You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THU HOẠCH


CHO CHUYẾN ĐI THAM QUAN THỰC TẾ TẠI BẢO TÀNG
ĐÀ NẴNG VÀ NHÀ TRƯNG BÀY HOÀNG SA
Giảng viên giảng dạy : ThS.NGUYỄN KHOA TUẤN
Môn : Triết học Mác-Lênin
Lớp : BA19A3B

Người thực hiện : NHÓM FRIENDLY (NHÓM 7)


1. Trương Thị Trúc Linh
2. Đỗ Thị Kim Ngân
3. Đặng Thùy Giang
4. Nguyễn Trần Phương Ly
5. Dương Anh Toàn
6. Lê Thanh Trung

TP.Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2021


BÀI LÀM

Đà Nẵng, một thành phố biển với nhiều địa điểm du lịch các bạn không nên
bỏ qua một nơi tham quan hấp dẫn là Viện Bảo tàng Đà Nẵng và Nhà trưng bày
Hoàng Sa. Nơi đây đã ghi lại dấu ấn của quân dân Đà Nẵng trong buổi đầu đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược và minh chứng cho một quá trình đấu tranh
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Khi đến với chuyến đi tham quan Bảo tàng Đà Nẵng và Nhà trưng bày Hoàng
Sa để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ và cảm xúc khác nhau. Đối với nhóm
chúng em nói riêng cũng như tâm lí của các bạn sinh viên nói chung việc học bộ
môn Triết trên lớp quả là điều khó và không lấy gì hào hứng, chưa nói tới việc
tìm hiểu những di tích lịch sử, truyền thống của Đà Nẵng và dân tộc ta. Nhưng
có lẽ qua chuyến đi này chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều, được tìm hiểu
quá trình  lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân Đà Nẵng qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chuyên đề chứng tích chiến tranh của lính Mỹ ở
Đà Nẵng và vùng phụ cận cùng minh chứng của đảo Hoàng Sa. Sẽ thật tự hào
nếu có dịp được giao lưu với những người bạn ngoại quốc em sẽ có thêm kiến
thức để có thể kể cho mọi người nghe về Đà Nẵng và dân tộc Việt Nam với bề
dày lịch sử. So với việc học tập bằng những tư liệu trong sách giáo khoa thì việc
được tận mắt quan sát các hiện vật một cách cụ thể như thế này chúng em có thể
lĩnh hội được nhiều hơn. Khi bước chân đến bảo tàng này, thực sự em rất hào
hứng và thích thú lắm!

Địa điểm đầu tiên mà nhóm đến trong chuyến đi này là Viện bảo tàng Đà
Nẵng. Bảo tàng Đà Nẵng được xây dựng bên trong khuôn viên của di tích thành
Điện Hải. Bảo tàng là không gian thu nhỏ của thành phố Đà Nẵng, những hoạt
động của người dân Đà Nẵng được tái hiện một cách sinh động. Với hơn 2500
tư liệu, hình ảnh được sắp đặt khoa học và logic, đã tái hiện lại lịch sử và thu
nhỏ lại không gian thành phố.Theo như bản vẽ trong tờ hướng dẫn cho du khách
do anh chị hướng dẫn bên viện bảo tàng cung cấp thì không gian trưng bày của

1
Bảo tàng gồm 3 tầng.Tầng I sẽ giới thiệu tổng quan về các yếu tố tự nhiên, văn
hóa, xã hội của Đà Nẵng.Tầng II thì trưng bày về lịch sử đấu tranh cách mạng
của quân dân Đà Nẵng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chuyên đề
chứng tích chiến tranh của lính Mỹ ở Đà Nẵng và vùng phụ cận.Tầng III sẽ là
đặc trưng văn hóa dân tộc ở Đà Nẵng – Quảng Nam.

