You are on page 1of 4

Đề bài: Anh/chị hãy nêu cảm nghĩ của mình khi tham quan bảo

tàng, đồng thời phân tích tối thiểu 1 hiện vật trong bảo tàng có liên quan
đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh mà anh/chị tâm
đắc nhất.
Bài làm
Hôm nay, theo hành trình môn học “tư tưởng Hồ Chí Minh”,
chúng em có dịp cùng đi đến bảo tàng Hồ Chí Minh để tham quan và
học tập qua Internet. Tại nơi đây, chúng em được xem các hiện vật,
tranh ảnh và rất nhiều những bút tích của vị chủ tịch nước kính yêu, nơi
đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác
hoạ cuộc đời và sự nghiệp của Người. Chuyến đi đọng lại trong em rất
nhìều suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh
tụ vĩ đại của dân tộc mà chúng ta đều thương mến gọi tên “Bác Hồ”.
Đặc biệt qua những gì được tận mắt chứng kiến, cuộc viếng thăm còn
đưa tôi đến với nhiều thực tế sinh động mà có thể trước đây em mới chỉ
được nghe trên sách vở hoặc chưa hề nghĩ tới.

Hình ảnh thứ hai mà mang lại cho em suy nghĩ tôi nhìn thấy là tổ
hợp không gian mô tả mảnh đất Pác Bó. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái
Quốc cùng 5 đồng chí đã về nước và ở tại nhà ông Lý Quốc Súng, sau
đó chuyển vào hang Cốc Bó, hang Lũng Lạn và lán Khuổi Nặm. Tại
đây, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, đã diễn ra Hội nghị Trung ương
Đảng lần thứ 8. Hội nghị đã nhận định rõ tình hình trong nước và thế
giới, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách
mạng, phát triển chiến tranh du kích, khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền trong cả nước. Và, cũng tại lán Khuổi Nặm II, Bác đã thành lập
Báo Việt Nam độc lập. Ngày 22/12/1944, tại rừng Trần Hưng Đạo, Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, gồm 34 chiến
sĩ, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Trong giai đoạn này,
Bác đã biên soạn nhiều tài liệu như: Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô,
Cách đánh du kích, Điều lệ Đảng, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc,
Thanh niên cứu quốc và đặc biệt là biên soạn bức thư Kính cáo đồng bào
(ngày 06/6/1941), kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh kẻ thù chung là thực
dân Pháp, phát xít Nhật và Việt gian, giành độc lập, tự do. Ngày
04/5/1945, Bác cùng đoàn cán bộ rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên
Quang) để chỉ đạo, tập hợp quốc dân tham gia tổng khởi nghĩa để giành
chính quyền trong cả nước, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa (ngày 02/9/1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhìn vào tấm gương ấy em thấy thật khâm phục Bác vì ý chí, nghị lực
và những lí tưởng cao đẹp đã vượt qua tất cả các thử thách, khó khăn,
chông gai của con đường Bác chọn. Nhìn lại mình hiện tại, khi mà xã
hội tự do, những cơ hội tốt đẹp của tương lai đang mở ra với chúng em,
cho chúng em muôn vàn sự chọn lựa thì lý tưởng và hành động của em
sẽ là cố gắng học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh để xây dựng một
tương lai tốt đẹp cho đất nước và xã hội.

Con đường sự nghiệp cách mạng của Bác càng được hiện ra trong
em ngày một rõ ràng hơn khi em nhìn thấy những hiện vật trưng bày
xung quanh bảo tàng, Những vật dụng tư trang của Bác, nào là chiếc mũ
cối cũ kĩ, chiếc áo kaky sờn vai, đôi dép cao su đã mòn, những vật dụng
đã theo chân Bác từ những ngày đầu tiên, thật là mộc mạc, giản dị, gần
gũi; một hình tượng mà với mọi người dân Việt Nam, dù đang ở tại đất
nước hay đang bôn ba nước ngoài vẫn còn nhớ, vẫn còn thân thương.
Chỉ cần con đường Cách mạng còn đó là Bác thấy tâm hồn mình được
nhận quá nhiều. Một vĩ nhân của thế giới, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,
thế mà lại quá giản dị, đơn sơ đó, vì thế Bác luôn được mọi người yêu
quý và kính trọng. Nhưng không chỉ được yêu mến và kính trọng trong
cuộc sống đơn sơ, người ta còn thấy được cái ý chí mạnh mẽ trong Bác.
Trong những năm bôn ba nước ngoài, Bác còn phải chịu cả cảnh lao tù,
thế mà Bác vẫn không nản chí. Nét chữ còn đây lưu lại những dòng mà
Bác viết trong “Nhật kí trong tù”, thể hiện những ngày chịu cảnh lao tù:
“thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” thật là một con người quá
kiên cường, trong từng hoàn cảnh Bác đều lạc quan. Lúc nào cũng nghĩ
cho vận mệnh dân tộc và luôn đặt vận mệnh lên trên cả cuộc sống khó
khăn gian khổ. lấy những ngày còn làm cách mạng là niềm vui và tự hào
của bản thân Bác. Như Bác từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành” và Bác đã đạt được điều đó bằng chính sức lực và đôi tay của
chính mình.

Sau chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, em cảm nhận được
sự gian khổ, vất vả, cảm thấy tình yêu quê hương và đất nước to lớn và
đẹp đẽ, càng trân trọng thêm công lao to lớn của bác. Sau mỗi chuyến
tham quan đã phần nào mang lai cho em thêm nhiều những hình ảnh và
tư liêu mà tôi mới chỉ được đọc trong sách vở, thêm vào cả tình cảm và
tri thức về Bác. Qua những câu chuyện được nghe, em cũng học tập
được rất nhiều từ những đức tính tốt đẹp của Bác về tinh thần lạc quan,
sự tin tưởng vào đôi tay lao đông chân chính. Đúc kết được từ những
điều đó em tự thấy rằng phải sống có lý tưởng và sẽ đem lý tưởng của
em để tự tin cống hiến cho xã hội. Em cũng sẽ học cách yêu thương để
mở rộng con tim của mình như Bác. Sau chuyến đi này em càng thêm
yêu và tự hào về giống nòi; càng thêm yêu đất nước Việt Nam – đất
nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết bao xương
máu để dành lại.

You might also like