhiều công
dụng như: trị bệnh đường tiêu hóa, kháng viêm, điều trị ho gà...
- Thông điệp:
Cây Hoàng Liên vốn dĩ là một loài dược liệu quý chữa được
nhiều loại bệnh và dùng nhiều trong Y học Cổ truyền. Nó đã
gắn liền với người dân vùng núi từ rất lâu và có quan hệ mật
thiết, có công dụng tuyệt vời với con người. Hơn nữa người
Việt là con cháu Thần Nông, những phương thuốc từ tự
nhiên đã được lưu hành từ xa xưa.
=> Người dân miền núi sống chan hòa với núi rừng, tận
dụng được thảo mộc của thiên nhiên
3. Núi Muối Lào Cai
3.1. Sơ lược về núi muối Lào Cai
- Núi Muối thuộc dãy Bạch Mộc Lương Tử là ranh giới tự
nhiên giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.
- Vào mùa đông, bao phủ quanh núi Muối sẽ là băng tuyết
trắng xóa phủ trên từng ngọn cây, nhánh cỏ.
3.2. Giải thích
- Muối: Trên núi có một loại cây đặc biệt tên là Rùa Dế, có lá
xanh mướt ở phía trên nhưng dưới gốc cây lại rụng những
hạt trắng nếm thấy vị mặn. Người Mông hái lá cây và dùng
những tinh chất đó để ăn thay muối.
- Muối (Ẩn dụ)
Vì những hạt trắng của cây Rùa Dế có vị mặn như muối.
- Tên gọi : Muối (Hoán dụ)
Lấy sự vật ở trên núi: vị mặn của muối ở cây Rùa dế trên núi để
thay thế đặt tên cho ngọn núi
- Thông điệp:
Muối là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, là
gia vị quen thuộc, gắn liền với mỗi gia đình
Ngoài ra, dân gian còn tương truyền rằng vào tháng cô hồn
mang muối theo bên người có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ quấy
nhiễu. Từ xa xưa muối còn được sử dụng rất nhiều trong các
nghi thức tẩy trần, có khả năng hấp thu nguồn năng lượng tiêu
cực, thanh lọc cơ thể bằng nguồn năng lượng tinh khiết
NÚI TRUNG QUỐC

1. Núi Dược Tuyền Sơn – 药泉山


1.1. Sơ lược về núi Dược Tuyền Sơn
- Dược Tuyền Sơn tọa lạc tại huyện Ngũ Đại Liên Trì, thành
phố Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang.
- Đây là một trong những ngọn núi lửa lâu đời nhất ở Ngũ Đại
Liên Trì với thảm thực vật trên sườn đồi còn nguyên vẹn và
khá phong phú về chủng loại.
1.2. Giải thích
- 药泉 – Dược Tuyền
Ở trên núi có rất nhiều suối nước khoáng và người ta tin rằng
nước ở những suối này có thể giúp họ thoải mái, nhiều năng
lượng. Thậm chí một số người còn cho rằng nước ở đây có tác
dụng chữa bệnh.
- Tên gọi : Dược Tuyền (Hoán dụ)
Lấy sự vật ở trên núi: suối ở trên núi để thay thế đặt tên cho
ngọn núi
- Thông điệp:
Người dân ở đây có câu nói nổi tiếng: “Một chén nước thánh
chữa bách bệnh, nửa chén suối thần kéo dài tuổi thọ”
=> Điều đó thể hiện ước muốn được sống lâu trăm tuổi, trường
thọ của người Trung Quốc
Nơi đây còn là khu hành hương Phật giáo vô cùng nổi tiếng với
chùa Trung Lăng có lịch sử tới trăm năm.
Nước suối thánh, là hương thơm tinh túy của đất trời, là mạch
ngầm của đất. Nơi đây nhờ có sự che chở của đức Phật nên
nước suối mát lành, khiến con người ta thư thái, rời xa thế giới
trần tục, tránh xa bể khổ trần gian.

