You are on page 1of 152

CHƯƠNG 2

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC


VIỆT NAM

Dinh Norodom thời Pháp thuộc


Thời kì dựng nước

https://nghiencuulichsu.com/2014/10/02/trong-dong-dong-son-va-nen-
nong-nghiep-co-dai/
Mái cong, lõm xuống, hai đầu mái được trang trí bằng
2 con chim cách điệu

https://nghiencuulichsu.com/2014/10/02/trong-dong-dong-son-va-nen-nong-nghiep-co-dai/
Mái tròn, lồi, hai đầu mái là hai vòng tròn đồng tâm

https://nghiencuulichsu.com/2014/10/02/trong-dong-dong-son-va-nen-nong-nghiep-co-dai/
Sơ đồ
thành Cổ Loa

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95_Loa
Cổ Loa được xây dựng gồm có 3 vòng thành, tổng
chiều dài 16 km. Trong đó:
• Vòng ngoài cùng khoảng 8 km;
• Vòng thứ hai khoảng 6,5 km;
• Vòng trong cùng hình chữ nhật khoảng 1,6 km;
Phía ngoài các vòng có hào sâu, rộng bao quanh.
Về mặt quân sự, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ
vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô;
kết hợp hài hòa thủy binh và bộ binh. Nhờ ba vòng
hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp
cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước
khi tác chiến.
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho
vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng
cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy.
Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi
dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ,
sống gần như cô lập với cuộc sống bình thường.
Xã hội đã có giai cấp, có sự phân hóa giàu nghèo
rõ ràng hơn thời Hùng Vương.
• Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn
để lại dấu tích (đá kè chân thành, gốm rải rìa
thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp)
minh chứng cho nghệ thuật và văn hóa thời An
Dương Vương.
• Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, cư
dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để
tưởng nhớ An Dương Vương và những người
đã có công xây thành.
Các triều đại phong kiến độc lập
Kiến trúc Thời Lý
Kiến trúc cung đình
https://36hn.wordpress.com/2015/06/27/thanh-ha-noi-thoi-nguyen-3/
Thành Thăng Long
Thành TL được xây dựng theo cấu trúc “tam trung thành
quách”:
• Cấm thành: vòng thành trong cùng, bao bao nơi ở của
vua;
• Hoàng thành (Long thành): bao bọc nơi nhà vua và
triều đình làm việc, bao trọn Cấm thành;
Trong Hoàng thành, có nhiều cung điện, lầu gác: điện Càn
Nguyên (Thiên An) là nơi vua coi chầu, ở vị trí trung tâm
của kinh thành. Ngoài ra còn có các điện: Tập Hiền,
Giảng Võ, Văn Minh, Quảng Vũ, Phụng Thiên, Thiên
Khánh và các cung: Thuý Nga, Long Thuỵ, Nghinh Xuân,
Uy Viễn, các chùa: Vạn Tuế, Diên Hựu, …
• Đại La thành: vòng thành ngoài cùng bao bọc
nơi ở của quan lại, thái tử, họ hàng của vua và
dân chúng.
• Kinh thành: vùng đất nằm giữa Hoàng thành
và Đại La thành.
Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm
61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán
của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường”
là “ô đất vuông”. 61 phường có là 61 ô đất vuông
tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành
chính tương đương với một xã ở nông thôn.
• Mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ
công làm chung một nghề và thường có chung
một quê. Phường từ một đơn vị hành chính đã
gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người
dân cư trú tại phường đó.
BÀI TẬP
Tham khảo các tư liệu về Hoàng Thành
Thăng Long và giới thiệu 1 nét đẹp kiến
trúc mà bạn thích.
Hoạ đồ Thăng Long thời Lê
https://36hn.wordpress.com/2015/06/27/thanh-ha-noi-thoi-nguyen-3/
https://nghiencuulichsu.c
om/2017/03/25/tu-hao-
hoang-thanh-thang-long/
Cửa Chính Bắc (chụp năm 1880)
https://36hn.wordpress.com/2015/06/27/thanh-ha-noi-thoi-nguyen-3/
Cửa Đông Nam
https://36hn.wordpress.com/2015/06/27/thanh-ha-noi-thoi-nguyen-3/
Hình ảnh phục dựng cửa Đông Nam
https://36hn.wordpress.com/2015/06/27/thanh-ha-noi-thoi-nguyen-3/
Cửa Đông (chụp năm 1885)
https://36hn.wordpress.com/2015/06/27/thanh-ha-noi-thoi-nguyen-3/
Cửa Tây (chụp khoảng 1885 – 1886)
https://36hn.wordpress.com/2015/06/27/thanh-ha-noi-thoi-nguyen-3/
Di tích Hoàng thành Thăng Long ngày nay
(Đoan Môn )
https://www.vntrip.vn/cam-nang/hoang-thanh-thang-long-16821
Kinh thành Thăng Long thời Lý
http://www.hoangthanhthanglong.vn/blog/kinh-thanh-thang-long-thoi-ly/650
Kinh thành Thăng Long thời Trần
Hình ảnh phục dựng Hoàng Thành Thăng Long thời Lý
https://nghiencuulichsu.com/2017/03/25/tu-hao-hoang-thanh-thang-long/
Kiến trúc tôn giáo

http://phattam.com.vn/kien-truc-chua-bid38.html
Chùa hình chữ 三 (tam)

