You are on page 1of 7

VĂN BẢN MIÊU TẢ

1. Khái quát VBMT:


+ Ví dụ: Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như
để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một
làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng
lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây
sòi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trống, lúc luồn dưới mấy gốc cây
ẩm mục. - Trần Hoài Dương. (Trích Tập làm văn, trang 140, SGK Tiếng Việt lớp 4,
tập 1).
=> Đây là VB Miêu tả.
Ví dụ: Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như
để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một
làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng
lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây
sòi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trống, lúc luồn dưới mấy gốc cây
ẩm mục. - Trần Hoài Dương. (Trích Tập làm văn, trang 140, SGK Tiếng Việt lớp 4,
tập 1).

STT Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
1 Cây sòi cao lớn lá đỏ, chói chiếc lá rập
lọi rình lay động
như những
đốm lửa
2 Cây cơm nguội màu vàng Lá rập rình
rực rỡ lay động như
những đốm
lửa vàng
3 làn gió rì rào chạy rì rào
qua
4 Lạch nước lúc trườn lên róc rách chảy
mấy tảng đá
trống, lúc
luồn dưới
mấy gốc cây
ẩm mục.

VD2:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

1
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
=> Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, cười ngọc thốt
đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
=> Miêu tả tính cách Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà.
Miêu tả vẻ đẹp: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Miêu tả tài năng: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”
+ Miêu tả: là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. (Trích Tập làm văn,
trang 140, SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1).
+ Miêu tả: là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức tranh cụ
thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. (Trích trang
27, Đề cương bài giảng Làm văn, ĐHSP Thái Nguyên)
=> Người tả phải nắm vững cảnh vật mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc sắc và
diễn tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy hình khối, kích thước, màu sắc, âm
thanh, hương vị,... và những cảm giác vui, buồn, ngạc nhiên, thích thú,... khi nhìn cảnh
vật.
+ Văn Miêu tả là: Là một trong những hình thức miêu tả của nghệ thuật. Nó có những
đặc điểm chung và đặc điểm riêng so với các loại miêu tả khác trong lĩnh vực này.
+ Điểm giống nhau:
❖ Đều hoạt động dựa trên quy luật của cái đẹp.
❖ Đối tượng miêu tả phải được hiện lên một cách sinh động, có hồn.
VD: Trong văn miêu tả, một tác phẩm hội họa không chỉ được mô tả bằng các đặc điểm như
màu sắc, hình dạng,... mà còn thông qua cảm xúc và ý nghĩa mà tác phẩm đó gợi lên. Như khi
mô tả một bức tranh cảnh đẹp về hoàng hôn trên biển, người viết có thể chọn những từ ngữ như
"ánh nắng vàng óng ả trên mặt nước biển nhấp nhô êm đềm," hoặc "bầu trời chuyển từ màu xanh
dịu dàng sang gam màu hồng cam ấm áp." Những chi tiết như vậy không chỉ tái hiện hình ảnh
mà còn kích thích tâm trạng và trải nghiệm của người đọc, tạo nên một trải nghiệm đa chiều và
tinh thần khi đọc văn miêu tả.
+ Điểm khác nhau:

MIÊU TẢ TRONG CÁC LOẠI HÌNH VĂN MIÊU TẢ


NGHỆ THUẬT

Hội họa: sử dụng đường nét, màu sắc Sử dụng ngôn từ làm chất liệu

Âm nhạc: sử dụng âm thanh

2
Điêu khắc: sử dụng hình khối

Người đọc có thể cảm nhận được một cách Người đọc chỉ có thể cảm nhận những
trực tiếp: có thể nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó điều đó một cách gián tiếp thông qua trí
thấy ... tưởng tượng của mình

Rất khó diễn đạt trong việc miêu tả tâm trạng, Rất thuận lợi trong việc miêu tả tâm
tình cảm, khía cạnh tinh thần của con người và trạng, tình cảm, những khía cạnh tinh thần
sự vật của con người và sự vật.

