You are on page 1of 81

NHỮNG HÌNH MẪU

TRANG TRÍ KIẾN TRÚC


THẾ KỈ XIX

Nghệ thuật trang trí kiến trúc TK XIX có rất nhiều


hình mẫu, nhất là ở Huế. Nổi bật nhất là các hình mẫu
hoa, lá, trái cây, được cách điệu thành những hoa văn
trang trí phong phú.
HOA
• Các loại hoa: hoa đào, hoa mai, hoa bèo, hoa
chanh, hoa thị, hoa quỳ.
• Các motif biến hóa: mai/ đào hóa phượng;
trúc/tùng hóa rồng; lan hóa rồng; cúc hóa kì
lân, lá sen hóa rùa.
• Một số đề tài khác: tùng lộc (cây thông và
con hươu), tùng hạc (cây thông và chim hạc)
-> trường sinh.
Tùng hóa rồng
Mai hóa rồng
Mai hóa rồng
Cành lá hóa đầu rồng nhìn từ chính diện
Cành lá hóa rồng
Cành lá hóa long giao
Cành lá hóa long giao
Trúc hóa rồng
mẫu đơn hóa phượng
lan hóa phượng
lá sen hóa rùa
TRÁI CÂY
• Các loại trái cây: lê, lựu, đào, na, phật thủ, bí đỏ,
bầu.
• Motif “tứ hữu”: lê, lựu, đào, na.
• Motif biến hóa: lê thành kì lân; đào thành rùa;
phật thủ thành đầu rồng; na thành phượng.
• Ý nghĩa:
đào -> sống lâu
lựu - bí đỏ - sen -> sinh sản, đông đúc con cái.
bầu/ bầu rượu -> 1 trong “bát bửu”,thường đặt
trên ngọn tháp, nóc chùa.
Quả mãng cầu (đề tài “Bát quả) - Cung Diên Thọ
CON VẬT
• “Tứ linh” (ở cung đình, đền chùa): long, lân, quy,
phụng.
• Con vật khác: hạc, sư tử, dơi, cá.
• Hình tượng con rồng:
- Qua mỗi thời đại, rồng có những đặc điểm khác
nhau nhưng đều có những điểm chung: có sừng, mắt
dữ tợn, vẩy cá, bờm, râu ria, móng sắc, đuôi xoáy
trôn ốc. Rồng uốn khúc 2 bên thành bậc thang hoặc
trên nóc nhà.
- “Lưỡng long chầu nguyệt”: hình tròn có ngọn lửa
tượng trưng cho sấm sét trong cơn mưa -> cầu
nguyện trời mưa.
lưỡng long
chầu nguyệt
chạm khắc trên cột
Mũi thuyền rồng
bậc thềm
cán thanh kiếm

