You are on page 1of 1

Bảo tàng Hồ Chí Minh hay còn gọi là Bến Nhà Rồng, nơi ghi dấu người thanh

niên yêu nước Văn Ba-


Nguyễn Tất Thành bắt đầu ra đi tìm đường giải phóng dân tộc cách đây hơn 112 năm, giờ đã trở thành
một di tích thiêng liêng, đầy cảm xúc đối với nhân dân cả nước, thậm chí thu hút nhiều bạn bè quốc tế.
Mỗi năm, hằng trăm ngàn lượt người con đất Việt mang những niềm tự hào, kính yêu, ngưỡng vọng để
đến viếng thăm Người cũng như đến để khắc ghi sâu sắc tinh thần yêu nước, thương dân vĩ đại đến không
tưởng của Bác. Vào ngày 21/10/2023 vừa qua, em – một sinh viên Việt Nam, có cơ hội viếng thăm di tích
lịch sử nổi tiếng này.
Đó là một buổi sáng ngày thứ Bảy, em đi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đó là một tòa nhà ba tầng nằm trên
ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, là nơi trưng bày các hiện vật và hình ảnh về con
đường hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ đó là ngày đặc biệt và em cũng là người
may mắn, bảo tàng vô cùng đông đúc bởi các đoàn học sinh, sinh viên đến tham qua. Một trường tiểu học
tích cực dẫn dắt các bé học sinh tham quan nghiêm túc, thêm vào đó, Trường Trung học phổ thông
Trương Vương cũng tổ chức cho các tập thể lớp tự do tham quan, còn có các lớp thuyết minh về các hiện
vật và hành trình tại nơi đây của nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành. Hơn thế nữa, trước tượng đài Nguyễn
Tất Thành còn diễn ra Lễ tuyên dương gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” giai đoạn 2022-
2023 thuộc khối các cơ quan trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia của đông
đảo các bạn sinh viên. Khi em được chứng kiến tất cả những hoạt động ấy, em nhận thức được đây là
chính là tương lai mà Bác hy sinh để đổi lấy: các lớp thế hệ trẻ Việt Nam được sống trong một đất nước
độc lập, hòa bình và phát triển.
Gian phòng em ghé thăm đầu tiên là phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại đây em thắp nén nhanh
tưởng nhớ và bắt đầu chuyến tham quan. Khu vực tham quan gồm công viên có tượng đài Nguyễn Tất
Thành và 3 tầng nhà trưng bày (7 phòng trưng bày theo chủ đề và 8 gian trưng bày khác), nơi đây giới
thiệu khoảng 11.000 tư liệu, hiện vật, hình ảnh về tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với bức ảnh 54 dân tộc được trưng bày trên bức tường phía
bên ngoài, bởi đây chính là sự đại đoàn kết dân tộc mà Người từng nói, 54 dân tộc anh em tạo nên một
Việt Nam kiên cường và vững mạnh. Đến ngắm nhìn những kỷ vật như đôi dép cao su cũ kĩ đã gắn bó với
Bác bao năm, em tin ai trong chúng ta cũng bồi hồi và biết ơn. Trước khi đến bảo tàng, em đọc được trên
mạng dòng chú thích về chiếc áo mà mọi người đã dung để tang Bác khi Bác vào giấc ngủ ngàn thu:
“Trên ngực áo này không một tấm huân chương và sau làn vải ngực áo này có một trái tim”. Câu văn này
thật sự khiến em tâm đắc, và khi được chứng kiến bản nguyên văn tại bảo tàng, em không khỏi suy nghĩ
về một cách sống cao cả, không đua theo phù phiếm, hào nhoáng mà tôn thờ những giá trị có ích cho mọi
người, cho dân tộc. Đứng ngoài hành lang của bảo tàng, em hướng về phía sông Sài Gòn, khung cảnh
trước mắt như được tua ngược về những thước phim trắng đen, khung cảnh mà người thanh niên trẻ yêu
nước Nguyễn Tất Thành bắt đầu chuyến hành trình dài dai dẳng, mang lại vô vàn ý nghĩa to lớn không chỉ
cho đất nước Việt Nam mà còn dành cho cả thế giới.
Chuyến tham quan mang lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bước vào một không gian lịch sử như
Bảo tàng Hồ Chí Minh làm cho những người trẻ còn non nớt như em được mở ra một loại cảm xúc, có lẽ
tất cả công dân Việt Nam đều mang trong mình cảm xúc đặc biệt này. Nó thật đặt biệt nên thật khó tả, em
chỉ biết chắc chắn một điều rằng, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và mọi thứ liên quan đến Người chính
là chất xúc tác mạnh mẽ, nó đang cháy âm ỉ nhưng lại có thể bùng lên mạnh mẽ, đúng vậy, đúng như chân
lý mà Người đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

You might also like