(Bảo tàng Đà Nẵng)

Ấn tượng đầu tiên khi đến bảo tàng là chiếc máy bay trực thăng của quân đội
Mỹ sử dụng ở chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng mà quân và dân ta tịch thu
được trong chiến dịch giải phóng Đà Nẵng tháng 3 năm 1975. Bên cạnh đó là
hình ảnh 21 tảng đá san hô được mang về từ 21 đảo của quần đảo Trường Sa mà
hiện nay Việt Nam khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo này.
Khá ấn tượng khi bước vào khu vực trưng bày mở đầu của bảo tàng, được thiết
kế hình vòng cung rất ý nghĩa như dáng dấp vùng đất Đà Nẵng ôm lấy biển
khơi. Trung tâm của không gian này là hình ảnh 5 cánh buồm, tượng trưng cho
ngũ hành, cho thành phố biển đang vươn ra biển lớn. Năm cánh buồm mang các
bức phù điêu phác thảo các giai đoạn phát triển của Đà Nẵng. Các tầng được bố
trí và trưng bày rất logic theo dòng lịch sử hình thành và phát triển Đà Nẵng
trong tiến trình lịch sử của đất nước.

2
(Bức phù điêu hình 5 cánh buồm)

Qua tìm hiểu và quá trình quan sát thì nhóm đã tìm ra được các nội dung từng
bức phù điêu được khắc họa một cách cụ thể và khác nhau.Đầu tiên là cánh
buồm thứ nhất sẽ thể hiện truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Hùng Vương
dựng nước, khẳng định nguồn cội của dân tộc Việt Nam chúng ta.Tiếp theo là
cánh buồm thứ 2 nó lại thể hiện rõ non sông đất nước ở phương Bắc, tiêu biểu là
Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến.Đặc biệt là mảng trung tâm là cánh
buồm thứ 3 sẽ khắc họa nên một hình ảnh vua Lê Thánh Tông, vị vua anh minh
lỗi lạc, có công lao to lớn trong hành trình mở cõi về phương Nam. Phù điêu thể
hiện vua Lê Thánh Tông đang đứng trên đỉnh Hải Vân vào một đêm trăng sáng,
nhìn vào xứ Đồng Long – Đà Nẵng trong lần thống lĩnh đại binh đi Bình Định,
mở đất phương Nam (1471). Bên cạnh đó là cánh buồm thứ 4 nói lên truyền
thống anh hùng của người dân Đà Nẵng trong lịch sử chống ngoại xâm giữ gìn
non sông bờ cõi, đỉnh cao là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ.Cánh buồn cuối cùng là hình ảnh thành phố Đà Nẵng thân yêu của chúng ta
trong thời kỳ đổi mới và phát triển. Trung tâm là chiếc cầu quay sông Hàn, hình
ảnh đặc trưng của thành phố và là biểu hiện của sức mạnh đồng thuận Đà Nẵng
trên đường xây dựng quê hương giàu mạnh. Và đặc biệt là hình ảnh về cột mốc
chủ quyền Hoàng Sa.

3
Bao trùm cả tầng 1 là hình ảnh, hiện vật về điều kiện tự nhiên, địa chất, hệ
sinh thái Đà Nẵng, các bộ sưu tập về Đà Nẵng thời Tiền sơ sử với những hiện
vật đặc trưng như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai 3 mấu, mộ chum. Những di
chỉ khảo cổ học tại Đà Nẵng như di chỉ Vườn đình Khuê Bắc, di chỉ Nam Thổ
Sơn cho ta biết được rằng cách đây khoảng 3000 năm đã có người sinh sống tại
mảnh đất Đà Nẵng. Ngoài ra còn có phần trưng bày về Văn hóa biển và cảng
biển Đà Nẵng, về đô thị Đà Nẵng trước năm 1975 và các ngành nghề thủ công
nghiệp tiêu biểu của Đà Nẵng. Chỉ hết tầng 1 thôi cũng đã đủ để mang lại cho
chúng em nhiều cảm xúc và niềm tự hào vô kể đối với mảnh đất Đà Nẵng nói
riêng và dân tộc Việt Nam nói chung rồi phải không? Chúng em đã được học
hỏi và lĩnh hội rất nhiều điều từ chuyến đi này.Chúng em rất tự hào mình là
người con miền đất Việt.

