You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT


MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN


VIỆT NAM TRONG CHIẾN DỊCH
ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

GVHD: Ths. Lê Quang Chung

SVTH: MSSV

Võ Khánh 20145040

Nguyễn Quân 21125261

Nguyễn Hải Đăng 21145112

Nguyễn Đạt Khoa 20145537

Tôn Nguyễn Thanh Tâm 21124403

Nguyễn Lâm Thiên Khang 20142054

Lớp thứ 4 - Tiết 1112

Mã lớp: LLCT220514_22_1_14CLC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ NỘI DUNG TRÌNH BÀY TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Ký tên

Ths. Lê Quang Chung

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


THỨ KẾT
HỌ TÊN NHIỆM VỤ KÝ TÊN
TỰ QUẢ

1 Võ Khánh - Mở đầu Tốt

2 Nguyễn Quân - Chương 3 Tốt

3 Nguyễn Hải Đăng - Kết luận Tốt

4 Nguyễn Đạt Khoa - Chương 1 Tốt

5 Tôn Nguyễn Thanh Tâm - Làm word Tốt

- Nội dung
6 Nguyễn Lâm Thiên Khang Tốt
Chương 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..........................................................1
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận........................................................1
6. Kết cấu của tiểu luận..............................................................................................1
Chương 1........................................................................................................................2
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, DIỄN BIẾN CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾN
DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954......................................................................................2
1.1. Hoàn cảnh.........................................................................................................2
1.1.1. Về phía địch...................................................................................................2
1.1.2. Về phía ta.......................................................................................................2
1.2. Diễn biến chính................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa..............................................................................................................5
Chương 2........................................................................................................................6
VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1945.....6
2.1. Phương châm “đánh chắc tiến chắc”................................................................6
2.2. Chuẩn bị hướng chiến lược Tây Bắc.................................................................8
2.3. Xác định chủ trương tác chiến trong chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954...10
Chương 3......................................................................................................................14
BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN DỊCH
ĐIỆN BIÊN PHỦ 1945................................................................................................14
KẾT LUẬN..................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................20
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các
dân tộc bị áp bức trên thế giới”.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược
Đông-Xuân 1953-1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân
Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh
ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-
chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ
của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là
sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến,
quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu
bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn
kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm
chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng
chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn
thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời
đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng
đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng
lợi. chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh
càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều
kiện.

1
Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết trong
sáng, thủy chung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia trên
một chiến hào chống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu quả về vật
chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ vũ, động viên
của các nước bạn bè, các đảng cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ dành cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều là những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm
nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ.
Với mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ chiến thắng Đảng và nhân dân ta trong
chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 cũng như rút ra được nhưng bài học kinh nghiệm
quý báu trong quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhóm tôi đã chọn đề
tài: “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
năm 1954” làm tiểu luận kết thúc môn học Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và nắm bắt những diễn biến của trận
chiến.
- Phân tích đường lối chỉ đạo của Đảng trong trận chiến.
- Thống kê kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
như sau:
- Trình bày bối cảnh lịch sử của nước ta giai đoạn trước trận chiến.
- Nêu lên được nguyên nhân dẫn đến trận chiến.
- Trình bày rõ diễn biến chính cuộc chiến giữa ta và địch.
- Trình bày được đường lối chỉ đạo của Đảng trong suốt thời gian chiến dịch.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận đi sâu nghiên cứu sự tiếp thụ và vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong của quá trình lãnh đạo chiến dịch Điện Biên Phủ Năm 1954.

2
Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
quá trình xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề xây dựng, bảo vệ
chính quyền cách mạng và kháng chiến chống ngoại xâm.
Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng
các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận


Ý nghĩa khoa học
Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản về đường lối
của Đảng, chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền
cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận trình bày sâu sắc, có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo trong chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954, góp phần vào việc nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng trong
giai đoạn này.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3
chương:
Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954
Chương 2. Vai trò của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

3
Chương 3. Bài học rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng trong chiến dịch Điện Biên
Phủ năm 1954

4
Chương 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, DIỄN BIẾN CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾN
DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
1.1. Hoàn cảnh
1.1.1. Về phía địch
Vì kế hoạch Na-va không thực hiện được theo dự kiến, Pháp quyết định xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với lực lượng lúc
cao nhất lên đến 16.200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm
49 căn cứ điểm.
Pháp và Mỹ đều đưa Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Điện Biên
Phủ trở thành địa điểm trung tâm của kế hoạch Nava.

1.1.2. Về phía ta
Từ tháng 11-1953 đến tháng 2- 1954, bộ đội ta liên tục mở các cuộc tiến công ở
Tây Bắc, Trung Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào và các chiến trường phối hợp
khác. Chiến thắng đó đã làm cho kế hoạch Na-va của địch đứng trước nguy cơ bị phá
sản.
Đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, vùng giải phóng đã
mở rộng, hậu phương đã lớn mạnh, quân đội ta đã trưởng thành, có đủ tinh thần và lực
lượng đảm bảo cho việc giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ.
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở chiến dịch Điện Biên
Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc tạo điều kiện thuận lợi
cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
Ta đã huy động đại bộ phận lực lượng chủ lực tham gia chiến dịch gồm 4 đại
đoàn bộ binh (308, 312, 316, 304), một đại đoàn pháo binh, nhiều tiểu đoàn công binh,
thông tin, vận tải, quân y, …thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương và các
cấp để đảm bảo chi viện cho tiền tuyến, trong một thời gian ngắn có khoảng 55 nghìn
quân, hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, 27 nghìn tấn gạo… được đưa ra mặt trận. Như
vậy, Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của quân dân Việt Nam.

