You are on page 1of 7

https://youtu.

be/urxrbeFXUu4

Chùa Ngọc Hoàng thờ ai?

Về tổng quan, tín ngưỡng tại ngôi chùa này theo thờ Đạo Giáo với tâm hướng về Ngọc
Hoàng Đại Đế. Tượng thờ Ngọc Hoàng cùng Huyền Thiên Bắc Đế và các thiên binh,
thiên tướng được đặt tại Chánh điện của chùa. Ngoài ra, nơi đây còn thờ Kim Hoa Thánh
Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh con đẻ cái. Đó là lý do vì sao ngôi chùa này nổi
tiếng cầu con cái vô cùng linh nghiệm. Tại các điện, chùa cũng thờ những vị thần linh
khác nổi tiếng trong đời sống tâm linh của người Trung Hoa.

Lịch sử xây dựng chùa Ngọc


Hoàng ở Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn được xây
dựng vào đầu thế kỷ XX. Bởi một người
Trung Quốc là Lưu Minh (pháp danh là Lưu
Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung
Quốc). Tự là Lưu Đạo Nguyên. Ban đầu,
đây là ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đồng thời được Lưu Minh dùng làm nơi
họp kín kế hoạch lật đổ Mãn Thanh.

Chùa Ngọc Hoàng cầu con ở Sài Gòn trước khi được trùng tu
Sau này, vào năm 1982, ngôi chùa được tiếp quản bởi hòa thượng Thích Vĩnh
Khương. Và chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984 thì điện
được đổi tên thành Phước Hải Tự. Sau khoảng thời gian dài, chùa Ngọc Hoàng đã trở
thành một địa điểm du lịch nổi tiếng gần sông Sài Gòn. Người dân thành phố và khách
du lịch vẫn luôn biết đến ngôi chùa với sự linh thiêng, cầu con, cầu duyên và cầu bình
an.

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Ngọc Hoàng 


Kiến trúc bên ngoài
Chùa Ngọc Hoàng ở TP HCM được xây dựng theo phong cách Trung Hoa. Với các
họa tiết trang trí nhiều màu sắc, rực rỡ. Ngôi chùa được xây dựng bằng gạch nung
cùng với mái lợp ngói âm dương. Ở các bờ nóc, góc mái được trang trí bằng nhiều
tượng gốm màu. Chùa có khuôn viên rộng 2.300m2. Ở phía trước có một ngôi miếu
nhỏ, là nơi đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan gây ấn tượng với những đường nét
hình sóng nước của hai con rồng đang ở tư thế “tranh châu”.

Chùa gồm có 3 tòa chính: Tiền điện, Trung điện, Chánh điện. Chánh điện là nơi thờ
Ngọc Hoàng và các vị thiên tướng. Trong chùa Ngọc Hoàng còn có điện thờ Phật Dược
Sư. Mọi người đến đây để cầu sức khỏe. Ngoài ra còn có điện Thần Tài, nơi thờ Kim
Hoa Thánh Mẫu, các vị Quan Thế Âm Bồ Tát và một số vị thần khác,…Nhìn chung, các
vị thần, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ
đẹp và rất công phu.
Chùa cầu con ở Sài Gòn có kiến trúc mang phong cách Trung Hoa rõ nét
Ở giữa sân là khoảng không gian rất rộng, ở đó có một bể cá to. Bên phải được đặt
một bể rùa. Bể nào cũng được nuôi rất nhiều cá, rùa. Hầu như chúng đều được các du
khách đến thăm chùa phóng sinh, thả vào. Nếu cầu tài lộc thì chọn cá chép đỏ hoặc cá
chép vàng. Nếu cầu sức khỏe, xua đuổi điều xui thì chọn cá trê. Nếu muốn cầu con thì
hãy mua rùa.

Khoảng sân rộng lớn trước chùa Ngọc Hoàng cầu duyên
Kiến trúc bên trong
Ở bên trong chùa Ngọc Hoàng có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được trưng bày. Như
là tượng thờ, hương án, tranh thờ, bao lam, liễn đối,… Được làm từ các chất liệu: gốm,
gỗ, giấy bồi. Bạn lưu ý rằng có một số tranh thờ có phần hơi đáng sợ đối với trẻ nhỏ.
Nên hạn chế đưa trẻ em đến đây.

Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng


Lối vào chùa sẽ có những tín đồ đứng chiêm bái và các vị sư. Bạn hãy bước vào chính
điện để được chiêm ngưỡng bức tượng Ngọc Hoàng. Theo Đạo giáo thì đây chính là
người trụ trì của Thiên Đàng. Ngay ở phía trên bức tượng là nhiều hàng bao lam được
chạm khắc tinh xảo. Chùa có nhiều gian nhỏ, du khách có thể đi theo thứ tự để chiêm
bái. Nếu dư dả thời gian thì hãy lên sân thượng để ngắm cảnh xung quanh.

Bên trong chùa là nơi bạn có thể thắp


nhang cầu mong những điều mong ước
Chùa chia thành 3 toà chính là Tiền
điện, Trung điện, Chánh điện. Ở
gian chánh điện sẽ là nơi thờ Ngọc
Hoàng ngay gian chính giữa, ở hai
bên thờ các vị thiên tướng và chư
tiên. Phía trước có đặt một bàn thắp
nhang lễ Ngọc Hoàng. Ngôi chùa sẽ
bố trí một người đứng túc trực ở
đây. Người này có nhiệm vụ nhận
các lọ tinh dầu mà du khách đưa để rót vào ngọn đèn cúng Ngọc Hoàng và chư tiên. 
Sự bí ẩn và linh thiêng của chùa Ngọc Hoàng ở Sài
Gòn
Chùa Ngọc Hoàng cầu con
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa cầu con nổi tiếng linh thiêng ở Việt
Nam. Những cặp vợ chồng hiếm muộn thường đến đây thành tâm cầu con ở đền thờ
Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Kim Hoa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị
thần coi sóc việc sinh nở ở chốn nhân gian.

Để cầu con người ta sẽ đeo trên tay một sợi chỉ đỏ. Nếu muốn cầu sinh được con trai.
Sau khi cầu khấn xong lấy sợi chỉ đeo trên tay treo vòng chỉ vào bức tượng bên phải.
Ngược lại, muốn cầu xin sinh con gái thì treo sợi chỉ vào tượng bên trái. Sau đó đến
bên tượng bà mụ xoa 3 cái vào bụng tượng. Rồi lại xoa 3 cái vào bụng mình. Sau đó
xoa thêm 3 cái vào bụng đứa trẻ ở dưới chân bà mụ. Và cuối cùng xoa thêm 3 cái vào
bụng của mình.
Nếu ai đó khấn vái mà đạt được thành tựu viên mãn như ý. Thì sau đó mua trái cây,
nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Kim Hoa Thánh Mẫu. Rồi dịp khi đầy tháng con thì
mang xôi chè đến cúng thêm lần nữa. Các nghi lễ chỉ đơn giản vậy thôi chứ không
cúng bái, tạ lễ cầu kỳ phức tạp gì cả.

Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên


Ngoài nổi tiếng linh thiêng về cầu con. Thì ngôi chùa còn nổi tiếng linh thiêng trong việc
cầu tình duyên. Nên cũng đã thu hút một lượng lớn khách đến đây để cầu tình duyên.
Theo người dân quan niệm, chỉ cần thành tâm thắp hương, cầu nguyện, khấn tên mình.
Sau đó đến khấn tên người trong lòng muốn lấy làm vợ hoặc chồng. Rồi sờ vào tượng
ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.

Về cơ bản, chùa cầu duyên ở Sài Gòn này cũng khá giống với cầu duyên tại chùa Hà ở
Hà Nội. Người muốn cầu duyên phải chuẩn bị một mâm lễ đơn giản. Bao gồm thẻ
nhang, tiền vàng, đèn và trái cây. Khi dâng lễ cúng phải đọc một bài văn khấn cúng cầu
duyên. Sau khi khấn cúng xong chờ tới khi hương cháy hết ⅔. Thì có thể đem tiền vàng
đi hóa. Sau khi về nhà thì ngày trong ngày hôm đó phải nhớ niệm bài chú của Đức
Dược sư lưu ly quang Phật.

Chùa Ngọc Hoàng cầu bình an, sức khỏe


Chùa được rất nhiều người tìm đến vào mỗi dịp đầu năm. Vì khi đến đây mọi người
thường cầu cho mình sức khỏe tốt. Cũng như tiền tài và bình an cho một năm mới.
Chùa rất linh thiêng và khi cầu khấn cũng không cần quá nhiều nghi lễ. Chỉ cần bạn
thành tâm cầu khấn thì ắt sẽ thành hiện thực và được đền đáp.

Tranh vẽ
chùa Ngọc Hoàng do họa sĩ Pháp Maurice Menardeau (1897–1977) thực hiện khoảng năm 1937.
Dù thường được gọi là chùa nhưng thực chất đây là một ngôi miếu với vị thần tối cao được thờ là
Ngọc Hoàng Thượng Đế.

You might also like