You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


--oOo--

CHỦ ĐỀ: CẢM NHẬN VỀ TỘI ÁC MỸ VÀ TAY SAI.


TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN VÀ DÂN CẢ NƯỚC.
TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN ĐỐI VỚI TỔ QUỐC.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Dũng


Mã số Sinh viên:231A320251
Mã LHP: 231POL10816
Số điện thoại:0392436104
Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Hữu Vượng

Năm 2024
Báo Cáo Về Trải Nghiệm Bảo Tàng
CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

I. Phần mở đầu:
- Sau những buổi học trên trường, được tiếp thu kiến
thức từ môn Lịch Sử Đảng. Từ người thầy đáng kính và
có thâm niên với nghề đã truyền dạy cho các sinh viên
khoá trước cũng như các sinh viên khoá sau, tìm hiểu kỹ
hơn về lịch sử việt nam của chúng ta, nắm rỏ hơn về các
cuộc chiến tranh khắc nhiệt, đổ máu của ông cha ta, đồng
bào ta, để giữ gìn gian sơn đất nước.
- Qua các buổi học đó chúng tôi được sự chỉ đạo của nhà
trường, và hướng dẫn từ thầy Nguyễn Hữu Vượng, tôi và
các bạn cũng đã được đặt chân đến bảo tàng Chứng Tích
Chiến Tranh, nằm ngự trị tại số 28 đường Võ Văn Tần,
Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh là một trong những


điểm tham quan lịch sử quan trọng, nơi lưu giữ và trưng
bày các chứng tích của chiến tranh và hậu quả của nó.
Báo cáo này sẽ tóm tắt và đánh giá trải nghiệm của
chúng tôi khi thăm bảo tàng này.

II. Trải nghiệm và nhận xét:


1.Phần Giới thiệu và Khám phá:
- Điều đầu tiên khi đặt chân đến bảo tàng, chúng tôi phải
qua cửa giữ xe của bác bảo vệ, tận tình, tận tâm đã dắt xe
cho tôi còn chỉ và hướng dẫn cho tôi hướng đi vào cửa
chính của bảo tàng.
Hình nhìn từ ngoài và trong ra ở bảo tàn.
- Bước vào bảo tàng, chúng tôi được chào đón bằng
không gian trang nghiêm và yên bình, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tham quan và học hỏi về lịch sử chiến
tranh của quốc gia. Các biển báo và bảng mô tả rõ ràng
về mỗi phòng trưng bày và các bộ sưu tập. Hình ảnh đập
vào mắt đầu tiên là những chiếc máy bay và xe tăng nhìn
đồ sộ rất riêng.

Hình ảnh máy bay và xe tăng của bảo tàng


Ảnh nhóm 10 khi đến bảo tàng thăm quan.

2. Phòng chưng bày và chứng tích:


- Tổng quan bảo tàng được chia thành các phòng
trưng bày theo từng giai đoạn chiến tranh và vùng
lãnh thổ, từ chiến tranh thế giới đến chiến tranh
Việt Nam, nhìn các chứng tích còn sót lại và hình
ảnh minh hoạ thực tế.
- Mỗi phòng trưng bày đều có các chứng tích đặc biệt
như vũ khí, quân trang, hình ảnh, và những ghi chép lịch
sử. Những hiện vật này không chỉ là những vật dụng mà
còn là những chứng nhân sống động về cuộc chiến. Giúp
chũng ta gợi nhớ về những bai học bài giảng thậm chí là
thấy lại hình ảnh chân thật đến khó tin của thời chiến.
- Giúp tôi nhận thức về Tội ác Mỹ và Tây Sai trong
cuộc chiến tranh Việt Nam và đây là một phần không thể
phủ nhận của lịch sử. Mỹ và các lực lượng đồng minh đã
thực hiện nhiều hành động quân sự và chính trị gây ra
nhiều thảm họa cho dân Việt Nam bằng những chất độc
và bom mìn với ý đồ chiếm đoạt đất nước ta. Chúng sử
dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, cuộc không kích, sử dụng
hóa chất độc hại như da cam, và những chiến lược phá
hoại khác đã gây ra những tổn thất không thể khôi phục
được cho dân cư và môi trường.

