You are on page 1of 3

Xin chào mừng quý đoàn đã đến tham quan Đỉnh Bàn Cờ.

Em là Nguyễn Thị
Sương là hướng dẫn viên đồng hành cùng quý đoàn trong buổi sáng hôm nay. Ngày hôm
nay được đón quý đoàn đến với tham quan tại đỉnh bàn cờ và niềm vinh hạnh của bản
thân em. Em xin gởi đến quý đoàn lời chức sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Thay
mặt cho ban quản lí của danh thắng xin gởi lời chào đến quý khách, chúc quý khách có
một buổi tham quan vui vẻ và bổ ích. Thưa quý khách. Đà nẵng là một trung tâm kinh tế,
văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung Tây Nguyên. Với
cảnh quan phong phú có núi có rừng có nhiều bãi biển tuyệt đẹp là một điểm dừng chân lí
tưởng. Đà Nẵng nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp tinh khôi, với những biệt
hiệu khác nhau như “thành phố đáng sống”, “thành phố của những cây cầu”,… Khi nói
về Đà Nẵng, người ta thường nhắc về những bãi biển với cát trắng mịn trải dài, những
cây cầu bắc qua sông Hàn thơ mộng, là Bà Nà Hills sống động giữa núi rừng. Nhưng bên
cạnh đó còn có vẻ đẹp mà nhiều du khách còn chưa nhắc tới đó là đỉnh Bàn Cờ phải là
một trong những địa điểm mà quy khach khó có thể bỏ qua.

Đến với Đà Nẵng ai cũng nghĩ đến bán đảo Sơn Trà, thăm bán đảo Sơn Trà không ai lại
bỏ qua địa điểm mang tên “Đỉnh bàn cờ”. Bán đảo Sơn Trà là một viên ngọc của Đà
Nẵng, nơi đây được thiên nhiên ưu ái nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều bãi biển thơ
mộng. Đặc biệt có đỉnh bàn cờ Sơn Trà thần bí. Đây là nơi gợi cho ta có chút cảm giác
hoài cổ giữa cuộc sống hiện đại. Đỉnh Bàn Cờ nằm trên bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng về phía Tây khoảng 8 km. Vị trí sát biển là điểm thuận lợi để nơi đây
trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng. Nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, Bàn
Cờ là một trong những đỉnh núi cao nhất bán đảo Sơn Trà. Đỉnh Bàn Cờ nằm ở bán đảo
Sơn Trà, được ví là “nóc nhà” của thành phố đáng sống Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà
dường như là điểm đến quy tụ khá nhiều những điểm du lịch khác nhau của Đà Nẵng. Từ
ngôi chùa Linh Ứng linh thiêng trấn ngự cửa biển Đà Nẵng, đến các bãi Bụt, bãi Rạng,
bãi đá Obama,… là những bức tranh hòa quyện giữa biển cả và đá tảng hùng vĩ. Nhưng
điểm nhấn của bán đảo Sơn Trà phải kể đến đỉnh Bàn Cờ.

Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía Đông Nam trông như
hình con Nghê chồm ra biển nên gọi là ngọn Nghê, ngọn phía Tây hình dạng như cái mỏ con diều
hâu nên gọi là ngọn Mỏ Diều và ngọn phía Bắc vươn về phía cửa biển dài như cổ ngựa nên gọi là
ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian lâu dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa bồi đắp dần hình
thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.

Trong giai đoạn 1858 – 1975 thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhận định rằng bán đảo Sơn
Trà có vị trí chiến lược quân sự, là bàn đạp tấn công vào Việt Nam. Tháng 8 năm 1858
hạm đội liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến với 2.450 quân được trang bị
vũ khí hết sức hiện đại nhất lúc bấy giờ đổ bộ vào vịnh Đà Nẵng với kế hoạch “đánh
nhanh thắng nhanh” chiếm xong Đà Nẵng vượt qua đèo Hải Vân thẳng tiến ra Huế buộc
triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Sau nhiều lần tấn công Đà Nẵng với cụm thành An Hải – Điện Hải không thành,
người Pháp đã xây dựng trên Sơn Trà những khu căn cứ – hậu cần để nhắm mục đích
đánh chiếm lâu dài. Tuy nhiên chúng đã không thực hiện được ý đồ xâm lược của mình.
Ngày 23/3/1860 quân Pháp tự tay đốt phá đồn lũy và rút quân chạy khỏi vùng biển ĐN,
để lại nơi đây một khu vực chôn cất hàng ngàn binh lính và sĩ quan Pháp – Tây Ban Nha
tử trận.Ngày nay nghĩa địa Pháp – Tây Ban Nha (nghĩa địa Y Pha Nho) là minh chứng
lịch sử không thể quên về sự xâm lược của các thế lực thực dân trong thời kỳ VN cận đại,
thể hiện rõ sự thất bại rút lui của các thế lực thực dân trong đau đớn dưới chân núi Cảng
Tiên Sa – Sơn Trà.