1.2. Diễn biến chính


– Diễn biến chiến dịch chia làm 3 đợt:
5
Đợt 1: ( từ 13-3 đến 17-3-1954): tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ điểm
Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải ra hàng.
– Ngày 13-3-1954: Lúc 17 giờ 5 phút, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hạ lệnh mở
màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của trận đầu tiên là Him Lam. Vào 20 giờ 30
phút, Đại đoàn 312 báo cáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
– Ngày 15-3-1954:3 giờ 30 phút, trận tiến công đồi Độc Lập bắt đầu (trễ khoảng
10 tiếng đồng hồ, do trời mưa lớn cản trở việc chuyển pháo). Vào 6 giờ 30 phút, cờ
Quyết Chiến Quyết Thắng bay trên đỉnh đồi.
– Ngày 17-3-1954: vào buổi sáng, quân địch bỏ chạy khỏi đồi Bản Kéo. Quân
địch mất Him Lam, đồi Độc Lập, đồi Bản Kéo, phân khu bắc của tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ không còn tồn tại. Đợt 1 chiến dịch kết thúc. Ta bố trí lực lượng cắt lìa
Hồng Cúm ra khỏi phân khu trung tâm và bắt đầu xây trận địa chiến hào tiến công khu
trung tâm.
Đợt 2: (từ 30-3 đến 26-4-1954): liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công đánh vào các
vị trí phòng thủ phía Đông phân khu trung tâm cứ điểm , gồm hệ thống phòng thủ trên
các dãy đồi A1, D1, C1,E1, Mỹ phải tăng cường viện trợ khẩn cấp cho Pháp ở Đông
Dương.
– Ngày 30-3-1954: đúng 18 giờ, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ bắt đầu.
– Ngày 31-3-1954: Địch phản kích hòng chiếm lại C1, D1, E1, nhưng hoàn toàn
thất bại. Ở đồi A1, trung đoàn 102 của Đại đoàn 308 tới thay 174 của binh đoàn 316,
khoảng 18 giờ tiến đánh đỉnh đồi, đánh suốt đêm, không thành công.
– Ngày 1-4-1954: 5 giờ sáng ngày 1-4, quân tăng viện địch tới đồi A1, cùng lực
lượng đồn trú còn lại trên đỉnh đồi bắt đầu phản kích. Quân ta giữ vững. Đến đêm ta
lại đánh lên đỉnh đồi, vẫn không thành công.
– Ngày 2-4-1954: Địch tiếp tục phản kích ở đồi A1. Ta vẫn giữ được phần đồi
đã chiếm, nhưng tạm ngưng tiến công lên đỉnh để bảo toàn lực lượng. Cũng ngày này,
ở cứ điểm 311 phần lớn quân địch đầu hàng, một số bỏ chạy, ta chiếm mà không phải
đánh.

6
– Ngày 6-4-1954: Hội nghị sơ kết đợt 2 quyết định ta sẽ tiếp tục đánh tiêu diệt
các điểm cao phía đông, siết chặt vòng vây, tiến hành đánh chiếm sân bay trung tâm
để vừa tiêu hao sinh lực địch vừa khủng bố tinh thần chúng.

– Ngày 10-4-1954: Vào khoảng 6 giờ sáng, địch mở một cuộc tiến công với chi
viện hỏa lực rất lớn nhằm chiếm lại đồi C1.
– Ngày 11-4-1954: Vào khoảng 2 giờ sáng, sau gần một ngày một đêm giao
tranh cực kỳ ác liệt, quân ta tiến xuống sườn phía đông của đồi C1, tổ chức phòng
ngự.
– Ngày 12-4-1954: 11 giờ 40 phút, pháo bắn rơi chiếc máy bay thứ 50. Đó là
chiếc B24 chở đầy bom chưa kịp thả. Lượng thuốc nổ chiến lợi phẩm lớn này dự định
được đưa vào cuối đường hầm đang đào trên đồi A1.
– Ngày 15 đến ngày 18-4-1954: Căn cứ điểm 105 bảo vệ phía bắc sân bay
Mường Thanh bị quân ta uy hiếp. Địch huy động ba tiểu đoàn để cố giải tỏa áp lực,
nhưng thất bại. Đêm 18, trung đoàn 165 xóa sổ cứ điểm này.
– Ngày 19 đến ngày 22-4-1954: vào buổi sáng, trung đoàn 36 tiến công cứ điểm
206 bảo vệ phía tây sân bay Mường Thanh. Ngày 23-4, Đờ Cát cho bộ binh theo xe
tăng tới phá chiến hào của ta, nhưng bị chống cự kịch liệt, phải rút lui.
– Ngày 23-4-1954: vào buổi trưa, địch dùng 12 máy bay chiến đấu ném bom và
4 máy bay B26 chuyên ném bom bắt đầu đánh phá khu vực cứ điểm 206.
– Ngày 27-4-1954: Pháp tiến hành Chim kền kền cổ khoang, đưa quân từ Lào
sang giải vây cho Điện Biên Phủ. Quân viện địch mới tới gần Mường Khoa đã bị bộ
đội phục kích đánh tan, hốt hoảng tháo chạy về Lào.
– Ngày 29-4-1954: với khoảng một tháng trời cân nhắc, cơ bản do không thuyết
phục được đồng minh, Tổng thống Mỹ Aixenhao quyết định ngừng kế hoạch Chim
kền kền thả bom nguyên tử xuống quân ta ở Điện Biên Phủ.
– Cuối tháng 4-1954: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với một nhà báo người Úc về
quân Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ: Họ không thể thoát.
Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía
Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân

