You are on page 1of 14

SÔNG VÀ NÚI VIỆT NAM

Núi
-Địa hình đồi núi chiếm khoảng khoảng 75% diện tích đất nước. Địa
hình đồi núi cao chiếm 1% diện tích cả nước
- Hướng núi của nước ta là:
+ Đông Bắc - Tây Nam : thể hiện ở vùng hữu ngạn sông Hồng đến dãy
Bạch Mã

+ Vòng cung : thể hiện ở vùng Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ
(Trường Sơn Nam)

- Địa hình đồi núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Nam, Trường
Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
 Đông Bắc: gồm 4 cách cung chính (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,
Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo.
 Đỉnh núi cao nằm vùng
thượng nguồn sông Chảy
(Tây Côn Lĩnh, Kiều Liễu Ti)
 Giáp biên giới Việt-Trung là
khối núi đá vôi ở Hà Giang.
 Ở trung tâm là vùng núi thấp.
 Núi mọc cả trên biển,
tạo thành cảnh quan Hạ Long
nổi tiếng.
 Vận động tạo dãy
Himalaya lan tới đây làm cho
toàn miền được nâng lên và
cũng đồng thời tạo ra những đứt gãy.
 Vùng núi đông bắc có vị trí chiến lược trong an ninh - quốc phòng.
Hiện nay, do Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3 bảo vệ. Nơi đây còn
gọi là “con đường xâm lược” .

*Núi Tây Côn Lĩnh:

 Tây Côn Lĩnh nằm ở thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang,
 Dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên
 Có độ cao 2 428 m, là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc, được gọi là
"nóc nhà Đông Bắc" .
 Trên đỉnh núi có mốc trắc địa. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt
đới còn được bảo tồn.
 Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.

*Núi Kiều Liễu Ti: còn được gọi là Chiêu Lầu Thi, Núi Chín Tầng Thang,
Nàng Thi. Cao 2 402m.

*Long Sơn: nằm ở Bắc Giang, nơi có cột cờ Lũng Cú.

+Là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng
(Long Sơn) .

+Có độ cao khoảng 1 470 m so với mực nước biển,

+Thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

+Đường lên Cột cờ quốc gia Lũng Cú được xây dựng với tổng số 839 bậc
thang, chia làm 3 chặng

+Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban
đầu chỉ làm bằng cây sa mộc
+Ngày 08-03-2010 cột cờ quốc gia Lũng Cú đã được khởi công nâng cấp lại
và đến ngày 02-09-2010 đã hoàn thành; hiện nay cán cờ được làm bằng inox.

*Núi Yên Tử: Còn gọi là núi Tượng Đầu hay Bạch Vân Sơn

 Cao 1 068m so với mực nước biển


 Nằm trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam (đỉnh núi cao
nhất gọi là Tử Tiêu), nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng
Ninh ( Phía Đông thuộc Quảng Ninh, phía Tây thuộc Bắc Giang)
 Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và
kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
 Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể
di tích danh thắng Yên Tử
 Là trung tâm Phật giáo, nơi vua Trần Nhân Tông (Thiền sư Điều Ngự
Giác Hoàng) lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Quần thể di tích danh thắng Yên Tử gồm 5 khu vực:

+Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh).

+Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh) .

+Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng,
Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang) .

+Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

*Dãy núi Tam Đảo:

 Nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang.
 Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó
là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa .
 Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1 591 m
 Trên dãy Tam Đảo có những di tích văn hóa-lịch sử nổi tiếng như chùa
Tây Thiên và đền Tây Thiên (còn gọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây
Thiên Lăng Thị Tiêu

*Quảng ninh :

 80% đất đai là đồi núi


 2078 hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, chiếm 2/3 số đảo cả nước.
 Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô.
 Có trữ lượng than khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%). phần lớn tập trung tại 3 khu
vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều
 Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải
địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam.

 Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn


 Phía Tây là địa hình núi trung bình chạy dọc
biên giới Việt - Lào
 Ở giữa là các sơn nguyên và cao nguyên đá
vôi
 Là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt
Nam

*Dãy Hoàng Liên Sơn:

 Dãy núi được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây
hoàng liên.
 Là một phần ranh giới tự nhiên của Lào Cai và Lai Châu
 Rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa
hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái.
 Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông
nam của dãy núi Himalaya.
 Có các ngọn núi cao như Fansipan, Tả Giàng Phình, Pú Luông
 Đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Đất là mùn núi
cao.
 Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm 2 kiểu chính: rừng thường xanh núi
thấp và rừng thường xanh núi cao
 Trong khu vực dãy núi có Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn
 Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị xã Sa Pa .
*Đỉnh Fansipan: thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm giáp 2 tỉnh Lào Cai và Lai
Châu

 Ý nghĩa tên gọi: Theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ
chênh vênh”
 Chiều cao của đỉnh núi đo đạc năm 1909 là 3143 m, 6/ 2019 là 3147,3m
 Được hình thành cách nay 260-250 triệu năm.
 Có quần thể cây đỗ quyên cành thô (56 cá thể) và có tới 36 loài hoa đỗ
quyên mọc tự nhiên
 được mệnh danh là “Vương quốc hoa Đỗ quyên của Việt Nam”
 Có quần thể loài cây vân sam (26 cá thể) - nằm trong sách đỏ Việt Nam

*Sa Pa: là một thị xã thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Tên “Sa Pa” là tên vốn có
theo tiếng H’Mông ở vùng này, có nghĩa là “bãi cát”.

Logo của Sa Pa :

+Miêu tả: Giữa nền trời là tam giác vững trãi (Đỉnh
Fansipan) với dải mây uốn lượn theo chân ruộng
bậc thang tạo thành hai chữ SP (Sa Pa). Chân đế là
dải hoa tiêu biểu của 27 dân tộc .

+Nguồn gốc: Bắt nguồn từ logo lễ hội 100 năm du


lịch Sa Pa (diễn ra từ ngày 4 đến 5-10-2003của hoạ
sĩ Lê Quốc Vũ)

+ Lần tuyết rơi mạnh nhất vào 13/2/1968 , liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ
cùng ngày, dày tới 20 cm.

 Trường Sơn Bắc: gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, giới hạn từ phía Nam sông cả đến dãy Bạch Mã.

 Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu


 Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An
 Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế
 Ở giữa là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng
đồi núi thấp Quảng Trị.
 Phía Nam là dãy Bạch Mã.
*Dãy núi Tam Điệp:

 Là dải núi cuối cùng của khối núi cao đá vôi Hòa Bình - Sơn La
 Nằm trên ranh giới 9 huyện của 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh
Hóa. Là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá.
 Có đỉnh Mây Bạc là đỉnh cao nhất (648m)
 Cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải thành 2 phần châu thổ sông Hồng
và sông Mã nên nó được xem là “ranh giới giữa miền Bắc và miền
Trung”
 Chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa như: Đèo Tam Điệp, Đồi
Ngang, Động Người Xưa, rừng Cúc Phương...
 Xuất hiện khá nhiều trong văn học:
“… Đứng ở đỉnh núi trông ra ngoài biển, buồm thuyền như lá tre, hai
ngọn phía tả hữu nơi thấp và bằng. Năm Thiệu Trị thứ 3 Vua xa giá tuần
du phương Bắc, có làm thơ khắc vào đá dựng nhà bia ở ngọn giữa”
Quốc Sử quán triều Nguyễn
“Thanh Ninh hai trấn đây ranh giới
Lên xuống, quanh co lượn khắc vùng”
Đoạn thơ khắc trên đỉnh đèo Ba Dội
của vua Thiệu Trị
“Dãy núi trập trùng tầm mắt thoáng
Tựa đó đơm trời trấn Cửa Chân”
Ngô Thì Sĩ
“Phóng mắt đầu non Tam Điệp rõ,
Ngoảnh đầu dòng nước Cửu Long xa.”
Tam Điệp Sơn - Nguyễn Khuyến
“Núi Tam Điệp nhiều hổ báo,
Sông Lam lắm thuồng luồng”
Ký mộng - Nguyễn Du

Đèo Tam Điệp: còn có tên Nôm là Đèo Ba Dội.