Chưa kể đến vẻ đẹp của đỉnh Bàn Cờ, chỉ cần kể đến cung đường dẫn đến đỉnh Bàn Cờ
cũng đủ làm các quy khach say sưa, mê mẫn vô cùng. Chạy dọc theo con đường biển
Phạm Văn Đồng, dọc theo những bãi biển, trong đó có cả bãi Mỹ Khê - bãi biển được
mệnh danh là quyến rũ nhất hành tinh. Khi một bên là vách đá dựng chênh vênh, rừng núi
bạt ngàn của Đà Nẵng và một bên là cảnh biển, sóng vỗ rì rào. Lấp ló ở phía xa là những
khu nhà cao tầng của Đà Nẵng, hiên ngang giữa bầu trời của thành phố biển. Vậy có thể
nói đến với Đà Nẵng, không chỉ có Bà Nà Hills mà đỉnh Bàn Cờ cũng là một chốn bồng
lai tiên cảnh đẹp đến ngẩn ngơ. Con đường chinh phục đỉnh Bàn Cờ không quá gồ ghề,
nhưng lại có những đoạn khá dốc, tuy nhiên nếu đặt chân đến nơi đây rồi thì vẻ đẹp của
nơi đây sẽ khiến các quy khach quên đi mệt nhọc

Đứng trên điểm cao gần 700m này, bạn sẽ cảm thấy đê mê trong làn sương dày
đặc phả vào người và thích thú chiêm ngưỡng toàn cảnh Đà Nẵng từ trên cao. Xa xa là
một thành phố sầm uất nhộn nhịp những tòa nhà và 9 cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hàn.
Phút chốc, làn mây ngang qua, che khuất tầm nhìn, cả Đà thành như được bủa vây bởi
lớp mây bảng lảng thật đặc biệt

Bãi biển mà tiên nữ tắm ấy bây giờ trở thành bãi biển đẹp nhất Việt Nam với cái Tiên Sa,
còn bàn cờ tiên bây giờ vẫn còn nằm dưới biển để minh chứng một truyền thuyết thực ảo
về Sơn Trà. Và theo truyền thuyết này, người dân đã đặt một bức tượng Đế Thích ngồi
một mình bên tảng đá có hình bàn cờ, đỉnh Bàn Cờ có tên từ đó.

Cũng có trong ghi chép của nhà sử học Lê Quý Đôn “chuyện kể rằng: Có hai vị
tiên ông ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng trong nhiều ngày vẫn bất phân thắng
bại. Rồi một hôm, những tiên nữ bay xuống bãi biển để tắm, trong lúc lơ là nhìn tiên nữ
vui đùa, một tiên ông đã bị đối thủ đánh bại. Bực mình, tiên ông đá văng bàn cờ xuống
biển, rồi bay về trời.

Trước mắt quý khách nhìn thấy là cái bàn cờ :  Tiên ông ngồi dáng vẻ khoan thai,
ngón tay phải trỏ lên đầu, tay trái cầm bầu rượu. Bàn cờ không còn nhiều quân, mỗi bên
còn 3 quân: Bên xanh còn tướng với cặp pháo, bên đen còn tướng với cặp chốt. Thế cờ đã
được cao nhân đặt thành thế cờ tàn cuộc..

Tuy nhiên, truyền thuyết về đỉnh Bàn Cờ và những lời văn chau chuốt không phải
lúc nào cũng thuyết phục, bởi vì Sơn Trà của ngày hôm nay không còn giữ được nét
hoang sơ như xưa nữa, những con đường trải nhựa phẳng lì, những dịch vụ du lịch càng
nhiều và tất nhiên bán đảo huyền ảo ngày càng đông vui và nhộn nhịp. Nhưng hy vọng
truyền thuyết về chốn tiên bồng và khung cảnh tuyệt vời sẽ mãi còn trong kí ức của
những quý khách ghé thăm, của những ai đã từng được hét lên thật to trên đỉnh Sơn Trà
mây phủ.

Đây quả thật là một không gian tuyệt vời cho những du khách muốn khám phá
toàn bộ nét đẹp Đà Nẵng qua tầm nhìn xa và cao từ trên đỉnh núi. Đến với đỉnh Bàn Cờ
bạn sẽ được ngắm những cảnh đẹp trên đường đi, được tận hưởng làn gió mát từ đỉnh
cao, từ biển và đặc biệt là được hòa mình vào thiên nhiên núi rừng. Tất cả hòa quyện lại
với nhau tạo nên một bức tranh mỹ miều, có hồn và đầy sống động.

Và tới đây cho phép hướng dẫn viên xin kính chúc quý đoàn thật nhiều sức khỏe
và có nhiều điều bổ ích và thú vị sau buồi tham quan này.

You might also like