You are on page 1of 39

GET READY

GET
READY
GET READY
MINIOS WILL BE
IN 5 SECONDS

DEPLOYED
IN 5
SECONDS
CHÀO MỪNG
NHÓM CỦA BẠN ĐẾN
CHÀO MỪNG ĐẾN

Tổ 1 hiphopneverdie
Ngũ Hành Sơn
Tổ 1
Thành viên nhóm
Võ Kim Bách Đoàn Vinh Tiến
Nhóm trưởng
Nguyễn Phạm Bảo Ngọc Mai Lê Thanh Thúy

Nguyễn Vũ Huyền Trang Lê Minh Triết

Nguyễn Huy Hoàng Huỳnh Nguyễn Trí Nhân


Trần Đăng Kỳ
Duyên Phan Ngọc Gia Trân Lâm Thiên Bảo

Nguyễn Tấn Nam Trần Đăng Kỳ Duyên


Mục lục
01 02
Giới thiệu khái quát về Lịch sử hình thành và
Ngũ Hành Sơn phát triển

03 04
Đặc điểm nổi bật của Ngũ Các ý nghĩa mà Ngũ Hành
Hành Sơn Sơn mang lại
Về Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn là địa danh nổi tiếng


của Đà Nẵng, là nơi thu hút người dân
địa phương và khách du lịch đến từ
mọi nơi. Đây còn là ngọn núi nổi tiếng
của Đà Nẵng với lịch sử lâu đời.
01
Giới thiệu khái
quát về Ngũ
Hành Sơn
Khung cảnh bao quát
Ngũ Hành Sơn là một địa điểm huyền thoại, là một vùng đất địa linh
nhân kiệt đầy chất sử thi. Ngũ Hành Sơn không quá cao, sườn núi dốc
đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ kết hợp với không gian huyền ảo, thơ mộng
của ngôi chùa, của hang động, của cây cỏ. Ngũ Hành Sơn thật sự là cõi
thiên thai giữa chốn trần gian. Với thiên nhiên phóng khoáng của núi
non trùng điệp, sóng vỗ dạt dào, cây cỏ xanh mướt. Mọi tạp niệm nơi
đây dường như được được buông xã.
Khung cảnh bao quát
Cũng tại nơi đây, các hang động và cảnh quan được sắp xếp một cách
ngẫu nhiên cùng với hệ thống chùa chiền đã tạo ra một vẻ đẹp hài hòa
nhưng cũng vừa kín đáo, ý tứ, che giấu những điều bất ngờ trong suốt
chuyến tham quan của khách du lịch.

Diễn tả là thế nhưng để được tận mắt ngắm núi non hùng vĩ của Ngũ
Hành Sơn ta có thể trực tiếp trải nghiệm bằng xe máy vì đường không
quá khó để đi, ngoài ra chúng ta có thể lựa chọn taxi / Grab / xe buýt vì
nó khá thích hợp cho những du khách đi theo gia đình hoặc đoàn.
Ngũ Hành Sơn nằm ở đâu, vị trí địa lý nó ra sao?
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng
khoảng 8km, tọa lạc tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng.
02
Lịch sử hình
thành và phát
triển
Thời gian có tên Ngũ Hành Sơn và nguồn gốc của nó
Danh thắng Ngũ Hành Sơn nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung,
xưa vốn là một cửa bể thuộc châu Rí (Lý), thuộc tiểu quốc Amaravati
của Vương quốc Champa. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vùng
đất này “nguyên xưa là đất Việt - thường thị, đời Tần (246-207 TCN)
thuộc Tượng Quận, đời Hán (206 TCN - 219 CN) là bờ cõi quận Nhật
Nam, đời Đường thuộc Lâm Ấp (618 – 907 CN), đời Tống (960-1279)
thuộc Chiêm Thành”.
Thời gian có tên Ngũ Hành Sơn và nguồn gốc của nó
Sử sách đã nói rằng 5 ngọn núi Kim Sơn – Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa
Sơn – Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn núi gần kề nên được gọi là
Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) có tên gọi chung cho quần thể là Ngũ
Hành Sơn. Vào đời vua Minh Mạng thứ 18 (1837), ông đã dựa vào cấu
tạo, vị trí tự nhiên của núi và thuyết âm dương ngũ hành rồi đặt tên.
Thời gian có tên Ngũ Hành Sơn và nguồn gốc của nó
Ngoài ra, ông bà ta còn truyền lại rằng: trong thời khắc sinh ra của trời
và đất, khi Đà Nẵng vẫn còn hoang sơ, một con rùa biển lớn từ Biển
Đông bò vào bờ và chọn vùng đất này làm nơi đẻ trứng. Khác biệt là
con rùa lớn này chỉ đẻ duy nhất 1 quả trứng rồi trở lại biển, vỏ trứng
nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi nên gọi là Ngũ Hành Sơn.
Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác của Ngũ Hành Sơn, ý
nghĩa tên 5 quả núi:
Ngũ Hành Sơn không chỉ là tên gọi ở nơi đây mà còn nhiều cái tên gọi
độc đáo khác như hòn Non Nước, Ngũ Uẩn Sơn (núi năm chòm), Phổ
Đà Sơn, Bạch Hoa Ngũ Chỉ Sơn (năm ngón tay - vì đứng trên nhìn
xuống nó giống như một bàn tay khổng lồ có 05 ngón cắm xuống đất).

