You are on page 1of 4

Họ và tên: Cao Thị Xuân Quỳnh

Lớp: POS 351 SI


MSSV: 26203136792
Địa điểm thực tế: Nhà Trưng Bày Hoàng Sa Đà Nẵng

BÀI THU HOẠCH

Bài làm
Sau hai năm học tập tại trường đại học Duy Tân, em đã học hỏi, trau dồi
được nhiều kiến thức cơ bản nhất của môn chuyên ngành. Tuy nhiên, đến thời
điểm này, em mới tiếp xúc với các môn học đại cương, mà phải nói đến môn “Chủ
Nghĩa Xã Hội Khoa Học”- một môn học khiến đa số sinh viên cho là khó khăn,
nhàm chán. Thế nhưng ít ai biết rằng nó khiến chúng ta có một tư duy logic trong
quá trình học tập và làm việc. Để phục vụ cho môn học về mảng thực hành, em đã
được đi tham quan nhà trưng bày Hoàng Sa Đà Nẵng. Sau khi được tham quan nhà
trưng bày Hoàng Sa em như được khám phá nhiều câu chuyện từ mỗi đồ vật, hiện
vật, tranh ảnh,… Mỗi câu chuyện đều mang đến một cảm xúc nhất định, khó phai
mờ. Bài thu hoạch là toàn bộ những kiến thức mà chúng em tiếp thu, đúc kết được.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa nằm ở Hoàng Sa - Thọ Quang - Sơn Trà - Đà
Nẵng trên trục ngã ba Hoàng Sa với vị trí mặt tiền luôn hướng về Biển Đông. Nhà
Trưng bày được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1.296m2 , trong đó diện
tích xây dựng 412m2, gồm 1 trệt, 3 tầng, cao 18m. Nơi đây là một địa chỉ đỏ lưu
giữ những công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn Biển Đảo của dân
tộc ta, đồng thời khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa chính thức khánh thành vào ngày 28 tháng 03 năm 2018,
nơi đây trở thành một công trình mang tính lịch sử về việc tuyên truyền cho người
dân và bạn bè quốc tế về công cuộc bảo vệ biển đảo và đánh dấu chủ quyền của
dân tộc Việt Nam. Nhà Trưng bày Hoàng Sa là nơi tái hiện các sự kiện, các cột
mốc quan trọng, nơi lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hình ảnh, hiện vật gồm 9 mảng chủ
đề chính khẳng định chủ quyền Biển Đảo của nước ta từ xưa đến nay.
Tại tầng 1, nhà trưng bày Hoàng Sa có rất nhiều những hiện vật tiêu biểu,
khi bước vào nhà Trưng bày, tại vị trí trung tâm tầng 1 ta sẽ thấy Cột mốc đánh
dấu chủ quyền được tái hiện với dòng chữ tiếng Pháp khẳng định chủ quyền Hoàng
Sa là của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Tại đây cũng lưu giữ những văn tự cổ từ
thời Pháp thuộc để khẳng định chủ quyền biển đảo của ta từ lâu đời. Di chuyển lên
tầng 2, ta sẽ thấy hàng trăm hình ảnh, các tư liệu, văn bản từ thời nhà Nguyễn
khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Còn có các bản đồ nước ngoài và bản đồ
của Trung Quốc từ lâu đời qua đó khẳng định rằng hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa không hề có ở bản đồ Trung Quốc và bản đồ Thế Giới. Tại đây có chân
dung những công dân Việt Nam từng làm việc tại quần đảo Hoàng Sa được trưng
bày trang trọng, khẳng định sự thật hiển nhiên rằng người Việt Nam đã làm việc,
sinh sống tại Hoàng Sa từ lâu đời. Tại tầng 3 trưng bày những bằng chứng chủ
quyền đối với Hoàng Sa từ năm 1945 cho đến khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng
chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Nhà trưng bày Hoàng Sa cũng trưng bày những
hình ảnh về những nhân chứng từng có thời gian làm việc ở trên quần đảo Hoàng
Sa. Tổng số hiện vật đang được trưng bày tại đây khoảng hơn 300 đơn vị hiện vật.
Đồng thời, cũng đã đưa chiếc tàu cá ĐNA 90152 (tàu của ngư dân Đà Nẵng bị tàu
Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển
Hoàng Sa) vào khuôn viên bên hông Nhà trưng bày để mọi người cùng chiêm
ngưỡng.
Tất cả đồ vật, hiện vật, tranh ảnh,.. nơi đây đều mang lại cho em cảm xúc
khó phai mờ. Đó chính là quá trình hình thành thành phố Đà Nẵng từ thời kỳ đồ đá
đến hiện đại, những giá trị to lớn về văn hóa- lịch sử, là minh chứng pháp lý chứng
minh hai Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Càng tìm hiểu,
em càng có tình yêu Tổ Quốc mãnh liệt, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu
sắc đến với thế hệ cha ông ta đã đổ máu, đấu tranh để có được Đà Nẵng như ngày
hôm nay – một thành phố đáng sống. Đáng chú ý, ở đây có khoảng 30 bản đồ do
chính Trung Quốc xuất bản và tất nhiên, trong đó không hề thể hiện quần đảo
Hoàng Sa trong phần lãnh thổ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, bên trong tòa nhà