7
ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm. Tên chỉ huy
đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải xin đầu hàng. 17 giờ 30 phút
ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham
mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến,
quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó,
quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24
giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập
tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch,
bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng
của địch.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch
Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, là trận đánh lừng lẫy năm châu
“chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến
tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục
giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

1.3. Ý nghĩa
Trong Đông – Xuân năm 1953-1954, loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân
địch, thu 19.000 súng, bắn rơi và phá hủy 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng
lớn trong cả nước. Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200
địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.
Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân năm 1953-1954, và chiến dịch Điện
Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp, Pháp bị giáng đòn nặng nề
không dám xâm lược Việt Nam lần nữa, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ
sở thực lực về quân sự, chính trị cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ,
kết thúc cuộc kháng chiến.
Là đỉnh cao của truyền thống bất khuất, ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ
không chịu khuất phục mất nước, không chiu làm nô lệ” của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam.

8
Chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà
nó là thắng lợi của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Đế quốc, chủ
nghĩa thực dân, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa châu Á,
châu Phi và Mỹ la tinh chống chủ nghĩa thực dân Đế quốc.

9
Chương 2
VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM
1954
2.1. Phương châm “đánh chắc tiến chắc”
Ngay từ tháng 1/1953, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ
tư khoá II từ ngày 25 tới ngày 30 để đưa ra các quyết sách quan trọng về cuộc chiến
công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954. Trong Báo cao khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phân tích sáng tỏ tình hình thế giới và trong nước, đồng thời đề ra những
nhiệm vụ cụ thể trong kháng chiến, kiến quốc. Cùng với sự khẳng định những mặt tiến
bộ của quân đội ta sau những lớp chỉnh huấn, Bác Hồ cũng đã thẳng thắn phê bình:
“Tuy vậy, một số đơn vị còn mắc những khuyết điểm như: ham đánh to, ăn to, chủ
quan khinh địch, tự kiêu tự mãn, tổ chức quá kềnh càng, chế độ tài chính không chặt
chẽ, ham chuộng hình thức, cán bộ chưa biết thương yêu chiến sĩ như anh em ruột
thịt... Từ nay quân đội ta phải quyết tâm sửa đổi những khuyết điểm ấy”. Trong “chỉ
đạo kháng chiến và chính sách quân sự”, Người yêu cầu phải làm 10 việc cụ thể, trong
đó có: “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội” và “xây dựng pháo binh”.
Cũng tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 4 khoá II, Tổng Bí thư Trường
Chinh đã trình bày Báo cáo của Trung ương Đảng, trong đó xác định rõ quan điểm chỉ
đạo và phương châm đánh chắc, tiến chắc cho toàn bộ cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953 – 1954: “Về vấn đề chỉ đạo chiến tranh, phương châm chung của cuộc
chiến tranh giải phóng của ta là trường kỳ kháng chiến tự lực cánh sinh. Ta không chủ
quan, khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc
thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.
Nếu chủ quan, mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn.
Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ có thắng
không được bại, vì bại thì hết vốn...
Bởi vậy, về chiến lược, chủ lực của ta phải lấy vận động làm chính, nhưng vận
động chiến cơ động, linh hoạt. Dùng vận động chiến cơ động, linh hoạt tiêu diệt từng
miếng một của địch, không phải đánh ào ạt, tiêu diệt luôn một lượt”
Như vậy, phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” và “dùng chiến cơ
động, linh hoạt tiêu diệt từng miếng một của địch, không phải đánh ào ạt, tiêu diệt luôn
10
một lượt” cho toàn bộ chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 đã được Trung ương Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh xác định và chỉ đạo từ đầu năm
1953.
Trước đó, trong “Thư gửi các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh về kế
hoạch đánh địch ở Nghĩa Lộ” ngày 18/12/1952, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã
nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên quyết thực hiện phương châm “Đánh ăn chắc, tiến ăn
chắc”.
Báo cáo ngày 12 tháng Mười của các anh, đã nhận được. Sau khi Bộ Chính trị
nghiên cứu, trả lời như sau:
“Các đồng chí vẫn nên làm theo tinh thần bức điện ngày 7 tháng Mười của đồng
chí Thận...Tóm lại, dù sao cũng phải chuẩn bị đầy đủ, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc,
không đánh thì thôi, đánh thì phải thắng.”
Quan điểm chỉ đạo “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc” của Tổng Bí thư Trường Chinh
được hình thành trong suốt quá trình lãnh đạo thực hiện chủ trương kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính đã được nêu lên từ đầu cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong tác phẩm Kháng chiến nhất định
phải thắng lợi - ấn hành năm 1947. Đó là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong quá
trình xây dựng và chiến đấu của quân và dân ta.
Quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Trường Chinh cho chiến cuộc Đông Xuân
1953 – 1954: “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc” và dùng “vận động chiến cơ động, linh hoạt
tiêu diệt từng miếng một của địch, không phải đánh ào ạt, tiêu diệt luôn một lượt”
chính là hệ quả logic của quá trình tổng kết thực tiễn chiến đấu thành công và chưa
thành công của quân đội ta qua các chiến dịch. Đồng thời, đó cũng là sự khái quát lý
luận quân sự cách mạng Việt Nam trên cơ sở thừa kế di sản tư tưởng quân sự độc đáo
của dân tộc như “dĩ đoạn binh, chế trường trận” (Trần Quốc Tuấn), “lấy ít địch nhiều,
lấy yếu chống mạnh” (Nguyễn Trãi), v.v. kết hợp với tham khảo kinh nghiệm quốc tế,
vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện “chiến trường của ta hẹp, người của ta không
nhiều”.
Về vai trò lãnh đạo và chỉ đạo công tác quân sự. Có nhiều hội nghị quân sự
Trường Chinh trực tiếp chủ trì với cương vị thay mặt Ban Chấp hành Trung ương lúc
bấy giờ.”

