You are on page 1of 3

VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ

望廬山瀑布
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川。
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh ra màu khói tía,
Từ xa nhìn thác nước treo như con sông trước mặt.
Bay chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước,
Ngỡ là Ngân Hà rơi khỏi chín tầng mây.

I. TÁC GIẢ:
1. Tiểu sử
- Lý Bạch (701-762), tự Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc Cam Túc)
- Khi 5 tuổi, gia đình ông chuyển đến sống tại làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc
Miên Châu (Tứ Xuyên).
- Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có.
- Tài thơ văn của ông được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, và đến năm 16 tuổi danh tiếng của
ông nổi khắp vùng đất Tứ Xuyên. Nhưng vì chán chốn trần gian ông bỏ lên núi Đái Thiên
Sơn và bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.
2. Sự nghiệp văn học
- Ông là nhà thơ lãng mọn vĩ đại của Trung Quốc.
- Tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói về cõi tiên nên Lý Bạch được gọi là “Thi tiên”.
2.1. Tác phẩm chính
- Thơ ông hiện còn trên 1000 bài: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu,
Hành lộ nan,...
- Nội dung thơ Lý Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng
cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm
phong phú mãnh liệt.
2.2. Phong cách sáng tác
- Phong cách thơ Lý Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế giản dị.
- Đặc trưng nổi bật thơ Lý Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
3. Tác phẩm
* Xuất xứ
Vọng lư sơn bộc bố là một trong số những bài thơ tiêu biểu về đề tài thiên nhiên của nhà
thơ.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (câu đầu): Tả núi Hương Lô.
- Phần 2 (3 câu sau): Tả thác núi Lư..

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khung cảnh núi Hương Lô:


“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”
- Điểm nhìn từ xa => Khắc họa sự hùng vĩ của thác nước.
=> Tạo phông nền cho bức tranh toàn cảnh thác nước.
- “Nhật”: vẻ đẹp của mặt trời chiếu trên đỉnh núi Hương Lô.
- “Hương Lô”: là Hương Lô Phong trên núi Lư - đỉnh núi cao, tròn, mây trắng bay lơ lửng
trên đỉnh xa trông như cái lò hương đang (tử yên) tỏa khói tía huyền ảo .
=> Phát hiện mới: ánh mặt trời làm hơi nước phản quang chuyển thành màu tím rực rỡ, vừa kỳ
ảo.
+ Chữ “sinh”:
=> Tạo cảm giác mặt trời làm nảy sinh sắc màu, mây chuyển vần. Hương Lô đang nghi ngút
trầm hương.
=>Tạo mối quan hệ giữa trời (ánh nắng) và núi (Hương Lô).
=> Lí Bạch đã khắc họa được vẻ đẹp sống động của núi Lư dưới ánh mặt trời, dường
như khi xuất hiện ánh sáng mặt trời thì cảnh vật mới trở nên sống động và đẹp đẽ
hơn. Trong bản dịch đã không lột tả được cái thần của cảnh qua cái thần của chữ
“Sinh” như trong nguyên tác, bài thơ tả thác nhưng trong câu thơ đầu chưa tả thác
làm vai trò phục bút để thác xuất hiện ở ba câu tiếp theo.

2. Khung cảnh thác nước núi Lư


-“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”
● Vị trí quan sát
- Vị trí: Từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác nước.
- Căn cứ: “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” (xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía
trước).
- Thác núi Lư từ trên cao ba nghìn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế sẽ
nhìn được toàn cảnh. Trước mắt ông, thác treo lên như dòng sông dựng ngược.
● Vẻ đẹp thác nước
-“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” Từ xa nhìn thác nước treo như con sông trước mặt.
+ “quải”: Treo – đã biến cái động thành tĩnh
→ Đứng từ xa ngắm lên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách
núi và dòng sông phía trước.
→ Hình tượng thác nước trở nên sống động và rất hùng vĩ.
- “Phi lưu trực há tam thiên xích” Bay chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước,
+ “Phi”: Bay – tốc độ dòng chảy nhanh khủng khiếp.
+ “trực”: Đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông.
+ “tam thiên xích”: ba nghìn thước
→ Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống, giúp người đọc hình dung thế núi
cao, sườn núi dốc, đứng.
→ Mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ.
- “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” Ngỡ là Ngân Hà rơi khỏi chín tầng mây.
+ So sánh, phóng đại dòng thác như dải Ngân Hà.
+ “lạc cửu thiên”: tuột khỏi mây
→ Thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp, huyền ảo lung linh.
3. Tâm hồn và tính cách Lý Bạch
– Lý Bạch đã thể hiện ông là một người có lòng yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp
của thiên nhiên đất nước Trung Quốc.
– Qua bài thơ, người đọc cũng đã thấy được ngòi bút miêu tả điêu luyện, tâm hồn thi sĩ và
tính cách hào phóng, mạnh mẽ của Lý Bạch.
III. TỔNG KẾT:
*Nghệ thuật
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo.
- Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm.
- Nghệ thuật so sánh và phóng đại.
- Tả cảnh ngụ tình.
*Nội dung
Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã miêu là một cách sinh động vẻ đẹp nhìn
lúc xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu
thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

You might also like