Gồm 3 tòa ngang, từ cửa vào:


- chùa Hạ,
- chùa Trung,
- chùa Thượng;
Ví dụ: chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Kim
Liên (Hà Nội)...
Chùa Kim Liên (Hà Nội)
http://kientrucsuvietnam.vn/kien-truc-doc-dao-cua-chua-tay-phuong-ha-noi/
Chùa Kim Liên (Hà Nội)
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/2009/07/01/c%E1%BA%A5u-
truc-ki%E1%BA%BFn-truc-c%E1%BB%95-vi%E1%BB%87t-nam/thuc-kien-
truc-co-vn-5-2/
Chùa Tây Phương (Hà Nội)
https://kienviet.net/2012/04/17/chua-tay-phuong-kiet-tac-nghe-thuat-kien-truc-
dieu-khac-viet/
Chùa hình chữ 工 (công)
Gồm 2 tòa ngang được nối với nhau bởi một tòa dọc
(ống muống).
- Tòa ngang ở ngoài là tiền đường (bái đường), cũng
còn gọi là chùa Hộ vì thường để tượng Hộ pháp.
- Tòa dọc gọi là Thiên hương, cũng là chính điện, nơi
để bàn thờ chính.
- Tòa ngang cuối là thượng điện (hậu điện).
Những đền chùa rộng có các dãy hành lang bao
quanh, trông giống chữ «Quốc» nên gọi là «nội công
ngoại quốc». Ví dụ: chùa Keo (Thái Bình).
Chùa Keo (Thái Bình)
Gác chuông
chùa Keo

https://khamphadisan.com.vn/thai-binh-chua-keo-net-kien-truc-co-doc-dao-cua-
ngoi-chua-viet/
Chùa hình chữ 丁(đinh)
• Đây là hình thức giản lược của chữ «Công»
- Tòa ngang là tiền đường (bái đường).
- Tòa dọc gọi là chuôi vồ (chính điện).
Ví dụ: chùa Quảng Nghiêm (Hà Nội), chùa Bích
Động (Ninh Bình), chùa Bộc (Hà Nội)…
BÀI TẬP
Xem tư liệu về các chùa theo kiến trúc chữ Tam,
chữ Đinh, chữ Công, “nội công ngoại quốc” đã đề
cập và giới thiệu một nét đẹp kiến trúc của một
công trình bạn thích.
Chùa Quảng Nghiêm (chùa Trăm Gian)
https://mytour.vn/location/4772-di-tich-chua-tram-gian.html
Chùa Một Cột (1896)
https://mytour.vn/location/8435-chua-mot-cot-bieu-tuong-van-hoa-viet-nam.html
https://mytour.vn/location/8435-chua-mot-cot-bieu-tuong-van-hoa-viet-nam.html
Chùa Một Cột (Diên Hựu tự)
Về lịch sử
• Năm 1049, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái
Tông (1028 – 1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ.
Vua đã mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt vua lên
tòa.
• Năm 1105, vua Lý nhân Tông cho sửa ngôi chùa, xây thêm hồ
Linh Chiểu, 2 tháp lợp sứ trắng trước sân.
• Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan cho đúc một 1 cái chuông đặt tên là
"Giác thế chuông”, nhưng đúc xong thì chuông nặng quá không
treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành
bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng
này có nhiều rùa đến ở do đó có tên là “Quy Điền chuông”.
• 11/9/1954, Pháp đã cho nổ mìn phá huỷ đài Liên Hoa. Năm 1955,
chính phủ Việt Nam đương thời đã phục dựng lại chùa.
Chùa Một Cột (Diên Hựu tự)
Về kiến trúc
• Chùa được làm bằng gỗ, bên trong thờ tượng Phật
Quan Âm.
• Kiến trúc chùa là một đài Liên Hoa ở giữa hồ
Linh Chiểu.
• Đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m,
dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới
đất), đường kính 1,2 m. Tầng trên của cột là hệ
thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở
trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong,
trên có «lưỡng long chầu nguyệt» là biểu tượng
của sức mạnh thần thánh.
Lưỡng long chầu nhật
(hai con rồng chầu mặt trời)
Tượng Phật Quan Âm trong chính điện
BÀI TẬP
Giới thiệu một đặc điểm kiến trúc
của chùa Một Cột mà bạn thích.
Chùa Phật Tích – Bắc Ninh
Chùa Phật Tích
• Các di chỉ tại chùa Phật Tích cho biết chùa được
xây dựng vào năm 1057 (thế kỉ 11, thời Lý). Chùa
gồm 3 bậc nền:
• Tương truyền, bậc nền thứ nhất là sân chùa với
vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra câu truyện Từ
Thức gặp tiên
• Bậc nền thứ hai chùa là nơi có các kiến trúc cổ: 5
cặp tượng thú bằng đá cao 10 m (sư tử, voi, tê
giác, trâu, ngựa).
• Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là
một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
Tượng Phật A Di Đà (Chùa Phật Tích)
Chùa Phật Tích
Trong thời kỳ kháng Pháp, chùa Phật Tích bị đốt,
toàn cảnh bị tàn phá nặng và pho tượng Phật
cũng bị hư hại do súng đạn bắn vào, gãy phần
đầu và cổ, sau tượng được phục chế lại nhưng
không được hoàn hảo.
BÀI TẬP
Giới thiệu 1 chi tiết kiến trúc,
hoặc điêu khắc của chùa Phật Tích.
Kiến trúc thời Trần

Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định)


https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ph%E1%BB%95_Minh
https://mytour.vn/location/956-chua-pho-minh-nam-dinh.html
Chạm khắc rồng trên bộ cánh cửa nhà tiền đường
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ph%E1%BB%95_Minh
Chùa tháp Phổ Minh
• Chùa được xây dựng từ thời Lý, sang thời Trần thì
được mở mang rộng hơn.
• Hiện nay, di tích còn lại là tháp Phổ Minh, một số
bậc cửa bằng đá chạm rồng, sấu.
THÁP PHỔ MINH
• Cao 21,20m, gồm 14 tầng. Tầng dưới cùng cao nhất,
được trang trí bằng hai lớp cánh sen ngửa và úp gợi
cảm giác cây tháp được dựng trên một đoá hoa sen.
• Đáy hình vuông có cạnh là 5,20m
• Về chất liệu, tầng dưới cùng là kiến trúc đá, 13 tầng
trên là kiến trúc gạch.
http://tintucnamdinh.vn/thap-pho-minh-bao-vat-co-tai-nam-dinh/
Kiến trúc thời Lê sơ
(Kiến trúc cung đình)

Điện Kính Thiên (chụp giai đoạn 1884 – 1885)


http://www.hoangthanhthanglong.vn/blog/dien-kinh-thien/1391
Thành Thăng Long (Hà Nội)
• Năm 1430, thành Thăng Long xưa được đổi
tên thành Đông Kinh để tương xứng với cung
điện ở Lam Sơn (Thanh Hoá) là Tây Kinh (còn
gọi Lam Kinh).
• Thành Đông Kinh ngày nay còn lại rất ít dấu
vết. Tại Hà Nội chỉ còn giữ được thành bậc
cửa điện Kính Thiên.
Điện Kính Thiên
• Điện Kính Thiên là nơi vua bàn việc nước.
• Thành bậc cửa điện Kính Thiên có chiều ngang
13,7m, chiều dài 4,45m và chiều cao 2,1m.
• Đây là tác phẩm điêu khắc có niên đại 1467.
• Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc
tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ.
Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có phần đầu
to, nhô cao; mắt tròn lồi; sừng dài có nhánh; bờm
lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành
nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên
lưng có đường vây dài nhấp nhô.
Hình ảnh phục dựng điện Kính Thiên
https://thethaovanhoa.vn/tin-hot-24h/ha-noi-phuc-dung-toan-bo-dien-kinh-
thien-tai-trung-tam-hoang-thanh-thang-long-n20150313202522079.htm
Điện Lam Kinh (Thanh Hoá)
• Năm 1430 nhà Lê cho xây dựng Lam Kinh với
với 2 chức năng chính:
- Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng
bái tổ tiên;
- Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị
vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại
trong hoàng tộc.
Chính điện Lam Kinh
http://www.baohagiang.vn/van-hoa/201807/dau-xua-thanh-co-lam-kinh-729643/
Sân rồng
http://www.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/kham-pha/doc-dao-nghe-
thuat-kien-truc-kinh-thanh-co-lam-kinh-a94675.html
Vĩnh Lăng (Lăng vua Lê Thái Tổ)
Bia Vĩnh Lăng
• Bia Vĩnh Lăng được làm bằng đá trầm tích
nguyên khối, cao 2m 79, rộng 1m 94, đặt trên
lưng rùa đá.
• Nội dung văn bia ghi lại thân thế, sự nghiệp
của vua Lê Thái Tổ.
• Đây là một công trình điêu khắc đá có giá trị
nghệ thuật, đồng thời là tư liệu quý giá trong
việc nghiên cứu lịch sử giai đoạn Lê Sơ.
Chiêu Lăng (Lăng vua Lê Thánh Tông)
http://i-dulich.blogspot.com/2011/02/khu-di-tich-lich-su-lam-kinh.html