được lấy kiến trúc mô phỏng theo hình ốc biển, đặc biệt là có rất nhiều những
chiếc vỏ ốc được lấy trực tiếp từ quần đảo Hoàng Sa về đây trưng bày, cất giữ.
Những chiếc vỏ ốc bé nhỏ đơn sơ ấy vang vọng ra không gian những âm thanh sao
lạ lùng như những lời thì thầm đầy khắc khoải từ tận sâu thẳm của đáy biển Đông.
Đó là tiếng gọi của biết bao anh hùng đã quên đi những vị kỷ bé mọn của bản thân,
họ đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu để quyên sinh thân mình vì Tổ quốc yêu dấu.
Họ ra đi, nhưng... chẳng thể trở về... Những chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh thầm
lặng, họ xứng đáng là những bậc anh linh hào kiệt để thế hệ muôn đời tưởng nhớ
ghi ơn. Chính vì vậy, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách
nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ và
vai trò xung kích thuộc về thế hệ trẻ, bởi đây là nhân tố quan trọng, quyết định, bảo
đảm cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đưa Việt Nam trở thành “Hòn ngọc
Viễn Đông” sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Chúng ta cần biết
rằng, đất nước Việt Nam với hình chữ S, có bờ biển dài khoảng 3.260 km từ Bắc
xuống Nam chiếm tỷ lệ khoảng 100 km2 đất liền/ 1 km bờ biển và hơn 3.000 hòn
đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của
Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận
trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc
chiến tranh bắt đầu từ hướng biển. Như vậy có tới 2/3 các cuộc chiến tranh, kẻ thù
đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta và đã bị vùi thây tại những
tuyến phòng thủ này. Quả thực, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam anh hùng đã
mạnh mẽ đi lên từ mưa bom bão đạn của chiến tranh, đã quật cường đứng dậy từ
đống trò tàn khốc liệt của lịch sử. Tổ quốc thân yêu của ta đã, đang và sẽ mãi mãi
tươi đẹp trong tri thức những con dân đất Việt, bởi chúng ta hiểu rằng ẩn sâu bên
trong mỗi một tấc đất, mỗi một mầm cây, đều chứa đựng biết bao mồ hôi, nước
mắt và cả xương máu của các thế hệ đã hy sinh vì hòa bình, độc lập tự do cho đất
nước. Hoàng Sa trong trái tim người dân Việt Nam không đơn thuần chỉ là cái tên
của một quần đảo, mà đó là cả dáng hình máu thịt thiêng liêng không thể nào tách
rời của dân tộc Việt Nam. Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh
giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng đối với khu vực và thế giới, vì vậy biển đảo càng có tầm quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của biển và đại
dương”, các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, vì thế các
quốc gia ngày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả, nơi bắt đầu các mưu
đồ đe dọa hòa bình: Trường Sa – Hoàng Sa giờ đây là tâm điểm. Nhưng muốn có
được quyết tâm và hành động để bảo vệ, trước hết chúng phải được trang bị một
cách đầy đủ và vững chắc tri thức hiểu biết và lòng tự hào về những điều mình sẽ
dám bảo vệ, để thế hệ trẻ Việt Nam có ý thức về chủ quyền quốc gia nói chung,
chủ quyền biển đảo nói riêng. Đó là những cơ sở tri thức tiền đề quan trọng giáo
dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức và
trách nhiệm về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đồng thời phát hiện và
dập tắt âm mưu xuyên tạc lịch sử, diễn biến hòa bình, âm mưu thôn tính từng bước,
dưới nhiều hình thức của các thế lực xâm lược thù địch.
Chuyến đi chẳng phải dài nhưng có lẽ đây thực sự là chuyến đi đáng nhớ và
đặc biệt nhất trong lòng em. Giờ đây, khi ngồi lại viết những dòng này từ trái tim
em còn bồi hồi, em một lần nữa xin cảm ơn những người anh hùng quả cảm của
dân tộc. Em thầm nhủ rằng, mình sống được trong hòa bình, hạnh phúc và tự do
như hôm nay tất cả là nhờ những người anh hùng ấy, mình có cơm ăn, áo mặc,
được học hành vui chơi cũng tất cả là nhờ sự hy sinh âm thầm ấy. Cuối cùng, em
xin cảm ơn thầy và Nhà trường đã tạo điều kiện để chúng em có một chuyến đi
thực tế thực sự ý nghĩa và đầy cảm xúc để chúng em hiểu hơn về quần đảo Hoàng
Sa máu thịt, về biển đảo Việt Nam, càng thêm yêu Tổ quốc, biết ơn những chiến sỹ
nơi thềm lục địa xa xôi và hơn nữa là thêm trân trọng những gì mình đang có.

You might also like