Để tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm tại Ngũ Hành Sơn, bạn nên bắt đầu
bằng việc khám phá lịch sử và văn hóa của nơi đây. Ngũ Hành Sơn
được đặt tên theo năm nguyên tố của vũ trụ và từng đỉnh núi đại diện
cho một nguyên tố khác nhau: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn,
Thổ Sơn.
Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác của Ngũ Hành Sơn, ý
nghĩa tên 5 quả núi:
- Kim Sơn:

+ Là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ Đông sang
Tây

+ Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn
và Thổ Sơn và bên cạnh dòng sông Trường nối dài ra sông Hàn

+ Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với
động Quan Âm huyền bí
Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác của Ngũ Hành Sơn, ý
nghĩa tên 5 quả núi:
- Mộc Sơn:

+ Ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn

+ Dù mang tên là “mộc” nhưng cây cối ở đây rất ít

+ Đã từng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên
tua tủa nhưng về sau bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư
lỗi lõm
Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác của Ngũ Hành Sơn, ý
nghĩa tên 5 quả núi:
- Thủy Sơn:

+ Nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15ha, cao
khoảng 160m

+ Ở Thủy Sơn có chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Lâm, Vọng
Giang Đài, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, Cổng trời, chùa
Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài, động Tàng Sơn

+ Các đỉnh núi của Thủy Sơn lần lượt từ cao đến thấp là Thượng Thai,
Trung Thai, Hạ Tha
Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác của Ngũ Hành Sơn, ý
nghĩa tên 5 quả núi:
- Hỏa Sơn:

+ Ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn

+ Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, được
nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhỏ cao hẳn lên

+ Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía Đông, chop núi tròn nhô lên cao hơn

+ Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía Tây


Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác của Ngũ Hành Sơn, ý
nghĩa tên 5 quả núi:
- Thổ Sơn:

+ Tên dân dã là "núi Đá Chồng" nằm ở phía Tây Bắc

+ Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất

+ Là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau

+ Thổ Sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét và đá cát lẫn trộn
Những lịch sử nổi bật liên quan tới Ngũ Hành Sơn

Giai đoạn năm 1936 - 1939: Ngũ Hành Sơn là nơi lưu trú, hội họp và
hoạt động bí mật của nhiều cán bộ lãnh đạo cốt cán của cách mạng tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng như Bùi Như Tùng, Lê Văn Hiến, Mai Đăng
Chơn, Huỳnh Bá Kiền, Nguyễn Xuân Diệp, Nguyễn Úc, Nguyễn
Khương, … Có thể nói Ngũ Hành Sơn là một trong những chiếc nôi
cách mạng đầu tiên của Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ).
Những lịch sử nổi bật liên quan tới Ngũ Hành Sơn

Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược rồi
đặt ách thống trị lên đất nước ta. Đà Nẵng trở thành nhượng địa của
Pháp. Với những lợi thế về địa hình, Ngũ Hành Sơn được chọn làm cơ
sở hoạt động quan trọng của nhiều chí sĩ trong các phong trào yêu
nước, phong trào Nghĩa Hội, phong trào Duy Tân, phong trào kháng
thuế ở Trung Kì hay cuộc Khởi nghĩa của Kì bộ Việt Nam Quang phục
hội như Lê Bá Trinh, Huỳnh Bá Chánh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý
Cáp...
03
Đặc điểm nổi bật
của Ngũ Hành Sơn
Đặc điểm nổi bật của Ngũ Hành Sơn
Ngoài lịch sử và văn hóa phong phú, Ngũ Hành Sơn còn nổi tiếng với vẻ
đẹp thiên nhiên của nó. Núi Đá được bao quanh bởi rừng xanh và cung
cấp cho du khách khung cảnh bao quát đường bờ biển và thành phố
phía dưới. Du khách có thể leo lên đỉnh các ngọn đồi hoặc sử dụng
thang máy để đến đỉnh Thủy Sơn để tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp.
Ngũ Hành Sơn còn có nhiều hang động và động mà du khách có thể
khám phá, mỗi cái mang nét đẹp và đặc trưng riêng.
Đặc điểm nổi bật của Ngũ Hành Sơn
Quần thể di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn gồm 6 ngọn núi đá vôi: Thổ
Sơn, Hỏa Sơn (gồm có Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), Thủy Sơn,
Mộc Sơn, Kim Sơn. Thêm vào đó, nơi đây còn có phong cảnh đẹp cùng
nhiều hang động huyền bí như động Huyền Không, động Huyền Vi,
động Vân Thông,… mỗi ngọn núi là một nét đẹp và nét văn hoá riêng
biệt lôi cuốn du khách đến tham quan, khám phá.
Đặc điểm nổi bật của Ngũ Hành Sơn

