You are on page 1of 53

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

VÌ SAO GỌI NGUYỄN KHUYẾN LÀ NHÀ THƠ


CỦA LÀNG CẢNH DÂN TÌNH VIỆT NAM?

Nhóm SV thực hiện: NHÓM 9


Học phần: Văn học Trung đại Việt Nam III và IV
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đàm Thị Thu Hương

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 05 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

VÌ SAO GỌI NGUYỄN KHUYẾN LÀ NHÀ THƠ


CỦA LÀNG CẢNH DÂN TÌNH VIỆT NAM?

Nhóm SV thực hiện: NHÓM 9


Mã học phần 2221LITR145904
Học phần: Văn học Trung đại Việt Nam III và IV
Ca học: Chiều thứ 4
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đàm Thị Thu Hương

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 05 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

STT NỘI DUNG SỐ ĐIỂM GHI CHÚ

1 Văn bản Word /35

2 Powerpoint /25

3 Thuyết trình /20

4 Đặt câu hỏi /10

5 Trả lời câu hỏi /10

6 Tổng điểm /100

1
DANH SÁCH PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM


STT THÀNH VIÊN CÔNG VIỆC CÁ
NHÓM
NHÂN
- Thu nhập tài liệu
- Xây dựng dàn ý
Nguyễn Đào
đề cương
Quý Châu A A
1 - Viết 2.2, tiểu kết
(nhóm trưởng) (100%) (100%)
chương 2
47.01.606.041
- Thuyết trình
phần
- Thu nhập tài liệu
- Xây dựng dàn ý
Trần Thị Minh
đề cương
Thi A A
2 - Viết Mở đầu,
(thư ký) (100%) (100%)
1.1, Kết luận
47.01.606.120
- Thuyết trình
phần
- Thu nhập tài liệu
- Xây dựng dàn ý
Đinh Linh Nhi
đề cương A A
3 (thành viên)
- Viết phần 2.1.2 (100%) (100%)
47.01.606.096
- Thuyết trình
phần
Cao Ngọc - Thu nhập tài liệu
Nhạn - Xây dựng dàn ý A A
4
(thành viên) đề cương (100%) (100%)
47.01.606.095 - Viết 2.1.1

2
- Thuyết trình
phần

- Thu nhập tài liệu


- Xây dựng dàn ý
Tô Ngọc
đề cương
Thương A A
5 - Viết 1.2, 1.3,
(thành viên) (100%) (100%)
tiểu kết chương 1
47.01.606.022
- Thuyết trình
phần

3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài. 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................7
4. Phương pháp khoa học được sử dụng để nghiên cứu 7
5. Cấu trúc tiểu luận 7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................8
1.1. Bối cảnh xã hội ảnh hưởng thơ văn Nguyễn Khuyến 8
1.2. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khuyến 10
1.2.1. Cuộc đời ...................................................................................................10
1.2.2. Sự nghiệp ..................................................................................................11
1.3. Khái quát về các tác phẩm của Nguyễn Khuyến 12
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................14
CHƯƠNG 2. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG THƠ VIẾT VỀ DÂN TÌNH
LÀNG CẢNH CỦA NGUYỄN KHUYẾN ............................................................15
2.1. Nét đặc sắc trong giá trị nội dung 15
2.1.1. Nét đặc sắc trong thơ viết về làng cảnh của Nguyễn Khuyến ............15
2.1.2. Nét đặc sắc trong thơ viết về dân tình của Nguyễn Khuyến .............20
2.1.2.1. Tình cảnh nhân dân qua bức tranh lao động, sinh hoạt ở nông thôn ...21
2.1.2.2. Tình cảnh của dân thể hiện qua các mối quan hệ .................................24
2.1.2.3. Tình cảnh của dân qua trào phúng bộ mặt thật của xã hội ..................26
2.2. Nét đặc sắc trong giá trị nghệ thuật 28
2.2.1 Nét riêng trong giọng điệu ......................................................................28
2.2.1.1. Giọng điệu hóm hỉnh, nhẹ nhàng ..........................................................29
2.2.1.2. Giọng điệu châm biếm sâu cay, thâm thuý............................................31
2.2.1.3. Giọng điệu trầm tư, u uất buồn thương.................................................33
2.2.2. Ngôn từ nghệ thuật .................................................................................34

4
2.2.2.1. Đôi nét về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến ...........................34
2.2.2.2. Mối quan hệ hai chiều Hán - Việt và Việt - Hán trong sáng tạo về ngôn
ngữ thơ Nguyễn Khuyến .....................................................................................35
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ trong Nguyễn
Khuyến...............................................................................................................40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................43
KẾT LUẬN ..............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45
PHỤ LỤC .................................................................................................................47
PHỤ LỤC 1: Bảng khảo sát từ Hán Việt trong toàn bộ thơ Nôm Nguyễn
Khuyến gồm 106 bài thơ (Trích Biện Minh Điền, 2008, tr323) 47
PHỤ LỤC 2: Bảng khảo sát các tác phẩm chữ Hán có bản tự dịch chữ Nôm
(Nguyễn Khuyến tự dịch) 48

5
MỞ ĐẦU
(Người thực hiện: Trần Thị Minh Thi)
1. Lý do chọn đề tài.
Có thể nói giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế XIX là giai đoạn lịch
sử với nhiều biến cố. Và chính bởi hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy đã ảnh hưởng ít nhiều
đến nội dung sáng tác của các tác giả thời bấy giờ. Song song với các tác phẩm thơ
ca mà nội dung chính là phản ánh chân thực bức tranh đời sống, xã hội của nông dân
Việt Nam lúc bấy giờ, còn có những sáng tác về tinh thần yêu nước. Và Nguyễn
Khuyến chính là một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại
Việt Nam và có đóng góp quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc. Tuy ông được
biết đến là một nhà thơ nổi tiếng ở mảng trào phúng nhưng bên cạnh đó tác giả vẫn
được nhắc đến ở mảng trữ tình vì đề tài và đối tượng trong văn học ông hướng đến.
Bên cạnh cái tên “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” thì Nguyễn Khuyến
còn được Xuân Diệu gọi là “nhà thơ của dân tình”. Các tác phẩm của ông đi cùng với
việc miêu tả cảnh thiên nhiên, nói lên phong cảnh làng quê Việt Nam thì còn thông
qua đó nói lên “cái tình” của nhân dân.
Nhận thấy được việc tìm hiểu lý do tại sao lại có những nhận xét về Nguyễn
Khuyến gắn với làng cảnh, dân tình là một việc hữu ích đối với một sinh viên học
Văn học. Đồng thời giúp cho độc giả nhận diện về tác giả Nguyễn Khuyến được toàn
diện hơn. Đó chính là lý do khiến nhóm chúng tôi chọn đề tài “Vì sao gọi Nguyễn
Khuyến là nhà thơ của làng cảnh, dân tình Việt Nam?”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ đề tài “Vì sao gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt
Nam?”, nhóm chúng tôi muốn hướng đến những mục đích sau:
Góp phần hiểu biết thêm được những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật
thông qua các tác phẩm của Nguyễn Khuyến mà nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và rút
ra được những lý do tại sao Nguyễn Khuyến lại được xem là nhà thơ của dân tình,
làng cảnh Việt Nam.

6
Góp một phần vào việc tìm hiểu, học tập cho các bạn muốn biết thêm về Nguyễn
Khuyến và những bài thơ của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các bài thơ của Nguyễn
Khuyến có liên quan đến làng cảnh, dân tình ở cả hai nguồn tài liệu là tài liệu sách và
tài liệu internet.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu để lý giải vấn đề “Vì sao gọi Nguyễn Khuyến
là nhà thơ của làng cảnh dân tình Việt Nam?”. Tuy nhiên để có cái nhìn trực quan
hơn về Nguyễn Khuyến và những tác phẩm của ông, nhóm chúng tôi có mở rộng liên
hệ, so sánh với thơ ca cùng đề tài của các tác giả trước, và cùng thời của Nguyễn
Khuyến.
4. Phương pháp khoa học được sử dụng để nghiên cứu
Bài tiểu luận có sử dụng các biện pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp so sánh.
5. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, thì nội dung chính
của bài tiểu luận chia làm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Những nét đặc sắc trong thơ viết về dân tình làng cảnh của Nguyễn
Khuyến

7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
(Người thực hiện: Trần Thị Minh Thi)
1.1. Bối cảnh xã hội ảnh hưởng thơ văn Nguyễn Khuyến
Nhìn chung bối cảnh lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tư
tưởng, hình ảnh, cách nhìn nhận, phản ánh xã hội và tạo nên những dấu ấn văn học
của một thời kỳ. Và Nguyễn Khuyến là người chịu tác động mạnh mẽ giai đoạn cuối
thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX.
Ở giai đoạn này đất nước ta bị Thực dân Pháp xâm lược, và thắng lợi của
chúng được đánh dấu bằng những hàng hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn ký kết
với chúng. Lúc bấy giờ toàn bộ Nam Kỳ đã rơi vào tay giặc, và bọn chúng bắt đầu
xâm chiếm các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Trước sự xâm lược của Thực dân Pháp, cả dân tộc ta với tinh thần yêu nước
đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt để chống lại kẻ thù. Và cuộc chiến đấu
chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX là những trang rực rỡ về lòng yêu nước
của nhân dân ta. Trong cuộc chiến đấu chống Thực dân Pháp giai đoạn nửa cuối thế
kỷ XIX, giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối một phần nhưng sau đó cũng dần
thỏa hiệp và từng bước đầu hàng quân địch. Trong triều đình thì chia thành hai phái,
một phái với tư tưởng chủ hòa và một phái với tư tưởng chủ chiến. Phái chủ hòa thì
chủ trương giữ thế thủ, họ đề nghị kéo dài tình trạng giằng co để đợi cho Thực dân
Pháp “mỏi”. Trái lại, phái chủ chiến gồm những người yêu nước nhưng mang nặng
tư tưởng bài ngoại, như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, … và có
thế lực yếu.
Trong khi Nam Kỳ đang dồn sức chống ngoại xâm thì ở miền Trung và miền
Bắc thì bọn phong kiến tăng cường bóc lột, vơ vét của nhân dân một cách triệt để.
Chính vì vậy mà nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra. Nhà nước thống trị đứng
trước hai mâu thuẫn, bên ngoài thì mâu thuẫn với bọn thực dân xâm lược, bên trong
lại mâu thuẫn với phong trào nông dân. Và sau đó Triều đình nhà Nguyễn đã thỏa
hiệp với bọn thực dân để quay lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân trong nước.