11
12
2.2. Chuẩn bị hướng chiến lược Tây Bắc
Sau Hội nghị Trung ương 4 khóa II, tháng 1/1953, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã
tập trung xác định hướng trọng điểm của chiến cuộc Đông - Xuân 53-54 để chỉ đạo các
địa phương chuẩn bị làm đường vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ chiến
trường vì hậu cần chiến dịch luôn phải đi trước một bước. Ngày 15/6/1953, Ban Bí thư
đã có Chỉ thị “Về việc lãnh đạo công tác làm cầu đường giao thông vận tải” do Tổng
Bí thư Trường Chinh ký. Chỉ thị nêu rõ: “Hiện nay nhu cầu kháng chiến ngày càng
nhiều, khối hàng phải vận chuyển tăng lên rất nhanh. Nhưng đường cầu, phà hiện nay
rất xấu: đường hẹp, lầy, dốc, nhiều quãng ngoặt quá hẹp, xe đi vừa chậm vừa tốn dầu,
hại máy, nhiều dốc cao không lên nổi, quãng ngoặt không quanh được; phà, cầu thì
yếu, mục gẫy… Địch tăng cường phá hoại… Nhất là khi ta chuẩn bị những chiến dịch
và trong thời gian có chiến dịch của ta, địch càng ra sức phá hoại rất dữ, ảnh hưởng
đến việc vận chuyển theo kế hoạch. Trước tình hình như thế, nhiều tỉnh vẫn chưa nhận
rõ tầm quan trọng của công tác làm cầu đường…
Nhiệm vụ hiện nay là phải làm những đường tốt cần thiết để đảm bảo việc vận
chuyển quân sự, để sẻ bớt gánh nặng vận chuyển cho dân và đồng thời cũng để mở
rộng việc vận chuyển kinh tế. Do đó cấp ủy Liên khu Việt Bắc và các tỉnh Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Phú
Thọ, Liên khu 4 và tỉnh Thanh Hóa, Liên khu 3 và tỉnh Hòa Bình, các cấp ủy phải tăng
cường việc lãnh đạo công tác đường cầu, điều động những cán bộ tích cực, có năng
lực phụ trách các công tác ấy để thực hiện cho kỳ được kế hoạch…”
Từ các địa danh được nêu trong Chỉ thị này của Ban Bí thư, có thể thấy rõ ý định
của Bộ Chính trị về hướng tiến công chiến lược của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954
là khu vực rừng núi phía Bắc gần với Lào và Trung Quốc. Do có kế hoạch sát đúng từ
rất sớm và nhờ sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, nên ta đã chủ
động triển khai xây dựng được các tuyến đường cần thiết, bảo đảm vận chuyển hậu
cần phục vụ cho Mặt trận Điện Biên Phủ sau này.
Cùng với việc lãnh đạo và chỉ đạo sửa chữa, xây dựng mới và hoàn thiện các
tuyến đường giao thông, cầu phà vận chuyển bảo đảm hậu cần cho mặt trận trọng
điểm, tháng 7/1953, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ủy ban chi viện tiền tuyến,
nhằm huy động tối đa sức người, sức của của hậu phương, bảo đảm các nhu cầu vật
13
chất cho chiến trường trọng điểm sắp tới. Vấn đề đặt ra là nơi nào sẽ là chiến trường
trọng điểm của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954?
Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn về nhiệm vụ quân sự chiến cuộc Đông
Xuân 1953-1954. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng Quân ủy
trình bày hai phương án tác chiến: “một là tập trung toàn bộ hoặc phấn lớn chủ lực
đối phó với địch ở đồng bằng Bắc Bộ; hai là điều động lực lượng mở các cuộc tiến
công trên nhiều hướng chiến trường để phá kế hoạch tập trung lực lượng cơ động của
địch - được coi là xương sống của Kế hoạch Navarre.”
Vì hành động của địch chưa rõ rệt, Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm: “tích
cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.” Quán triệt quan điểm chỉ đạo tác chiến của Hội
nghị Trung ương 4 khóa II, tháng 1/1953, Nghị quyết Bộ Chính trị đã khẳng định các
nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến là: tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực
lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh,
chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải
phân tán lực lượng. Đồng thời, Bộ Chính trị đã quyết định chọn hướng chính là Tây
Bắc, các hướng khác là hướng phối hợp, nhằm tiêu diệt quân địch còn chiếm đóng Lai
Châu, giải phóng hoàn toàn khu Tây Bắc.
Nghị quyết này của Bộ Chính trị đã được quán triệt rất sớm tới các cấp, các
ngành để mở đường đi tới những thắng lợi lịch sử trong đông xuân 1953-1954. Sau
Hội nghị Bộ Chính trị vào cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã tiếp tục
lãnh đạo và chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương triển khai khẩn trương
các công tác chuẩn bị chiến trường, tổ chức lực lượng, bảo đảm hậu cần cung cấp phục
vụ chiến trường trọng điểm theo phương châm chuẩn bị lực lượng và bảo đảm hậu
cần, kỹ thuật phải đi trước một bước. Trên thực tế, Tổng Bí thư Trường Chinh đã dự
liệu và chỉ đạo triển khai công tác này từ tháng 4/1953.

