You are on page 1of 4

V.

YẾU TỐ PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
HÀ NỘI:
1- Vị thế Thăng Long – Đông Đô từ góc nhìn phong thuỷ cổ
Sau hơn 1.000 năm tới nay, những yếu tố làm nên phong thủy của Thăng Long xưa đã
thay đổi đi nhiều.
Phong thuỷ thường căn cứ vào các dòng sông và các mạch núi để phân định sơn mạch,
sông lớn sơn mạch lớn, sông nhỏ sơn mạch nhỏ. Dựa vào dáng sông thế núi xác định nơi
tàng phong tụ khí để xác lập kinh thành, đô thị, thôn xóm…
Đối với Việt Nam, bao gồm cả nam Trung Hoa và Lào, nằm gọn trong đại sơn mạch
được định hình bởi sông Trường Giang và sông Mê Kông, có thái tổ sơn long cũng xuất
phát từ Tây Tạng (Hymalaya). Đồng bằng Bắc bộ nằm gọn chính giữa của đại sơn mạch
này và Thăng Long là trung tâm là đại huyệt vị chính yếu.
Trước mặt Thăng Long là đồng bằng Bắc bộ, là biển Đông – một minh đường (chỗ đất
trước huyệt, các núi tụ quanh và các mạch đổ về; là nơi tụ hợp của sinh khí.) rộng lớn và
tràn ngập thái dương bên kia là đảo Hải Nam như một triều án. Mặt khác xét trong nội
thuỷ sẽ thấy các dãy núi ( thuộc vùng Tây Bắc và dãy Con Voi nằm giữa sông Hồng sông
Chảy) chạy song song với các dòng sông Đà, sông Hồng, sông Lô  từ tây bắc xuống đông
nam hội tụ tại Việt Trì; sông Hồng tiếp tục chảy xuôi tụ lại ở vùng hồ lớn (Hồ Dâm Đàm
xa xưa thông với sông Cái) và triều hội trước mặt Thăng Long rồi đổ ra cửa Ba Lạt; hai
bên kế cận tay hổ tay long (thanh long bạch hổ) là dãy Tam Đảo và núi Ba Vì…Thật là
một nơi lý tưởng cho “phong tàng thuỷ tụ”.
Trên bản đồ địa hình, trong thế đồng quy của 8 dãy núi xoáy lại, không rõ từ mạch ngầm
nào mà ngọn núi Ba Vì sừng sững “mọc lên”, như thể tạo hoá đã cố công dụng nạp linh
khí của “bốn phương tám hướng” về đây.
Tất cả hội đủ cho mảnh đất Thăng Long trở thành “đệ nhất đại huyệt mạch đế vương quí
địa” mà Cao Biền đã nêu cách nay gần 1200 năm. Trong Chiếu dời đô của Vua Lý Thái
Tổ năm 1010 cũng khẳng định đây là “ khu vực giữa trời đất, có được thế rồng cuộn hổ
ngồi, chính vị đông tây nam bắc, tiện nghi phía trước là sông phía sau là núi. Khu vực ấy
rộng rãi bằng phẳng, đất ở đấy cao ráo sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ
sở, muôn vật thịnh vượng tốt tươi. Ngắm xem khắp nước Việt thấy đây là vùng đất có
phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là  nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ, là đất kinh sư của
kinh sư muôn đời.”.

