You are on page 1of 4

Nhóm 19: tìm hiểu các di tích chăm ở đà nẵng

I. Di tích là gì ?
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học
II. Các di tích chăm tại đà nẵng

1. Di tích khuê trung


Vị trí: Thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang
Lịch sử:
 như còn nhìn thấy ở tháp B5 di tích Mỹ Sơn, được xác định niên đại khoảng thế
kỷ 10, Ở đây đã có một nhóm tháp Chăm, vào đầu thế kỷ 20 vẫn chưa đổ nát
hoàn toàn
Hiện vật:
 Một đầu tượng thần và các đế tượng được tôn tạo thành tượng thờ trong miếu

 Đã mang về bảo tàng: Một bệ thờ, 33 đầu tượng thần, 9 chóp trụ, 3 tượng thần
phương hướng, 1 tượng vũ công.
2. Di tích khuê trung
Vị trí: phường khuê trung quận cẩm lệ
Lịch sử:
Theo như hai tấm bia được tìm thấy ở khu vực ven đường Cách Mạng Tháng Tám, về
phía đông của Miếu Bà hiện nay, hai văn bia cho biết tại đây có đền tháp thờ thần Siva
và các vị thần bảo hộ cho Chămpa, có tu viện và là nơi cư trú của tầng lớp quý tộc,
tăng lữ, ngoại giao, cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10.

Hiện vật :
 Hai đầu tượng sa thạch được tôn tạo thành tượng thờ trong Miếu Bà. Một giếng
nước, miệng hình vuông, có thành bằng sa thạch
 Đã chuyển về bảo tàng: Hai tấm bia chữ Sanskrit và chữ Chăm có niên đại 899
và 909 và hai bệ yoni.

3. Di tích khảo cổ chăm phong lệ


Địa điểm: thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. 
Lịch sử:
 kết quả khảo cổ Di tích khảo cổ Chăm Phong Lệ cho thấy tại đây là di tích của
ít nhất 3 ngôi tháp Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, đến nay có niên đại
khoảng 1.000 năm trong quá khứ là vùng đất được chuyển giao từ vương quốc
Chămpa sang Đại Việt sau cuộc hôn nhân lịch sử giữa vua Champa Chế Mân
và công chúa Huyền Trân.
Hiện vật:
 https://danangsensetravel.com/da-nang-phat-hien-di-tich-cham-nghin-tuoi-
n.html
 https://vov.vn/van-hoa/di-san/hoi-sinh-di-tich-khao-co-cham-phong-le-gan-voi-
phat-trien-du-lich-da-nang-840041.vov
2 link ni chọn ra 8 ảnh ghép vô 2 trang ppt nghe
Kết của di tích:
di tích khảo cổ Chăm Phong Lệ thực sự là một trung tâm tôn giáo lớn được người
Chăm xây dựng và sử dụng lâu dài trong lịch sử, Căn cứ theo diện tích phần móng,
xác định đây là di tích Chăm thuộc loại lớn nhất của khu vực Quảng Nam - Đà
Nẵng tính đến thời điểm hiện tại. Thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực bảo tồn di tích
khảo cổ này.
hoàn thiện đề án để trùng tu, tôn tạo khu di tích Chăm Phong Lệ nhằm phát huy
khu di tích này trên phương diện giới thiệu về văn hoá, lịch sử của thành phố. Đồng
thời, giúp cho sự phát triển du lịch thành phố trong tương lai
4. Chùa linh ứng ( di tích cấp quốc gia )
Vị trí
Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt cho di tích
danh thắng Ngũ Hành Sơn, cũng khẳng định những văn bia, hiện vật văn hóa Phật
giáo... đang còn lưu giữ tại danh thắng cho thấy Ngũ Hành Sơn là mảnh đất có lịch
sử lâu đời, vốn là một trung tâm cư trú, giao thương và trung tâm tín ngưỡng của
người Chăm - cư dân bản địa trong lịch sử. Sau khi thuộc về Đại Việt, nơi đây trở
thành trung tâm Phật giáo quan trọng.
Hiện vật:
Trong động Tàng Chơn: một bệ thờ tại cửa động gồm 9 khối đá, có chạm khắc thần hộ
pháp và hoa văn trang trí; một bệ đá gắn vào bậc thềm.
- Tại sân chùa Linh Ứng: một khối đá có chạm khắc thần Indra cưỡi voi, đặt trên một
bệ đá có chạm khắc hoa văn.
- Trong động Huyền Không: một khối đá có chạm khắc hình sư tử đứng.
- Trước Chùa Thái Sơn : có nhiều mảnh vỡ gạch Chăm và một chóp tháp bằng sa
thạch (đã chuyển về bảo tàng).

5. Di tích cấm mít


Vị trí: thôn Cẩm Toại Đông (xã Hòa Phong, Hòa Vang, TP.Đà Nẵng
Lịch sử:
xác định được gần như toàn bộ quy mô, mặt bằng và cấu trúc nền móng kiến trúc đền
-  tháp Champa trong khu vực, có niên đại vào khoảng thế kỷ X đến XIV, có chức
năng thờ các vị thần trong Hindu giáo và là một tháp mộ, lưu giữ tro cốt, thờ tự tổ
tiên. Các nhà khoa học đã tiến hành khai quật trên 3 khu vực với nhiều hố thám sát,
kết quả đã làm xuất lộ hoàn toàn dấu vết nền móng kiến trúc của 3 khu đền - tháp nằm
ngang theo trục bắc - nam, hệ thống tường bao, tháp thờ chính, tháp cổng, nhà dài và
hệ thống đường đi. Ba tháp chính này đều có bình đồ hình vuông, và điều đặc biệt là
nó không được xây dựng một lúc mà kéo dài trong nhiều thời kỳ. Trong đó, khu tháp
giữa được xây dựng quy mô nhất và sớm nhất, khoảng từ thế kỷ 10 - 11. Hai khu tháp
còn lại được xây vào khoảng thế kỷ 13 - 14.
Hiện vật:
Các nhà nghiên cứu đã thu được hơn 600 hiện vật. Trong số đó, có 140 hiện vật còn
khá nguyên vẹn gồm hiện vật đá, đất nung, thạch anh, thủy tinh… Trong nhóm hiện
vật trang trí kiến trúc, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy các tympan (hay còn
gọi là lá nhĩ) thể hiện hình tượng chim thần Garuda nổi khối trong tư thế nhìn thẳng
hay hộ trì, điều chưa từng thấy trong các tympan được tìm thấy tại các di tích Champa
trước đó. 

You might also like