(Một số hình ảnh ở tầng 1 minh chứng cho chuyến đi của nhóm)

Và chúng ta sẽ đến với tầng 2 của Viện bảo tàng trưng bày những chứng tích,
hiện vật, kỷ vật chạm vào trái tim mỗi chúng ta.Tại tầng hai gây ấn tượng mạnh
và xúc động với sự tái hiện quá trình chống thực dân Pháp 1858 – 1860; các
phong trào yêu nước trước năm 1930; kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Nhất là ở
đây còn trưng bày lại một số bộ sưu tập của Bảo tàng chứng tích chiến tranh
trước đây. Gian trưng bày đã tái hiện lại cuộc đấu tranh của nhân dân Quảng
Nam – Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc.

4
(Báo Le Monde illustré ( 12-5-1860 ) – Toàn cảnh Vịnh Tourane, nhìn từ pháo đái Aiguad)

Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu một số hiện vật, tư liệu của các sự kiện này và
chân dung của các sĩ phu, nhà yêu nước tiêu biểu của đất Quảng Nam – Đà
Nẵng.Tại đây chúng ta được biết đến các danh tướng như Lê Đình Lý, Nguyễn
Tri Phương…trong thời kỳ đầu chống pháp, đã lãnh đạo quân dân đánh bại liên
quân Pháp – Tây Ban Nha để bảo vệ Đà Nẵng, và cũng tại nơi đây chúng ta còn
được nhìn thấy những hình ảnh, chứng tích và các kỷ vật của các nhà cách mạng
ưu tú của Quảng Đà mà tên tuổi của họ đã gắn với những trang sách con đường
như: Lê Văn Hiến, Thái Thị Bôi, Phan Văn Định, Hồ Nghinh… Cảm giác thật
sự xúc động xen lẫn tự hào khi lần đầu tiên được nhìn thấy hình ảnh chị Trần
Thị Lý cùng với các kỷ vật của chị được lưu giữ nơi đây.Bên cạnh đó là những
chứng tích chiến tranh của quân đội Mỹ ở Đà Nẵng và vùng phụ cận. Khu căn
cứ quân sự liên hợp của quân đội Mỹ hay các loại vũ khí quân đội Mỹ đã sử
dụng ở chiến trường miền Nam, một không gian tái tạo Cây nhiệt đới và hàng
rào điện tử McNamara, hay những cuộc hành quân bắn phá, càn quét của quân
đội Mỹ,nhưng tội ác của Mỹ không biết bao nhiêu cho xuể, những loại quân
trang, quân dụng của lính Mỹ đã dùng trong quá trình chống phá nước ta.

5
( Các vật thể của Mỹ sử dụng trong cuộc chiến vũ khí hóa học)

Tiếp theo của khung gian trưng bày là vũ khí hóa học và chất độc da cam –
dioxin quân đội Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam. Một cuộc chiến tranh
hoá học quy mô nhất, kéo dài ngày nhất trong lịch sử nhân loại, để lại hậu quả
vô cùng nặng nề cho con người và môi trường sinh thái nước ta. Thông qua bức
tranh cổ động của nước ngoài phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở
Việt Nam, các phong trào đấu tranh của các nước trên thế giới ủng hộ cuộc
chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam, băng rôn, cờ, khẩu hiệu, các loại phù
hiệu của nước Đức, Ý, Nhật, Pháp…nhân dân toàn thế giới đã lên tiếng phản đối
cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ đã tiến hành tại Việt Nam.Xem đến
đây trong mỗi chúng ta càng dé lên một tình thần yêu nước nồng nàng hơn.
Không chỉ dừng lại ở đó quân dân ta luôn tìm cách khắc phục hậu quả chất độc
dioxin tại Đà Nẵng.  Hiện nay, bên cạnh các hoạt động chăm lo, săn sóc, giúp đỡ
và tạo điều kiện làm ăn, sinh sống cho những nạn nhân chất độc da cam luôn
được thành phố chăm lo, việc khắc phục các khu vực nhiễm chất độc da cam
đang được thực hiện, trong đó mấy năm gần đây người Mỹ cũng đã hỗ trợ trong
việc giải độc tại khu vực sân bay Đà Nẵng. Kết thúc trưng bày tầng 2,giờ đây
nhìn lại quá khứ không phải để gợi lại sự hận thù mà để cùng nhau rút ra những
bài học kinh nghiệm của lịch sử, mong rằng những thảm cảnh đáng buồn đó sẽ
không còn tái diễn trên đất nước Việt Nam cũng như bất cứ nơi nào trên trái đất
6
của chúng ta.Chúng ta cùng nhau dành cho nhau những tình yêu thương,đoàn
kết và đùm bọc lẫn nhau như truyền thống lâu đời nay của dân tộc Việt Nam ta.
Và đó cũng chính là một phần cảm nghĩ mà nhóm em đã rút ra được sau khi đi
tham quan hết khung cảnh trưng bày tầng 2.

