You are on page 1of 5

Chùa Linh Ứng Non Nước – Tháp Xá

Lợi
Ở Đà nẵng có đến 3 ngôi chùa cùng tên Linh Ứng đặt trên 3 ngọn núi có cảnh đẹp nổi
tiếng, đó là: Chùa Linh Ứng ngũ hành sơn (có sớm nhất),chùa Linh Ứng Bà Nà,
chùa Linh Ứng Sơn Trà (có muộn nhất 2010). Cũng như chùa Tam Thai, chùa Linh
Ứng tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn, chùa quay về phía đông, trông ra biển, đây cũng là ngôi
chùa cổ và lớn ở Ngũ Hành Sơn.
“Về lịch sử hình thành chùa Linh Ứng, theo tài liệu và lời kể của các vị Hòa thượng trụ
trì tại chùa, thì dưới thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1780), có một
vị ẩn sĩ đến tu tại động Tàng chơn, Ngài có tên là Quang Chánh, hiệu là Bảo Đài Đại Sư.
Lúc đầu mới đến Ngài dựng một thảo am để ở gọi là “Dưỡng Chơn Am”. Sau một thời
gian Ngài dựng một gian nhà tranh ở trước động Tàng Chơn và lấy hiệu là “Dưỡng Chơn
Đường”. Khi vua Minh Mạng đến viếng cảnh Ngũ Hành Sơn, cùng lúc cho xây dựng lại
chùa Tam Thai, nhà vua cũng cho xây lại “Dưỡng Chơn Đường” bằng gạch, ngói và đặt
tên là “Ứng Chơn Tự” (chùa Ứng Chơn), tên này được khắc ghi trong tấm hoành phi
hiện vẫn còn tại chùa, với dòng chữ “Ngự chế Ứng Chơn Tự, Minh Mạng lục niên phụng
tạo” và ngôi chùa cũng được công nhận là Quốc Tự, đồng thời nhà vua đã sắc dụ bổ
nhiệm Ngài Trần Văn Như pháp danh Chơn Như Đại Sư đang tu tại chùa Long Quang ở
Huế về làm trụ trì chùa Ứng Chơn. Đến năm Thành Thái thứ 3 (1891), do kỵ húy nên
chùa Ứng Chơn đã đổi lại thành tên chùa Linh Ứng và được ghi lại trên một tấm hoành
phi: “Cải tứ Linh Ứng tự, Thành Thái tam niên” - Đổi lại thành chùa Linh Ứng, năm
Thành Thái thứ 3 (1891). Linh là linh thiêng, ứng trong ứng nghiệm, tên ngôi chùa có ý
nghĩa điều cầu ước sẽ được thấy trong tương lai. Tên chùa Linh Ứng từ đó tồn tại cho đến
ngày nay.”
“Chùa Linh Ứng Đà Nẵng được chia làm 4 khu: Khu bên ngoài, khu chánh điện, khu tháp
Xá Lợi và khu phía sau chùa.”

1. Khu bên ngoài:

“Chùa Non Nước Đà Nẵng có kiến trúc khu bên ngoài hình chữ Nhất, giống với 2 ngôi
chùa Linh Ứng tại Bãi Bụt và Bà Nà. Chùa sở hữu bức tượng Phật trắng muốt đặt trong
khuôn viên, tượng có chiều cao 10m, ngồi trong tư thế tựa lưng vào núi và hướng mặt về
phía chùa.”

Tượng phật cao 10m tại chùa


2. Khu chánh điện:

Khu chánh điện là nơi thờ tượng Phật Thích Ca uy nghiêm ở giữa, bên phải là tượng Phật
Di Lặc và bên trái là Phật A Di Đà, gọi là Tam Thế Phật. Gian giữa còn có tượng Bồ Tát
là Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn thù. Hai gian bên của chánh điện thờ Quan Thế Âm
Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.

3. Khu tháp Xá Lợi

Năm 1997, chùa bắt đầu xây dựng tháp Xá Lợi cao 28m, gồm 7 tầng. Bên trong thờ gần
200 tượng Phật, Bồ Tát, La Hán. Tầng 7 của tháp Xá Lợi thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật
truyền đăng.
“Chùa cũng đã được công nhận là nơi sở hữu tháp Xá Lợi thờ nhiều pho tượng bằng đá
nhất Việt Nam.”

You might also like