Ví dụ: Hội họa: Bức tranh “Hoa phượng” Ví dụ: Miêu tả “cây phượng”

“Nhìn từ xa, cây phượng giống như chiếc


ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng
sân trường. Thân cây to lớn, mập mạp
phình ra khiến hai người ôm cũng không
xuể. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu giống như
từng lớp áo của thời gian đã phủ lên nó
một màu nâu bạc màu nắng mưa. Những
chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên
mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành
như những cánh tay giang rộng đón làn
gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi,
(Trích - Trang 140, SGK Kết nối với tri thức mượt mà như lá me non. Những chiếc lá
với cuộc sống, tập 2) mọc song song hai bên cuống, trông như
đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm
- Hội hoạ là việc sử dụng màu vẽ và tô lên các cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa phượng
mặt phẳng như vải hay giấy.
dài và cong trông rất duyên dáng, tinh tế
- Thông qua các tín hiệu nghệ thuật và hình như đôi mi của người thiếu nữ.”
ảnh được thể hiện qua các phong cách khác
nhau, các hoạ sĩ phản ánh thế giới thực tế và (Bùi Thị Kim Luyến - Ngữ văn K57B)
các hàm ý sâu xa bằng cách riêng của họ.

⇨ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VBMT: Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện
mạo, màu sắc,… của người và sự vật (tả người, tả cảnh, tả tình,..). Từ ngữ sử dụng
thường là tính từ.
2. Đặc điểm VBMT
2.1. Quan sát trong văn miêu tả:
- VD: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như
người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt
có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.”
( trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo.)

3
=> Qua ví dụ trên ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, ốm yếu của Dế Choắt.
Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè
bè,...
Đoạn trích còn thể hiện thái độ trịnh thượng, kiêu căng, coi thường, giễu cợt của Dế
Mèn khi thấy dáng vẻ của Dế Choắt.
- Đặc điểm:
- Các nhà tâm lí học cho rằng: quan sát không chỉ là nhìn, là thấy …mà được hiểu là
tổng thể hoạt động của các giác quan, quan sát là hình thức cao nhất của tri giác.
- Quan sát có vai trò rất quan trọng, nó nối liền thế giới khách quan và thế giới chủ
quan.
- Quan sát không chỉ là quan sát hành động bên ngoài, mà nhiều khi còn phải quan sát
bên trong để thấu hiểu và thể hiện được những diễn biến nội tâm bên trong nhân vật.
- Muốn quan sát tốt còn phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn, góc nhìn hợp lí.
- + Ý nghĩa thứ nhất: Với mỗi góc nhìn, điểm nhìn khác nhau, người viết có thể đem
đến cho người đọc những khám phá mới mẻ về đối tượng nhất định.
- + Ý thứ 2: Góc nhìn là quan điểm, thái độ. => Miêu tả có thể để ngợi ca, có thể phê
phán, hoặc phản ánh một thái độ trung thực, khách quan…
- => Lựa chọn góc nhìn là cần thiết trước khi viết một bài văn miêu tả.
2.2. Liên tưởng và tưởng tượng trong văn miêu tả:
VD: Trích trong bài “Lượm” của Tố Hữu chú bé Lượm được so sánh và liên tưởng rất
đẹp.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch


Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
=> Hình ảnh chú bé Lượm hiện lên vừa tinh nghịch vừa hiên ngang, qua những từ ngữ
vô cùng giản dị nhưng chứa đựng những yếu tố so sánh và liên tưởng khiến người đọc
có thể tưởng tượng ra khung cảnh, hình ảnh chú bé một cách rõ ràng và đẹp đẽ hơn.
- Đặc điểm:
Theo tâm lí học, tưởng tượng là quá trình phản ánh những cái chưa có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở những biểu
tượng đã có.

+ Đối với viết văn nói chung và Làm văn miêu tả nói riêng, tưởng tượng đóng một vai
trò đặc biệt quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm
thanh đều có thể được tái hiện trước mắt trong điều kiện không nhất thiết phải xuất
hiện.

4
+ Văn miêu tả nhằm dựng người, dựng cảnh, dựng không khí, giúp người ta hình dung
ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể.

+ Trong văn miêu tả, so sánh liên tưởng là cần cần thiết nhưng cũng phải đúng lúc,
đúng chỗ, có mức độ và tạo được hiệu quả thẩm mĩ. Nếu lạm dụng và dễ dãi, bài văn
dễ rơi vào trạng thái nhàm chán, sáo rỗng.