8
Chính vì vậy mà sau năm 1862, Triều đình nhà Nguyễn đã không còn vai trò gì trong
cuộc kháng chiến chống Pháp nữa, nên những cuộc kháng chiến nông dân không
những chống Thực dân Pháp mà còn bắt đầu đả kích cả triều đình phong kiến đầu
hàng.
Cuộc kháng chiến chống Pháp trong phong trào Cần Vương tiếp sau đó vẫn
chịu sự chi phối ít nhiều của ý thức hệ phong kiến nhưng không phải do những người
đại diện chính quyền phong kiến cầm đầu mà là do các văn thân và sĩ phu yêu nước
chống Pháp lãnh đạo. Phong trào rầm rộ từ Bình Định, Quảng Bình ra đến Hưng Yên,
Thái Bình, Tây Bắc và kéo dài gần hết thế kỷ XIX. Tuy nhiên, sau đó phong trào Cần
Vương tắt dần, cuộc chiến đấu gần như mất phương hướng, nhưng lòng yêu nước của
nhân dân ta thì vẫn âm ỉ cháy trong lòng và chờ đợi một ngọn gió mới để thổi bùng
lên thành ngọn lửa mãnh liệt.
Trên đây là một vài diễn biến lịch sử cơ bản đã diễn ra trong giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử mà dân tộc đã trải qua những biến cố thăng
trầm, bắt đầu rơi vào trong sự thống trị của thực dân Pháp, nhân dân phải chịu đồng
thời nhiều tầng áp bức, bóc lột. Bối cảnh lịch sử này đã chi phối tới đời sống vật chất,
tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; tới mọi khía cạnh của đời sống. Và
đặc biệt nó có ảnh hưởng rõ rệt và trực tiếp đối với sự phát triển của văn học giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Đây là giai đoạn nổi bật lên là những tên tuổi nhà văn, nhà thơ với những tác
phẩm thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước và kết thúc bằng thơ văn tố cáo hiện thực xã
hội. Có Nguyễn Đình Chiểu với ngòi bút văn chương mang đậm tinh thần yêu nước,
hướng ngòi bút tích cực vì nước vì dân. Có Nguyễn Khuyến với những sáng tác nói
lên tình yêu quê hương, đất nước, với gia đình, bạn bè. Đồng thời có còn phản ánh
chân thực cuộc sống của những con người khổ cực, châm biếm đả kích thực dân xâm
lược, tầng lớp thống trị. Có Tú Xương với hầu hết nội dung các tác phẩm của ông đều
nói về khoa cử, nho học với một nền nho học đang bị thoái hóa trầm trọng và cảnh
nghèo khó của người dân trong cảnh đất nước loạn lạc, đồng thời lên án xã hội thực
dân - nửa phong kiến. Bằng việc sử dụng ngòi bút trào phúng và giọng văn châm

9
biếm, sâu cay để đả kích và phê phán bọn thực dân Pháp và bọn tay sai. Chính vì thế
mà bối cảnh lịch sử chính là một yếu tố cần phải tìm hiểu, bởi thông qua đó ta có thể
hiểu được phần nào đặc điểm văn học giai đoạn này và cụ thể hơn đó và thơ ca của
Nguyễn Khuyến.
(Người thực hiện: Tô Ngọc Thương)
1.2. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khuyến
1.2.1. Cuộc đời
Nguyễn Khuyến sinh ngày 15 tháng Giêng năm 1835, tại thôn Văn Khê, làng
Hoàng Xá, tỉnh Nam Định, có tên hiệu là Quế Sơn. Nguyễn Khuyến là “đứa con cầu
tự” của cụ Nguyễn Lệ (có sách ghi chép là Nguyễn Khải) và bà Trần Thị Hoan - con
gái cụ sinh đồ nhà họ Trần. Khi mới sinh ra ông được đặt tên là Nguyễn Thắng.
“Theo Hoàng Ý Viên (Tam Nguyên Yên Đổ) thì Nguyễn Thắng thuộc
dòng dõi quan quyền thanh liêm của Quang Lượng Hầu, tể tướng
triều Lê, cháu đích tôn của cụ Nghè Nguyễn Mại, đậu tiến sĩ, làm tới
chức Hiến Sát Sứ, cũng triều Lê.” (Bùi Thức Phước, 2015, tr. 7).
Năm 13 tuổi được cụ Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị dạy và được cho
là rất hiếu học. Năm 17 tuổi cùng đi thi với cha nhưng rớt và được cha lo chuyện cưới
vợ. Năm 18 tuổi vì phải chịu tang cha nên không đi thi được. Vì gia cảnh sa sút nên
Nguyễn Thắng phải đi dạy thêm và có ý định bỏ học nhưng mẹ lại không đồng ý.
Thương cảm chàng nho sinh hiếu học, cụ Nghè Vũ Văn lý đã gọi ông đến và nuôi
cho ăn học. Kể từ đó cho đến năm 1864 Nguyễn Thắng thi thêm ba lần nữa nhưng
lần nào cũng trượt. Năm 1864, Nguyễn Thắng đi thi Hương khoa giáp Tý vì gia cảnh
khó khăn nên vợ ông phải chạy vạy khắp nơi để chồng có tiền đi thi và cuối cùng quả
ngọt cũng đến ông đã đỗ Giải Nguyên. Tuy nhiên, năm sau, ông thi Hội nhưng không
đỗ và đổi tên Tháng thành tên Khuyến (ngụ ý nhắc nhở mình hãy cố gắng học hành
thành đạt). Năm 1871, Nguyễn Khuyến thi Hội đỗ Hội Nguyên rồi vào thi Đình đậu
luôn Đình Nguyên. Ông được vua ban mũ áo và cờ có ghi chữ “Tam Nguyên” vì thi
cả ba lần đều đỗ đầu, cộng với việc ông là người Yên Đỗ nên mọi người gọi Nguyễn
Khuyến là “Tam Nguyên Yên Đổ”, cùng năm đó ông được làm quan. Năm 1885

10
Nguyễn Khuyến xin về hưu với lý do là đau mắt. Năm 1909 Nguyễn Khuyến từ giã
cõi trần tại quê nhà Yên Đổ.
Khi còn nhỏ, Nguyễn Khuyến sống với nông dân và khi cáo quan về hưu trí
ông lại sống giữa nông dân. Chính vì thế ông rất cảm thông với nỗi đau khổ của nông
dân. Vợ của Nguyễn Khuyến cũng là một người phụ nữ ở nông thôn “Hay lam hay
làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng” (Đôi câu đối Khóc vợ - Nguyễn Khuyến)
luôn tất bật cả ngày với công việc đồng án. Lúc còn làm quan, Nguyễn Khuyến luôn
là một người thanh liêm, khi về hưu ông sống một đời thanh bạch, hòa mình với thiên
nhiên, đồng cảm với người dân, “chính cái lối sống thanh bạch này đã khiến Nguyễn
Khuyến dễ gần với nông dân, luôn luôn chia sẻ nỗi đau khổ, lo lắng của nông dân.”
(Văn Tân, 2004, tr.138). Và cũng chính vì thế mà Nguyễn Khuyến là một nhà thơ
làng cảnh dân tình.
1.2.2. Sự nghiệp
Năm 18 tuổi, vì cha mất nên Nguyễn Khuyến phải đi dạy học ở một làng lân
cận để nuôi thân và tiếp tục con đường học tập. Sau khi đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương,
Hội và Đình, năm 1871 Nguyễn Khuyến được giữ chức quan nhỏ ở Huế. Năm 1872,
Nguyễn Khuyến lên chức Án sát Nghệ An. Sau khi về để tang mẹ, ông vào kinh nhận
chức Biện lý bộ Hộ. Năm 1877, ông được cử làm Bố chánh Quãng Ngãi. Sang năm
sau ông bị giáng chức điều về Huế làm trực học sĩ với nhiệm vụ coi sóc Quốc sử quán
Năm 1879, ông bị triệu về kinh làm việc ở Quốc sử quan. Năm 1883 ông được cử ra
Hà Nội làm thương biện ở nha Kinh lược Bắc Kỳ, chuyên trông nim việc buôn bán
với các nước ngoài. Sau đó ông được cử làm Sơn - Hưng - Tuyên tổng đóc (tổng đốc
ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa (Phú Thọ) và Tuyên Quang). Năm 1885, Nguyễn Khuyến
buồn vì cảnh nước mất nhà tan, càng không muốn bắt tay với giặc Pháp nên ông đã
lấy cớ đau mắt xin về hưu. Nhưng khi đã về hưu ông vấn không được sống yên thân.
Một bên ông bị những lịt lội, nợ nần, túng thiếu làm cho khổ sở; một bên ông bị chính
quyền thực dân tìm đủ mọi cách mua chuộc để đưa ông vào con đường của bọn Lê
Hoan, bọn Hoàng Cao Khải, bọn Nguyễn Thân, Vì biết bọn thực dân Pháp muốn lợi
dụng mình để thu phục nhân tâm nên Nguyễn Khuyến đã lấy cớ tuổi cao sức yếu

11
không thể làm quan được. Trong thời gian từ năm 1891 - 1893, Hoàng Cao Khải mời
ông về dạy học vì không thể từ chối được nên đành phải ra Hà Nội dạy học tại tư dinh
của viên lược sử Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải. Sau đó hai năm ông cho con là Nguyễn
Hoan ra dạy thay để lui về nhà nghỉ ngơi. Năm Ất Tỵ 1905, Nguyễn Khuyến còn phải
nhận lời tổng đốc Hưng Yên là Lê Hoan làm giám khảo cuộc thi thơ Vịnh Kiều, lúc
đó ông vừa tròn 70 tuổi.
1.3. Khái quát về các tác phẩm của Nguyễn Khuyến
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến khá đồ sộ gồm cả thơ chữ Hán và thơ
chữ Nôm. Ngoài ra còn có cả câu đối và văn nhưng lại có hiện tượng thất truyền.
“Trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến1, phần thơ chứ Hán, có 116
bài, phần thơ chữ Nôm có 86 bài (trừ một bài dịch thơ Lí Bạch) cùng
với gần hai chục câu đối. Còn theo cuốn Nguyễn Khuyến - tác phẩm
2
của Nguyễn Văn Huyền thì số lượng đó lên gần gấp đôi, kể cả thơ
chữ Nôm và chữ Hán, câu đối và văn.” (Lê Bảo, 1999, tr.7).
Nguyễn Khuyến là một nho sĩ được đào tạo theo khuôn mẫu đạo đức Nho giáo.
Với ông, nam nhi phải có nghĩa vụ học hành đỗ đạt làm quan để thờ vua giúp nước,
thực hiện trọng trách “trí quân trạch dân”, vừa giúp vua vừa làm cho dân được nhờ.
Thế nhưng do chí lớn không thành, nên hầu hết những bài thơ của Nguyễn Khuyến
còn được lưu truyền lại đến hôm nay đều là những sáng tác được viết khi ông từ bỏ
vinh hoa, sống một cuộc đời dân dã, mộc mạc tại làng quê. Đến với Nguyễn Khuyến
những thứ thân thuộc như ao cá, bụi tre, ruộng vườn, làng mạc, tiếng ếch kêu, tiếng
chim hót ríu rít, vị chua mặn của mồ hôi, vị cay đắng của cơ cực đã đi vào thơ một
cách tự nhiên và đã sống lại ở đấy. Vì lẽ đó, nhà thơ Xuân Diệu đã gọi Nguyễn
Khuyến là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.
Không những thế, Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ tiêu biểu cho con người
Việt Nam thời bấy giờ. Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được khí tiết phẩm
chất của một người yêu nước và hòa mình vào thiên nhiên. Đọc thơ Nguyễn Khuyến

1
NXB Văn học, H, 1971
2
NXB Hà Nam Ninh, 1984

12
người ta như cảm thấy dây dứt về nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế. Các tác
phẩm của Nguyễn Khuyến bao gồm Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Cẩm Ngữ, Bách
Liêu thi văn tập…, cùng với đó là nhiều bài ca, văn tế, hát ả đào và nhiều câu đối
truyền miệng. Tác phẩm Quế Sơn thi tập có khoảng 200 bài thơ viết bằng chữ Hán
và hơn 100 bài viết bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Đa phần các bài thơ
chữ Nôm của Nguyễn Khuyến thiên về trào phúng, còn thơ chữ Hán sẽ thiên về chất
trữ tình. Tuy nhiên, dù là trữ tình hay trào phúng thì các tác phẩm hầu như đều phản
ánh về con người và thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày của ông. Như vậy, có thể
thấy được Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình và ông
thành công ở cả hai mảng đó.

13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, có thể thấy Nguyễn Khuyến được ra đời bối cảnh lịch sử vô cùng bi
thảm, khi mà đất nước ta trong tình trạng “một cổ hai tròng” vừa phải chịu sưu cao
thuế nặng, phu phen tạp dịch chồng chất từ các chính sách của triều đình nhà Nguyễn,
vừa phải đối mặt với chủ trương khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, vì lẽ đó mà
đời sống nhân dân vốn cơ cực nay lại càng bị đẩy đến tận cùng của sự phá sản. Và
khi đứng trước một xã hội mà những trật tự, phép tắc bị phá vỡ, luân thường đạo lý
bị đảo lộn, đồng tiền ngày càng lên ngôi và chiếm một vị trí thống soái, Nguyễn
Khuyến - một vị quan chính trực, yêu nước thương dân, căm thù giặc đến tận cùng
xương tủy nhưng lại không can đảm làm Phan Đình Phùng hay Nguyễn Thiện Thuật
thứ hai để đứng lên lãnh đạo đánh giặc. Chính vì vậy mà Nguyễn Khuyến đã quyết
định về quê ở ẩn, sống âm thầm ở làng Yên Đỗ để ngâm thơ uống rượu, bầu bạn với
thiên nhiên. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến còn sống thân thiện với bất cứ ai miễn là
người ấy sống có tấm lòng, sống thiện và sẵn sàng trách mắng những ai mang tà tâm,
giả dối. Có lẽ vì thế mà ông thường được mọi người biết đến là một nhà thơ của làng
cảnh dân tình Việt Nam.

