You are on page 1of 2

 Đền Độc Cước, Sầm Sơn 

được biết đến là ngôi đền thờ nằm trên đỉnh núi Trường Lệ hướng
ra biển đông và là ngôi đền được người dân Sầm Sơn lập lên để tưởng nhớ đến công ơn
của thần Độc Cước trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Sầm Sơn xưa kia là một vùng biển
yên bình, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc. Một ngày nọ đám quỷ biển xấu xí xuất
hiện, chúng cướp phá, đánh giết người. Có một cậu bé Độc Cước với Tôn Uý là “Chu Văn
Khoan” lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cao to vạm vỡ có sức khỏe phi thường. Cậu
đánh đuổi bọn quỷ biển, nhưng khi cậu trong bờ thì chúng phá trên biển và khi cậu ra biển
khơi bảo vệ tàu thuyền và ngư dân thì đám quỷ lại hoành hành trên bờ khiến cho người dân
muôn phần sợ hãi. Để bảo vệ cho cuộc sống an yên của người dân làng chài ven biển,
chàng đã xẻ thân mình làm đôi. Một nửa theo người dân ra khơi đánh cá, một nửa lưu lại
trên hòn Cổ Giải để chống loài quỷ biển bảo vệ người dân. Bàn chân của chàng đã in sâu
vào núi đá Cổ Giải truyền lại đến muôn đời.
 Tin rằng đó là vị thần xuống giúp dân giải trừ tai ương, người dân Sầm Sơn lúc bấy giờ đã
lập đền thờ ngay tại nơi có vết chân vị thần để lại, đặt tên đền là Độc Cước (một chân), đồng
thời suy tôn thần là vị thần bảo trợ cho người dân biển. Hình ảnh đền Độc Cước ở Thanh
Hóa tượng trưng cho sự che chở, phù hộ của vị thần Độc Cước linh phù giúp cho cuộc sống
của người dân nơi đây được bình yên.
 Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê được trùng tu, cho đến nay đã
trùng tu lại nhiều lần. Hiện trạng di tích đền thờ thần Độc Cước tương đối tốt và đang được
bảo tồn. 
 Đến nay đền được cấp chứng nhận Di tích cấp Quốc gia năm 1962, là nơi lưu giữ những giá
trị văn hóa, tâm linh vô cùng ý nghĩa.
 Sau khi đi qua 40 bậc đá từ chân núi, ta sẽ đến cửa đền Độc Cước có hai thớt voi chầu. Đền
có kiến trúc hình chữ Đinh theo kiểu chuôi vồ với 3 gian: Tiền đường, Trung đường, Hậu
Cung. Tòa điện trong được kết cấu theo kiểu chữ Đinh gồm 3 gian tường lồi bít đốc, kiến
trúc theo kiểu chồng giường. Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê
được trùng tu, cho đến nay đã trùng tu lại nhiều lần. Hiện trạng di tích đền thờ thần Độc
Cước tương đối tốt và đang được bảo tồn. Mặc dù được tu sửa nhiều lần nhưng kiến trúc
này vẫn giữ được nhiều dấu ấn về nghệ thuật quý hiếm của nửa thế kỷ XVII.
 Di tích đền Độc Cước là ngôi Đền cổ có kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, hiên quay hướng Tây.
Theo quan niệm của người xưa hướng Tây là hướng vững chắc nhất, bởi hướng Tây là
hướng hợp với tính âm dương. Tượng Thần Độc Cước cũng được đặt theo hướng của Đền,
cầu mong thần thánh yên vị để đem sức mạnh thần linh ban phát cho dân lành. Bên phải của
đền có một tòa Phương đình hay được gọi là Tháp Nghinh Phong, được kết cấu theo lối 2
tầng 8 mái. Bằng nghệ thuật còn tồn tại trên các bẩy và cốn ta có thể tin rằng kiến trúc này
được làm vào cuối thế kỷ XIX (thời Tự Đức) và được sửa chữa nhiều ở các thời sau. Dạng
di tích này la kiểu kiến trúc đẹp của người Việt Nam có từ thế kỷ XVI tồn tại cho đến thời
gian gần đây, nó được biểu hiện về một mặt vũ trụ quan của người Việt có sự tác động của
Nho giáo.
 Sau khi đi qua 40 bậc đá từ chân núi, ta sẽ đến cửa đền Độc Cước có hai thớt voi chầu. Đền
có kiến trúc hình chữ Đinh theo kiểu chuôi vồ với 3 gian: Tiền đường, Trung đường, Hậu
Cung. Tòa điện trong được kết cấu theo kiểu chữ Đinh gồm 3 gian tường lồi bít đốc, kiến
trúc theo kiểu chồng giường. Mặc dù được tu sửa nhiều lần nhưng kiến trúc này vẫn giữ
được nhiều dấu ấn về nghệ thuật quý hiếm của nửa thế kỷ XVII.
 Ngoài ra, tại đền Cô Tiên nằm tại cuối dãy Trường Lệ về phía Tây Nam cũng có gian
thờ Thần Độc Cước cùng một số vị thần linh Tứ Phủ.

 Đền Độc Cước Sầm Sơn đã nổi tiếng trong lịch sử từ rất lâu đời nên tượng thờ đề các vị
Thần ở đây đã được thể hiện 2 bộ gồm có đôi Tướng canh bằng đá dưới dạng Võ tướng
nghiêm chỉnh đại đao đứng chầu hầu. Ở sát cửa điện phía trong là đôi Phổng quỳ lớn bằng
đá được làm từ cuối thế kỷ XVIII. Ngoài ra còn có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng. Đó là
những phong tượng ngộ nghĩnh có giá trị nghệ thuật cao. Nhưng đồng thời nó cũng biểu
hiện những mặt của lịch sử vào đầu thế kỉ XVIII xã hội đầy những nhiễu nhương, hệ tư
tưởng nho giáo khủng hoảng đến trầm trọng. Con người không thể trông cậy vào tư tưởng
chính thống được nữa và họ đặt lòng tin vào nhiều hơn vào cửa Đền, cửa Phủ. Các Tượng
như đã phản ánh lịch sử là sự tôn vinh vị Thần. Tượng Thần Độc Cước được thể hiện dưới
dạng các tượng nhỏ (thường cao từ 15cm đến 30cm) với hình thức bán thân bổ dọc mặc áo
Võ tướng mặt nhẵn mạnh nét gồ ghề để tạo sự hung dữ, nửa thân kia không có, được thay
bằng mây cuộn.
 Trong Đền vẫn còn giữ được 8 đạo sắc phong về thần Độc Cước do triều đình phong kiến
các đời phong tặng, cùng nhiều câu đối bằng chữ nho ca ngợi công lao của thần. Phía sau
đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. 

You might also like