You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

BÀI THU HOẠCH


THAM QUAN THỰC TẾ

Tại địa điểm: Bảo Tàng Phụ Nữ Nam Bộ

MÔN HỌC: GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN


HỌC KÌ 3 – NĂM HỌC 2022-2023

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo


Lớp: DH22SW02
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Quỳnh Như

Tp.HCM, ngày 12 tháng 07 năm 2023


Mục Lục
1. Thông tin chung.......................................................................................................................3
2. Giới thiệu nơi tham quan........................................................................................................3
3. Mô tả chuyến tham quan........................................................................................................3
4. Cảm nhận rút ra......................................................................................................................5
1. Thông tin chung
Bảo tàng lịch sử Việt Nam từ lâu đã trở thành địa điểm thường xuyên lui tới của du
khách trong và ngoài nước, nhất là những người yêu thích lịch sử. Tại Thành phố Hồ Chí
Minh có rất nhiều bảo tàng như : Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Lịch sử,...Nhưng trong các
bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, hiếm có bảo tàng nào về phụ nữ và bảo tàng Phụ nữ
Nam Bộ là một trong số ít đó. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chỉ nghe kể qua
trong những giờ học quả thực là chưa đủ, có sờ tận tay, có xem tận mắt những chiến tích,
hình ảnh ở đó em mới thấy những người phụ nữ Việt Nam anh dũng thế nào. Vào ngày
12/7/2023 vừa qua lớp chúng em đã rất may mắn được phía nhà trường và cô Thanh Thảo
tạo cơ hội được đi tham quan thực tế tại bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tọa lạc tại 202 Võ Thi
Sáu, Quận 3.
Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ là một điểm tham quan đặc biệt đáng chú ý tại Thành phố
Hồ Chí Minh, với mục tiêu tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của phụ nữ Nam Bộ, đây là một
nơi tuyệt vời để chúng em có thể bổ sung vào bảo tàng tri thức của mình thêm nhiều trải
nghiệm. Qua đó em có thể học hỏi và khám phá thêm nhiều kiến thức không chỉ bằng lý
thuyết mà em còn được tận mắt nhìn thấy những hiện vật lịch sử di sản về sự đóng góp của
phụ nữ Nam Bộ có thể nghe thấy và cảm nhận được những góc nhìn đa chiều về lịch sử
chiến đấu và nét đẹp không thể hòa lẫn của “một nửa thế giới”. Chuyến tham quan đã phần
nào mang lại cho em thêm nhiều những hình ảnh và tư liệu mà em mới chỉ được đọc trong
sách vở, thêm vào cả tình cảm và tri thức về người phụ nữ. Qua những câu chuyện được
nghe, em cũng học tập được rất nhiều từ những đức tính tốt đẹp về tinh thần lạc quan, lòng
yêu nước của các mẹ Việt Nam anh hùng, sự lao động chân chính. Đúc kết được từ những
điều đó em tự thấy rằng phải sống có lý tưởng và sẽ đem lý tưởng của em để tự tin cống
hiến cho xã hội.

2. Giới thiệu nơi tham quan


Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là một điểm đến văn hóa và lịch sử độc đáo, nơi tôn vinh và
ghi nhận vai trò và đóng góp của phụ nữ trong văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế của
miền Nam Việt Nam. Bảo tàng này không chỉ là một nơi lưu giữ di sản văn hóa mà còn là
một trung tâm nghiên cứu và giáo dục, giúp du khách và cộng đồng hiểu rõ hơn về cuộc
sống, vai trò và quyền lợi của phụ nữ trong lịch sử và hiện tại. Với diện tích rộng và kiến
trúc độc đáo, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ thu hút du khách từ khắp nơi cả trong nước và
ngoài nước với sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Ngay từ lần đầu tiên khi bước vào
bảo tàng, du khách sẽ được chào đón bởi một không gian sáng rực với các trưng bày tinh
tế, tạo nên một cảm giác thoải mái và tò mò để khám phá. Bảo tàng có một số phòng trưng
bày chính, mỗi phòng tập trung vào một khía cạnh cụ thể về phụ nữ và cuộc sống của họ.
Mục tiêu chính của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ không chỉ là lưu giữ và trưng bày các hiện
vật văn hóa, mà còn là tạo ra một không gian thú vị để khám phá và tìm hiểu về sự phát
triển và đóng góp của phụ nữ trong xã hội. Bảo tàng cũng thúc đẩy sự nhận thức và hiểu
biết về quyền lợi của phụ nữ và tầm quan trọng của việc đảm bảo sự công bằng và bình
đẳng giới.