2. Núi Lạp Kê - 拉鸡山


2.1. Sơ lược về núi Lạp Kê
- Núi Lạp Kê là ngọn núi ranh giới giữa Quý Đức và Hoàng
Trung và là đường phân chia giữa Cao nguyên Hoàng Thổ
và Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.
- Ở đây, đỉnh núi phủ đầy tuyết, chân núi có cây cối xanh tươi
bao quanh. Các sườn núi thường được bao phủ bởi tuyết trừ
mùa hè. Sườn phía nam thoai thoải, có đồng cỏ mọc, là đồng
cỏ trên núi cao.
2.2. Giải thích
- 拉鸡 – Lạp Kê

Tên tiếng Tây Tạng của núi Lạp Kê là 贡毛拉. Trên núi có rất
nhiều gà Gala – một loại gà đá sinh sống nên người dân địa
phương gọi đơn giản là "Núi Lạp Kê".
- Tên gọi : Lạp Kê (Hoán dụ)
Lấy động vật ở trên núi: Gà ở trên núi để thay thế đặt tên cho
ngọn núi
- Thông điệp:
Núi Lạp Kê là nơi sinh sống lâu đời của loài gà đá, giống như
câu thành ngữ: “ Đất lành chim đậu” thì núi Lạp Kê có đầy đủ
những yếu tố thuận lợi về thiên nhiên, địa hình để loại gà này
có thể sinh sống và phát triển.
Gà trong văn hóa phương Đông là loại động vật may mắn,
mang nhiều ý nghĩa nên sự sinh sống của gà ở đây cũng là thể
hiện núi Lạp Kê là vùng đất trù phú, là nơi tốt đẹp, mang tới
điềm lành.
3. Núi Muối Thất Cổ
3.1. Sơ lược về núi Muối Thất Cổ
- Núi muối Thất Cổ là một địa danh du lịch khá nổi tiếng ở
thành phố Đài Nam, Đài Loan.
- Núi muối Thất Cổ trải dài trên diện tích rộng 2ha, độ cao
tầm 20m với các núi muối trắng toát và mịn màng.
- Thời tiết tại Núi Muối cũng khá dễ chịu, thích hợp cho
những ai muốn tìm lại những phút giây an yên sau nhưng
mệt nhoài của cuộc sống.
3.2. Giải thích
- 盐– Muối
Núi Muối Thất Cổ là nơi lưu trữ tới 60.000 tấn muối, cung cấp
khoảng 60% sản lượng muối cho hòn đảo.
- Tên gọi : Muối (Hoán dụ)
Lấy sự vật ở trên núi: muối ở trên núi để thay thế đặt tên cho
ngọn núi
- Thông điệp:
Trong thời kì cổ đại, các cuộc chiến tranh giành tài nguyên
muối thường xuyên diễn ra do giá trị kinh tế vô cùng to lớn mà
các mỏ muối mang lại. Trong thời kì này, thâm chí một cân
muối có giá ngang bằng với một cân vàng
 Lịch sử loài người là lịch sử đuổi theo muối
Muối từng mang hơi hướng kì ảo và linh thiêng trong nền
văn hóa Trung Quốc. Muối không chỉ là linh hồn của thực
phẩm, mà còn là nền tảng của quốc mạch.
TIỂU KẾT:
Giống nhau: - Đều lấy sự vật xuất hiện nhiều ở trên núi để
đặt tên
- Những sự vật được lấy đặt tên đều là những vật quen
thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống người dân
- Đa phần những sự vật này đều mang lại điều tốt đẹp, mang
điềm lành, lợi ích thiết thực đối với cuộc sống con người.
Dị biệt: - Do sự vật trên núi khác nhau nên dù cùng sử dụng
một cách đặt tên nhưng các tên núi không giống nhau
- Mỗi dân tộc đều có những sự vật xuất hiện nhiều trên núi
khác nhau do khí hậu, địa hình, điều kiên tự nhiên không
giống nhau.
- Dù cùng sử dụng một ngữ liệu để đặt tên cho núi – Muối
nhưng ý nghĩa, thông điệp muốn truyền tải không giống
nhau.
KẾT LUẬN CHUNG
 Tên gọi các ngọn núi ở Trung Quốc và Việt Nam mang đặc trưng văn hóa
riêng biệt của mỗi nước
 Cách đặt tên núi ở hai nước dù là sử dụng cách thức lấy đặc điểm hình dạng
hay lấy sự vật trên núi đặt tên thì đều có những điểm giống và khác nhau
nhất định do tư duy dân tộc, văn hóa khác nhau, sự vật xuất hiện ở trên núi
khác nhau.
 Tên các ngọn núi ở hai quốc gia đều mang ý nghĩa tích cực, mang thông
điệp sâu sắc, đều lấy biểu tượng là những hình ảnh thân thuộc, mang điềm
lành.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

You might also like