Hình ảnh phòng tội ác chiến tranh Chuồng cọp.

- Mỗi chứng tích đều được diễn giải một cách rõ ràng
và cung cấp thông tin đầy đủ về nguồn gốc, ý nghĩa lịch
sử, và vai trò trong chiến tranh. Các bảng thông tin, hình
ảnh, hoặc video được sử dụng để truyền đạt thông điệp
thực tế và khách quan, âm thanh mô phỏng sôi động và
chân thật.
- Các chứng tích ở bảo tàng được bảo quản và bảo vệ
một cách cẩn thận và nghiêm ngặc để đảm bảo tính
nguyên vẹn và an toàn của chúng. Đặc biệt, các vật dụng
nhạy cảm như vũ khí cần được đặt trong các vùng được
bảo vệ và không thể tiếp cận.
- Qua hình ảnh trên tôi thấy bảo tàng có một mục tiêu
giáo dục rõ ràng, nhằm tăng cường hiểu biết và nhận

thức về lịch sử và hậu quả của chiến tranh trong xã hội.


- Trong quá trình thăm quan, chúng tôi đã được khuyến
khích để suy nghĩ và thảo luận về những hậu quả của
chiến tranh đối với con người và xã hội. Bảo tàng không
chỉ nhắc nhở về những mất mát mà còn tôn vinh lòng can
đảm và sự hi sinh của người lính và dân thường. Họ hi
sinh bằng xương máu cho ta được bình yên hãy biết ơn
và trân trọng những gì mà họ là những người lính, người
anh hùng vì nước quên thân.

Hình ảnh tham quan bảo tàng

III. Đánh giá kết luận và trách nhiệm của sinh viên
đối với tổ quốc.
- Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh là một điểm đến
lịch sử quan trọng, mang đến trải nghiệm sâu sắc và
sâu sắc về chiến tranh và hậu quả của nó.
- Việc trưng bày các chứng tích được thực hiện một
cách chuyên nghiệp và ấn tượng, góp phần làm nổi
bật câu chuyện lịch sử đầy cảm xúc.
- Bảo tàng góp phần giáo dục và khuyến khích sự suy
nghĩ và cảm thông về những hậu quả của chiến
tranh, từ đó góp phần vào việc xây dựng một xã hội
hòa bình và thịnh vượng.
- Tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Nam
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước là biểu
hiện rõ nét của sự đoàn kết và kiên trì. Trong bối
cảnh đối mặt với sự mạnh mẽ của đối thủ, dân tộc
Việt Nam đã thể hiện sự hy sinh và sự quyết tâm
không ngừng chiến đấu để bảo vệ đất nước và tự do
của mình. Tinh thần này đã góp phần lớn vào chiến
thắng cuối cùng của Việt Nam.

 Trách nhiệm sinh viên đối với Tổ quốc:

- Trách nhiệm của sinh viên đối với Tổ quốc là một


nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng. Sinh viên, như
những người trẻ tuổi và trí thức của xã hội, có
trách nhiệm tham gia và đóng góp vào sự phát
triển và bảo vệ Tổ quốc. Điều này bao gồm việc
học tập chăm chỉ, rèn luyện bản thân, và tham gia
vào các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa, từ việc
tham gia vào các hoạt động xã hội cho đến việc
bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động
tình nguyện.
- Kết thúc buổi thăm quan, đầy ý nghĩa và cũng là
một bài học vô cùng quý giá với sinh viên, có ý
nghĩa không chỉ trên sách vở mà còn là bài học
đường dài có giá trị nhân văn và tính tinh thần đạo
đức, giúp sinh viên và mọi người biết đến lịch sử
Việt Nam.

You might also like