3. Mô tả chuyến tham quan


Đi một đoạn đường khá dài vào một buổi trưa nắng chắc hẳn ai cũng cảm thấy mệt
nhọc bực bội trên đường đi, ấy vậy mà khi vừa đến Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, em đã được
vỗ về bằng những chiếc bóng mát của cây xanh nơi đây với không gian vô cùng mát mẻ và
yên tĩnh. Đập vào mắt em khi vừa đến bảo tàng là khuôn viên rực rỡ hoa phía trước và
được trịnh trọng đặt một tượng đài “ Bà mẹ Nam Bộ “ vô cùng lớn và hiên ngang được đút
bằng đồng cao khoảng 4,5m, mẹ mang trên mình chiếc áo bà ba quanh cổ quấn chiếc khăn
rằn truyền thống, nét mặt vô cùng hiền hậu, nhưng lại đầy vẻ trung kiên. Dưới chân tượng
có khắc tạc 8 chữ vàng : Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang. Đây những gì mà đã
gây ấn tượng mạnh trong mắt khi lần đầu đặt chân đến đây. Sau khi đã tập hợp các bạn để
kí tên điểm danh thì chúng em được di chuyển lên tầng trên để tham quan toàn bộ bảo
tàng, ai ai cũng cảm thấy rất háo hức khi lần đầu tiên được đến tham quan một trong những
bảo tàng lớn ở miền Nam về người phụ nữ. Bảo tàng được chia thành 3 tầng, mỗi tầng mỗi
không gian riêng đều gắn liền với người phụ nữ trong giai đoạn cách mạng và hiện tại với
sự trưng bày khác nhau đầy sáng tạo và màu sắc sẽ giúp chúng em cảm nhận sâu sắc hơn
vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống xưa và nay ở Việt Nam. Tại đây, em được khám
phá những bức tranh sống động về cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Nam Bộ, những đóng
góp của những người phụ nữ hết sức to lớn cho sự phát triển của đất nước, những công
việc truyền thống hay những trang phục và nghi lễ hết sức đặc biệt. Những hiện vật, hình
ảnh và tư liệu đặc trưng mô phỏng cuộc sống của phụ nữ không chỉ trong quá khứ mà còn
trong hiện tại cũng được trưng bày một cách sinh động. Khi đặt chân lên tầng điều đầu tiên
em cảm nhận được là không gian mát mẽ yên tĩnh so với ngoài trời nắng nóng làm em có
tâm trạng hào hứng và thoải mái hơn khi đến đây. Khi đến với tầng 2 em được nghe cô
thuyết minh về 4 phụ là tù nhân chính trị, đối ngoại, hình ảnh phụ nữ chiến đấu khi kẻ thù
ập đến và đội quân tóc dài. Khi nghe thì em khá ngạc nhiên khi biết phụ nữ miền Nam
đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến thắng của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu nhiều cuộc đấu tranh chính trị. Ở
miền Nam, hàng trăm cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra. Các cuộc biểu tình này đều có sự
tham gia của rất đông phụ nữ. Bên cạnh những đòi hỏi chống đánh đập, đòi bồi thường
lương cho công nhân, còn có những yêu sách riêng đối với công nhân nữ. Trong cuộc Tổng
khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954), phụ nữ Nam bộ lại tham gia đông đảo trên nhiều lĩnh vực đấu tranh
chính trị như: lãnh đạo cướp chính quyền, vận động quyên góp ủng hộ kháng chiến, chống
giặc đói, giặc dốt; các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên,... Trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước có thể nói đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất, sáng tạo nhất của
phụ nữ Nam bộ là đấu tranh trực diện của “Đội quân tóc dài” đội quân đặc biệt này xuất
hiện từ cao trào Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960, sau đó lan rộng toàn miền Nam, từ thành
thị đến nông thôn, vùng tạm chiếm đến trung tâm đô thị Sài Gòn. Vũ khí đấu tranh của họ
không phải là súng đạn, mà chủ yếu là lòng yêu nước, là tinh thần quật khởi của phụ nữ
miền Nam. Có những nữ tù chính trị bị tra tấn cho đến tàn phế suốt đời như ở nhà tù Côn
Đảo. Trong hệ thống nhà tù Côn Đảo, không thể nào không nhắc đến sự tồn tại của