Sau đây chúng ta cùng đến với văn hóa cộng đồng các dân tộc ở Đà Nẵng –
Quảng Nam của chúng ta ở tầng 3.Như chúng ta đã biết mỗi đất nước,mỗi dân
tộc,mỗi vùng miền đều có đặc trưng về văn hóa khác nhau.Một trong số đó có
thể nói đến là xứ Quảng một vùng đất có bề dày lịch sử – văn hóa lâu đời. Trải
qua rất nhiều thời kỳ lịch sử thăng trầm, vùng đất Quảng vẫn còn lưu giữ nhiều
nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, mang đậm giá trị tinh thần nhân văn sâu sắc. Văn
hóa của xứ Quảng hình thành dựa trên sự giao lưu, tiếp biến khi những lưu dân
Việt vào đây khai canh, khai cư mang theo những nét sinh hoạt truyền thống của
người Việt và dung hòa với văn hóa bản địa của người Chăm và một số tộc
người thiểu số nhóm Môn-Khơ me ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên. Nền
kinh tết Việt Nam thời kì đó thì hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là làm nương
phát rẫy, trồng lúa và các loại ngũ cốc. Nói đến đây chúng ta thấy rằng con
người xứ Quảng siêng năng cần cù, chịu khó làm việc, mặc dù thời kì đó không
có dụng cụ sản xuất nhưng người dân vẫn chế tạo ra được các dụng cụ để phục
vụ sản xuất, săn bắn.

7
Nơi đây đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước, nơi lưu
giữ  những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao.Đó cũng chính
là nơi đại diện cho các loại hình văn hóa nông nghiệp của dân tộc Việt Nam. Ở
đây, khi bước vào bên trong điều đầu tiên sẽ được thấy là một căn nhà Rường
truyền thống của người dân được thiết kế xây dựng đặc sắc để phù hợp với điều
kiện thiên nhiên nơi đây.Thể hiện sự tôn trọng lễ nghĩa của người Việt xưa với
không gian thiết kế từng phần khác nhau, mỗi phần đều thể hiện một ý nghĩa
một văn hóa đặc sắc khác nhau của dân tộc. Cùng với đó, giá trị văn hóa của
vùng đất Quảng còn tỏa sáng từ những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong
các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương nặng
nghĩa tình này được giới thiệu qua các sưu tập về trang phục, đồ dùng trong lễ
cưới; những chiếc khuôn bánh in mộc mạc, bộ nghề mộc, về nhạc cụ hay như
những vật dụng sinh hoạt thường ngày, đồ mỹ nghệ, trang trí… Tất cả đã nói lên
tài hoa và sự khéo léo, tinh xảo của người xứ Quảng. Đây chính là những tài sản
vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng cư dân Việt ở đất Quảng. Tiếp theo là
không gian tái tạo lại quầy thuốc Bắc rất công phu.Như vậy nghề bốc thuốc đã
có từ xa xưa và nó đã trở thành một trong số nét văn hoa của con người đất
8
Việt.Đến nay, như chúng ta đã thấy nghề thuốc Bắc cũng càng ngày càng lớn
mạnh. Lúc này ở Đà Nẵng đã có nhiều hàng hiệu, tiệm thuốc Bắc của cộng đồng
người Hoa, bao gồm cả việc bắt mạch, kê đơn, bán thuốc, châm cứu, chữa
bệnh…

(Không gian tái tạo lại quầy thuốc Bắc)

Cùng với đó, ấn tượng của chúng em khi nhìn thấy giá trị văn hóa của vùng
đất Quảng còn tỏa sáng từ những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các bộ
trang phục dân tộc, nhìn những bộ quần áo được dệt từ lụa và khi thấy đươc
những bức tượng tái tạo lại hoạt động của con người nơi đây thì chúng em càng
cảm nhận được từng nét riêng của từng dân tộc khác nhau.