Thời Lê Trung Hưng
Chùa Bút Tháp
• Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc Tự.
• Chùa có từ thời Trần nhưng hiện nay không
còn giữ được di vật nào có niên đại từ thời
Trần.
• Năm 1647, chùa được tu sửa và mở rộng do
hai mẹ con hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc xin
phép chúa Trịnh dựng lại chùa.
Chùa Bút Tháp
• Về chất liệu, chùa mang vẻ đẹp của sự kết hợp giữa
đá và gỗ.
• Về kết cấu, chùa gồm 2 lớp, lớp ngoài thờ Phật, lớp
trong thờ Thánh. Trong dân gian, kết cấu này được
gọi là kiểu «tiền Phật hậu Thánh».
• Theo trình tự là tam quan -> gác chuông -> tam bảo
-> toà cửu phẩm -> nhà tăng -> phủ thờ điện Mẫu -
> tháp Tôn Đức thờ sư Minh Hành.
• Hành lang xung quanh toà thượng điện đều bằng đá,
chạm trổ nhiều đề tài phong phú.
Chùa Keo
• Chùa Keo, tên chữ Thần Quang Tự.
• Theo các văn bia ở chùa thì chùa Keo được xây dựng từ
năm 1630 đến 1632.
• Đây là ngôi chùa của thế kỉ XVII còn được giữ nguyên
đến ngày nay mặc dù đã trải qua 4 lần trùng tu vào các
năm 1689, 1707, 1944, 1957.
• Về kết cấu, chùa được xây theo kểu hai chữ工工
(Công).
• Toàn bộ dãy nhà in bóng xuống 3 mặt hồ lớn, kiến trúc
này được gọi là kiểu “thượng gia hạ trì”.
• Chùa Keo cũng bố cục theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh”
– thờ thánh Không Lộ.
Gác chuông chùa Keo
• Nằm phía sau thượng điện và cũng là điểm kết
thúc toàn bộ kiến trúc chùa.
• Có 3 tầng mái, cao 11,04m.
• Ba tầng của gác chuông có 12 đao loan cuốn
bay tạo vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát cho toàn bộ
kiến trúc gác.
Kiến trúc đình làng
• Về chức năng, đình là ngôi nhà chung của làng,
thường được xây ở trung tâm của làng, xã hoặc ở
đầu làng.
• Về kết cấu, đình làng có kết cấu mặt bằng đơn giản
hơn chùa, là không gian mở, gắn với cảnh quan bên
ngoài. Chính vì vậy mà kiến trúc đình làng thời kì
đầu chỉ là một nếp nhà ngang gồm số gian lẻ theo
truyền thống của người Việt. Gian giữa dành để thờ
Thành Hoàng làng, bàn thờ được dựng trên cao và
lùi vào phía trong.
Kiến trúc đình làng
• Phần quan trọng nhất trong toàn bộ kiến trúc đình
làng là toà đại đình với phần mái xoè rộng chiếm
khoảng 2/3 chiều cao của đình. Nhưng trông phần
mái vẫn nhẹ nhàng bởi các đầu đao cuộn lên. Trên
bờ nóc được trang trí bởi các hình tượng: mặt trời,
mây lửa. Kiểu mái xoè như vậy phù hợp với khí
hậu Việt Nam.
• Theo kiến trúc truyền thống, khuôn viên đình
không thể thiếu hồ, ao tạo vẻ đẹp cho toàn bộ
cảnh quan.
Kiến trúc đình làng
• Ngôi đình là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật
kiến trúc cổ của dân tộc Việt Nam. Thông qua
những hình chạm khắc trang trí, mọi người sẽ cảm
thấy muôn mặt của cuộc của con người trong từng
thời đại.
Đình Tây Đằng (Hà Tây cũ),
kiến trúc chữ Nhất
Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang),
kiến trúc chữ “Đinh”
Đình Phù Lão (Bắc Giang), kiến trúc chữ “Nhị”
Đình Thổ Hà (Bắc Giang), kiến trúc chữ “Công”
https://mytour.vn/location/1109-dinh-tho-ha.html
Đình Võ Liệt (Nghệ An), kiến trúc chữ “Khẩu”
BÀI TẬP

