You are on page 1of 2

- Thời Lý – Trần – Hồ cũng để lại nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc- điêu

khắc. Nhìn chung, kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô; kiến trúc thời
Trần mang tính thực dụng, khoẻ khoắn.
VD: Những di tích thời Lý còn lại đến nay như Chùa Giạm; chùa Một Cột; tháp Báo Thiên; tháp
Sùng Thiện Diên Linh (chùa Dọi- Hà Nam); tháp Chương Sơn (Ý Yên- Nam Định)…

-  Nghệ thuật điêu khắc trên đá; trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề khá
thuần thục.
 Điêu khắc và đúc tạo hình thời Lý-Trần có các loại tượng. chuông, vạc, các bức
phù điêu. Ngoài các tượng Chu Công, Không Tử, Tứ Phối được bày trong Văn
Miếu, phổ biến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá Adiđà ở chùa Phật
Tích và pho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm.

- Các bức phù điêu đời Lý- Trần phần lớn đều chạm khắc các hình tượng Phật giáo
(toà sen, lá đề, sóng nước), hình tượng các tiên nữ múa hát, các hình tượng rồng
uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khoẻ khoắn). Các bức phù điêu chạm khắc gỗ
nổi tiếng ở chùa Thái Lạc và chùa Phổ Minh. Tại khu lăng vua Trần, có nhiều
tượng người và thú vật bằng đá. Trong điêu khắc Lý- Trần, có ảnh hưởng của nhiều
yếu tố mỹ thuật Champa.

- Thuộc mỹ thuật thời Lý- Trần, còn có các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh
thoát. Có các loại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh nổi
tiếng. Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý- Trần phát triển phong phú, chịu
ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân
gian cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình.

- Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Lý- Trần- Hồ chủ yếu được biết ở một số
ngành như y học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như
những kỹ thuật truyền thống trong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng…

Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguyễn
Quang Ngọc. Tr 100 đến105

You might also like