9
Kết hợp với đó là các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống
trên quê hương nặng nghĩa tình này được giới thiệu qua các bức tượng mô tả về
các nét đẹp trên quê hương, các ngành nghề, các loại nhạc cụ,...Nhắc đến loại
nhạc cụ thì không tránh khỏi sự tò mò của chúng em về Cây đàn nước của
người Xơ đăng. Vì nó mang lại cho chúng em cách nhìn mới lạ nên chúng em
quyết định tìm hiểu và được biết Đàn nước là một nhạc cụ dân tộc độc đáo của
người Xơ Đăng. Đàn nước Xơ Đăng được làm bằng cây gỗ rừng, chất liệu để
chế tác đàn nước được chọn lựa từ những thân cây già không bị nứt nẻ, không bị
sâu đục thân như tre, nứa, le, mây và các loại thân cây.  Kích thước của đàn
không cố định: chiều dài dàn đàn có thể là 20m, 60m hoặc 30, 40m… tùy thuộc
vào làn điệu từng dân tộc hoặc nhạc phẩm của nghệ nhân mà nối dài hoặc thu
ngắn (bằng cách thêm hoặc bớt ống đàn). Tuy nhiên, dàn đàn càng dài, với càng
nhiều ống thì hiệu quả âm thanh đưa lại càng phong phú và hoàn thiện hơn.

10
Tất cả đã nói lên tài hoa và sự khéo léo, tinh xảo của người xứ Quảng. Đây
chính là những tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng cư dân Việt ở đất
Quảng.Chuyến tham quan này đã cho chúng em biết được con người, bản sắc
văn hoá và dân tộc từng vùng miền đều có những nét đẹp riêng. Mặc dù thời kì
đó cuộc sống cực khổ và con người phải biết chế tạo các công cụ, biết làm ra các
trang phục mang bản sắc riêng để mưu sinh nhưng càng nhìn lại cuộc sống cực
khổ, vất vả nhường nào thì nó càng là rõ hơn sự thật chân dung con người của
cuộc sống thời xưa.

Đến với Bảo tàng,là điều tuyệt vời nhất trong những trải nghiệm của nhóm
chúng em cũng như tất cả mọi người. Sự quy tụ của nét đẹp văn hóa và lịch sử
đã mang tới cho chúng em những kiến thức về quê hương đất nước hào hùng
ta.Không chỉ là điểm đến riêng gì nhóm chúng em hay các bạn sinh viên, học
sinh mà đối với công chúng, những người khách bảo tàng có rất nhiều chi tiết,
hiện vật, quá công phu để có được bộ sưu tập, tổng thể bố trí bảo tàng rất khoa
học, đầy đủ thông tin. Đó là niềm tự hào, là sự bồi đắp thêm tình yêu vùng đất
nơi mình sinh sống.Thật tuyệt vời, nhiều cảm xúc đan xen, nhóm đã bật khóc
11
khi tham quan khu lịch sử đấu tranh cách mạng, chứng tích chiến tranh. Người
Đà nẵng thật đáng tự hào và chúng em luôn tự hào là người con đất Việt anh
hùng.

Địa điểm tiếp theo cho chuyến đi của nhóm là nhà trưng bày Hoàng Sa.

