You are on page 1of 2

I.

Đặc điểm chung của địa hình


1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồi núi……(thấp) là chủ yếu (85%), núi cao trên 2000m chiếm….%(1)
- Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ
2. Cấu trúc địa hình
- Cấu trúc đa dạng, phân bậc, hoạt động…….. (Tân kiến tạo) làm trẻ lại
- Nghiêng: Tây Bắc- Đông nam
- Có 2 hướng chính: Tây Bắc- Đông Nam và …….(vòng cung)
3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình caxtơ, trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ
- Đất đá bị….. (phong hóa) mạnh mẽ
- Các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ và xâm thực
- Bồi tụ nhanh ở vùng…..( đồng bằng hạ lưu sông)
- Sinh vật nhiệt đới hình thành một số dạng địa hình đặc biệt: đầm lầy than bùn, ví dụ đầm lầy….. (
U Minh) ở Cà Mau , các bờ biển san hô...
4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của của con người
- Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.
- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm mất các ngọn núi, quả đồi=> địa
hình bị san bằng

+ Ví dụ: các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác để sản xuất xi măng

- Địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều.


+ Ví dụ: đê, đập, hầm mỏ,…
- Phá rừng làm bào mòn các đồi núi
II. Các khu vực địa hình
1. Khu vực đồi núi
- Chia thành 4 vùng: …….(Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam)
- Đông Bắc:
+ Vị trí: Tả ngạn sông Hồng
+ Độ cao: Đồi núi ……(thấp) chiếm phần lớn diện tích
+ Hướng nghiêng: …….(Tây Bắc-Đông Nam)
+ Hướng núi: …….( vòng cung)
+ Cấu trúc núi: - Nổi bật với 4 cánh cung: ……( Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều)
- Núi cao hơn 2000m: tập trung ở thượng nguồn sông….(Chảy)
- Núi trên 1000m: giáp biên giới Việt-Trung
- Đồi núi thấp từ 500-600m: ở trung tâm
+ Các thung lũng sông: - ….. (sông Cầu, sông Thương, song Lục Nam,…)
-hướng vòng cung
- Tây Bắc:
+ Vị trí: nằm giữa sông Hồng và sông Mã
+ Độ cao: cao nhất nước
+ Hướng núi: ……..(Tây Bắc-Đông Nam)
+ Cấu trúc núi: - Nổi bật với 3 dãy núi chính:
+phía Đông: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh cao 3143m) giới hạn từ biên
giới Việt-Trung tới khuỷu sông Đà
+phía Tây: núi trung bình (dãy Pu-đen-đinh,…….(Pu-sam-sao)) chạy dọc biên giới
Việt Lào
+ở giữa: thấp hơn gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến
Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình-Thanh Hóa
+ Các thung lũng song: -sông Đà, song Mã, sông Chu
-hướng…..( Tây Bắc- Đông Nam)
- Trường Sơn Bắc:
+ Vị trí: Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
+ Độ cao: Thấp, hẹp ngang
+ Hướng núi: Tây Bắc-Đông Nam
+ Cấu trúc núi: - Gồm các dãy núi song song, so le nhau, cao 2 đầu, thấp ở giữa:
+ Phía Bắc: vùng núi …..( Tây Nghệ An)
+ Phía Nam: vùng núi ……..(Tây Thừa Thiên-Huế)
+ Ở giữa: vùng núi đá vôi …….( Quảng Bình) và vùng núi thấp Quảng Trị
-Mạch núi cuối cùng là dãy….. (Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng
núi Trường Sơn Nam
- Trường Sơn Nam:
+ Vị trí: từ dãy Bạch Mã tới khối núi Cực Nam Trung Bộ
+ Độ cao: cao hơn Trường Sơn Bắc
+ Hướng núi: ……(vòng cung)
+ Cấu trúc núi: -Gồm các khối núi và cao nguyên badan rộng lớn.
-Hai sườn bất đối xứng:
+ Phía Đông: dốc, cao (khối núi KonTum, Cực Nam Trung Bộ có đỉnh cao trên
2000m)
+ Phía Tây: các cao nguyên badan bằng phẳng (Plâyku,………(Đắk Lắk, Mơ Nông,
Di Linh tương đối bằng phẳng) cao từ 500-800-1000m)

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du


+ Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
+ Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng
100m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m
+ Đồi trung du rộng nhất ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng
bằng ven biển miền Trung.

You might also like