14
CHƯƠNG 2. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG THƠ VIẾT VỀ
DÂN TÌNH LÀNG CẢNH CỦA NGUYỄN KHUYẾN
2.1. Nét đặc sắc trong giá trị nội dung
(Người thực hiện: Cao Ngọc Nhạn)
2.1.1. Nét đặc sắc trong thơ viết về làng cảnh của Nguyễn Khuyến
Người xưa có câu “cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ”, thiên nhiên luôn là nguồn
cảm hứng bất tận của thi nhân. Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn
tri âm, là bóng dáng của người thiếu nữ đương độ “trăng rằm”, là mối tình chớm nở
của đôi lứa yêu nhau. Với các bậc anh tài, thiên nhiên là người quân tử qua các hình
ảnh “tùng, cúc, trúc, mai”, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ tựa như tâm hồn, trí tuệ của
bậc trung quân ái quốc như trong câu thơ của Nguyễn Trãi:
“Quét trúc bước qua lòng suối
Thưởng mai về đạp bóng trăng”
(Ngôn chí bài 15 - Nguyễn Trãi)
Thiên nhiên còn là một biểu tượng để các nhà Nho ẩn dật ngụ tình, giáo huấn
những lý tưởng đạo đức:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hay trở thành một phạm trù to lớn có tầm vóc với vũ trụ, ẩn chứa quy luật
tuần hoàn của đời người:
“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền sư)

15
Có thể thấy, thiên nhiên trong thơ ca trung đại giai đoạn trước là những hình
ảnh ước lệ, tượng trưng, có tính chất quy phạm hóa với mục đích “văn dĩ tải đạo”, thể
hiện niềm thương cảm của con người trước thời cuộc. Thiên nhiên hầu hết chỉ được
miêu tả cái hồn để ngụ ý cho tình cảnh của thi nhân chứ chưa được xem là đối tượng
để tả thực. Để rồi, khi đến với các trang thơ của Nguyễn Khuyến, ta bắt gặp những
bức tranh quê mộc mạc, gần gũi của đồng quê, nông thôn Việt Nam ẩn chứa trong
một cốt cách dân tộc giản dị, đậm đà.
Xuân Diệu đã từng nhận xét Nguyễn Khuyến là một nhà thơ của “làng cảnh
dân tình Việt Nam”, bởi lẽ thơ ông như “ôm trọn” những gì thân thuộc, gắn bó nhất
với làng quê Việt Nam, từ cảnh trí, làng mạc đến những tình cảnh của người thôn
quê, những đề tài này đều không xa lạ gì trong thơ của Nguyễn Khuyến. Thiên nhiên
trong các bài thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ không hùng vĩ, to lớn mà gần gũi, gắn
bó với đời sống của người nông dân miền đồng bằng Bắc Bộ. Ở đó, hình ảnh đom
đóm trong đêm lập lòe, tiếng gà gáy, tiếng dế kêu, ngõ trúc, ao làng, cảnh sắc trời thu
ở miền quê đều được “vẽ” ra bởi một tấm lòng ưu dân ái quốc của Nguyễn Khuyến.
Đến với các vần thơ của Nguyễn Khuyến, làng cảnh Việt Nam được phác họa bởi
những đường nét tả thực, còn các hình ảnh ước lệ tượng trưng, hình ảnh mang tính
quy phạm, biểu tượng đã được lược bớt, trả lại cho bức tranh thiên nhiên của vùng
đồng bằng Bắc Bộ những nét đẹp chân thật, nguyên sơ, gắn bó với nếp sinh hoạt của
con người. Trong các bài thơ tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Khuyến, “tùng, cúc,
trúc, mai” không vắng bóng hoàn toàn, ông vẫn nhắc đến các hình ảnh ấy nhưng
không phải mang nghĩa biểu tượng cho người quân tử như thơ xưa mà trước hết là để
miêu tả vẻ đẹp “tự thân” của các loài cây này trong không gian làng quê mộc mạc:
“Vườn Bùi, nơi nhà cũ của ta
Đã bốn mươi năm, ngày nay mới lại trở về
Này tùng, này cúc, này mai
Phơi phới có cái dật thú núi, khe, rừng, suối”
(Bài ca nhà cũ ở xứ vườn Bùi - Nguyễn Khuyến)

16
Bên cạnh sự xuất hiện của các hình ảnh “tùng, cúc, trúc, mai” quen thuộc trong
tự nhiên trên, thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ còn có hệ thống thực vật phong phú,
như: bầu, mướp, bèo, cỏ, hòe, tre, măng, ấu, lúa,... Không giống như các nhà Nho của
giai đoạn trước, sự tao nhã và thanh cao được ưu tiên, hiếm thấy các nhân vật như:
chuột, trâu, ếch , nhái,... thì đến với thơ của Nguyễn Khuyến, các con vật thân thuộc
của miền đồng bằng chiêm trũng đã được nhắc đến qua các câu thơ:
“Trâu già gốc bụi phì hơi nắng,
Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người”
(Đến chơi nhà bác Đặng - Nguyễn Khuyến)
Hay:
“Cá vượt khóm rau lên mặt nước
Bướm len lá trúc lượn rèm thưa”
(Vịnh mùa hè - Nguyễn Khuyến)
Từ hình ảnh cây tre, cánh bèo, quả bầu đến các con vật thân thuộc như con
tôm, cá chép, chó nhỏ, tất cả những hình ảnh dung dị và thân thuộc của đồng quê Việt
Nam đều được tỏa rạng trong thơ Nguyễn Khuyến với tần suất cao mà không phân
biệt vai vế biểu tượng, đều giao hòa trong nếp sống sinh hoạt của người nông dân. Về
điểm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyền có đưa ra nhận xét:
“Có thơ của một nhà thơ nào, nhất là các nhà thơ cổ điển lại có nhiều
bóng dáng con vật đến thế? Và đều là con vật gắn bó, gần gũi với
người nông dân, nhất là dân vùng đồng bằng chiêm trũng… có tới
sáu, bảy mươi con vật khác nhau. Có con đom đóm lập lòe đêm sâu.
Có con cá vượt khóm rau lên mặt nước. Có tiếng cuốc kêu khắc khoải
thâu đêm ròng rã. Có bóng cò ngoài lũy nhấp nhô. Có con trâu bụi
gốc già phì hơi nắng. Có con chó nhỏ bên ao cắn tiếng người. Thậm
chí, có con sứa, con tôm, con ba ba, con mèo…” (Nguyễn Văn Huyền,
2002, tr.35).
Các bài thơ bốn mùa của cụ Tam Nguyên Yên Đổ dường như đã hạn chế sử
dụng các công thức mang biểu tượng như: bờ lau bãi sậy, cánh nhạn thưa, hoa lê

17
trắng, gió phẩy mùa băng… thay vào đó hình ảnh thiên nhiên bốn mùa hiện lên rõ
nét, chân thật, cụ thể với từng mùa. Đó là một mùa xuân loạn lạc, dân di tán khi thực
dân Pháp xâm chiếm, tạo ra một khung cảnh cho người phải ngẩn ngơ:
“Xuân về ngày loạn càng lơ láo
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng
Sao con đàn hát vẫn say sưa”
(Ngày xưa dặn các con - Nguyễn Khuyến)
Cảnh nóng bức của mùa hè được cực tả, các con vật như con dế, con muỗi,
cảnh làng mạc oi ả cũng được thể hiện rõ nét, sinh động:
“Tháng tư đầu mùa hạ
Tiết trời thật oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay tơi tả…”
(Mùa hè - Nguyễn Khuyến)
Hay
“Hè này nóng khổ quá
Cỏ khô, đầm cạn cá
Lại thêm ngọn gió Tây
Vật gì chẳng tàn tạ…”
(Mùa hè năm Nhâm Dần - Nguyễn Khuyến)
Đến với các bài thơ về mùa thu, Thu Ẩm, Thu Điếu, Thu Vịnh của Nguyễn
Khuyến đã gợi tả được bức tranh mùa thu của miền quê Bắc Bộ, cái hồn mùa thu rất
đỗi Việt Nam. Đó là những cảnh vật thân thuộc trong lao động như: ao thu, thuyền
câu, lá vàng, ngõ trúc, tầng mây, gian nhà cỏ, màu khói nhạt, song thưa… Cảnh sắc
trời thu ở thơ Nguyễn Khuyến được tô đậm bởi nhiều vệt sắc đặc trưng mùa thu, như:
xanh ngắt, vàng, trong veo… Đặc biệt, màu “xanh ngắt” của vùng nông thôn miền
Bắc Việt Nam được Nguyễn Khuyến ưu ái nhắc đến trong cả ba bài thơ thu, tô vẽ cho
bức tranh mùa thu cảnh làng mạc yên bình, tiết trời yên tĩnh, mát mẻ:

18
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
Hay:
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)
Hay:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)
Các bài thơ thu của Nguyễn Khuyến không đơn giản tả cảnh hoàn toàn, thấp
thoáng trong cảnh trời thu bàng bạc, man mác, yên bình ấy còn có sự vỡ mộng của
người câu cá, là sự giãi bày của kẻ say rượu, của thi nhân với Đào Tiềm. Đến với các
vần thơ miêu tả mùa đông, Nguyễn Khuyến đã thể hiện sự tê tái của cảnh ngày đông
rét buốt, lạnh lẽo:
“Sợ lạnh ban đêm ôm lồng ấp mà nằm
Gần đây lười không ra thăm vườn tây
Nay gượng đứng dậy chống gậy ra đó mà xem hoa thuỷ tiên”
(Đông chí - Nguyễn Khuyến)
Không gian sinh hoạt trong thơ của cụ Yên Đổ cũng được thu hẹp trong khuôn
khổ vùng nông thôn Việt Nam, đó là các không gian: vườn, ruộng, ao, ngõ… được
nhắc đến thường xuyên trong các câu thơ. Ruộng, vườn trong thơ ông được miêu tả
cụ thể, gắn liền với quê hương của Nguyễn Khuyến, sẽ không khó để bắt gặp các vần
thơ Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh lụt của ruộng vườn những ngày lũ đến, đặc biệt là
bài thơ Vịnh nước lụt và Nước lụt Hà Nam. Không gian ngõ và ao cũng thường xuất
hiện trong các câu thơ miêu tả cuộc sống thường nhật của Nguyễn Khuyến. Đó là ngõ
tối, ao làng chật hẹp - đặc trưng không gian của vùng nông thôn Bắc Bộ:
“Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe”
(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)
Hay:

19
“Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”
(Thu ẩm - Nguyễn Khuyến)
Có thể thấy, trước Nguyễn Khuyến đã có thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà
Huyện Thanh Quan manh nha đề cập đến hình ảnh thiên nhiên bình dị, cảnh sinh hoạt
của con người. Thế nhưng, các hình ảnh ấy vẫn còn là bức tranh thiên nhiên biểu
tượng, cảnh sinh hoạt chung chung, không đặc trưng và cụ thể. Phải đến thơ của cụ
Tam Nguyên Yên Đổ, thiên nhiên Việt Nam được thể hiện vẻ đẹp, giá trị “tự thân”
của nó mà bao quát cả đường nét mộc mạc, gần gũi, chân chất của thiên nhiên Việt
Nam nói chung và làng cảnh của miền đồng bằng Bắc Bộ rất riêng. Nguyễn Khuyến
đã đưa những cảnh vật dung dị, giản đơn nhưng gắn bó với nếp sống của người dân
lao động vào trang thơ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã từng nhận xét: “Trước
Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những vần thơ viết về
nông thôn, những hình ảnh nông thôn trong văn chương Việt Nam còn mờ nhạt. Có
thể nói, với Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học”
(Nguyễn Lộc, 2009, tr.275). Quả thật vậy, từ cánh bèo, ngõ trúc, thuyền câu, con chó,
con chuột,... dường như mọi cảnh vật dân quê nào cũng có thể hóa thành nét điểm
xuyết đặc sắc cho bức tranh quê của ông. Nhìn chung, thơ về thiên nhiên của nhà thơ
mặc dù chưa thoát khỏi công thức “tả cảnh ngụ tình”, hình ảnh ước lệ, biểu tượng của
các nhà Nho trước hoàn toàn nhưng đã có những tín hiệu thay đổi trong cách lựa chọn
đối tượng, không gian trong thiên nhiên để tả thực, tô đậm vẻ đẹp mộc mạc vốn có
của làng cảnh Việt Nam, gắn bó mật thiết đến đời sống của nhân dân.
(Người thực hiện: Đinh Linh Nhi)
2.1.2. Nét đặc sắc trong thơ viết về dân tình của Nguyễn Khuyến
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003) ở trang 247 thì “dân tình” có
nghĩa là tình hình, tình cảnh của nhân dân. Trong số những bài viết về Nguyễn
Khuyến thì Xuân DIệu cũng đã có một bài viết về Nguyễn Khuyến với tiêu đề là “nhà
thơ của dân tình”, Xuân Diệu đã chia sẻ “Tôi định viết “Nhà thơ của tình người”
nhưng muốn nói cái lõi của tình người là dối với dân, với nhân dân, nên đặt tên
chương này thắt chặt như thế.” (Xuân Diệu, 2007, tr 418). Vậy thực chất Nguyễn