Họa đồ kinh thành Đông Kinh thời Lê


– Trục Hoàng đạo, trục Thần đạo, trục Tâm linh
Nhìn lại các kinh thành (gồm cả các đô thành lớn) xa xưa ở Trung Quốc và Việt Nam, lõi
của đô thành là hoàng thành nơi ngự trị của quân vương, được bao bọc bởi các phường
dân cư bách nghệ vừa đáp ứng nhu cầu phục dịch vừa là phên dậu. Hoàng thành được xác
lập bởi một trục chính – “Trục chính Hoàng thành” – có hướng bắc nam trùng với hướng
sao Bắc đẩu theo triết lý dịch học về Thái cực, về âm dương ngũ hành, về tam tài Thiên-
Địa-Nhân, (cũng có nhiều trường hợp lệch một số độ so với hướng bắc nam)
Khẳng định vị thế của vua ngồi bắc quay mặt về hướng nam trị vì thiên hạ, cũng là phù
hợp với khí hậu thời tiết vùng trung nguyên Trung Quốc và Bắc bộ Việt Nam.
Trên trục chính  của Hoàng thành bố
cục các cung điện chính yếu, hai bên bố
trí các cung điện phụ thuộc khác…(Trục
chính kinh thành Bắc Kinh được hoạch
định trên quan niệm “đới cửu lý nhất”,
được bố cục các cung điện chính yếu:
Ngọ Môn, Thái Hoà môn, Điện Thái
Hoà, Điện Trung Hoà, Điện Bảo Hoà,
Cung Càn Thanh… Trục chính  Hoàng
thành Thăng long là Điện Kính Thiên,
Cửa Bắc thành… Trục chính Kinh thành
Huế là Điện Thái Hoà, Ngọ Môn, Kỳ
đài…).
Một số đô thị lớn cũng có bố cục một hoặc hơn một trục chính theo hướng bắc nam
(chiếm số nhiều), hướng đông tây hoặc hướng về một vị trí đặc thù về cảnh quan trong
vùng như núi thiêng, sông mẹ, hồ lớn, thắng cảnh… Thuật ngữ quy hoạch đô thị ngày
nay gọi là “ điểm nhấn”, “điểm kết”.
Để tiện theo dõi, xin được trích dẫn định nghĩa của ba từ  trên được nêu trong một số từ
điển hiện hành:
– Hoàng đạo : Quỹ đạo giả định mặt trời quay quanh trái đất trong một năm trên một
vòng tròn chia thành 12 cung.
Vậy trục Hoàng đạo trong quy hoạch mô phỏng theo đường Hoàng đạo với ý niệm chính
yếu, tốt lành
Thần đạo :
– Đạo quỉ thần. Một thứ văn hoá thần diệu 
– (shinto) Tôn giáo truyền thống của Nhật Bản, tin vào đa thần 
– Thuật ngữ Nho giáo: “Đạo làm tôi”,chuẩn tắc người làm tôi phải   tuân thủ theo quan
điểm của Nho gia.
– Tâm linh :
Cái trí tuệ tự có trong lòng người 
Tính chất thiêng liêng của tâm tư tình cảm (4)
Tất nhiên các từ này khi được dùng ở trạng thái danh từ hay tính từ, được dùng vào ngữ
cảnh khác nhau và tuỳ thời sẽ hàm chứa những nội dung khác nhau …
a. Với phong thuỷ nhìn dòng chảy của dòng sông hướng đi của mạch núi thấy không uốn
lượn hữu tình mà trái lại chạy thẳng vô tình thì nơi ấy thuỷ không tụ phong không tàng,
đất ấy lành ít dữ nhiều. Tương tự như vậy là các xung sát hình thành từ các trục giao
thông của các đường phố đô thị – nhất là các trục càng thẳng  càng rộng càng dài thì xung
sát càng lớn.
c. Còn muốn nhìn nhận và khai thác tính chất truyền thống của trục chính Kinh thành
xưa, “Trục chính Hoàng thành” – mà trục đó thường là trục bắc nam hoặc thiên về bắc
nam; thì với Thủ đô Hà Nội đó chính là trục chính của kinh thành Thăng Long xưa hiện
vẫn còn dấu tích có thể nhận biết qua nền điện Kính Thiên, Cửa Bắc thành, Cột Cờ…Nếu
kéo dài về phía bắc sông Hồng trục sẽ di qua thành Cổ Loa, núi Sóc Sơn gắn liền với
truyền thuyết An Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương…
Nguồn tham khảo:
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/ly-luan-phe-binh-kien-truc/vi-the-thang-
long-ha-noi-tu-goc-nhin-phong-thuy.html
https://disanthiennhien.ceid.gov.vn/hoang-thanh-thang-long/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_th%C3%A0nh_Th%C4%83ng_Long
https://danviet.vn/phong-thuy-kinh-thanh-thang-long-xua-ky-1-nui-thieng-trong-kinh-
thanh-7777996279.htm
https://ashui.com/mag/tuongtac/phanbien/2274-phong-thuy-va-linh-khi-thang-long.html

You might also like