You are on page 1of 5

Các tác phẩm tiêu biểu thời Lý

1. Lá đề trang trí chim phượng

Trong khi hình tượng chim phượng có nhiều ý nghĩa tượng trưng cao quý
thì hình tượng lá đề là biểu tượng của Phật giáo, hai yếu tố này thể hiện sự
hòa quyện giữa thần quyền và thế quyền dưới thời nhà Lý.
- Bước vào không gian trưng bày di vật khảo cổ tại Bảo tàng mĩ thuật
Việt Nam, có lẽ ai cũng để ý một hiện vật lớn tại khu vực thời nhà Lý.
+ Khi phát lộ, phần đế ngói đã bị vỡ còn phần lá đề bị nứt gãy, sau khi
được phục chế đã được đưa vào khu trưng bày. Đây cũng là hiện vật
nguyên gốc, độc bản, đóng góp giá trị quan trọng trong nghiên cứu nghệ
thuật thời Lý thế kỷ XI-XII.
- Về mặt ý nghĩa, hai yếu tố lá đề và chim phượng còn chứa đựng nhiều
giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc, thể hiện kết hợp hài hòa giữa biểu
tượng và triết lý Phật giáo với biểu trưng uy quyền hoàng gia

- + Hiện vật mang hình ảnh hai con chim phượng nhún nhảy, chầu ngọc,
được khắc họa trên một hình tượng lá đề lớn. Đối với hình tượng chim
phượng hay phượng hoàng, đây là loài chim có nguồn gốc từ Trung Hoa,
theo thời gian đã lan truyền và ảnh hưởng đến nhiều nước, trong đó có
Việt Nam.

- +Hồ sơ bảo vật diễn giải chim phượng cao quý vì tượng trưng cho lửa,
mặt trời công lý và lòng trung thành. Phượng được coi là "vua" của các
loài chim với nét duyên dáng, mềm mại thanh lịch.

+Hình dáng, màu sắc và tiếng hót của chim phượng được quan niệm là
báo hiệu điềm lành, đánh dấu một kỷ nguyên mới an vui, thịnh trị.

+Xét trong thời nhà Lý với sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ của Phật
giáo, các chuyên gia khẳng định việc dùng lá đề đã phản ánh sự tồn tại
và hòa quyện của Phật giáo và Nho giáo, giữa thần quyền và thế quyền
trong nghệ thuật, điêu khắc thời nhà Lý, đóng góp một phần quan trọng
trong nghiên cứu về lịch sử-mỹ thuật thời kỳ này. Cây Bồ đề được coi là
cây thiêng đối với các tôn giáo như Bà La Môn, Kì Na giáo và Phật giáo.
Tương truyền, Thái tử Tất đạt đa Cồ đàm đã ngồi thiền dưới gốc Bồ đề và
giác ngộ thành Đức Phật Thích Ca. Chính vì vậy, lá đề được coi là biểu
tượng của Phật giáo.

2. Người chim đánh trống


-
- Những vật liệu trang trí kiến trúc thời Lý còn lại cho đến ngày nay chủ
yếu là những tác phẩm điêu khắc bằng đá và đất nung, tiêu biểu là sưu tập
điêu khắc đá đang được trưng bày ở Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, trong
đó tượng đầu người mình chim đánh trống - hay còn được gọi là Kinnari
(ca thần) - là một trong những tác phẩm rất quý hiếm.
- Hình tượng Kinnari là hình tượng phổ biến trong cả thần thoại Hindu và
Phật giáo ở Ấn Độ. Trong một số truyện cổ của Ấn Độ, Kinnari được mô
tả là nam thần, nhạc công nửa người nửa ngựa. Trong thần thoại Đông
Nam Á, Kinnari được mô tả như một thiên thần nhạc công nửa chim, nửa
người. Nổi tiếng với tài múa hát, thơ ca, chơi nhạc, nên trong nghệ thuật
tạo hình, Kinnari thường được thể hiện có đầu, thân cánh tay của thiếu
nữ, trong khi mang đuôi và đôi bàn chân của thiên nga hay chim và
thường trong tư thế đang chơi các nhạc cụ.
- Đây là một bộ phận trang trí kiến trúc chùa Phật Tích. Với ý nghĩa là một
ca thần, tượng Kinnari được thể hiện một nhân vật thần linh với nửa trên
hình người, hai tay đánh trống cơm đeo ngang trước ngực, nửa dưới hình
chim, có cánh, có móng và đuôi dài cong nối với đỉnh đầu.
+ Tượng được tạc với khuôn mặt trầm tư, dịu dàng, đôi lông mày thanh,
mũi thẳng cao thể hiện Phật tướng (nhân chủng Ấn) khá rõ nét. Qua
những nét chạm tinh tế, sinh động, người nghệ nhân đã thể hiện pho
tượng như một tiểu thiên thần đang bay lượn ca hát trong tiếng nhạc du
dương như hướng con người về với cõi Tây phương cực lạc. Có thể nói,
vào thời Lý, những yếu tố văn hóa Champa đã có sự ảnh hưởng, đặc biệt
trong lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc mà chúng ta còn thấy
được qua pho tượng này.