Chọn 1 ngôi đình và giới thiệu về đặc


điểm kiến trúc của ngôi đình đó.
Thời Tây Sơn

Cổng chùa Chùa Tây Phương (Hà Tây)


http://thegioidisan.vn/vi/chua-tay-phuong-di-tich-quoc-gia-dac-biet-cua-thu-do-ha-noi.html
http://kinhtedothi.vn/tu-bo-di-tich-quoc-gia-chua-tay-phuong-ha-noi-304749.html
Chùa Tây Phương
• Chùa có tên chữ là Sùng Phúc Tự, được xây dựng
trên núi Tây Phương.
• Chùa được xây vào năm 1554 (đời vua Lê Trung
Tông).
• Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần vào
các năm: 1632, 1690, 1725, 1740, 1794, 1991 và
nét kiến trúc đó còn được lưu giữ lại đến ngày nay
Chùa Tây Phương
• Lối dẫn lên chùa gồm 273 bậc đá ong, cao khoảng
50m.
• Về kiến trúc, chùa được xây theo lối chữ Tam (chùa
Hạ, chùa Trung, chùa Thượng) gồm 3 nếp nhà song
song. Giữa các toà nhà là khoảng sân đón nắng, gió.
• Phần mái theo kiểu chồng diêm với 2 tầng và 8 mái;
nên 3 toà nhà có tất cả 24 mái và 24 hoa đao chồng
chất lên nhau tạo vẻ đẹp thanh thoát.
• Về trang trí, toà Thượng và Hạ được trang trí đề tài
hoa lá giống nhau. Chùa Trung nhỏ hơn, đề tài trang
trí là hổ, rồng, phượng.
Cổng chùa Kim Liên (Hà Nội)
Thời Nguyễn
Kiến trúc cung đình
Kinh thành Huế
• Tháng 5/1803, vua Gia Long quyết định vị trí
xây dựng kinh thành Huế.
• Ngày 9/5/1804 bắt đầu xây Tử Cấm Thành.
Kinh thành Huế
• Về vị trí, “núi Ngự làm bình phong ở phía Đông Nam
để “án ngữ” những ảnh hưởng theo cách nhìn của
phong thuỷ. Tất cả cảnh quan sông núi, gò đảo xa hay
gần đều được tính đến để thu vào kinh thành Huế
những vinh quang từ bốn hướng và sự phú cường lâu
dài ngàn năm. Do có núi rừng làm hậu thuẫn và khá xa
biển nên về mặt quân sự được xem là có ưu thế. Huế lại
ở trên bờ sông Hương, có bến Bảo Vinh, thuyền đi biển
có thể vào được. Điều này có thể đáp ứng được yêu cầu
kinh tế của kinh đô có cảng sông quan trọng”.
(theo Ngô Như Quỳnh, “Lịch sử kiến trúc Việt Nam”,
1998, tr.195)
• Về cấu trúc, thành Huế là một hình vuông, mỗi
cạnh 2235m, cạnh dọc sông Hương hơi uốn cong.
Kinh thành gồm 3 vòng thành:
• Vòng ngoài cùng là Phòng thành có 10 cửa;
• Vòng giữa là Hoàng thành: nơi cử hành lễ, thờ
cúng tổ tiên của nhà Nguyễn, khu ở của bà nội và
mẹ vua, khu học, vui chơi của các hoàng tử…
• Có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ
Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có
cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình.
• Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên
trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó
trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành
cho vua.
• Các công trình ở 2 bên được phân bố tuân thủ
nguyên tắc: "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ”.
• Vòng trong cùng là Tử Cấm thành dành cho sinh
hoạt của vua.
• Ngoài Phòng thành còn có các công trình : Nghinh
Lương Đình, Phu Văn Lâu, Văn Miếu, Võ Miếu,
Đàn Nam Giao…
• Phía Nam, hữu ngạn sông Hương là 7 lăng vua với
nhiều phong cách kiến trúc khác nhau.
• Mặc dù triều đình Huế dung nạp văn hoá phương
Tây, phương Bắc nhưng khi xây dựng vẫn dựa trên
những đặc điểm thẩm mỹ, tâm lý của người Việt.
• Mặc dù quy mô của mỗi công trình khác nhau,
nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm
theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc" (kiểu nhà có 2 mái
trên một nền), đặt trên nền đá cao.
• Nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc
vàng.
• Mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình
ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly
(màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (màu vàng).
• Các cột được sơn son thếp vàng theo mô típ
long - vân (rồng-mây).
• Nội thất cung điện thường được trang trí theo
cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một
bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ
bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ
theo đề tài bát bửu hay tứ thời.
Cổng Ngọ Môn (chụp 1909)
https://www.hinhanhlichsu.org/2018/01/ngo-mon.html
Ngọ Môn
• Nền đài ở dưới;
• Lầu Ngũ Phụng ở trên, được xem như một lễ
đài, dùng để tổ chức các cuộc lễ hàng năm của
triều đình: lễ Truyền Lô tức là đọc tên các sỹ tử
thi đỗ Tiến sỹ, lễ Ban Sóc tức là phát lịch, lễ
Duyệt Binh và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ
thoái vị của vua Bảo Đại vào ngày 30/8/1945.
Điện Thái Hoà
https://mytour.vn/location/3725-dien-thai-hoa.html
Điện Thái Hoà
Về chức năng: Điện là nơi thiết triều.
Về kiến trúc:
• Điện được xây dựng theo kiểu nhà kép gọi là “trùng
thiềm điệp ốc”.
• Diện tích mặt bằng ngôi điện là 1.360 m2. Nền điện cao
hơn mặt đất 2,35m.
• Chính điện có 5 gian 2 chái;tiền điện có 7 gian 2 chái;
• Toàn bộ hệ thống sườn nhà của ngôi điện được làm
bằng gỗ lim.
• Các hàng cột gồm 80 cái đều sơn son thếp rồng vàng
uốn quanh.
• Gian giữa chính điện đặt ngai vua trên 3 tầng
bệ gỗ;
• Phía trên treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc
trang trí chín con rồng.
Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh được xây dựng năm 1804 (năm Gia Long thứ 3).
Về chức năng: điện là nơi vua thiết triều, tiếp sứ thần, tổ chức yến
tiệc của hoàng gia và triều đình.
Về vị trí: điện được bố trí trên trục chính của Đại Nội - nằm giữa
điện Thái Hoà (nơi thiết triều chính) và điện Càn Thành (nơi ở của
vua).
Về kết cấu:
• Điện có kết cấu gỗ, lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành .
• Chính điện có 5 gian, 2 chái kép; tiền điện 7 gian, 2 chái đơn,
• Bộ khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim, được chạm trổ trang
trí rất tinh xảo.
Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947.
Nền điện Cần Chánh
2018