20
Khuyến đã thể hiện tình cảnh nhân dân như thế nào, có điểm gì đặc sắc để chứng
minh rằng định danh “nhà thơ của dân tình” là hoàn toàn phù hợp với Nguyễn
Khuyến?
2.1.2.1. Tình cảnh nhân dân qua bức tranh lao động, sinh hoạt ở nông thôn
Một người có hơn mười năm làm quan cho triều đình nhưng do không chịu
được cảnh nhân dân lầm than, đất nước bị xâm lược mà ông phải rời bỏ cái chỗ danh
vọng để trở về vườn sống. Xuất thân là một người con của nhà Nho nghèo nơi thôn
dã nên với ông đây là lẽ thường, chỉ là trở về nơi mà ông đã từng sinh sống mà thôi.
Bởi vậy, ông rất nhanh để hòa nhập lại với cuộc sống nơi đây. Hơn nữa, Nguyễn
Khuyến luôn có trong mình một tấm lòng giàu tình yêu thương và luôn trang trải với
đời, với người, lúc nào cũng mang nặng những nỗi niềm đau đáu lo cho đất nước, lo
cho dân tộc. Với Nguyễn Khuyến khi trở về quê ở không đơn giản chỉ là rời chốn hư
vinh, mà với ông về quê là về với thiên nhiên, về với con người, hòa mình vào cuộc
sống thôn dã. Chẳng hạn, như bài Cảnh tết bên cạnh việc diễn tả không khí tấp nập
ngày tết thì nổi bật lên còn là hình ảnh con người nông thôn, giản dị, mộc mạc, sống
chan hòa với nhau. Họ rủ nhau chung từng miếng thịt, góp từng chiếc bánh chưng,
tình làng nghĩa xóm nồng đậm biết bao nhiêu.
“Trong nhà rộn rịp đón bánh chưng
Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt
Ta ước gì được mãi như thế,”
(Cảnh tết – Nguyễn Khuyến)
Thêm nữa, ông dùng những hình ảnh chân thực nhất về những gì nhân dân
phải trải (hình ảnh được mùa hay cuộc sống khó khăn, sống trong lũ lụt, hạn hán,
sống trong nợ nần) tất cả để lấy được cảm nhận đúng nhất về hình ảnh con người
trong xã hội thời bấy giờ.
“Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò”

21
(Chốn quê – Nguyễn Khuyến)
“Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi,
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi!
Gạo năm ba bát cơ còn kém,
Thuế một hai nguyên dáng vẫn đòi”
(Nước lụt Hà Nam – Nguyễn Khuyến)
Cả hai bài thơ đều thể hiện được sự thấu hiểu, thương xót của Nguyễn Khuyến
dành cho con người ở Hà Nam quê ông, Nguyễn Khuyến sử dụng “vẫn” có nghĩa là
lũ lụt, hạn hán những khắc nghiệt của thiên tai vẫn luôn như thế, vẫn xuất hiện hàng
năm gây cho nhân dân nhiều mất mát. Những từ được đề cập trong thơ, như: “thuế”,
“thuế quan Tây”, “Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi” đã thể hiện rõ sự bóc lột của xã
hội thời ấy mà con người phải gánh chịu, dù cho có khó khăn, khổ cực đi chăng nữa,
mất mùa, đói kém thì thuế vẫn phải đóng đủ, thậm chí là đánh thuế cao hơn nữa. Lũ
quan liêu chẳng hề lo lắng gì cho nhân dân, chúng chỉ giỏi vơ vét của cải, thoải mái
mà nằm trên đống tiền của nhân dân. Đó là một loại khổ cực mà nhân dân phải chịu
đày đọa qua hằng nhiều năm tháng. Hình ảnh con người trong thơ Nguyễn Khuyến
không chỉ là con người thân thiện, cởi mở, có mối quan hệ khăng khít với nhau mà
họ còn là những cá nhân, tập thể đáng thương nhất bởi họ phải sống trong nghèo khổ,
trong bóc lột - đàn áp của những tên vua quan, những lũ cướp nước.
Hay trong bài:
“Anh em làng xóm xin mời cả
Xội bánh trâu heo cũng gọi là
Chú Đáo bên làng lên với tớ
Ông Từ xóm chợ lại cùng ta”
(Cảnh Lên lão – Nguyễn Khuyến)
Với văn hóa làng xã đặc trưng của dân ta thì việc “hàng xóm tối lửa tắt đèn có
nhau” là quá quen thuộc; hễ vui, hay buồn, có miếng ăn, manh áo mặc, … cũng san
sẻ cho nhau thì việc Nguyễn Khuyến nói “anh em làng xóm” nó thể hiện rõ tình nghĩa
làng xóm, tình người với nhau. Không phân biệt lớn bé, già trẻ hễ là người trong làng

22
với nhau thì đều vui vẻ mà mời. “Chú Đáo”, “Ông Từ”, xưng hô “tớ”, “ta” đều là
những từ thân thuộc, phải tình cảm lắm, gắn bó lắm mới đưa tên riêng vào sáng tác,
nó cũng góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, rõ cảnh nhộn nhịp nơi thôn quê.
Chỉ là miếng xôi, khoanh bánh, miếng thịt gọi là, thế nhưng với họ, những điều ấy
không quan trọng, quan trọng là trong lòng họ luôn có nhau, luôn coi nhau như anh
chị em trong nhà mà hoan nghênh, chia sẻ vậy là đáng trân quý lắm rồi, chứ chẳng đề
cập đến phú quý hay cao sang. Những con người nơi đây, sống với nhau bằng tình
cảm, đối với nhau bởi cái nghĩa tình gần gũi, cởi mở với nhau, thân thiện và quý trọng
nhau như vậy thực sự hiếm thấy trong những tác phẩm thơ trước đây về con người.
Trong sự tái hiện cho tình cảnh của nhân dân thì người đọc còn nhìn thấy được
sự quan tâm và tình cảm với dân của Nguyễn Khuyến.
“Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.”
(Chợ Đồng – Nguyễn Khuyến)
Hình ảnh con người trong thơ hiện lên có chút gì đó mệt mỏi vì phải gồng
gánh hàng về từ phiên chợ Tết, họ buôn bán dịp cuối năm để kiếm chút tiền mọn,
nhưng mệt mỏi là thế họ vẫn không quên hỏi han nhau, dù chỉ là những lời hỏi han
bình thường nơi phiên chợ. Tiếng hỏi han giữa bà con lối xóm họ hỏi rằng này nay
họp chợ có đồng đông, rồi có được nhiều ông nếm rượu không, nó chân quê, tràn đầy
thâm tình, giữa con người với con người với nhau. Qua thơ, ta thấy rõ được con người
thôn quê trong thơ hiện lên như thế nào; họ là những con người chân chất, sống với
nhau bằng nghĩa tình, không vụ lợi, họ tới với nhau bằng cả tấm lòng chân thành của
mình. Đồng thời, thể hiện Nguyễn Khuyến một con người sống chan hòa, dù là vị
quan lớn nhưng không hề quên đi nguồn cội, lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên,
con người chốn bình yên này. Ông không sống cô lập mà sống vui vẻ với con người
nơi đây, cùng sinh sống, thấu hiểu và san sẻ với họ.

23
2.1.2.2. Tình cảnh của dân thể hiện qua các mối quan hệ
Nguyễn Khuyến còn nhắc đến con người qua nhiều mối quan hệ khác nhau.
Đầu tiên, phải kể đến những bài thơ, câu đối mà ông viết về vợ của mình, ông có đến
bốn người vợ nhưng có lẽ bà cả là người mà Nguyễn Khuyến dành sự yêu thương vô
cùng, bởi chính vì bà là người đi cùng với ông từ khó khăn đến khi ông có được chức
quan tại triều đình, bà là phụ nữ tần tảo vì chồng, luôn ân cần lo lắng, cùng ông chịu
cái khó cái khổ để cho ông yên tâm thi cử mà lo việc nước nhà. Nên khi “âm dương
cách biệt” Nguyễn Khuyến đã viết những câu đối để miêu tả người vợ cả của mình.
“Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn
váy quai cồng, tất tưởi chân nam chân xiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc.
Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá
tọa, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm?”
(Đôi câu đối Khóc vợ – Nguyễn Khuyến)
Ông dùng những từ ngữ mộc mạc nhất để nói đến vợ mình, một người vợ lúc
nào cũng yêu thương ông, “hay làm”, “thắt lưng bó que”, “xắn váy”, “tất tưởi”,
“đỡ đần”, … Ta thấy rõ được người đàn bà ấy vì chồng mà làm đủ chuyện, lúc nào
cũng vì chồng, vì công danh của chồng mà không màng tới mình bởi khi mất đi
Nguyễn Khuyến như mất đi chỗ dựa tinh thần lớn nhất của mình, ông trở nên “vất vơ
vất vưởng”, “gật gù”. Tất cả chứng tỏ ông rất yêu vợ mình, qua đó còn cho thấy được
hình ảnh người phụ nữ trong thời xưa qua con mắt của Nguyễn Khuyến, đấy là những
người phụ nữ “phi thường”, họ “phi thường” khi làm được hết mọi việc trong gia
đình, “phi thường” khi luôn hi sinh cho chồng, cho con mà không nghĩ tới bản thân,
“phi thường” khi luôn là chỗ dựa tinh thần cho người đàn ông để họ yên tâm lo việc
nước.
Ca dao xưa nay có câu:
“Anh em cốt nhục đồng bào,
Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.”
Khi đã nhắc đến vợ trong thơ, thì sao có thể thiếu bạn, bạn của Nguyễn Khuyến
không chỉ là xã giao bình thường mà với ông, bạn là những người thân yêu, là những

24
người mà nhận được những tình cảm trân quý, những đối tượng gắn liền trong thơ
của ông, phải kể đến Bạn đến chơi nhà là một bài thơ được nhiều người biết đến của
Nguyễn Khuyến, đấy là một bài thơ đề cập đến tình bạn hết sức hóm hỉnh và tràn đầy
tình cảm. Một thứ tình cảm không thể nào thay thế bởi vật chất, dù rằng gia cảnh
chẳng có gì để tiếp đãi bạn: chợ thì xa, trẻ thì vắng nhà, ao thì sâu, không bắt được
cá, cũng không được gà, … đều là những thứ ngon lành nhưng chẳng thể làm gì được,
hoàn cảnh lúc này của tác giả thật thiếu thốn. “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”
cái tối thiểu mỗi khi nhà có khác là phải có miếng nước, miếng trầu, Nguyễn Khuyến
cũng không có. Nhà thơ không có gì cả nhưng đổi lại ông có cho mình tình bạn chân
thành mà ai cũng muốn sở hữu, tình bạn ấy là mãi mãi, là thắm thiết là bền chặt.
Không cần vật chất chỉ cần tôi với bác là đủ, “bác đến chơi đây ta với ta.”. “Ta với
ta” làm nhớ đến Qua đèo ngang của Bà Huyện thanh quan, với bà thì “ta với ta” là
lột tả sự cô đơn một mình giữa một không gian bao la rộng lớn. Còn với Nguyễn
Khuyến là chỉ tôi với bác là bạn với nhau, nó lặp lại như một lần nữa nhấn mạnh tình
bạn gắn bó bền chặt này, dù cho có khó khăn đi chăng nữa thì bạn vẫn là bạn, luôn là
tình cảm cao quý đáng trân trọng nhất. Qua bài thơ, con người trong thơ Nguyễn
Khuyến còn là những con người sống rất tình cảm, chân thành với nhau dù rằng thiếu
thốn về vật chất. Con người thì chỉ cần đến với nhau bằng những giản dị, trong sáng
là tuyệt vời nhất, trong đó có chính bản thân tác giả.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.


Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”
(Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến)

25
“Gậy men ngõ trúc dạo đường quai
Quá bước lên nhà bác Đặng chơi
Một lũ tóc râu ai tuổi tác
Nửa phần làng xóm đã thay đời.”
(Đến chơi nhà bác Đặng – Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Khuyến đưa hình ảnh con người vào sáng tác của mình thật nhẹ nhàng
và chân thật, họ là những cụ ông nơi thôn quê, chất phác, chống gậy quanh đường mà
sang nhà thăm bạn. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng hiếm có vị quan nào có thể nhìn
thấy được, bởi lẽ bậc quan liêu chỉ mài mê danh lợi, chứ nào có quan tâm đến người
dân, quan tâm đến cuộc sống của họ. Cũng bởi ông xuất thân nghèo khó, ông đã quá
quen với những hình ảnh bình dị đời thường này rồi, giờ ra triều về quê hình ảnh ấy
lại càng trở nên thân thuộc, khó lòng quên được trong ông.
2.1.2.3. Tình cảnh của dân qua trào phúng bộ mặt thật của xã hội
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, xã hội chuyển từ phong kiến lên thực dân nửa phong
kiến ảnh hưởng không ít đến đời sống xã hội Việt Nam, văn học giai đoạn này cũng
chuyển dần từ trung đại sang cận đại. Nếu như trước đây việc xem trọng đạo Vua -
tôi, cương thường, đạo lý là khuôn mẫu thì đến đây Nguyễn Khuyến đã gần như thấy
được bộ mặt thật của chế độ quan liêu trong triều, quan lại thì tham ô cậy quyền, vua
thì bạc nhược, thờ ơ. Từ một người phải “trị quốc, bình thiên hạ” nay vua lại là người
mang đến cái khổ cho dân thì lý tưởng về văn chương ngâm, vịnh hay ngợi ca còn ý
nghĩa gì nữa. Con người trong thơ ca từ trước đến nay luôn là một điều gì đó có chuẩn
mực, trong một bài thơ hình tượng của con người hầu hết chỉ là phản ánh một đặc
điểm, chỉ có thể là tốt, hoặc xấu, chính hoặc tà, thấp hèn hoặc cao sang chứ rất ít khi
có hai đặc điểm đó trong cùng một cá thể. Còn đối với Nguyễn Khuyến, khi ông lui
về “vườn Bùi” ông đã cảm nhận được hết những gì có trên một con người, cùng với
sự mọc lên của hàng loạt đô thị sự thay đổi trong ông về nhận thức về một con người
là rõ rệt. Ông cố gắng thể hiện chân thật nhất để có thể phản ánh được xã hội và con
người trong xã hội chuyển giao này. Con người trong thơ Nguyễn Khuyến không

26
phân chia rạch ròi giữa bản chất của loại người, mà nó là sự sáng tạo đầy mới mẻ và
khác biệt khi ông để cho hai bản chất cũng xuất hiện trong một bản thể.
“Bổng lộc như ông không mấy nhỉ
Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây”
(Mừng Đốc học Hà Nam – Nguyễn Khuyến)
Bài thơ như một lời chế giễu của ông đối với một một số bộ phận quan lại lúc bấy
giờ, đáng nhẽ, người được đỗ đạt làm quan phải là người liêm chính, giúp dân giúp
nước, biến cuộc sống của dân chúng không còn đói khổ lầm than. Nhưng vị đốc học
ở đây lại đi ngược hoàn toàn, ông ta chẳng thèm quan tâm gì đến dân, chỉ sống nhờ
danh lợi của tiếng quan mang lại, không những vậy ông ta còn dùng tiền “lương Tây”
mà ăn nhờ.
Một bài thơ khác nữa ông cũng thể hiện rõ bản chất khác biệt giữa một con
người :
‘‘Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!’’
(Vịnh tiến sĩ giấy 2 (ông nghè tháng tám) – Nguyễn Khuyến)
Nghe thấy tiến sĩ là nghĩ ngay đến người học cao hiểu rộng, có kiến thức anh
thông như vậy mới có thể thi đỗ mà lấy được danh xưng tiến sĩ. Tuy nhiên, Nguyễn
Khuyến lại xem đây như là một điều đáng kinh rẻ, cũng có “cờ”, “biển”, “cân đai”
như ai nhưng thực chất bên trong vẻ ngoài như ông nghè ấy lại là bằng “ mảnh giấy”,
chẳng có tí kiến thức gì. Leo lên được tiếng tiến sĩ tưởng chừng là phải nặng nhọc, từ
học tập đến công lao, phải biết cố gắng để rồi dùng chính tài đức mà giúp ích cho đời,
cho người. Nhưng thời nay lại khác “mới hời” nó phá vỡ hoàn toàn hình ảnh quan

27
liêu lỗi lạc thời xưa mà các nhà Nho thường viết, tiến sĩ thời này dù trong đầu trống
rỗng mà vẫn có thể “lọng xanh ngồi bảnh chọe”, thật nực cười “Nghĩ rằng đồ thật,
hoá đồ chơi!”, một dáng ngồi rất oai vệ được Nguyễn Khuyến viết nên nhưng không
phải ngợi ca mà hình ấy như tiếng cười mỉa cho sự hỗn loạn, tàn phế của một xã hội,
của những con người tưởng chừng thanh cao lại là kẻ bù nhìn đầu rỗng tuếch.
Các bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến có sự pha trộn giữa chất tự trào,
hiện thực và yếu tố trữ tình nên thơ của ông nhẹ nhàng, thâm thúy chứ không sắc sảo,
quyết liệt như Tú Xương. Ở mảng thơ trào phúng, một lần nữa ta có thể thấy Nguyễn
Khuyến quả thật là một nhà thơ của “dân tình, làng cảnh Việt Nam”, tiếng cười của
ông xuất phát từ sự thương xót cho cảnh làng quê ngập lụt, dân chúng mất mùa, phản
ứng với những xấu xa, cay độc của thời thế.
(Người thực hiện: Nguyễn Đào Quý Châu)
2.2. Nét đặc sắc trong giá trị nghệ thuật
2.2.1 Nét riêng trong giọng điệu
Một trong những dấu ấn làm nên phong cách cá nhân của mỗi nhà văn đó là
giọng điệu riêng đặc sắc. Trước Nguyễn Khuyến, ta nhìn thấy một Nguyễn Trãi với
giọng điệu hào hùng, đanh thép khi nói về đối tượng giặc ngoại xâm hoặc khi thì
nghẹn ngào vì xót thương cho tình cảnh của dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm thì giàu màu
sắc triết lý. Vậy còn Nguyễn Khuyến, giọng điệu trong thơ văn của ông có gì đặc
sắc ?
Trong công trình Việt Hán văn khảo (1918), Phan Kế Bính cho rằng “Văn cụ
Yên Đổ thì có ý ngông, nhưng giọng văn thì rất nhẹ nhàng, hoạt bát, có cái thú tự
nhiên, tựa như con cá lượn ở dưới nước, con chim bay nhảy trên cành hoa.”. Nhìn
trong sáng tác của Tam Nguyên Yên Đổ, kể cả ở cung bậc buồn hay vui, khi trữ tình
để thể hiện tình cảm với làng quê, với dân hay khi trào phúng nhẹ nhàng hoặc sâu cay
một đối tượng nào đó nhằm để vạch trần những thói xấu... thì Nguyễn Khuyến đều
thể hiện một cách âm trầm và kín đáo.
Sau đây, (các luận điểm tiếp theo) chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích sâu hơn
về từng giọng điệu cụ thể trong thơ văn Nguyễn Khuyến.

28
2.2.1.1. Giọng điệu hóm hỉnh, nhẹ nhàng
Giọng hóm hỉnh thể hiện qua sự hồn nhiên, thích trào lộng vui đùa của Nguyễn
Khuyến. Giọng điệu này đã xuất hiện trong sáng tác của tác giả trước khi ông về Yên
Đổ, đặc biệt là ở mảng thơ Nôm.
“Thu vén giang sơn một cắp tròn,
Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn.
Biết chăng chỉ có ông Hà bá,
Mỉm mép cười thầm với nước non.”
(Gái rửa….bờ sông3 – Nguyễn Khuyến)
Những chi tiết, hình ảnh, hình tượng nhẹ nhàng tái hiện nét sinh hoạt dân dã
nhưng lại mang sức gợi, khiến người đọc bất ngờ khi tạo ra những liên tưởng thú vị.
Khi nhắc đến những hình ảnh chứa sức gợi thì trước Nguyễn Khuyến ta thường hay
nhớ đến Hồ Xuân Hương nhưng cái hóm hỉnh trong thơ bà là những hiện tượng tự
nhiên được biểu hiện với đậm ý nghĩa phồn thực khiến người đọc đôi khi cũng phải
e ngại. Còn với Nguyễn Khuyến thì cái hóm hỉnh mang tính thanh nhã và tinh nghịch
nhiều hơn nhưng vẫn là cho độc giả mỉm cười theo.
Sau khi trở về Yên Đổ thì trong sáng tác của Nguyễn Khuyến cũng mang theo
giọng điệu hóm hỉnh, vui tươi nhưng khác với sáng tác của ông trước đây là ngoài
tiếng cười dí dỏm thì còn có sự xuất hiện của một thái độ phê phán nhẹ nhàng, khoan
dung đối với đối tượng bị đem ra chế giễu vì những thiếu sót, lỗi lầm nào đó vô hại
hoặc có thể sửa chữa được. Nụ cười lúc này là nụ cười của sự cảm thông.
Chẳng hạn như trong bài Bóng đè4
‘‘Bóng người ta nghĩ bóng ta !
Bóng ta sao lại hóa ra bóng người ?’’

3
Trích nguyên văn trong chú thích của Tuấn Thành - Anh Vũ (2007), Nguyễn Khuyến - Tác phẩm và lời
bình: Theo TVNK (Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971), đầu đề bài này, một số bản chữ Nôm
chép là “Gái đái bờ sông”. TVNK đổi lại cho đỡ tục là “Hỏi đá” thì không hợp. Theo ý nhà văn Nguyễn
Công Hoan (Tạp chí Văn học số tháng 5 -1972) phải là “Gái rửa đít bờ sông” mới hợp. Chúng tôi theo ý kiến
sau.
4
Cô Sen đang ngủ dưới nhà bị anh kép chọc ghẹo. Khi cô Sen kêu lên, Nguyễn Khuyến hỏi thì anh kép
chống chế bảo cô Sen bị “bóng đè”.