(hình ảnh chủ quyền Hoàng sa giữa lòng Đà nẵng)

12
Nhìn bên ngoài chúng ta thấy phía trước là một hình ảnh những chiếc hình
ngôi sao nhỏ tạo được kết hợp lại với nhau lại thành một lá cờ màu đỏ sao vàng
của Việt Nam chúng ta, sự kết hợp này thể hiện lên được sự đoàn kết để xây
dựng nên một đất nước Việt Nam vững mạnh như bây giờ. Nhà trưng bày được
nằm ngày trên Hoàng Sa, hướng về Biển Đông; công tác giáo dục chủ quyền
thời gian qua, nhất là ở nhà trường và tuổi trẻ, còn nhiều hạn chế thì sự ra đời
Nhà trưng bày Hoàng Sa là một địa chỉ phổ biến, giáo dục kiến thức, nhận thức
về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cho thế hệ trẻ được tốt hơn.Đây là nơi để
giới thiệu cho du khách, bạn bè quốc tế thấy rõ sự chiếm đóng trái phép, phi
nghĩa và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Nhà Trưng bày Hoàng Sa được thiết kế trên 4 tầng với năm chủ đề trưng bày
cùng hơn 300 tư liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh… được tổ chức trưng bày hợp
lý, qua đó phản ảnh chiều dài quá trình lịch sử từ những ngày đầu khi các Chúa
Nguyễn khai phá, xác lập chủ quyền cho đến thời điểm hiện nay. Tất cả những
thông tin về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Hoàng Sa được thể hiện rõ
qua hàng loạt bản đồ, những thư tịch cổ, hình ảnh hoạt động của quân và dân ta
trên quần đảo Hoàng Sa qua nhiều năm tháng. Đặc biệt, nhóm chúng em đã nhìn
thấy ở đây hàng loạt bản đồ cho thấy Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa,các bản đồ của các nước phương Tây xác định Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam.

13

ng những bằng chứng chủ quyền sinh động của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ
năm 1945 đến nay. Đây là những chứng cứ vô giá chứng minh Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam, không thể nào chối cãi được. Sau khi đi hết 4 tầng
trưng bày nhóm chúng em đã học hỏi và mở mang được rất nhiều điều.Những
đóng góp đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ làm phong phú thêm
không không gian trưng bày tại đây mà còn là những bằng chứng có giá trị về
mặt lịch sử cũng như pháp lý, là minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo Hoàng Sa.Qua đó, người dân, du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ có
thể hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc hơn và có ý thức trách nhiệm hơn đối với vấn
đề bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.

14
(
hình ảnh minh chứng chuyến đi trải nghiệm thực tế tại nhà trưng bày Hoàng sa của nhóm)

Chắc hẳn ấn tượng nhất đối với nhóm em cũng như mọi người khi đến
tham quan nơi đây là cột mốc to ngay giữa nhà trưng bày, chúng em cảm nhận
được cột mốc như cắm giữa biển khơi để minh chứng cho Hoàng sa là của Việt
được cột mốc như cắm giữa biển khơi để minh chứng cho Hoàng sa là của Việt
Nam.

15
(Cột mốc chủ quyền Hoàng Sa viết bằng tiếng Pháp được tái hiện ở khu vực trung tâm)