Điện Càn Thành


https://www.hinhanhlichsu.org/2018/01/dien-can-thanh.html
Điện Càn Thành

Về vị trí
• Điện Càn Thành là trung tâm của Tử Cấm
Thành, nằm sau điện Cần Chánh (nơi vua thiết
triều), trước điện Khôn Thái (nơi ở của Hoàng
Quý Phi).
Về kiến trúc:
• Nền điện cao gần 1m;
• Làm theo lối “trùng thiềm điệp ốc”;
• gồm 3 tòa nhà:
– chính điện: 7 gian 2 chái kép
– tiền điện và hậu điện: 9 gian 2 chái đơn
• mái lợp ngói hoàng lưu ly
• lắp cửa kính..
• Bên phải điện là một vườn ngự uyển, trong đó có
điện Minh Thận, hồ Quang Văn, gác Tứ Phương Vô
Sự, lầu Nhật Thành...
… Công trình này nay đã trở thành phế tích vì bị đốt
vào năm 1947.
Nền điện Càn Thành

https://vnplaces.com/Thua-Thien-Hue/Places/i-n-C-n-Th-nh-573605
Nền cung Khôn Thái
http://wikimapia.org/17506332/vi/Cung-Kh%C3%B4n-Th%C3%A1i
Cung Khôn Thái
Về vị trí, cung Khôn Thái nằm ở phía bắc điện Càn Thành,
Về chức năng, là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Quý Phi
và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.
Về kiến trúc:
• Cung Khôn Thái có một chính điện là điện Cao Minh
Trung Chính, lập vào năm Gia Long thứ ba (1804).
• Chính điện: 7 gian,
• Tiền điện và hậu điện: 9 gian
• Kiểu "trùng thiềm trùng lương",
• Lợp ngói âm dương.
• Điện đã bị triệt giải vào thời Khải Định.
Điện Kiến Trung (1930)
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/dkienien--trung-noi-sinh-hoat-
cua-vua-trong-hoang-cung.html
Điện Kiến Trung
Về chức năng
Điện được vua Khải Định cho xây dựng từ năm
1921 đến 1923, là nơi sinh làm việc và sinh hoạt
của vua Khải Định. Sau đó trở thành tư cung của
hoàng gia triều vua Bảo Đại.
Về kiến trúc:
• Điện là hợp thể phong cách Âu châu gồm kiến
trúc Pháp, Ý, pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
• Mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều
màu.
• Trước điện là vườn cảnh, có cầu thang đắp rồng dẫn lên
thềm điện.
• Tầng chính gồm 13 cửa: gian giữa 5 cửa, 2 gian bên mỗi
gian 3 cửa, 2 góc điện mỗi bên 2 cửa.
• Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính.
• Trên cùng là mái ngói trang trí theo phong cách Việt
Nam.
Di tích điện Kiến Trung ngày nay
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/dkienien--trung-noi-sinh-hoat-
cua-vua-trong-hoang-cung.html
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/dkienien--trung-noi-sinh-hoat-
cua-vua-trong-hoang-cung.html
Hình ảnh phục dựng Điện Kiến Trung
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/dkienien--trung-noi-sinh-hoat-
cua-vua-trong-hoang-cung.html
Thế miếu
https://khamphadisan.com.vn/hue-mieu-noi-tuong-nho-cac-vi-vua-trieu-nguyen/
Thế miếu
Về chức năng, đây là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.