Đặc biệt, lớp thạch nhũ ở hang bám vào vách đá tạo thành hình dáng
tượng Quán Thế Âm Bồ Tát kích cỡ như người thật, oai nghiêm đứng
trên con rồng cuộn mình. Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với
những tín đồ du lịch tâm linh bởi lối kiến trúc kì bí và huyền ảo. Nổi
bật hơn cả là chính điện chùa Linh Ứng. Ngôi chùa được đông đảo du
khách gần xa tham quan, chính điện chùa Linh Ứng, du khách sẽ nhìn
thấy hệ thống tượng pháp bài trí gồm: ba pho tam thế Phật, Văn Thù
Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm, Thích Ca Như Lai, Địa Tạng,
Quan Âm Chuẩn Đề đều được tạo tác công phu, 2 pho tượng Hộ Pháp
và Thập Bát La Hán.
Đặc điểm nổi bật của Ngũ Hành Sơn

Cùng với những ngôi đền Phật giáo và Hindu được xây dựng bên trong
các hang động và động của núi, du khách có thể khám phá và tìm hiểu
thêm về văn hóa và lịch sử của địa điểm này. Trong đó, chùa Linh Ứng
là ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Ngũ Hành Sơn, được xây dựng trên đỉnh
Thủy Sơn và cung cấp cho du khách khung cảnh đẹp vô cùng.

Để khám phá thêm về Ngũ Hành Sơn, du khách cũng có thể tham quan
các hang động và động bên trong núi, mỗi cái mang một nét đặc trưng
và đẹp riêng.
Đặc điểm nổi bật của Ngũ Hành Sơn

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa lịch sử, văn hóa và thiên nhiên tuyệt đẹp,
Ngũ Hành Sơn là một điểm đến hoàn hảo cho mọi du khách. Quý
khách không nên bỏ lỡ cơ hội để khám phá những kỳ quan của Ngũ
Hành Sơn.

Du khách có thể khám phá các ngôi đền, hang động và động của núi,
tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của
địa điểm hấp dẫn này. Dù bạn là một người yêu lịch sử, một người yêu
thiên nhiên, hay chỉ đang tìm kiếm một trải nghiệm độc đáo và khó
quên, Ngũ Hanh Sơn là điểm đến hoàn hảo.
Các ý nghĩa mà
04 Ngũ Hành Sơn
mang lại
Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Ngũ Hành Sơn đối với Đà
Nẵng
Với những giá trị đặc biệt của di tích quốc gia Ngũ Hành Sơn, các nhà
nghiên cứu đề nghị thành phố Đà Nẵng đề xuất Bộ Văn hóa - Thể thao
và Du lịch xem xét lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng chính phủ công nhận
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là di tích quốc gia cấp đặc biệt.
Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Ngũ Hành Sơn đối với
Việt Nam
Hệ thống di tích dày đặc trong Ngũ Hành Sơn, bao gồm hàng chục ngôi
chùa, am, tháp, miếu thờ, hàng trăm di vật, cổ vật quý hiếm, chứa đựng
tinh thần, tư tưởng đa nguyên của văn hóa Việt Nam. Thật hiếm có một
di tích nào lại bao hàm cả một phức hợp các công trình tôn giáo tín
ngưỡng của người Việt, người Hoa và cả người Chăm bản địa như Phật
giáo, Đạo giáo, đạo Mẫu, Bà la môn giá.
Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Ngũ Hành Sơn đối với
Việt Nam
Nếu như các văn bia ma nhai “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” ở động
Hóa Nghiêm, bia “Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật diệt lạc” ở động Vân
Thông cho biết ngay từ thế kỉ XVII, Phật giáo ở đây có sự ảnh hưởng
rộng khắp và mang tính quốc tế thì các hoành phi, liễn đối, bia ký, cổ
vật khắc chữ ngự ban của vua chúa nhà Nguyễn đã phản ánh sự trọng
đãi của nhà Nguyễn với Phật giáo Ngũ Hành Sơn.
Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Ngũ Hành Sơn đối với
Việt Nam
Ngoài ra, văn khắc trên đại hồng chung, gia trì chung cũng là những tư
liệu quý, góp phần xác định những thời điểm có ý nghĩa đối với việc xây
dựng, tôn tạo tự sở. Một số mộc bản, độ điệp, phái quy y còn lưu giữ
cho thấy sự nối kết, tục truyền của sư tăng, Phật tử qua các thời kì
khác nhau.

Rõ ràng, Ngũ Hành Sơn đang mang trên mình một khối lượng di sản
văn hóa lớn và có giá trị nhiều mặt.

You might also like