You are on page 1of 1

“Đêm xa Nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương


Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi mới hiểu nước đau thương...”.
Bến Nhà Rồng, nơi đã từng chứng kiến một sự kiện lịch sử rất quan trong với dân tộc. Cách đây tròn 112
năm, ngày 5.6.1911, từ bến cảng nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ giã quê
hương, lên con tàu sang phương Tây mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước để
đem lại “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Bến nhà rồng tiễn chân bác và trở thành hồi
ức đẹp đẽ nhất về Người

Vào một ngày đẹp trời giữa tháng 3, chúng mình đã có dịp đến thăm bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh
TP.HCM hay còn có tên gọi khác là Bến nhà Rồng tọa lại tại số 1 Nguyễn Tất Thành P.12 Q.4. Bảo tàng
sưu tầm, lưu giữ rất nhiều tài liệu, hình ảnh về bác, những câu chuyện trong quá khứ nhưng vẫn vàng
son, chói lọi, trường tồn với cái tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiền thân của bảo tàng HCM là trụ sở làm việc
của công ty vận tải Hoàng đế của Pháp, là 1 thương cảng lớn của SG, nằm trên sông SG và được xây
dựng từ năm 1863. Năm 1955, nhà Rồng được tu sửa lại. 1979, TP.HCM đã cho quy hoạch nhà rồng
thành bảo tàng HCM chi nhánh TPHCM.

Toàn bộ kiến trục của thương cảng ngày xưa hầu như vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với lối kiến
trúc ấn tượng, ở phần mái được thiết kế theo mô tuýp “lưỡng long chầu nguyệt”, người dân nơi đây đã
gọi công trình này là “nhà Rồng”. Khi đặt chân vào khuôn viên bên trong bảo tàng, khách tham quan dễ
bị choáng ngợp bởi không gian yên bình nơi đây, khác hẳn sự tấp nập của 1 đô thị hiện đại đang vươn
mình phát triển ồn ả ngoài kia Thu hút ánh nhìn trong khuôn viên sân bảo tàng chính là tượng “Nguyễn
Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh thành vào ngày
5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm Bác ra đi tìm đường cứu nước. Mỗi phòng trưng bày mang một chủ đề
riêng, đc sắp xếp theo nhiều khoàng thời gian nhất định, gắn liền với những cột mốc lịch sử, sự kiện
quan trọng trong cuộc đời của Bác.

Qua khỏi khu vực sảnh lớn, chúng mình tiến vào khu trưng bày “Việt Nam – Những tuyên ngôn độc lập”
với các hình ảnh của 54 dân tộc và 3 bản Tuyên ngôn độc lập. Tiến vào không gian bên trong, nơi có
phòng chuyên đề “Bác Hồ với miền Nam – miền Nam với bác Hồ” là chuyên đề đặc trưng của bảo tàng
HCM chi nhánh TPHCM. Là những đứa con của miền Nam, chúng mình đã rất ấn tượng với chuyên đề
này. Nơi đây trưng bày cái hiện vật, hình ảnh theo từng giai đoạn thể hiện tình cảm bác Hồ đối với miền
Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

You might also like