29
Cái hóm hỉnh được thể hiện ở cách nói lập lờ, tái hiện lại giống như sự lúng
túng của anh kép là đối tượng gây mâu thuẫn nhưng vô hại khi chống chế. Nụ cười
của Nguyễn Khuyến trong bài này không phải là sự oán trách và phê phán mà chỉ là
mang tính chọc ghẹo anh kép.
Hay như ở nơi cửa thiền lại có cô Tiểu ngủ ngày đã bị thi nhân đem ra trêu
cợt khi thấy cô ngủ dáng vẻ hớ hênh, gợi cảm :
‘‘Ôm tiu, gối mõ ngáy khò khò,
Gió lọt phòng thiền mát mẻ cô.
Then cửa từ bi 5cài lỏng cánh,
Nén hương tế độ 6đốt đầy lò.’’
(Bỡn Cô Tiểu Ngủ Ngày - Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Khuyến còn giễu về cái thói ky cóp của ông Tuần phủ Đích là bạn học
của ông. Sau khi ông Đích về hưu quan thì chỉ lo làm giàu, rồi cuối cùng cũng bị cướp
đánh và lấy của, ông nhân đó gửi bài này “hỏi thăm”, giọng điệu vừa có nét cảm
thông, an ủi nhưng cũng vừa không giấu được sự chế giễu của Tam Yên Đổ dành cho
quan Tuần phủ :
‘‘Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ !
Thân già da cóc, có đau không ?
Bây giờ mới khẽ sầy da trán,
Ngày trước đi đâu mất mảy lông.’’
(Hỏi thăm quan Tuần mất cướp – Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Khuyến thể hiện sự thương xót, đồng cảm, song ông không còn đứng
ngang hàng với đối tượng được nói đến mà lúc này ông đang ở phương diện là một
người đứng trên về cả phẩm chất và nhân cách so với đối tượng đang đối thoại. Vì

5
Từ bi: cửa Phật
6
Tế độ: Cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ, theo Phật giáo (Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt)

30
vậy mà ở hai câu cuối của bài này, vừa ý chỉ mỉa mai nhưng cũng như một lời khuyên
răn mà ông gửi đến:
‘‘Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa.
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!’’
Ngoài những tình huống xuất hiện những thiếu sót như trên thì ở Nguyễn
Khuyến còn đặc biệt ở chỗ là nụ cười hóm hỉnh này xuất hiện ngay trong cả những
tình huống có sự nghiêm túc và trang nghiêm.
‘‘Tịnh độ7 an tri8 phi nhĩ lạc9,
Trần đồ10 vị11 tất vọng12 nhân liên13.’’
‘‘Nhược giao ngã14 thọ như Bành Tổ15,
Bát bách xuân 16thu kỷ17 khấp huyền18.
(Nơi “tĩnh thổ” yên nghỉ biết đâu chẳng là nơi vui sướng của bà.
Đường trần gian chưa chắc đã mong người khác thương.
Nếu để tôi sống lâu được như ông Bành Tổ,
Thì tám trăm năm, biết bao lần phải khóc vợ)....’’
(Điệu nội – Nguyễn Khuyến)
2.2.1.2. Giọng điệu châm biếm sâu cay, thâm thuý
Nếu nụ cười dí dỏm của Nguyễn Khuyến thể hiện một cách thanh nhã, kín đáo
thì giọng điệu châm biếm của ông lại có phần mạnh mẽ và sắc sảo hơn. Nói cách khác
tiếng cười châm biếm như thứ “vũ khí phê phán” mà Tam Nguyên Yên Đổ sử dụng
nhằm mục đích để vạch trần cho những cái lỗi thời, xấu xa của những đối tượng đáng

Nguồn: Từ điển Thiền Chửu


7
Tịnh độ: đất Phật ở
8
An tri: biết đâu
9
Lạc: vui sướng, vui thích
10
Trần đồ: đường trần gian (trần: trần tục; đồ: đường lối)
11
Vị: chưa, không (dùng làm trợ từ)
12
Tất vọng: Ước mong, mong được
13
Liên: thương
14
Ngã: tôi, ta
15
Bành Tổ: Người sống tám trăm năm, 49 lần goá vợ (theo Thần tiên truyện) (nguồn: thivien.net)
16
Bát bách xuân: tám trăm năm
17
Thu kỷ: biết bao lần (thu: năm, lúc; kỷ: mấy, bao nhiêu)
18
Khấp huyền: Khóc vợ. Ở đây dùng chữ “huyền” là treo, đồng âm với chữ “huyền” là dây đàn trong từ “tục
huyền” (lấy vợ kế) (nguồn: thivien.net)

31
cười đang hiện hữu.Với giọng điệu châm biếm, tuỳ vào mục đích và đối tượng được
nhắc đến mà giọng điệu châm biếm sẽ có nhiều cung bậc khác nhau.
Thứ nhất, châm biếm phê phán mang sắc thái mỉa mai, nhằm lật tẩy nội dung
bên trong đằng sau lớp vẻ ngoài hào nhoáng. Đối tượng cho giọng điệu này trong thơ
của Nguyễn Khuyến thường là những tên quan vinh qui nhưng chẳng khác nào quan
ăn cướp của dân như trong bài:
“Nghĩ rằng ông dại với ông điên!
Ông dại sao ông biết lấy tiền”
(Tặng ông đốc học Hà Nam – Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Khuyến như đang chất vấn cũng như đang chỉ thẳng vào mặt tên đốc học khi
đã lạm quyền, đục khoét của dân trắng trợn, công khai và mặc kệ cho tiếng chê cười,
chỉ biết đến túi tiền của chính mình
“..Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen.”
Thứ hai, châm biếm phê phán mang sắc thái gay gắt, mạnh mẽ nhằm phủ định
quyết liệt một vấn đề gì đó. Nguyễn Khuyến đặc biệt khinh ghét bọn me Tây 19. Sắc
giọng đanh thép của ông thể hiện rõ nhất dành cho nhóm người này như trong bài “Đĩ
Cầu Nôm”. Dường như ông đã gom tất cả những lời chửi chua ngoa nhất như để tát
nước thẳng vào mặt đối phương, lộ ra bản chất xấu xa của đối tượng ấy, ông cũng
không hề giấu giếm mà gọi đích danh cô Hồng20 và buông chửi những câu rất độc.
“Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.

19
Những người phụ nữ giao du thân mật với đàn ông Pháp. Với Nguyễn Khuyến và quan niệm đương thời
thì những người đàn bà này họ không được tính là đàn bà nước Nam. Vì họ bám vào “quan Tây” để vênh
vang với đời.
20
Cô Tư Hồng nhờ thế lực của chồng Tây và sự ranh khôn đã được triều đình phong “Tứ phẩm phu nhân”
và bố cô cũng được phong hàm “Hàn lâm thị độc”. Có tiền, có danh, cô muốn làm ơn cho làng, nhưng đã bị
dân làng tẩy chay. Lần thứ nhất cô xin bắc một chiếc cầu, nhưng dân làng không cho. Lần thứ hai “Cụ Hàn”
qua đời để báo hiếu cha, cô làm mấy trăm mâm cỗ “vạ đường. Cỗ bày trong các quán bên đường, ai đi qua
hoặc đến viếng, đi đưa “cụ cố” cứ việc vào ăn. Nhưng dân làng không đi đưa, cũng không ăn cỗ; cuối cùng
cô Tư phải sai lính đào hố chôn cỗ.

32
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con đĩ cầu Nôm.”
(Đĩ Cầu Nôm – Nguyễn Khuyến)
2.2.1.3. Giọng điệu trầm tư, u uất buồn thương
Bên cạnh giọng điệu hóm hỉnh vui tươi hay giọng điệu châm biếm, trào phúng
sâu cay thì ở Nguyễn Khuyến, đặc biệt là những sáng tác sau khi ông trở về Yên Đổ
thì người ta còn thấy sáng tác của ông mang một giọng điệu trầm tư để bày tỏ cho sự
đau xót, cho tình cảnh của chính mình (thơ tự trào), của những con người xung quanh
hay của thời đại hiện tại
“Trầm tư thế biến tuyệt kham thương”
(Ngẫm thời thế biến chuyển thật đáng thương tâm)
(Hữu cảm – Nguyễn Khuyến)

Hay:
“Dĩ phận điền viên thập lục kỳ
Trầm tư vãng sự nhất tăng bi”
(Đã yên phận nơi vườn ruộng mười sáu năm rồi
Ngẫm nghĩ lại việc đã qua mà ngày một thêm buồn)
(Xuân nhật hữu cảm II – Nguyễn Khuyến)
Cái sầu trong thơ Nguyễn Khuyến về mặt nội dung thì khác với giọng sầu man mác,
thanh thản trong thơ Đường. Giọng sầu trong thơ Nguyễn Khuyến đôi khi rất nhức
nhối, day dứt và tuyệt vọng, điển hình qua bài Quốc kêu cảm hứng
“Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ”
(Quốc kêu cảm hứng – Nguyễn Khuyến)
Tiếng quốc không đơn thuần chỉ còn là tiếng quốc mà còn là tiếng lòng của
nhà thơ, bộc lộ nỗi đau mất nước đang khắc khoải trong lòng của người thi nhân.

33
Và giọng điệu trầm tư u buồn của Nguyễn Khuyến còn thể hiện qua sự man
mác buồn, day dứt khó tả như trải rộng ra cả không gian và thời gian trong tiếng khóc
của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Như vậy, từ giọng điệu hóm hỉnh, châm biếm sâu cay đến trầm tư u buồn đã
tạo thành một hệ thống và làm nên giọng điệu riêng biệt, đa dạng giúp cho những nội
dung trong sáng tác của Nguyễn Khuyến trở nên đặc biệt.
2.2.2. Ngôn từ nghệ thuật
2.2.2.1. Đôi nét về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến
Ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Khuyến có thể được khái quát là “một thứ
ngôn ngữ rất mực trong sáng, tinh tế và nhẹ nhàng, thấm thía, giàu tính tạo hình và
biểu cả, giàu hàm ý và khả năng gợi mở, liên tưởng” (Biện Minh Điền, 2008, tr.308).
Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn qua việc tìm hiểu về những tác phẩm mà Nguyễn
Khuyến mang lại. Ta có thể thấy tinh thần của giọng nói riêng trong thơ Nguyễn
Khuyến thể hiện không chỉ ở những khía cạnh, ý nghĩa bên trong về mặt nội dung mà
cả nghệ thuật. Đặc biệt là trên phương diện về bề mặt ngôn từ của tác phẩm cũng
được nhà văn vận dụng đa dạng và kế thừa từ nghệ thuật của văn học dân gian, của
văn học giai đoạn trước và cũng vận dụng một cách linh hoạt để tạo ra sự sáng tạo
riêng cho ngòi bút của mình. Dù có sự kế thừa hay sáng tạo trong việc sử dụng ngôn
từ thì điểm chung trong thơ của ông là ngôn ngữ vẫn giữ được sự trong sáng, chuẩn
mực và mang đầy chất thơ khi bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những
sáng tác của mình. Về mặt thể loại, phần lớn Nguyễn Khuyến kế thừa từ những thể
loại truyền thống và quen thuộc trong văn học giai đoạn trước như: song thất lục bát,
hát nói…Nhìn chung, ông chưa có sự cách tân đột phá để tạo ra điểm khác biệt trong
các thể loại truyền thống này ở các sáng tác của ông.
Nguyễn Khuyến cũng giống như một số nhà văn cùng thời. Ông là một nhà
thơ song ngữ, nghĩa là sáng tác văn học cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Cả trong thơ

34
chữ Hán và chữ Nôm của ông đều có sự kế thừa và có những nét sáng tạo mới (đã
được trình bày rất rõ ở phần nội dung). Điều đáng chú ý là một trong những lý do
khiến ông trở thành một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học là vì Nguyễn
Khuyến ngoài sáng tác thuần chữ Hán hay chữ Nôm thì nhà thơ song ngữ còn liên
văn bản - kép Hán Việt, linh hoạt hai chiều ảnh hưởng giữa Hán - Việt và Việt Hán.
Các luận điểm tiếp theo sẽ đi phân tích một cách cụ thể về những đặc trưng
nổi bật đã được đề cập khái quát trong luận điểm này.
2.2.2.2. Mối quan hệ hai chiều Hán - Việt và Việt - Hán trong sáng tạo về ngôn ngữ
thơ Nguyễn Khuyến
Nhìn lại trong dòng chảy của văn học Việt Nam, hiện tượng song ngữ nghĩa
là sáng tác được cả hai thứ tiếng là Hán và Việt cũng đã có không ít những phong
cách lớn trong văn học trước Nguyễn Khuyến như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Du…cũng vừa sáng tác bằng chữ Hán vừa sáng tác bằng chữ Nôm. Một
nhóm khác thì hầu như tập trung sáng tác bằng chữ Hán (Ngô Thị Nhậm, Đặng Huy
Trứ, Nguyễn Thông..) hoặc tập trung sáng tác bằng chữ Nôm (Bà huyện Thanh Quan,
Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương…)
Đối với Nguyễn Khuyến có lẽ là hiện tượng song ngữ đặc biệt hiếm thấy trong
giai đoạn này. Bởi lẽ Nguyễn Khuyến không giống như các tác giả song ngữ khác,
ông không chỉ vừa sáng tác thơ bằng chữ Hán, vừa sáng tác thơ bằng chữ Nôm, mà
ông còn liên văn bản Hán Nôm, nghĩa là tự sáng tác bằng chữ Hán rồi lại tự dịch bằng
chữ Nôm hoặc ngược lại.
Từ bảng khảo sát của nhóm (Phụ lục 1) về các tác phẩm song ngữ (tức được
viết bằng chữ Hán và dịch sang chữ Nôm hoặc ngược lại) thì nhìn tổng quan cũng có
thể nhận ra được Nguyễn Khuyến rất quan tâm và cũng dành nhiều công sức trong
việc thể hiện ngôn từ trong tác phẩm. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn khi xét
đến ý nghĩa bên trong của những sáng tác “song hành” Hán - Nôm. Tuy cùng một nội
dung cảm hứng nhưng được trình bày trên hai hình thức ngôn ngữ Hán và Nôm đều
được Nguyễn Khuyến thể hiện những sự hứng thú riêng.
Ví dụ: Bài Trở về vườn cũ (Nôm) với bài Bùi viên cựu trạch ca (Hán)