+Nổi tiếng với “nước cờ Tam Điệp” của Ngô Thì Nhậm trong cuộc kháng
chiến chống Thanh năm 1788 - 1789: 15/1/1789, đại quân do vua Quang Trung
chỉ huy từ Phú Xuân (Huế ngày nay) ra đến Tam Điệp nghỉ lại cho quân lính ăn
Tết Nguyên đán. 30/1/1879 quân Tây Sơn kéo ra đại phá quân Thanh ở Thăng
Long, kết thúc thắng lợi cuộc tiến công chiến lược thần tốc.
+Một số vâu thơ nói về đèo Tam Điệp:

“Ăn trầu nhớ miếng cau khô


Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng”
Ca dao

Đạp mây núi Ba Dội

Kẻ lãng khách lại qua

Trong mắt thu đất lớn

Ngoài khơi thấy biển xa

Nguyễn Du

Một đèo, một đèo lại một đèo

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc

Hòn đá xanh rì lún phún rêu

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

Hồ Xuân Hương

Năm 1842, Vua Thiệu Trị đề thơ vào bia đá. Bài thơ ấy đến nay được bảo vệ
bằng một lầu bia cao 4m giữa đỉnh đèo:

“Giữa lối xanh um núi chất chồng

Tầng tầng phóng bước cưỡi Cầu Long

Chẳng như Vương Ôc chừa lối tắt

Còn giống La Phù biệt lối thông

Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn

Vươn cao trùng điệp biết bao vòng


Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới

Đúc diệu kỳ quan, lượn khắp vùng”

Phủ đồi Ngang:

+Là một di tích văn hóa tâm linh thuộc hệ thống thờ tín ngưỡng tứ phủ thánh
cậu ở miền Bắc Việt Nam.

+ Nằm ở xã Phú Long, Ninh Bình

+Thờ cậu bé Đồi Ngang, Công chúa Liễu Hạnh, tướng Lê Du thời Đinh

+Lễ hội phủ Đồi Ngang diễn ra vào ngày 10 đến ngày 20 tháng 2 âm lịch.

Động Người Xưa:

+ Là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử

+ Động nằm trên núi đá vôi trong khu rừng nguyên sinh thuộc vườn quốc gia
Cúc Phương.

Vườn quốc gia Cúc Phương:

+ Nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc
Trung Bộ.

+Thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa

+ Là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

+ Là một địa điểm khảo cổ

+ Công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg
ngày 7 tháng 7 năm 1962.

+ Cúc Phương trở thành Vườn Quốc gia vào ngày 9 tháng 8 năm 1986.

+ Trung tâm du khách Cúc Phương là Trung tâm


giáo dục du khách đầu tiên được thành lập ở Đông
Dương.

 Trường Sơn Nam: gồm các khối núi và cao


nguyên
 Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ đồ sộ.
 Địa hình nghiêng dần về phía Đông
 Địa hình cao nguyên ở phía Tây

* Đà Lạt: là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên

 Là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê
từ xa xưa
 Được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX
 Có rất nhiều tên gọi khác như: thành phố mộng mơ, thành phố ngàn hoa,
thành phố ngàn thông, thành phố sương mù, thành phố tình yêu, tiểu Paris
phương Đông, thành phố không đèn giao thông, thành phố không máy
lạnh, xứ Hoa Anh Đào.
 Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối
Cam Ly
 Ở phía Bắc Đà Lạt có dãy Lang Biang (Có núi Ông và núi bà)
 Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc
 Thị trưởng đầu tiên của Đà Lạt là Paul Champoudry
 Từ năm 2005, thành phố bắt đầu tổ chức Festival Hoa Đà Lạt
 Festival Hoa Đà Lạt 2010 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bảy sự kiện
quốc gia mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
 Các ca khúc viết về Đà Lạt: "Cỏ hồng" của Phạm Duy, "Thành phố buồn"
của Lam Phương, "Thương về miền đất lạnh" và "Đà Lạt hoàng hôn" của
Minh Kỳ, "Còn nắng trên đồi", "Hãy ngồi xuống đây", "Vũng lầy của
chúng ta" của Lê Uyên Phương, "Tuổi đá buồn" của Trịnh Công Sơn hay
"Ai lên xứ hoa đào","Bài thơ hoa đào" của Hoàng Nguyên và "Đồi thông
hai mộ" của Hồng Vân
 Những bộ phim lấy bối cảnh Đà Lạt, trong số đó có thể kể đến như Con
ma nhà họ Hứa (1973), Giỡn mặt tử thần (1975), Tình nhỏ làm sao quên
(1993), Khi yêu đừng quay đầu lại (2010)...
 Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc
lộ 20.