“chuồng cọp”. Bên trên mỗi buồng giam đều có một thùng nước bẩn, một thùng vôi bột,
khi tù nhân có dấu hiệu phản đối, cai ngục rắc vôi bột làm mù mắt tù nhân. Phải nghe kể
mới thấy các mẹ Việt Nam anh hùng ngày xưa giỏi như thế nào. Có thể nói bất chấp sự tra
tấn dã man, và các nội quy khắc nghiệt tại "chuồng cọp", các nữ tù đã liên hệ công khai,
đấu tranh đòi tăng khẩu phần ăn, đòi trả quần áo, vật dụng vệ sinh, đòi được tắm giặt, có
thuốc trị bệnh, đòi cho các chị có thai ra bệnh xá sinh nở. Qua đó mới thấy đội ngũ chị em
phụ nữ ở “chuồng cọp” là ngọn cờ dũng cảm kiên quyết làm cho địch khiếp sợ góp phần
cho các cuộc cách mạng. Ngoài ra còn có các bức ảnh, hiện vật lưu giữ dưới nhiều góc độ
thể loại khác nhau nhằm thể hiện sự đóng góp của phụ nữ Nam bộ trong cuộc đấu tranh
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Em khá ấn tượng với 2 bức tranh ở đây vì khi đứng
trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân, những người phụ nữ chân yếu tay mềm đã không
chịu ngồi yên, đã đứng dậy đấu tranh đánh đuổi bọn giặc ra khỏi “nhà”. Thấy người chồng
người con của mình bị bắt đi với chút sức lực nhỏ bé cùng tinh thần yêu nước nồng nàn,
những người mẹ người chị luôn sẵn sàng hy sinh thân mình để đánh đuổi bọn giặc càng
quấy, khiến bọn chúng khiếp sợ, rút quân về nước và trả lại yên bình cho nhân dân. Mặc dù
là phận nữ nhi, chân tay mềm yếu nhưng khi “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Ở đây
ngoài nghe cô thuyết minh em còn được trải nghiệm những công nghệ để có thể được lắng
nghe những câu chuyện về văn hóa, lịch sử một cách sinh động nhất. Nghe xong chúng em
có thời gian tự do tham quan và sau đó chúng em được di chuyển đến tầng 1, nơi mà trưng
bày các trang phục nữ và phụ kiện của phụ nữ Nam Bộ. Xung quanh phòng được trưng bày
nhiều áo dài theo trình tự thời gian. Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong
văn hóa của người Việt, áo dài đã trở thành quốc phục của Việt Nam. Theo thời gian, trải
qua nhiều lần cải tiến, chiếc áo dài Việt Nam ngày càng có giá trị thẩm mỹ cao hơn. Áo dài
thực sự là nét đẹp truyền thống, chứa đựng hồn cốt của dân tộc, đã làm nên những thiết kế
tuyệt đẹp cho người phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng
biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu
dàng của những người phụ nữ Việt. Ngày nay áo dài còn được biến chuyển thành áo dài
cưới, áo dài Tết, áo dài cách tân,.. tuy vậy chiếc áo dài không làm mất đi vẻ đẹp chân chất,
mộc mạc vốn có của nó. Áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam bởi chứa đựng trong
đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam. Tầng 1 còn là nơi trưng bày
các phụ kiện của phụ nữ Nam Bộ như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, hoa tai, đồ trang trí bằng
thêu và đính cườm,giày dép. Sự khác nhau của từng trang phục áo dài của phụ nữ dân tộc,
mỗi nơi trang phục nào cũng sẽ khác nhau nhưng dù ở đâu trang phục ấy cũng tôn được vẻ
đẹp vốn có của người phụ nữ. Ngoài ra còn có các khung cảnh mô phỏng làng nghề truyền
thống của phụ nữ Nam Bộ như là khung cửi được phụ nữ dân tộc miền Nam Việt Nam sử
dụng để làm vải hay công cụ bánh xe quay sợi truyền thống. Sau khi tham quan tầng 1
xong em được xuống lắng nghe triển lãm "Tiếng nói của đất" nhằm giới thiệu và tôn vinh
những làng nghề làm gốm truyền thống - chiếc nôi gìn giữ và phát huy những giá trị của
văn hóa dân tộc.Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, nghề thủ công truyền thống đang
đứng trước nhiều khó khăn nhưng vẫn có những người miệt mài làm việc để giữ nghề, giữ
văn hóa