- Từng có ý kiến cho rằng, loại trống của Kinnari chùa Phật Tích là trống
cơm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, trống của Kinnari chùa Phật
Tích là trống Phong Yêu (còn gọi là trống Tầm Bông). Phần viết về nhạc
khí màng rung vỗ trong Nhạc khí truyền thống Việt Nam của Lê Huy và
Minh Hiển biên soạn, hình dạng trống phong yêu được mô tả như
sau: “Tang trống bằng gỗ, dài khoảng 45 cm, giữa tang trống thắt lại,
một đầu hình cầu, đầu kia loe ra như miệng phễu”. Trong Vũ trung tùy
bút của Phạm Đình Hổ, phần bàn về âm nhạc cũng nhắc đến trống Phong
yêu cổ, giống như trống cơm, nhưng một mặt hơi to, giữa thắt lưng ong;
tiếng kêu nhẹ là “tầm”, nặng là “bông”, tục gọi là “trống tầm bông”.

3. Phật A-Di-Đà

- Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 niên hiệu Long Thụy
Thái Bình năm thứ tư vua Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao
trên núi Lạn Kha, bên trong đặt một pho tượng Phật cao sáu thước.

- Pho tượng Phật A Di Đà được tạo tác bằng đá, thếp vàng bề ngoài. Tuy
nhiên, theo thời gian cũng như nhiều lần chiến loạn, lớp vàng phía ngoài
đã mất hết, chỉ còn lại lõi đá bên trong.

- Pho tượng này vẫn được thờ ở Thượng điện chùa Phật Tích. Tượng A Di
Đà ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được mô phỏng lại gần như hoàn hảo.

- Tượng Phật được tạc với mặt hình trái xoan, mắt hé mở, tóc xoăn, tai dài,
cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía
trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái
đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Tạo hình cân đối
giữa phần thân và đầu tượng theo sát tỉ lệ "tọa tứ lập thất" (đầu chiếm 1/4
thân ngồi và chiếm 1/7 thân đứng) tượng có dáng dấp trẻ tuổi và thanh
thoát. Pho tượng toát lên một vẻ đẹp nữ tính đầy viên mãn và huyền bí.
Vẻ đẹp của thân tượng thì có nét tương đồng với phong cách tạo tượng
Champa đương thời.

- Đầu tượng có Nhục kế (Ushnisha), búi tóc nổi cao dạng bát úp. Thân
tượng mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo
nữa, xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa theo phong cách điêu
khắc của trường phái "Gandhara". Kiểu thức tạo nếp áo những dải song
song chạy lan tỏa này mang đậm ảnh hưởng của phong cách tạo tượng
truyền thống Ấn Độ rất rõ nét. Nhưng xét vào bối cảnh lịch sử tư tưởng
và nghệ thuật Phật giáo thời Đại Việt thì pho tượng chùa Phật Tích lại
phản ánh những dấu ấn tạo hình gần gũi hơn với phong cách tạc tượng
thời Đường (thế kỷ VII - IX, Trung Quốc).

- Đức Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng
những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn.
Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục
được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có
bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa
chập chờn, vần vũ.

- Theo các chuyên gia, tượng Phật A Di Đà thời Lý không chỉ là một hiện
vật tôn giáo mang ý nghĩa lịch sử quan trọng mà còn là một tuyệt tác về
điêu khắc tượng tại Việt Nam với những giá trị về mặt tạo hình độc đáo.
Theo nhà nghiên cứu Đào Xuân Ngọc, pho tượng chùa Phật Tích mang
giá trị nghệ thuật độc đáo mà các nhà nghiên cứu mỹ thuật thường lấy
điểm rơi cho phong cách điêu khắc thời Lý là phong cách Phật Tích.

You might also like