Sông
- Có 2360 con sông dài trên 10 km
- 93% là các con sông ngắn và nhỏ, chảy liên tỉnh được đưa vào danh
mục quản lý của Cục đường sông Việt Nam
- 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6 734,6 km được xem là
tuyến đường sông quốc gia.
-Mật độ sông, kênh trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km2.
-Nơi có mật độ sông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ. Khu vực
đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45 km/km2. Khu vực đồng bằng
sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2.
-Tổng lưu lượng nước trung bình của các sông và kênh là 26.600
m3/s. Trong đó, phần được sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%;
phần từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 61,5%. Hệ
thống sông Cửu Long chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng 15,1% và
các con sông còn lại chiếm 24,5%.
-Việt Nam có 23 sông xuyên biên giới.
-Hướng của các dòng sông Việt Nam chảy từ Tây sang Đông, từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, từ đất liền ra biển Đông; nhưng cũng có
những dòng sông chảy ngược, điển hình như Sê San (còn gọi là Krông
Pơ Kô) và Sêrêpôk (còn gọi là Đắk Krô) hình thành ở khu vực Tây
Nguyên rồi chảy ngược hướng Tây sang Camphuchia. Ở miền Bắc có
sông Kỳ Cùng hình thành ở tỉnh Lạng Sơn chảy ngược theo hướng
Đông Nam – Tây Bắc sang Trung Quốc.
-Dọc bờ biển, trung bình cứ 23 km lại có một cửa sông. Việt Nam có
112 cửa sông lạch đổ ra biển. Các cửa sông lớn của Việt Nam thường
bắt nguồn từ nước ngoài, phần trung lưu và hạ lưu chảy trên đất Việt
Nam.
-3 dòng sông rộng nhất là sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu với chiều
rộng trung bình khoảng 1 km.
-Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất là: Sông Hồng
(551 km) ; sông Đà (543 km); sông Thái Bình (411 km); sông
Sêrêpôk (371 km); sông Bé (385 km); sông Chảy (303 km.)
-3 dòng sông có tốc độ dòng chảy lớn nhất là sông Hồng, sông Đà,
sông Lô. Trong đó, lưu lượng của sông Hồng cao nhất vào tháng 8 là
hơn 9.200m3/s.
-Các con sông nổi tiếng:
 Sông Đà: còn gọi là sông Bờ
 Là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng
 Bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
 Dài 910 km (Đoạn ở Việt Nam dài 527 km) diện tích lưu vực là
52.900 km2
 Có 5 nhà máy thủy điện lớn: Bản Chát, Huội Quảng, Sơn La (có
công suất lớn nhất Đông Nam Á), Hòa Bình (có công suất lớn
thứ hai cả nước) và Lai Châu(có công suất lớn thứ ba cả nước)
 Tác phẩm nói về sông Đà: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân,
Với sông Đà - Vũ Quần Phương, Lời hát trên sông Đà -Vương
Trọng,...
 Sông Hồng:
 Có tổng chiều dài là 1 149 km, trên đất Việt Nam dài 510 km
 Bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc
 Còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái (người Pháp đã
phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung
Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã
Giang. Đoạn từ chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà
Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên
Phú Lương.
 Các tác phẩm nói về sông Hồng: Sông quê - Nguyễn Lan Hương,
Sóng sông Hồng - Đỗ Hương,...
 Sông Bạch Đằng: hiệu là sông Vân Cừ
 Là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và
huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục
khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.
 Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
+ Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán(năm 938)
+ Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược (năm 981)
+ Hưng Đạo Vương đại thắng quân xâm lược Nguyên (năm 1288)
(trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
 Có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng:
+ Đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền
+ Đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức .
+ Đền Trần Hưng Đạo ở xã Yên Giang.
 Các tác phẩm nói về sông Bạch Đằng: Bạch Đằng giang -Nguyễn
Sưởng, Phú sông Bạch Đằng - Trường Hán Siêu, Bạch Đằng hải
khẩu -Nguyễn Trãi, ...
 Sông Gianh:
 Chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình
 Bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2 017 m thuộc dãy Trường
Sơn.
 Chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng
Trạch, Bố Trạch để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.
 Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình
 Sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng
Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế
kỷ (1627-1672).
 Sông Bến Hải: còn gọi là Rào Thanh
 Bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn
 Có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m
 Là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng
Trị.
 Là vị trí chia cắt hai miền Nam và Bắc trong cuộc Chiến tranh Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1976.
 Sông Hương:
 Chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương
Thủy, Phú Vang.
 Bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn
 Núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế,
Huế thường được gọi là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.
 Sông Sêrêpôk:
 Là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk, đoạn
chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông.
 Sông dài 406km (Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana).
 Đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy
qua Campuchia dài khoảng 281 km.
 Sông Serepôk có nhiều thác ghềnh hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác
Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy
Nhánh...
 Sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng “Sông Đăk
Krông mùa xuân về” của Tố Hải
 Sông Đà Rẵng: còn gọi là sông Ba
 Là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung
 chảy qua 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên
 Sông dài 388 km, diện tích lưu vực 13.900 km2
 Sông Đà Rằng và núi Nhạn là hai biểu tượng của tỉnh Phú Yên
 Có 2 nhà máy thủy điện là: thủy điện An Khê & Kanak và thủy điện
Sông Ba Hạ
 Có 2 hồ nhân tạo (Hồ Ayun và Hồ sông Hinh) và 1 đập nhân tạo
(Đập Đồng Cam)
 Sông Đồng Nai:
 Là con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ Việt Nam (586 km)
 Lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực (38.600 km2)
 Chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai,
Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh
 Có đập thủy điện Trị An:

*Đập thủy điện Trị An:

 Xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ
năm 1984, phát điện tổ máy số 1 ngày 30/4/1988 và khánh thành
1991
 Có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện
trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh.
 Sông Vàm Cỏ Đông:
 Là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
 Bắt nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt
Nam tại xã Biên Giới, Tây Ninh
 Trong cuộc chiến chống Pháp, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chỉ
huy trận đánh đốt tàu Hy Vọng của thực dân Pháp tại vàm Nhựt
Tảo.
 Nổi tiếng với bài hát “Vàm Cỏ Đông” (sáng tác: Trương Quang Lục,
thơ: Hoài Vũ), “Lên ngàn” (sáng tác: Hoàng Việt).
 Sông Sài Gòn:
 Là một phụ lưu của sông Đồng Nai
 Bắt nguồn từ rạch Chàm tỉnh Bình Phước.
 Chảy qua hồ Dầu Tiếng (hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á)
 Còn được gọi là sông Ngã Cái, sông Thủ Khúc, sông Bến Nghé
 Khi thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ, để hướng dẫn tàu bè ra vào sông
Sài Gòn được an toàn, nhà cầm quyền Pháp đã cho xây một cột cờ
cao 30 mét cách vàm Bến Nghé vài trăm mét, gọi là cột cờ Thủ Ngữ
 Sông Cửu Long:
 Là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh
thổ của Việt Nam.
 Bắt đầu từ Phnom Penh, sông Mê Kông chia thành hai nhánh theo
dòng chảy từ Bắc xuống Nam
 Lưu lượng hai sông rất lớn, khoảng 6.000 m3/s về mùa khô, lên đến
120.000 m3/s vào mùa mưa
 Chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ.

You might also like