4. Cảm nhận rút ra


Có thể nói, chuyến đi bảo tàng hôm ấy đã đem lại cho em một trải nghiệm vô giá,
những chuyến đi tìm về lịch sử như vậy thật sự khiến người ta phải trầm ngâm về những gì
đã qua đi và hiện tại. Qua trải nghiệm tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã giúp em có cái nhìn
toàn diện về cuộc sống và vai trò của phụ nữ trong lịch sử và hiện tại. Em đã nhận thấy tầm
quan trọng của sự công bằng giới và quyền lợi của phụ nữ trong xã hội. Bảo tàng không
chỉ là nơi lưu giữ di sản văn hóa mà còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu, góp
phần xây dựng một xã hội tôn trọng và đánh giá cao vai trò của phụ nữ. Chuyến tham quan
tuyệt vời này đã giúp em được mở mang tầm mắt nhiều hơn em cảm thấy thích thú so với
học lý thuyết chán nản mệt mỏi.
Từ câu chuyện về những nữ anh hùng hay thành tựu của họ đến những nghề thủ công
độc đáo, em đã được khám phá và học hỏi những giá trị và sự hy sinh của phụ nữ trong xã
hội. Em biết thêm những khía cạnh cụ thể về cuộc sống của phụ nữ. Những hiện vật và
hình ảnh quý giá, biết thêm về sự đóng góp của phụ nữ trong các cuộc kháng chiến Khi
chưa đến bảo tàng, được học trên lớp em nghĩ phụ nữ cũng chỉ có phần ít nào đóng góp
đến thế giới. Nhưng khi được nghe được thấy em cảm nhận được phụ nữ hay đàn ông đều
có vị trí và vai trò ngang nhau em đã nhận thấy tầm quan trọng của sự công bằng giới và
quyền lợi của phụ nữ trong xã hội nam hay nữ cũng đều bình đẳng và có quyền tham gia
đến các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục trong xã hội.Theo em thì em thích nhất
trong chuyến tham quan là những câu chuyện về lịch sử vì em khá thích lịch sử nên khi
nghe thì em cảm thấy người phụ nữ quá là mạnh mẽ và giỏi giang với tinh thần bất khuất,
kiên cường, không ngại khó khăn, đã anh dũng hy sinh và không ngừng chống trả những
thế lực thù địch để có thể giữ vững hòa bình của đất nước và giữ vững chủ quyền của đất
nước Việt Nam. Là một người may mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình
khi biết thêm về sự hy sinh của các người đi trước em càng thêm trân quý cuộc sống ngày
nay hơn.
Theo em để đề xuất giải pháp để thực hiện bình đẳng giới thì nên chúng ta nên nâng
cao giáo dục và nhận thức về vấn đề giới đảm bảo rằng mọi người được tiếp cận với giáo
dục chất lượng và thông tin về bình đẳng giới từ giai đoạn sớm của cuộc sống bác bỏ
những quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Hệ thống pháp luật cần đảm bảo bình đẳng giới
và bảo vệ quyền của tất cả mọi người, bất kể giới tính để đảm bảo công bằng về việc làm,
giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các quyền lợi khác. Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ
vào chính trị và kinh tế vì hiện nay còn khá ít người phụ nữ hoạt động trong chính trị. Loại
bỏ các rào cản về giới tính như là chấm dứt sự kỳ thị giới tính thay đổi các quan điểm xã
hội và văn hóa liên quan đến vai trò và trách nhiệm của nam giới và nữ giới.
Kết thúc buổi tham quan chúng em không chỉ biết nhiều hơn mà còn học hỏi được biết
bao điều. Để có chuyến đi này em xin cảm ơn đến phía nhà trường cũng như cô Thảo vì đã
tạo điều kiện cho chúng em có trải nghiệm thực tế này. Tuy thời gian không nhiều nhưng
em đã có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức mới, em được tận mắt nhìn thấy các chứng tích
lịch sử mà có lẽ em sẽ không bao giờ quên được.

You might also like