35
“Bùi Viên ngô cựu trạch21,
Tứ thập niên kim nhật22 phú quy lai23.
Tùng tùng, cúc cúc, mai mai,
Phiêu nhiên24 hữu khâu, hác, lâm, tuyền chi dật thú25.’’
(Vườn Bùi, nơi nhà cũ của ta.
Đã bốn mươi năm, ngày nay mới được trở về.
Tùng tùng, cúc cúc, mai mai,
Phơi phới có thú vui nhàn dật nơi núi, khe, rừng, suối.)
(Bùi viên cựu trạch ca – Nguyễn Khuyến)
‘‘Vườn Bùi chốn cũ,
Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây.
Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây,
Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế.’’
(Trở về vườn cũ (Bản dịch của Nguyễn Khuyến)
Với bản Hán, Nguyễn Khuyến đã sử dụng những hình tượng ước lệ quen thuộc
“tùng, cúc, mai”, lấy cảm hứng từ Quy khứ lai từ (bài phú của Đào Tiềm (Trung
Quốc) để đưa vào tác phẩm của mình. Có thể thấy cái hay của chữ Hán nằm ở sự trau
chuốt về ngôn từ gợi nhiều hình ảnh đẹp cho áng văn. Còn với bản chữ Nôm, dù
không dùng điển tích hay hình tượng ước lệ nhưng vẫn có thể đem lại một sức hút
đặc biệt bằng ngôn từ giản dị, sống động, hình ảnh chân thật “mấy chồi non” tạo ra
một cảm giác gần gũi với thiên nhiên, một khung cảnh yên bình thích hợp để ẩn dật.
a. Xét chiều ảnh hưởng từ Hán sang Việt
Xét chiều ảnh hưởng từ Hán sang Việt, đầu tiên xét ở phương diện từ ngữ Hán
Việt đối với ngôn ngữ thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.Từ bảng khảo sát ghi nhận của
Biện Minh Điền trong Phong cách nghệ thuật (Phụ lục 2) về lượng từ Hán trong thơ
Nguyễn Khuyến thấp hơn rất nhiều (có 152 từ tức khoảng 6,03% trên 106 bài thơ)

21
cựu trạch: nhà cũ (cựu: cũ, xưa; trạch: nhà - Nguồn: Tự điển Thiền Chửu)
22
kim nhật: hôm nay (Nguồn: Tự điển Thiền Chửu)
23
quy lai: trở lại, quay về (quy: về, lai: trở lại - Nguồn: Tự điển Thiền Chửu)
24
Phiêu nhiên: nhàn thích, không bị ràng buộc
25
Dật thú: thú ẩn dật (dật: ẩn dật; thú: thú vui)

36
khi đối sánh với tác giả khác như Nguyễn Trãi với Hồng Đức quốc âm thi tập, Bùi
Duy Tân đã có sơ bộ thống kê về từ Hán Việt chiếm khoảng 1000 từ, tức 30% trên
tổng số hơn 300 bài thơ. Bên cạnh đó những từ Hán Việt được Nguyễn Khuyến sử
dụng, đến hơn 92% là những từ quen thuộc và dễ hiểu với “cảm thức của người Việt”
như anh hùng, giang hồ, nữ nhi…( Biện Minh Điền, 2008, tr 325.).
‘‘Tri âm 26 xin tỏ với tri âm’’
(Đưa người làm mối - Nguyễn Khuyến)
‘‘Tấm lòng nhi nữ không là mấy,
Bực chí anh hùng lúc túng tiêu’’
(Than nghèo - Nguyễn Khuyến)
“...Nhớ từ thuở đăng khoa27 ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau...”
Và 8% còn lại là những từ tương đối lạ với “cảm thức người Việt”
‘‘Vườn Bùi 28chốn cũ
Bốn mươi năm, lụ khụ về đây
Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây
Thú khâu hác lâm tuyền29 âu cũng thế’’

“...Vốn xưa cha mẹ dặn lời,


Tư bôn30 lại phải kẻ cười người chê...”
(Lời gái goá – Nguyễn Khuyến)

Về sắc thái biểu cảm, từ Hán được Nguyễn Khuyến sử dụng trong thơ Nôm
chủ yếu nhằm mục đích trào phúng, một số tác phẩm dẫn chứng tiêu biểu như bài
Tiến sĩ giấy, Lấy Tây, Mừng ông nghè mới đỗ…

26
Tri âm: bạn bè rất thân, hiểu được lòng nhau
27
Đăng khoa: đi thi đỗ
28
Vườn Bùi: nay là thôn Vĩ Hạ, xã Yên Đổ, chia ra từ xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, là
quê hương tác giả.
29
Khâu hác, lâm tuyền: núi khe, rừng suối, chỉ nơi ở ẩn của các danh sĩ thời xưa
30
Tư bôn: chỉ người con gái trốn nhà đi theo trai

37
‘‘Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai31…
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng32
Nét son điểm rõ mặt văn khôi33…
Cái giá khoa danh thế mới hời34.’’
(Tiến sĩ giấy II - Nguyễn Khuyến)
Nếu thay từ Hán Việt trong những trường hợp trên thành từ thuần Việt, ý
nghĩa và giá trị biểu cảm của nội dung sẽ giảm xuống, không còn thể hiện rõ nét
trào phúng mà tác giả truyền tải trong tác phẩm.
Như vậy, xét về từ ngữ và sắc thái biểu cảm, thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đã
có sự kế thừa trong việc sử dụng những từ Hán Việt trong thơ Nôm của mình để làm
tăng giá trị biểu cảm và nghệ thuật thơ. Song, Nguyễn Khuyến cũng đã có sự sáng
tạo trong giá trị biểu cảm khi các tác giả trước đó dùng từ Hán Việt chủ yếu để nhằm
tăng tính linh thiêng cho hình tượng ngôn từ thì với Nguyễn Khuyến, từ Hán Việt
dùng nhiều cho mục đích trào phúng, giễu nhại, phủ định đối tượng.
b. Xét chiều ảnh hưởng từ Việt sang Hán
Ảnh hưởng từ chữ Hán sang tiếng Việt là một hiện tượng thường thấy và đã
được đề cập nhiều trong văn học nói chung trước Nguyễn Khuyến.
“Quân thân35 chưa báo lòng canh cánh,
Tình phụ36 cơm trời áo cha.”
(Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập)
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son37.”
(Bánh trôi - Hồ Xuân Hương)
Nhưng ở chiều ngược lại (từ tiếng Việt vào tiếng Hán), tính từ giai đoạn trước
đến sáng tác của Nguyễn Khuyến mới làm nổi bật điều này. Nếu ảnh hưởng từ Hán

31
Cân đai: (cân: khăn, đai: vòng đeo ngang lưng), quần áo của quan lại phong kiến
32
Giáp bảng: bảng đề tên học vị từ Tiến sĩ trở lên.
33
Văn khôi: Người đỗ đầu trong kì thi văn
34
Hời: tiếng cổ, nghĩa là rẻ, dễ dãi
35
Quân thân: vua và cha mẹ
36
Tình phụ: phụ bạc
37
Lòng son sắt, mượn nghĩa từ chữ Hán “đan tâm”

38
sang Việt trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến giảm đi so với thời trước thì chiều ảnh
hưởng từ Việt sang Hán trong thơ Hán của ông lại tăng lên và thể hiện một cách độc
đáo.
Trước tiên là xét về phương diện từ ngữ, ngôn ngữ dùng trong thơ Hán của
Nguyễn Khuyến được kiến tạo từ ảnh hưởng của văn học dân gian Việt. Chẳng hạn
như hai câu luận trong bài Mạn hứng:
“Bố ương nô lảo tri hoà cước38
Địch cốc nhân hồi dẫn đẩu niên39.”
(Người lão nông gieo mạ hiểu biết chân ruộng xấu tốt.
Kẻ đong thóc về tuổi đấu nhiều ít.)
Hai câu thơ trên, ở bản Nôm - bài Cáo quan về ở nhà, ông “dịch” là:
“Thửa mạ rạch ròi chân xấu tốt
Đấu lương đo đắn tuổi non già.”
Xét về phương diện thể loại, Nguyễn Khuyến cũng đã có sự kế thừa và đóng
góp cho thể loại hát nói - một thể loại thuần Việt vào thơ chữ Hán thành công.
Tính kế thừa trong hát nói của Nguyễn Khuyến có thể kể đến về mặt cấu trúc, gieo
vần vẫn mang tính quy phạm tức là tuân theo kết cấu của hát nói truyền thống. Hầu
hết hát nói của Nguyễn Khuyến đều đủ khổ (11 khổ) và sử dụng cước vận trắc (vần
chân) để mở đầu và dùng câu 6 chữ để kết thúc bài hát nói.
Tính sáng tạo có thể kể đến về mặt nội dung của hát nói. Với những bài hát
nói nhằm mục đích bộc lộ, giãi bày tâm sự của mình trước thời cuộc đều không có
nét phóng khoáng, phóng túng của các nhà nho tài tử như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát mà những bài hát nói của Nguyễn Khuyến thường gửi gắm những tâm sự buồn
thể hiện trong âm điệu, con chữ và đằng sau những bức tranh của thiên nhiên, con
người.

38
hoà cước: chân lúa, chân mạ (hoà: , tr; cước: chân, chỉ phần dưới của vật - Nguồn: Hoàng Văn Hạnh, Từ
điển đồng âm Tiếng Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh)
39
đẩu niên: tuổi đấu

39
Với những bài hát nói mượn chân dung của con người như Mẹ Mốc, Anh giả
điếc để tác giả tỏ thái độ của mình về xã hội có phần thách thức với dư luận số đông,
sự kiên định. Khác so với sự ngang tàng của Nguyễn Công Trứ, ngông nghênh của
Tản Đà.
Tóm lại, đọc những bài thơ liên kết của Nguyễn Khuyến qua hai dạng Hán và
Nôm thì mỗi bản đều có sự lặp lại về cảnh lẫn tình nhưng vẫn không đem lại sự nhàm
chán, ngược lại còn tạo được dấu ấn và cảm xúc riêng cho độc giả.
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ trong Nguyễn Khuyến
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận định:
“Trong văn học dân tộc, văn học dân gian là thứ văn học ra đời sớm
nhất. Cũng như người ông, người cha trong gia đình, văn học truyền
miệng có rất nhiều kinh nghiệm để phổ biến cho con cháu, cho những
thứ văn học ra đời sau trên những bước trưởng thành. Cho nên thơ
văn quốc âm thành văn có tính chất dân tộc nhất, có truyền thống dân
tộc nhất đều đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tục ngữ, ca dao và dân
ca”. (Vũ Ngọc Phan, 1971, tr.305)
Những nhận định chính xác và thỏa đáng trên, cho thấy văn học dân gian luôn
có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của nền văn hóa dân tộc,
nhất là thơ ca chữ Nôm.
Nhìn lại trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ V thì các nhà thơ
cũng đã có sử dụng những chất liệu dân gian như tục ngữ, thành ngữ, ca dao trong
thơ văn của mình. Bản chất của thành ngữ, tục ngữ là những bài học, kinh nghiệm
được đúc kết lại nên ta nhìn thấy được trong những bài thơ Nôm trong giai đoạn này
của các nhà thơ như Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguyễn Trãi cũng thường sử dụng tục ngữ
nhằm để phục vụ cho một chủ đề triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý:
“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì rắp khuôn”
(Bảo kính cảnh giới, bài 21 - Nguyễn Trãi)
“Giàu được dịp, lau nên nứa