Đến với nhà trưng bày Hoàng Sa nhóm chúng em đã cảm nhận được tình cảm
đặc biệt giữa con người và biển đảo.Tư liệu được trưng bày rất rõ ràng, thông
suốt, chúng em có thể tự tìm hiểu các hiện vật được trưng bày, hoặc nhờ các anh
chị hướng dẫn viên tại đây để rõ thêm. Nhóm chúng em đã ghi vào sổ những
“bài học mới” tại đây.Sau chuyến đi này nhóm em đã có thêm nhiều kiến thức
nếu có thể chúng em sẽ kể và giới thiệu với nước bạn nhiều hơn về hiện vật, tư
liệu quý giá để nước bạn có thể hiểu thêm về biển đảo, con người anh hùng Việt
Nam ta.Bên cạnh đó là lòng cảm phục tự hào và yêu quý đất nước Việt Nam
hơn.Nó như một gạch nối gắn kết thiêng liêng không gian văn hóa biển với chủ
quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, nhóm đã được tiếp
cận, nghiên cứu và cảm nhận về Hoàng Sa một cách chân thật, sâu sắc nhất và
luôn khẳng định được rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sau chuyến tham quan bảo tàng về, chúng em có một cái nhìn toàn diện hơn
về lịch sử dân tộc Việt Nam. Chuyến tham quan này đã cho em những suy nghĩ
chín chắn hơn về cuộc sống. Sinh ra trong thời kỳ hòa bình có thể em không thể
thấu hiểu tất cả nỗi đau của những người đi trước, hy sinh để chúng em được
sống, học tập nhưng em rất tự hào vì mình là công dân Việt Nam, em sẽ thêm
yêu cuộc sống này, sống sao cho thật xứng đáng, có ích. Các thế hệ trước đã hy
sinh để giữ nước, ngày nay chúng em có nhiệm vụ học tập thật tốt để xây dựng
và bảo vệ đất nước. Chuyến tham quan thật là thú vị và bổ ích, không chỉ giúp
em tìm hiểu truyền thống lịch sử của địa phương, thêm hứng thú với môn học
lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức tham gia bảo vệ gìn giữ và
phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam và nhất là
yêu thương cộng đồng, những mảnh đời bất hạnh, phát huy những truyền thống
quý báu của dân tộc. Chúng em đã được học hỏi và lĩnh hội rất nhiều điều.
Ngoài ra chúng em còn được tham quan rất nhiều mô hình hoá thạch từ lâu đời
chứng tỏ Việt nam là một quốc gia đa dạng về sinh vật , em rất tự hào khi được
là người con của Việt nam.
16
Trong suốt 3 thập kỷ của thế kỷ XX, một dân tộc nhỏ bé - người không đông,
đất không rộng, nghèo nàn và lạc hậu - đã dũng cảm, kiên cường chống lại hai
kẻ thù xâm lược hùng mạnh, hiếu chiến, giàu tiềm lực quân sự là thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ và giành được thắng lợi vẻ vang, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ
nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là điều mà nhân loại những năm
tháng ấy không thể hình dung nổi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước”. Xuyên suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân
tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực
ngoại ban nói riêng cũng như đe dọa nguy nan của thiên tai, địch họa nói chung.
Và lịch sử cũng chứng minh, chính tinh thần yêu nước, đoàn kết ấy đã làm nên
sức mạnh giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không
chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ địch hung
hãn, bạo tàn.

Từ hơn 4 tháng năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 bất ngờ xuất hiện, hiện đã
bùng phát thành “siêu bão” hoành hành tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,
với gần 166 triệu ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, số tử vong lên tới hơn 3 triệu
người tính đến nay. Đáng nói là đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng
như đời sống vật chất, tinh thần của hàng tỷ người.

17
Là một quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam không
khỏi bị cuốn vào vòng xoáy dịch bệnh. Hiện nay Việt Nam có 4.941  người mắc,
2689 ca khỏi bệnh và 41 ca tử vong. Việt Nam vẫn đang đương đầu kiểm soát
đợt dịch bùng phát mạnh nhất từ khi nó xuất hiện đến nay. Nhưng dịch bệnh vẫn
diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng
rất lớn, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu, coi
“chống dịch như chống giặc”, không được chủ quan, lơ là.

Có thể nói, cùng với những biến động địa - chính trị trong hai thập kỷ đầu của
thế kỷ XXI, đại dịch Covid-19 thực sự là một thử thách cam go đối với nhân loại
nói chung và nước ta nói riêng. Và cũng như rất nhiều lần trong lịch sử dân tộc
ta đã đương đầu, chiến thắng thiên tai địch họa, trong bối cảnh dịch bệnh hiện
nay đòi hỏi mỗi người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, cần phải
phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, chung sức, đồng lòng
thực hiện quyết liệt và hiệu quả những chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng
như sự chỉ đạo, điều hành về phòng, chống dịch của Chính phủ. Mỗi người dân
phải là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, đặc biệt là phải nâng cao ý thức,
chấp hành nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.

18
Trong thời đại ngày nay, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của cộng
đồng chắc chắn sẽ lại là nhân tố tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp đất nước ta,
nhân dân ta tiếp tục chiến thắng dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi, ổn định tăng
trưởng kinh tế - xã hội cũng như đời sống người dân để viết tiếp những trang sử
mới trong kỷ nguyên phát triển, hội nhập của dân tộc.

*****************THE END****************

19

You might also like