đế trống
đế thau
đầu bình phong
Rồng đắp sành sứ trên mái điện Thái Hòa, Đại Nội Huế
Lưỡng long chầu nguyệt trên mái Bảo tàng Lịch sử
(Thừa Thiên Huế)
- “Lưỡng long tranh châu”: hai rồng ở tư
thế tranh nhau, hình tròn không có tua
lửa.
- “Ngư long hí thủy”: rồng và cá chép đùa
với sóng nước.
=> Hình tượng rồng thường đi với hình
tượng sóng nước, ngọn lửa, cây lá cách
điệu.
Ngư long hí thủy khảm sành sứ -
Lăng Khải Định
• Hình tượng kì lân:
- Được trang trí trên bình phong, trên lưng
kì lân thường có “cổ đồ” (cuốn sách, cái
quạt, thanh gươm) đặt giữa những giải
buộc.
- Thường được trang trí bờ nóc dưới,
nhường cho rồng và phượng ngự trên bờ
nóc cao nhất.
• Hình tượng phượng:
- Trang trí trên nóc đền thờ mẫu; trên bia,
mộ, bình phong trước đền thờ công chúa,
Kì lân biểu tượng cho sự nhân hậu. Thường được trang
trí ở bình phong đền, chùa, mái đao, đỉnh trầm, lư hương
(Ảnh trong cuốn L Art à Hué (Léopold Cadière )
lân đầu cột
lân đỉnh trầm
Cúc hóa lân
phụng
song
phụng
Long, Lân, Quy, Phụng trên bức bình phong trước Viện Cơ Mật, Huế
(Kí họa Trần Văn Phênh)
Đồ án trang trí hình chim phượng - loài vật tượng trưng cho
phái nữ - ở cung Trường Sanh (Đại Nội - Kinh Thành Huế).
Cung Trường Sanh là nơi dành cho hoàng thái hậu nghỉ ngơi,
giải trí.
Phượng chầu mặt trời ở chính điện cung Diên Thọ
Phượng khảm sành sứ, trên nóc mái Cung Diên Thọ
giá để thau
• Hình tượng rùa
- Bia dựng trên lưng rùa: chúc tụng
những triển vọng bền lâu.
- Rùa thường có “cổ đồ” trên lưng với
những giải buộc, từ miệng rùa phun lên
tia nước gọi là “thủy ba”.
- Motif “lá sen hóa rùa” thường dụng
trong chạm khắc, vẽ trang trí.
quy
rùa trên giá bia
Rùa trên mái đao
(Ảnh trong cuốn L Art à Hué (Léopold Cadière )
• Hình tượng dơi
- Dơi là biểu tượng của hạnh phúc.
- Dơi và chữ “Thọ”: hạnh phúc và sống
lâu.
- 5 con dơi: “ngũ phúc”, tượng trưng cho
sự chúc tụng đầy đủ nhất.
- Các đồ án hình dơi: lá hóa phúc, mai
hóa phúc, sen hóa phúc, vân hóa phúc.
Những cánh cửa chạm khắc đồ án này
thường thấy trong cung điện, gia đình
quyền quý.
Họa tiết lá và dơi tượng trưng cho sự phúc lành
(Ảnh trong cuốn sách L Art à Hué (Léopold Cadière )
• Hình tượng nghê
- Đặc điểm: không có bờm, thân có bộ lông
vẩy cá, khác với sư tử (bộ lông hình xoắn
hoặc gợn sóng, đuôi dày). Một số trường hợp
nghê có sừng, làm cho khó phân biệt với kì
lân.
• Hình tượng cá
-Cá tượng trưng cho sự giàu có.
- Đặc điểm: cá có đuôi vẩy lên trên nóc mái
chùa, cung điện.
- Đồ án “cá hóa long”: chỉ các nho sĩ đỗ đạt,
thành danh, được vua ban chức tước.
Họa tiết cá biểu tượng cho sự sung túc, dư giả,
được trang trí trong cung điện ở Huế.
cá hóa long
rồng phun nước vào
cá chép
rồng phun nước vào
cá chép
• Trong trang trí chạm khắc, sơn nạm trên
các chi tiết kiến trúc, nhiều đề tài động
vật và thực vật kết hợp với nhau thành
công thức: mai điểu, mai hạc, lan điệp,
cúc điệp, trúc hổ, trúc yến, tùng lộc, đơn
trĩ, liễu mã, kê ốc (gà và hạt thóc/cây
lúa), đào ngưu, lựu thử (cây lựu và con
chuột), lê dương (cây lê và con dê), tiêu
tượng (cây chuối và con voi).
tùng lộc
• Các hồi văn chữ “vạn”, chữ “công”:
dùng khá phổ biến, từ chạm khắc chân
bàn, bờ nóc mái, quai đỉnh.
• Các chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “Hỉ”
- Chữ “Thọ”, chữ “Song Hỉ”: dùng làm
cửa thông thoáng đặt vào tường gạch.
- Chữ “Thọ” thường được đặt dưới hình
dơi hóa lá, thấy nhiều ở kiến trúc Huế.
Chữ “Vạn”
“Thọ”
Chữ “Thọ” trên tường chùa Báo Quốc (Huế)
Chữ “Thọ” trên bình phong tiền án Cung Trường Sanh
Bình phong hậu, Cung Trường Sanh
“Song Hỷ”
• Hình tượng “cuốn thư”: trên bình
phong bằng gạch ở nhiều lăng tẩm Huế.
• Hình tượng “nguyệt”: thường đặt giữa
nét chạm vẽ mây, ngọn lửa, có rồng
chầu 2 bên; trên nóc mái chùa, cung
điện. Có thể thay mặt nguyệt bằng hình
tượng trái bầu trên nóc chùa, tháp Phật
giáo.
• “Bát bửu” (tám vật qúy của tiên)
- 8 vật trong “bát bửu” không có quy định
cứng nhắc nên có thể là:
1. quả bầu, quạt, gươm, đàn, pho sách, ống
bút, cây sáo, cây phất trần
2. đôi sáo, đàn tỳ bà, lẵng hoa, cái quạt, pho
sách, cuốn thư, cái khánh, quả bầu (bầu rượu).
- Cái chung của “bát bửu” là những đồ vật
thường dùng mà tập quán đã gán cho chúng
những ý nghĩa nhất định: cái gươm (sự chiến
thắng), lẵng hoa (tuổi trẻ), bầu rượu (sự giàu
có), cái khánh (hạnh phúc)...
đôi sáo
pho sách
bầu rượu
cuốn thư
Cuốn thư chạm khắc trên con sơn gỗ của hệ kết
cấu đỡ mái hiên

You might also like