Về kiến trúc, là một công trình kiến trúc gỗ xây theo
kiểu "trùng thiềm điệp ốc”
• Nền cao gần 1 m, diện tích 1500 m².
• Nhà chính có 9 gian và 2 chái kép,
• nhà trước có 11 gian và 2 chái đơn;
• Mái được lợp ngói hoàng lưu ly, đỉnh nóc gắn pháp
lam.
• Bên trong Thế miếu còn có các công trình khác: Hiển
Lâm các, Canh Y điện, Thổ Công từ, Cửu Đỉnh, Tả
Vu, Hữu Vu, .
Hưng Miếu
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/hung-to-mieu-tho-cha-vua-gia-long.html
Hưng miếu
Về chức năng, là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc
Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn - song thân của vua Gia Long.
Về kiến trúc:
“trùng thiềm điệp ốc”; nền cao 0,68m; diện tích khoảng
400m2
Mái được lợp bằng ngói âm dương men vàng.
Tháng 2/1947, Hưng Miếu bị đốt cháy hoàn toàn.
Năm 1951, bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (mẹ vua Bảo Đại)
đã mua một phủ thờ từ Kim Long đưa về dựng lại ở nền cũ
tòa miếu chính.
Năm 1995 tòa nhà này lại được tu bổ thêm một lần nữa.
Trong lần tu bổ này, miếu được sơn son thếp vàng.
http://wikimapia.org/17524641/Th%C3%A1i-T%E1%BB%95-Mi%E1%BA%BFu
Thái miếu
Về c h ứ c n ă n g , đ â y l à m i ế u t h ờ t ừ c h ú a N g u y ễ n
Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần.
Về kiến trúc:
• Chính đường theo lối “trùng thiềm điệp ốc”, 13 gian 2
chái kép; Tiền đường 15 gian 2 chái đơn;
• Trước sân Thái Miếu có gác Tuy Thành (tên cũ là
gác Mục Thanh).
Đầu năm 1947, khu vực Thái Miếu bị Pháp thiêu hủy gần
như hoàn toàn.
Năm 1971-1972, hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đã
quyên góp và dựng lại 1 tòa nhà 5 gian trên nền cũ của
ngôi chính điện để làm nơi thờ tự các Chúa Nguyễn.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u_Mi%E1%BA%BFu
Triệu miếu
Về chức năng, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh
của chúa Nguyễn Hoàng.
Về kiến trúc, Triệu Miếu tương tự Hưng miếu
• “trùng thiềm điệp ốc”;
• Chính đường 3 gian 2 chái,
• Tiền đường 5 gian 2 chái đơn.
• Hai bên có Thần Khố (phía đông) và Thần Trù
(phía tây).
Hiển Lâm Các
http://www.huefestival.com/?cat_id=205&id=268
Hiển Lâm các
Về chức năng, đây là nơi để vua đọc sách, ngâm thơ, nghỉ
ngơi.
Về kiến trúc:
• Xây dựng bằng gỗ.
• 3 gian 2 chái, 2 chái xây tường gạch để gia cố sức chịu
lực của các hàng cột và che bớt phần nội thất.
• Hệ thống cột, kèo, chạm nổi các mô típ hình rồng cách
điệu hoá thành dây leo lá cuốn.
• Trên cửa giữa treo tấm hoành phi lớn đề "Hiển Lâm
Các" trên nền sơn màu lục, khung chạm 9 con rồng vờn
mây sơn son thếp vàng.
Cổng Thọ Chỉ (Cung Diên Thọ)
Cung Diên Thọ

• Về chức năng, đây là nơi ở của Hoàng Thái Hậu.