Ngày 9/11/1953, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị: “Về tích cực chuẩn bị phá âm mưu
địch đánh ra vùng tự do” do Tổng Bí thư Trường Chinh ký, yêu cầu các địa phương,
các ngành các cấp phải tập trung cao độ mọi mặt vào nhiệm vụ trung tâm là phục vụ
tiền tuyến. Chỉ thị nêu rõ: “Việc phục vụ tiền tuyến và việc chuẩn bị để phá âm mưu
địch đánh ra vùng tự do là hai nhiệm vụ trong yếu cấp thiết hơn hết và quan hệ mật

14
thiết với nhau. Do đó trong việc phân phối lực lượng, phân phối cán bộ, khi địch chưa
đánh ra, nếu gặp khó khăn phải đặt việc phục vụ tiền tuyến lên trên hết…”

2.3. Xác định chủ trương tác chiến trong chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954
Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, khẳng định phương hướng chiến lược đúng đắn do Hội nghị Trung
ương 4 Đảng đề ra từ đầu năm 1953. Bộ Chính trị đã phê chuẩn phương án tác chiến
do Tổng quân uỷ trình bày với hướng tiến công chiến lược: Tây Bắc Việt Nam, Tây
Nguyên và vùng sau lưng địch, tạo điều kiện giải phóng đồng bằng Bắc Bộ mà không
phải đưa lực lượng đánh vào đồng bằng.
Bộ Chính trị đề ra phương châm hoạt động cho bộ đội ta là: Tích cực, chủ động,
cơ động, linh hoạt, sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống.
Tháng 1/1953, bộ đội ta tiến lên Tây Bắc nhằm tiêu diệt địch, giải phóng Lai
Châu, vượt biên giới Việt Nam – Lào, phối hợp với Quân giải phóng Pa – thét Lào
đánh địch ở Trung – Hạ Lào.
Bị uy hiếp ở chỗ sở hở nhất, ngày 20/11/1953, Na – va cho đổ quân xuống Điện
Biên Phủ, chủ lực ta được lệnh bao vây Điện Biên Phủ, tập trung xây dựng Điện Biên
Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch chiến
lược Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy mặt trận Điện
Biên Phủ được thành lập do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng, kiêm Bí
thư Đảng uỷ mặt trận.
Đảng chỉ đạo các mặt trận khác trong cả nước cùng tích cực hoạt động phối
hợp, nhân dân cả nước hăng hái phục vụ chiến dịch. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ chín
Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh
quyết định: “cho mỗi Đại đoàn và mỗi Liên khu một lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng”
để làm giải thưởng luân lưu.”
Cùng với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, Trung ương Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cho mở chiến dịch ngoại giao. Tháng 12/1953,
báo Nhân dân và Đài Tiếng nói Việt Nam công bố những câu trả lời phỏng vấn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh với phóng viên báo Expressen (Thuỵ Điển) và bài nói của
Người nhân kỷ niệm 7 năm Ngày toàn quốc kháng chiến. Người tuyên bố: “Cuộc
15
chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ
khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc
lập và quyền tự do được sống hoà bình... Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài
học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng
cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân và Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó.”.
Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta tiến đến giai đoạn quyết
định, ngọn cờ hoà bình của Đảng và nhân ta giương cao cùng với ngọn cờ quyết chiến,
quyết thắng.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp xem xét Phương án tác chiến mùa Xuân năm
1954, do Tổng Quân uỷ báo cáo. Tổng Quân uỷ dự kiến: Muốn bảo đảm thực hiện
được quyết tâm của Trung ương là tiêu diệt và giải phóng Lai Châu – Phong Sa Lỳ cho
đến Luông Pha Lăng (Lào) trong Đông Xuân thì phải nhìn trường hợp địch tăng cường
Điện Biên Phủ thành lập tập đoàn cứ điểm mà chuẩn bị. Phương án cũng dự kiến, nếu
tiến công Điện Biên Phủ, thời gian có thể kéo dài 45 ngày và nhấn mạnh: Ta có nhiều
điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương của Trung ương, nhưng đồng thời cũng có
nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cung cấp, mà chủ yếu là vấn đề
đường sá; có nhiều khó khăn cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu
kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thắng lợi này sẽ là một
thắng lợi rất lớn.
Ngày 20/12/1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân uỷ Trung ương báo cáo tình
hình chiến sự và tình hình Điện Biên Phủ, thông qua chủ trương, kế hoạch quân sự và
chính thức hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Như vậy, từ chỗ
tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu là một quyết định đúng đắn, đầy bản lĩnh của Đảng ta,
mở ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến.
Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được xúc tiến rất khẩn trương
và dồn dập. Trước lúc các đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ra mặt
trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ
(tháng 12/1953) phải: “chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải vững
quyết tâm trong mọi hoàn cảnh.”.