=> Nếu không có tưởng tượng trong văn miêu tả thì bài viết sẽ đơn điệu, chỉ là sự sao
chép máy móc các đối tượng miêu tả, không có bất kì sự sáng tạo nào và ở đấy sẽ
không có văn chương.
2.3. Ngôn từ trong văn miêu tả:
Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Tiếng Việt giàu về mặt âm thanh, từ ngữ, ngữ pháp, cách
diễn đạt … Nó đủ sức miêu tả, tái hiện mọi sự vật, hiện tượng, mọi khía cạnh phong
phú và tinh tế của tâm hồn con người.

- Hệ thống từ gợi hình ảnh và cảm giác trong tiếng Việt vô cùng và đa dạng, phong phú.

+ Gợi về tâm trạng: xao xuyến, bâng khuâng, phân vân,…

Vd: Cô ấy phân vân không biết nên chọn món quà nào.

+ Gợi về thính giác: sầm sập, rì rào, thánh thót,..

Vd: Những chú chim đang hót líu lo trong vườn.

+ Gợi về xúc giác: lạnh ngắt, nóng bỏng, xù xì

Vd: Bên ngoài lớp vỏ xù xì của cây phượng ít ai biết được rằng bên trong đó là dòng nhựa
chứa đầy chất dinh dưỡng để nuôi cây.

+ Gợi về thị giác: la đà, lơ lửng, chấp chới…

- Hệ thống tính từ gần nghĩa trong tiếng Việt cũng hết sức tinh diệu.

- Ví dụ: Trong đoạn văn miêu tả về cây phượng:

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và
dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành
những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân
trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng
mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành
trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát
cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi
sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh
của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng,
háo hức cho tuổi học trò. (Trích - https://www.vietjack.com/van-mau-4/#google_vignette)
5
=> Ví dụ trên nói về các từ chỉ màu đỏ có nhiều cách diễn tả về màu đỏ ( đỏ rực, đỏ tươi, đỏ
thắm)

- Về cách diễn đạt, tiếng Việt cũng rất giàu khả năng miêu tả.

Ví dụ: viết rằng “nước chảy róc rách” chắc sẽ không tạo hình bằng “nước róc rách chảy”

- Trong văn miêu tả rất hay so sánh.

Ví dụ: Cả tán bàng sum suê chỉ còn lại những cành trơ trụi khẳng khiu trông như bàn tay của
những ông già khó tính.

=> Trong câu sử dụng biện pháp so sánh

- Ngoài ra cũng sử dụng một số biện pháp tu từ khác rất hiệu quả như nhân hóa, ẩn dụ,
hoán dụ.

Vd: Ông mặt trời vươn vai sau một giấc ngủ dài đánh thức vạn vật bắt đầu ngày mới.
Trên những cành cây cao chị gió mải miết rong chơi nô đùa cùng hoa lá, bầy chim
cũng đua nhau ca hát để chào đón ngày mới bắt đầu.

=> Trong câu sử dụng nhân hóa

- Để trau dồi vốn ngôn từ khi học văn miêu tả cần:


+ Mở rộng vốn từ - để có vốn từ phong phú, thể hiện chính xác sinh động đối tượng miêu tả

Ví dụ: Mở rộng vốn từ Hán - Việt


Sử dụng các từ Hán- Việt trong văn miêu tả. Thay vì sử dụng “ người đàn bà” ta có thể thay
thế bằng “ người phụ nữ”, hay “ người đàn ông” là “bậc trượng phu” , “ trăng - nguyệt”,
“ vân - mây”,...
Ví dụ: Mở rộng từ ngữ mang tính tạo hình, tính gợi cảm cao
Các từ chỉ màu sắc: xanh- xanh biếc, xanh ngắt, xanh ngát
Các từ chỉ hình khối: tròn- tròn vo, tròn trùng trục,..
Ví dụ: Mở rộng từ tượng thanh, từ láy…
Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió: xào xạc, lao xao, vi vu, vi vút,..
Từ láy: lung linh, rung rinh, long lanh,...
+ Ngoài ra còn có thể học ở các nhà văn, nhà thơ về ý nghĩa của từ và cách dùng từ sáng tạo

6
7

You might also like