• Về kiến trúc, trong khu vực cung Diên Thọ có
khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ, vừa
phong phú về loại hình vừa đa dạng về phong
cách kiến trúc.
• Hiện nay chỉ còn lại các công trình sau: Diên Thọ
Chính Điện, Điện Thọ Ninh, Trường Du Tạ,
Khương Ninh Các, Tịnh Minh lâu, nhà Tả Trà.
Bình phong trước chính điện
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/cung-dien-tho.html
Chính điện Cung Diên Thọ
Điện Thọ Ninh
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/cung-dien-tho.html
http://khamphahue.com.vn/kham-pha/di-tich-di-san/tid/Ve-voi-Hue-thuong-Ky-5-
Hoang-cung-mot-thuo-vang-son-%E2%80%93-Cung-Dien-Tho-Cung-Truong-
sanh/newsid/A497718A-E3BA-4AE7-AF45-A96F3E86FD29/cid/F5B1DC59-8635-4652-
BF15-1F10D978783B
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/cung-dien-tho.html
Lầu Tịnh Minh
http://webdulichhue.com/diem-den/di-tich-hue/cung-dien-tho.html
Cổng vào Cung Trường Sanh
http://khamphahue.com.vn/kham-pha/di-tich-di-san/tid/Ve-voi-Hue-thuong-Ky-5-
Hoang-cung-mot-thuo-vang-son-
Chính điện Cung Trường Sanh
http://khamphahue.com.vn/kham-pha/di-tich-di-san/tid/Ve-voi-Hue-thuong-Ky-5-
Hoang-cung-mot-thuo-vang-son-
Cung Trường Sanh
• Về chức năng, đây là nơi ở của các Thái Hoàng
Thái Hậu.
• Cụm di tích cung Trường Sanh bị đánh sập
năm 1945.
• Từ năm 1954 vùng đất này trở thành thành khu
dân cư và bị biến dạng cảnh quan nghiêm trọng.
BÀI TẬP
Bạn biết công trình kiến trúc nào khác được xây
dựng vào thời Nguyễn? Hãy giới thiệu một chi
tiết kiến trúc của công trình đó.
BÀI TẬP
1. Giới thiệu một công
trình kiến trúc hiện đại
mà bạn thích
2. Giới thiệu một công
trình kiến trúc tại
TP.HCM mà bạn biết.

Đình Minh Hương Gia Thạnh


TƯ LIỆU THAM KHẢO
Phục dựng bộ mái Kiến trúc cung điện Việt Nam thời Đinh - Tiền Lê tại cố
đô Hoa Lư từ dấu tích khảo cổ học

https://www.facebook.com/groups/372316612851987
Hiện vật dùng để làm căn cứ phục dựng

https://www.facebook.com/groups/372316612851987
Hiện vật dùng để làm căn cứ phục dựng
https://www.facebook.com/groups/372316612851987
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
• Nhà cổ Bình Thủy hay Phủ thờ họ Dương tọa lạc tại quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ.
• Đây là một kiến trúc "nội công ngoại quốc" điển hình, ngoài Tây
trong Ta.
• Khởi đầu bằng một ngôi nhà rường truyền thống dựng năm 1870,
khung gỗ, mái ngói âm dương, bộ chạm tỉ mỉ, cầu kỳ và bố trí nội
thất đúng quy điển Việt. Nhiều thập niên trôi qua dưới chế độ Thuộc
địa của Pháp, những ảnh hưởng mỹ thuật phương Tây dần len lỏi
vào các nếp nhà dân gian, phả hơi thở tân kỳ hòa vào nếp sinh hoạt
xưa cũ. Một mặt tiền Art Nouveau đã mọc lên ôm lấy khung nhà gỗ,
mang những đồ án Tây phương đã biến đổi tỷ lệ để phù hợp thị hiếu
gia tộc họ Dương.
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
• Một nhầm lẫn phổ biến cho rằng nhà cổ xây theo lối "trùng thềm
điệp ốc". Thực chất, lớp nhà phía trước là thảo bạt, mục đích là che
chắn, tăng thêm nhịp điệu cho mái nhà, phá vỡ thế đơn điệu của một
mái ngói đơn nhất, cấu trúc đơn giản hơn chứ không cầu kỳ như
dạng thức trùng thiềm điệp ốc vốn dành cho điện miếu. Trên hai mái
nhà điểm hai hàng xương cá (cresting) và cặp chái đèn (finial) về hai
bên làm tăng hiệu quả trang trí.
• Ngôi nhà có 5 gian, mặt tiền 3 gian giữa trang trí lối "tam quan tứ
trụ", cứ 4 trụ giả đỡ 3 vòm tròn, 2 gian bên điểm trán tường tam giác
cổ điển. Tường vôi điểm xuyết cành lá Tây châu, những nho, ô liu, ô
rô, hoa hồng vẽ nên nét cầu kỳ, kiểu cách. Đặc biệt, bộ sắt uốn của
phong cách Art Nouveau được khéo lồng với tường hoa, một tiếp
biến thịnh hành vào thời này. Bốn cầu thang con tiện (balustrade)
uốn cong hoàn thiện nét duyên dáng và sang trọng của một phủ thờ
thế gia. (Tản mạn kiến trúc)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)

You might also like