16
Ngày 5/1/1954, Sở chỉ huy tiền phương lên đường ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn dặn Tư lệnh: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới
đánh, không chắc thắng không đánh”. Thấu triệt quyết tâm chiến lược và phương
châm đánh chắc thắng của Đảng, căn cứ vào thực tế chiến trường, sau 11 ngày đêm
suy nghĩ, ngày 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển từ “đánh
nhanh, thắng nhanh” sang phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định trên đã được
Đảng uỷ mặt trận trao đổi, đồng ý và ngày 30/1/1954, được Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị phê chuẩn.
Thực hiện phương châm đánh chắc, tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ,
Trung ương Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm chỉ đạo các ngành, các địa phương
hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến dịch. Trong tháng 2/1954, Bộ Chính
trị đã có những Chỉ thị quan trọng, tập trung cao độ sức mạnh về mọi mặt để hoàn
thành mục tiêu của chiến dịch.
Ngày 15/3/1954, tức 2 ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận:
“Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này
có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng... Ta phải cố gắng, chiến đấu kéo dài, bền
bỉ, chớ chủ quan khinh địch, quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này”. Ngày
19/4/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc,
đề cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Những sự kiện nổi bật trên đây cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng là hết sức toàn
diện, sâu sát, đúng đắn và sáng tạo trong cuộc chiến đấu tổng lực với kẻ thù. Nhờ vậy,
Đảng ta đã khơi dậy và nhân lên gấp bội sức mạnh của lòng quả cảm và ý thức tự giải
phóng của dân tộc ta, tạo nên sức mạnh vô địch tại Điện Biên Phủ, sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi Đông Xuân
1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ
“được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa
trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành
trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là tượng đài hùng vĩ của phẩm giá, trí tuệ, bản lĩnh và
tinh thần con người Việt Nam. Điện Biên Phủ tạo nên lực lượng, ý chí và niềm tin để
17
nhân dân ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đưa nước ta đi vào
kỷ nguyên độc lập, tự do và tứng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Điện Biên Phủ trở thành biểu
tượng sức mạnh Việt Nam trong thế kỷ XX, có tác động to lớn vào lịch sử nhân loại,
cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân góp phần làm thay đổi cục diện chính trị thế giới trong thế kỷ XX.

18
Chương 3
BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN DỊCH
ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
Thắng lợi của cuộc kháng chiến, ghi nhận sự phát triển và thành công trong lãnh
đạo, chỉ đạo chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng Lao động Việt Nam và để lại
nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu.
Một là, Đảng ta đã đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn
lịch sử của cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Đường
lối cơ bản là “kháng chiến và kiến quốc”; kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh
sinh là chính. [1] Tinh thần, khí phách của dân tộc ta đã khơi dậy và phát huy một cách
cao độ về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và tất cả mọi nguồn lực sáng tạo của mọi tầng
lớp nhân dân không phân biệt tầng lớp đều tập trung một cách nghiêm chỉnh nhất vào
nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, thực hiện mục tiêu tối cao của cả dân tộc ta là
độc lập, dân chủ, tiến bộ trong suốt thời kỳ kháng chiến. Từ việc kết hợp lại nguồn sức
mạnh nội lực của nhân dân Việt Nam với việc tranh thủ tối đa những điều kiện thuận
lợi từ quốc tế, Đảng ta đã phát huy có hiệu quả sự ủng hộ một cách cao nhất, góp phần
giúp đỡ rất lớn cho các lực lượng dân chủ, tiến bộ đối với cuộc kháng chiến này. [2]
Hai là, kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
cơ bản vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến. [3] Kháng
chiến của dân ta toàn diện ở trên mọi mặt trận, từ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
đến việc cải thiện chất lượng đời sống của nhân dân sau chiến tranh, trên hết là ưu tiên
đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ đó dễ dàng đưa cuộc kháng chiến tiến tới thắng lợi
quyết định. Ngoài ra còn kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức đấu tranh trên các mặt
trận, Đảng ta ra chính sách lấy quân sự làm nòng cốt, lấy xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân làm chỗ dựa, nền tảng để có thể dễ dàng củng cố phát triển cơ sở hạ tầng
chính trị - xã hội vững chắc, phát huy hiệu lực, hiệu quả của sự lãnh đạo và tổ chức
của cuộc kháng chiến một cách tài tình của Đảng, Chính phủ nước ta. [4] Trên thực tế,
kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, chống Đế quốc và phong kiến, xây dựng hậu
phương và căn cứ địa vững chắc luôn là những nhiệm vụ cơ bản được Đảng ta chú
trọng trong quá trình thực hiện.