40
Khó thu mòn, củ hóa nâu”
(Thơ Nôm, bài 137 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Từ nửa sau thế kỷ XVIII trở đi, lịch sử - xã hội Việt Nam có nhiều biến động,
dẫn đến sự ra đời trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam. Diện mạo thơ
Nôm đường luật đã bắt đầu thay đổi. Chủ đề triết lý, giáo huấn nhạt dần, lui xuống
hàng thứ yếu và thay vào đấy là các cung bậc tình cảm của con người và những mối
quan hệ đan xen, phức tạp trong đời sống.
Trước Nguyễn Khuyến, điển hình cho thơ Nôm đường luật giai đoạn này là
những sáng tác của Hồ Xuân Hương. Thơ bà cũng tìm về với dân gian, với những cái
đẹp trong cuộc sống trần tục hàng ngày và lấy ca dao, tục ngữ, thành ngữ làm phương
tiện để thể hiện tình cảm.
Như vậy, từ những ảnh hưởng của ca dao, thành ngữ, tục ngữ, thơ Nôm trước
Nguyễn Khuyến đã phản ánh cuộc sống tương đối toàn diện và phong phú. Đến thơ
Nôm Nguyễn Khuyến, nhà thơ cũng đã có sự kế thừa những chất liệu văn học dân
gian và tiếp thu những tinh hoa của những người đi trước và ông cũng đã có sự sáng
tạo theo phong cách văn chương của riêng ông. Trọng tâm cho việc sử dụng chất liệu
dân gian trong tác phẩm của Nguyễn Khuyến không nhằm để phục vụ cho những chủ
đề mang tính triết lý, giáo huấn đạo đức như những nhà thơ giai đoạn trước hay bộc
lộ những khát khao hạnh phúc như Hồ Xuân Hương mà ông dùng tục ngữ, ca dao để
miêu tả về bức tranh đời thường của con người. Điều dặc biệt ở đây là giai đoạn của
nhà văn Nguyễn Khuyến là thời điểm giao thời của lịch sử, những xấu xa, tha hoá về
đạo đức như cảnh “chồng chung vợ chạ”, “vợ bợm chồng quan” hay về sau trong Tú
Xương phản ánh sự bất công giữa người với người vì đồng tiền thì với Nguyễn
Khuyến, việc ông tìm lại trở về với quan niệm sống của nhân dân là điều đáng trân
trọng. Ông dùng những tục ngữ, ca dao để khơi gợi những lẽ phải đạo đức thông
thương cho nhân dân cùng với tâm thế của một con người có lòng nhân hậu và đa
cảm đã góp phần cho việc vận dụng chất liệu dân gian thể hiện trong tác phẩm mang
nét riêng của cá nhân ông

41
Song đó cũng là sự lý giải thêm cho vì sao mà trong những tiếng cười châm
biếm, đả kích hay phê phán cho những lối sống trái với lẻ phải trong thơ Nguyễn
Khuyến cũng thể hiện một cách sâu cay mà vẫn nhẹ nhàng như một lời khuyên can,
nhắc nhở
“Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa,
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông”
(Hỏi thăm quan Tuần mất cướp – Nguyễn Khuyến)

42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua phần tìm hiểu và phân tích một vài tác phẩm của Nguyễn Khuyến, ta có
thể thấy là những sáng tác của ông dù có sự đa dạng về nội dung nhưng đối tượng
ông hướng đến nhiều nhất vẫn là nhân dân, tình cảnh nhân dân và cảnh thiên nhiên,
làng quê nơi ông sống. Từ đó, nó cũng biểu hiện cho một tấm lòng của người thi nhân
phải dành một tình cảm đặc biệt và sâu nặng cho nơi làng quê, cho người thân và
những con người xung quanh mình cùng như một sự quan sát tinh tế thì mới có thể
phản ánh chân thực đến thế những đối tượng trên trong sáng tác của mình.
Còn với những nét riêng trong giá trị nghệ thuật ở các sáng tác Nguyễn Khuyến
thì được thể hiện qua một hệ thống giọng điệu độc đáo đa sắc với giọng điệu hóm
hỉnh, nhẹ nhàng đến giọng điệu châm biếm sâu cay và giọng điệu trầm tư u uất. Song,
đặc sắc của nghệ thuật còn nằm ở ngôn từ nghệ thuật được thể hiện trên nhiều phương
diện khác nhau như có sự kế thừa và sáng tạo trong việc sử dụng chất liệu văn học
dân gian, đặc biệt nhất còn là qua hiện tượng song ngữ với cách xử lý linh hoạt, năng
động trong mối quan hệ hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán. Đây có thể xem là điểm độc
đáo của Nguyễn Khuyến góp thêm cho sự sáng tạo ngôn từ, làm đẹp cho ngôn ngữ
văn học.

43
(Người thực hiện: Trần Thị Minh Thi)
KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu, khảo sát, phân tích dựa trên vấn đề đặt ra của đề tài thì nhóm
chúng tôi thu nhận được một số kết quả khẳng định vì sao lại gọi Nguyễn Khuyến là
nhà thơ của làng cảnh, dân tình, như sau:
Đầu tiên, giai đoạn lúc bấy giờ là từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ
XIX, đây là thời kì mà sự áp đặt của Pháp đã gây ra rất nhiều đau khổ, mất mát trên
nhiều phương diện cho đất nước Việt Nam ta, kéo theo rất nhiều bi kịch. Sống ở giai
đoạn lịch sử đen tối đó, Nguyễn Khuyến đã có nhiều tác phẩm phản ánh bối cảnh xã
hội lúc bấy giờ, mà “làng cảnh” và “dân tình” chính là những phương diện tiêu biểu
trong sáng tác của ông.
Thứ hai, là một bộ phận lớn các sáng tác thơ của Nguyễn Khuyến viết về làng
cảnh và dân tình. Trong hầu hết các sáng tác của ông, ngòi bút tích cực của ông đều
hướng về người dân, về tình cảnh nhân dân, kết hợp với bức tranh miêu tả cảnh thiên
nhiên, làng quê – nơi ông sinh ra và lớn lên. Nói cách khác chính là hầu như Nguyễn
Khuyến không chỉ mượn thiên nhiên làm nơi gửi chí, ký thác ý nguyện như một bậc
quân tử; mà ông còn nương theo những trắc trở của thiên nhiên để bộc lộ bi kịch tinh
thần của chính mình.
Thứ ba, là dù là sáng tác về dân tình hay làng cảnh thì ở những sáng tác của
ông cũng mang những nét đặc sắc không chỉ về nội dung mà còn có cả nghệ thuật.
Với sự quan sát tinh tế, sử dụng giọng điệu độc đáo, ngôn từ nghệ thuật được thể hiện
ở nhiều phương diện đã làm cho những sáng tác của ông mang những nét đặc trưng
riêng biệt không thể lẫn lộn với bất cứ tác giả nào khác.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biện Minh Điền. (2008). Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Bùi Thức Phước. (2015). Nguyễn Khuyến. NXB Hội nhà văn.
3. Dương Thu Hằng. (2013). Giá trị truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến,
Tạp chí Giáo dục, số 318.
4. Hoàng Phê. (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
5. Hoàng Văn Hành. (1998). Từ điển đồng âm Tiếng Việt. NXB TP Hồ Chí Minh.
6. Lại Văn Hùng. (2009). Nguyễn Khuyến - Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục
Việt Nam, TP.HCM.
7. Lê Bảo. (1999). Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường - Nguyễn Khuyến.
NXB Giáo dục.
8. Lư Huy Nguyên. (2000). Thơ Hồ Xuân Hương. NXB Văn hoá - Thông tin,
Hà Nội.
9. Ngô Thị Kiều Oanh. (2021). Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
qua ba tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Tú Xương. [Luận văn
thạc sĩ văn học, ĐH Sư phạm Hồ Chí Minh].
10. Nguyễn Lộc. (2009). Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ
XIX. NXB Giáo dục Việt Nam.
11. Nguyễn Văn Huyền. (2002). Nguyễn Khuyến - tác phẩm. NXB TP Hồ Chí
Minh.
12. Phạm Việt Long. (2004). Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình. NXB Chính trị
quốc gia.
13. Tuấn Thành. (2007). Nguyễn Khuyến - Tác phẩm và lời bình. NXB Văn học.
14. Trần Ngọc Hưởng. (1999). Luận đề về Nguyễn Khuyến. NXB Thanh Niên.
15. Trần Văn Nhĩ (2021). Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến. NXB Văn hoá
– Văn nghệ.
16. Văn Tân. (2004). Văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến 1958.
Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

45
17. Vũ Khắc Khoan. (nd). Luận đề về Nguyễn Khuyến (Dàn bài chi tiết_văn thơ
dùng trong các kì thi trung học). NXB Tao Đàn.
18. Vũ Ngọc Phan. (1971). Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. NXB Văn học.
19. Vũ Thanh. (2001). Nguyễn Khuyến - về tác giả và tác phẩm. NXB Giáo dục,
Hà Nội.

46
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Bảng khảo sát từ Hán Việt trong toàn bộ thơ Nôm Nguyễn Khuyến
gồm 106 bài thơ (Trích Biện Minh Điền, 2008, tr323)

Tổng số
Tổng số từ Tỷ lệ câu thơ/ từ Hán
Thể loại thơ Bài Câu Hán việt Việt
thơ thơ

Đường luật (TNBC) 81 648 84 7,7 câu/ 1 từ H.V

Hát nói 9 125 29 4,3

Song thất lục bát 6 142 33 4,3

Tuyệt cú 6 24 2 12,0

Ngũ ngôn bát cú 2 16 1 16,0

Bài luật 1 14 0

Lục bát 1 5 3

Tổng cộng tất cả Tỷ lệ chung = 6,4 câu


106 974 152
các thể loại thơ/ 1 từ H.V

47
PHỤ LỤC 2: Bảng khảo sát các tác phẩm chữ Hán có bản tự dịch chữ Nôm
(Nguyễn Khuyến tự dịch)

1 Bùi viên cựu trạch ca (Hán) - Trở về vườn cũ (Nôm)

2 Bùi viên đối ẩm trích cú ca (Hán) - Uống rượu ở vườn Bùi (Nôm)

3 Hạ nhật ngẫu hứng (Hán) - Vịnh mùa hè (Nôm)

Hạ nhật phỏng biểu huynh Đặng thai quy tác (Hán) - Đến chơi nhà bác
4
Đặng (Nôm)

5 Mạn hứng (Hán) - Cáo quan về nhà (Nôm)

6 Úc Long Đội sơn (bài 1) (Hán) - Chơi núi Long Đội (Nôm)

7 Úc Long Đợi sơn (bài 2) (Hán) - Nhớ cảnh chùa Đọi

8 Ngô huyện Lão Sơn (Hán) - Núi Lão huyện ta (Nôm)

9 Thiền sư (Hán) - Thầy đồ ve gái (Nôm)

Dữ bản huyện doãn Nguyễn, nguyên doãn Trần đồng ẩm tức tịch thư tiễn
10
(Hán) - Tiễn người quen (Nôm)

11 Tặng đồng hương Lê Tú Tài (Hán) - Tặng người làng ra làm quan (Nôm)

12 Thoại cựu (Hán) - Nói chuyện với bạn (Nôm)

13 Sơn Trà (Hán) - Tặng lại người cho hoa trà (Nôm)

14 Khóc Dương Khuê (Hán) - Vãn dồng niên Tiến sĩ Dương Thượng thư

15 Ly phụ hành (Hán) - Lời gái goá (Nôm)

16 Ưu phụ từ (Hán) - Lời vợ anh phường chèo (Nôm)

48
17 Đạo thất đạo (Hán) - Kẻ trộm mất trộm (Nôm)

18 Xuân nhật thị chư nhi (bài 1) (Hán) - Ngày xuân dạy các con trai

19 Di chúc văn (Trị mệnh) (Hán) - Di chúc (Nôm)

20 Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sỹ Dương Thượng Thư (Hán)

21 Ca tịch (Hán) - Nghe hát đêm khuya (Nôm)

22 Vu sử (Hán) - Đồng cốt (Nôm)

23 Vũ phu đôi (Hán) - Đống ông Cuội (Nôm)

49

You might also like