19
Ba là, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc
kháng chiến phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn. Các loại hình chiến trang được
phát triển một cách đúng đắn, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của cuộc kháng chiến và
so sánh lực lượng địch, thì cuộc chiến tranh của nhân dân ta là loại hình chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện. [5] Ngoài việc thực hiện chiến tranh chính quy, Đảng ta
còn rất sáng tạo khi kết hợp với chiến tranh du kích ở cả hai mặt trận chính diện và
vùng sau lưng, vùng tạm bị chiếm đã khiến cho việc tiến tới chiến thắng trong cuộc
cách mạng toàn dân này càng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra thì Đảng còn phát huy sở
trường của ta ở cách đánh địch vô cùng sáng tạo, linh hoạt ngoài ra còn kết hợp với chỉ
đạo chiến thuật tác chiến linh hoạt, cơ động “đánh chắc, tiến chắc, chắc thắng”, thắng
từng bước tiến lên giành thắng lợi quyết định. [6]
Bốn là, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương, dân quân du kích một cách thích hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu
của nhiệm vụ chính trị-quân sự của cuộc kháng chiến. [7] Việc xây dựng mô hình tổ
chức của bộ máy lực lượng vũ trang, nhất là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
một cách đúng đắn, thích hợp là rất cần thiết. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
về tư tưởng chính trị là trước hết nhất và quan trọng nhất, vì sẽ trở thành công cụ
chuyên chính sắc bén, tin cậy, làm mũi nhọn, nòng cốt cho kháng chiến, làm chỗ dựa
cho toàn dân đánh giặc. Hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ” đã được Đảng và quân đội của ta
xây dựng một cách rất thành công và nhờ vào việc đó đã ủng hộ được cho tinh thần
của các chiến sĩ và nhân ta trong kháng chiến rất nhiều; ngoài ra Đảng ta còn xây dựng
được hình tượng của Công an nhân dân là “bạn dân” theo tư tưởng của chủ tịch Hồ
Chí Minh, mà điều này thì lại mang bản chất giai cấp và tính nhân dân sâu sắc.
Năm là, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao vai trò lãnh đạo
toàn diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh vực, mặt trận. Xây
dựng, bồi dưỡng hình ảnh, uy tín của Đảng, Chính quyền phải bằng hành động thiết
thực, bằng sự nêu gương và vai trò tiên phong của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên
trong quá trình tổ chức đại hội cuộc kháng chiến ở cả hậu phương và vùng địch tạm
chiếm. [7] Hết sức coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân, huy
động tối đa mọi nguồn lực vật chất trong nhân dân, phát huy cao độ tinh thần, sức lực

20
của nhân dân; củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào thắng lợi cuối cùng của
cuộc kháng chiến.
Sáu là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải luôn nâng cao nhận thức
chính trị - tư tưởng, chú ý khắc phục những tư tưởng giáo điều khuynh hướng “tả”,
hữu, chủ quan, duy ý chí trong chỉ đạo trong tổ chức kháng chiến, nhất là: tư tưởng
chủ quan, nóng vội, coi thường sức mạnh địch; tập trung cao độ cho nhiệm vụ quân sự
mà ít quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng, kiến thiết đất nước; giải quyết hài hòa, thỏa
đáng mối quan hệ giữa huy động sức dân với bồi dưỡng, nâng cao sức dân; Học tập,
tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm nước ngoài phải sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của
Việt Nam. Trong công tác chỉnh đốn đảng, chỉnh đốn quân đội còn mắc bệnh phiến
diện, nể nang trong công tác cán bộ... Những khuyết điểm đó đã gây tác hại cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên, làm giảm sút lòng tin trong nhân dân đối với Đảng, Chính phủ.
[8]
Bảy là, bài học về sự chỉ đạo sáng suốt, nhạy bén, chiến lược của Đảng trong
Chiến dịch Điện Biên Phủ và sự kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động tác chiến giữa
các tầng lớp chiến tranh. Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức
tạp, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, đòi hỏi chúng ta
phải luôn tỉnh táo, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc chiến lược nhưng phải thận trọng,
linh hoạt và nhạy bén trong xử lý về chiến thuật; quán triệt phương châm “thêm bạn
bớt thù”, vừa hợp tác vừa cạnh tranh; tránh xung đột, đối đầu, cô lập và lệ thuộc; nhận
thức đúng đắn về đối tác, đối tượng theo quan điểm của Đảng để giải quyết đúng đắn
các vấn đề trong quan hệ và hợp tác quốc tế. Phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ
chiến lược, trong đó phát triển kinh tế là cốt lõi, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh, đây là nhiệm
vụ quan trọng, thường xuyên. Phát triển kinh tế, văn hóa phải gắn chặt với củng cố
quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chủ động xử lý tốt các tình huống, tạo môi trường hòa
bình, ổn định để đất nước phát triển toàn diện. [9]
Tám là, bài học về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, nhất
là các đơn vị chủ lực, đánh những trận quyết định, giành thắng lợi trong chiến trường.
Trên cơ sở kế thừa và vận dụng những bài học kinh nghiệm đó vào sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững

21
mạnh, làm nòng cốt là nền quốc phòng toàn dân trong thời bình và chiến tranh nhân
dân trong điều kiện chiến tranh. Điều cốt yếu là phải tập trung xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”
mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ. Trước hết, hết sức coi trọng xây dựng
Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cơ sở để nâng cao chất
lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu. Việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy bản chất cách mạng của cán bộ, chiến sĩ phải được
tiến hành thường xuyên. đồng thời đẩy mạnh chính quy hóa lên một bước mới. Kết
hợp chặt chẽ công tác quản lý, rèn luyện kỷ luật, điều lệnh bộ đội với tích cực đổi mới
giáo dục, huấn luyện và các nhiệm vụ khác, bảo đảm cho bộ đội ngày càng dày dặn,
trước hết là vững vàng về chính trị, sẵn sàng chiến đấu. Trước yêu cầu cao của nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần đẩy mạnh xây dựng Quân đội theo hướng hiện đại,
trong đó một số ngành, lĩnh vực được đầu tư hiện đại theo đúng lộ trình đã xác định,
phải bảo đảm cho quân đội ngày càng dày dặn, trước hết là vững mạnh về chính trị, đủ
năng lực tác chiến. Trước yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần đẩy
mạnh xây dựng Quân đội theo hướng hiện đại, trong đó một số ngành, lĩnh vực được
đầu tư hiện đại theo đúng lộ trình đã xác định. bảo đảm cho quân đội ngày càng dày
dặn, trước hết là vững mạnh về chính trị, đủ năng lực tác chiến. Trước yêu cầu cao của
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần đẩy mạnh xây dựng Quân đội theo hướng hiện
đại, trong đó một số ngành, lĩnh vực được đầu tư hiện đại theo đúng lộ trình đã xác
định. [10]
Chín là, bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và
dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Vận dụng bài học này vào sự nghiệp xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, chúng ta cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính
trị. Một trong những ưu tiên là tập trung giáo dục cho bộ đội lý tưởng cách mạng, mục
tiêu chiến đấu, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lập trường
chính trị vững vàng, quán triệt và chấp hành pháp luật, nghiêm túc chủ trương trong
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng đảm
nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong tình hình hiện nay, trước các
hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng thủ đoạn “diễn biến hòa

22
bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa Quân đội nhân dân
Việt Nam phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, giữ vững sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, là vấn đề có tính nguyên tắc, bảo đảm Quân đội là lực lượng chính trị
trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc. [11]
Mười là bài học về tăng cường đoàn kết quốc tế, quan hệ hữu nghị, liên minh
chiến đấu của quân và dân ba nước Đông Dương. Phát huy bài học đó trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đòi hỏi chúng ta phải quán triệt, nhận thức và
thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng; thực hiện toàn diện phương châm
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển trong quan hệ đối ngoại; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc
tế thuận lợi để nước ta phát triển toàn diện. Đồng thời, coi trọng cải thiện quan hệ với
các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các nước thành viên ASEAN, các nước lớn,
bạn bè truyền thống. Ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân của Đảng và ngoại
giao nhân dân cần phối hợp chặt chẽ để tích cực giới thiệu với cộng đồng quốc tế
những thành tựu về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo của ta; đồng thời tích cực
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, các
hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
[12]

23
KẾT LUẬN
Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có
tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc
với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên
Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất
trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề
phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời
đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng
đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng
lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-
tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân,
đế quốc. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh
chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], [2], [3], [4], [5], [6], [7] Võ Văn Thưởng, GS.TS Phùng Xuân Nhạ, PGS.TS Phạm
Văn Linh (2019), Giáo trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia Sự Thật, tr.85-87.
[8], [9], [10], [11], [12] Phùng Văn Thanh (2014), Promoting lessons learned from
Dien Bien Phu victory in today’s cause of Homeland protection, Tạp chí Quốc phòng
toàn dân.
http://tapchiqptd.vn/en/theory-and-practice/promoting-lessons-learned-from-dien-bien-
phu-victory-in-todays-cause-of-homeland-protection/5557.html

25

You might also like