You are on page 1of 40

Chùa Giác Lâm

Lịch sử chùa
● Chùa Giác Lâm còn có các tên khác như Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm.

Giác Lâm - Pagode hat andere Namen sowie: Cẩm Sơn, Sơn Can oder Cẩm Đệm.

● Từ khi thành lập cho đến năm 1742, chùa chỉ là một ngôi nhà tranh vách đất còn gọi là
Niệm Phật đường. Khoảng 30 năm sau thì Lý Thụy Long đến chùa Từ Ân (đây là ngôi
chùa xuất hiện rất sớm ở Gia Định), thỉnh một vị Tăng sĩ về làm trụ trì chùa Cẩm Đệm.
Hòa thượng Phật Ý đã cử một vị đệ tử của mình là Thiền sư Viên Quang về đó trông
coi.

Von der Gründung bis 1742 ist die Pagode nur ein Reetdachhaus und auch die Buddha-
Andachtsstätte. Nach etwa 30 Jahre kam Lý Thụy Long zur Từ Ân Pagode (eine langjährige
Pagode in Gia Định) und wurde einen Mönch zum Abt der Cẩm Đệm Pagode einladen.
Hochehrwürdiger Phật Ý delegierte seinen Ordensschüler, der Zen-Meister Viên Quang ist, an
diese Pagode zum Verwandten.

● Từ năm 1774, khi trụ trì chùa Cẩm Đệm thì Thiền sư Viên Quang đã cho đổi tên thành
chùa Giác Lâm.

Seit 1774 benannt er Zen-Meister Viên Quang Cẩm Đệm - Pagode in Giác Lâm - Pagode, wenn
er zum Abt dieser Pagode wurde.

● Vào năm 1798 chùa được trùng tu lần thứ nhất, diện tích chùa được mở rộng và hoạt
động rất mạnh, có hiệu quả.

1798 wurde die Pagode das erste Mal restauriert, die Fläche wurde erweitert. Es gibt mehr
Aktivitäten.

● Đến năm 1909, Thiền sư Hồng Hưng Thạnh Đạo, thuộc đời thứ 40, đứng ra trùng tu lần
thứ hai; lúc này ngôi chùa có thay đổi một số nét về kiến trúc như: xây vòng rào, lót
gạch ở chánh điện, làm lại vách nhà Tổ, trang trí nền vành chùa bằng sứ… tất cả đều
theo sự sáng tạo của ngài Hồng Hưng Thạnh Đạo, có nhiều ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây trong lĩnh vực kiến trúc và nghệ thuật.

1909 erweiterte Zen-Meister Hồng Hưng Thạnh Đạo (40. Generation) das zweite Mal. Daher
änderte die Pagode einige Architekturen sowie: einen Zaun bauen, Gebetshalle mit Fliesen
auslegen, die Wand des Hauses zur Ahnenverehrung erneuern, usw. Alle ist Kreativität von
Zen-Meister Hồng Hưng Thạnh Đạo, wird viele westlichen Kultur im Bereich Architektur und
Kunst.
● Thời gian từ năm 1939-1945, chùa được tiến hành trùng tu lần thứ ba. Đặc biệt vào giai
đoạn này, nơi đây là nơi trú ẩn cho các thầy hoạt động cách mạng.

1939 - 1945 wurde die Pagode das dritte Mal restauriert. Besonders zu dieser Zeit war dieser
Ort ein Zufluchtsort für revolutionäre Aktivisten.

● Năm 1953, đại đức Narada từ Sri-Lanka sang Việt Nam và tặng cho Giáo hội Phật giáo
VN một cây bồ đề và một viên ngọc Xá Lợi Phật.

1953 kam der Reverend aus Sri Lanka nach Vietnam und schenkte der Congregation der
Vereinigten Vietnam-Buddhistischen Kirche einen Bodhi Baum und eine Reliquie.

● Mãi cho đến năm 1993 thì mới được tiếp tục tái thiết (lần trùng tu thứ 4).

1993 wurde die Pagode das vierte Mal restauriert.

● Năm 1998, chùa Giác Lâm được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

1998 gilt die Giác Lâm Pagode als nationales historisches und kulturelles Denkmal.

Kiến trúc chùa


Cổng Tam Quan (Xem lại định nghĩa ở bên Ngọc Hoàng)

Gắn tượng hai con rồng uốn lượn theo mô-típ lưỡng long triều nhật. Hai con rồng là dương,
mặt trời cũng là dương, tức 3 dương và 3 dương thì khai thái (3 yếu tố dương sẽ đem lại sự
hạnh phúc).

Cổng tam quan là một dạng kiến trúc đặc trưng của chùa Việt Nam có kết cấu gồm ba cửa ra
vào, trong đó lối đi ở giữa lớn nhất và hai lối đi ở hai bên nhỏ hơn. Giữa các lối đi của cổng
Tam Quan được chia cách bởi các cây cột hoặc vách ngăn. Cổng tam quan mang ý niệm “ba
cách nhìn” (3 chân lý) của Phật giáo gồm: “hữu quan”, “trung quan” và “không quan”.

● Không quan biểu trưng cho cái không / vô thường.


● Hữu quan biểu trưng cho sắc (vật chất).
● Trung quan biểu trưng cho sự dung hòa giữa không và sắc.

[Oben auf dem Tor befinden sich die Statuen von zwei sich windenden Drachen nach dem
Motiv von zwei Drachen, die sich unter der Sonne verbeugen (lưỡng long triều nhật). Die
beiden Drachen sind Yang, die Sonne ist auch Yang, d.h. 3 Yang und 3 Yang bedeutet, dass sie
Gutes bringen (khai thái) (3 Yang-Elemente bringen Glück).

Das Drei-Eingänge-Tor ist eine typische architektonische Form vietnamesischer Pagoden mit
einer Struktur aus drei Türen, bei der das Mittelschiff das größte ist und die beiden
Seitenschiffe kleiner sind. Die Gänge des Drei-Eingänge-Tors sind durch Säulen oder
Trennwände voneinander getrennt. Das Drei-Eingänge-Tor trägt das Konzept der "drei Wege
des Sehens" (3 Wahrheiten) des Buddhismus, darunter: hữu quan, trung quan und không
quan.

Không quan steht für das Nichts / die Unbeständigkeit.

Hữu quan steht für Lust (materiell)

Trung quan steht für die Harmonie zwischen Nichts und Lust.]

Chữ Hán trên cổng: 寺林覺 - Tự Lâm Giác với Lâm là rừng, Giác là tỉnh ra hay hiểu ra, nhận ra
=> Giác Lâm nghĩa là: rừng của sự giác ngộ

Chinesische Schrift am Tor ist 寺 林 覺 - Tự Lâm Giác. Lâm bedeutet Wald, Giác bedeutet
Erleuchtung oder Einsicht.

⇒ Giác Lâm bedeutet Wand der Erleuchtung..

Bảo tháp xá lợi - Stupa der Reliquien

Đỉnh tháp có hình chóp nhọn. Tháp có 7 tầng và mỗi tầng có hình lục giác.

Die Spitze des Stupas ist in Form des Kegels. Der Stupa hat sieben Stockwerke und jeder Stock
ist sechseckig.

Ở bên ngoài có 3 tượng Tiêu Diện - Quán Thế Âm Bồ Tát - Vi Đà Hộ Pháp (xem lại ở bên Ngọc
Hoàng)

Vor der Tür stehen drei Statuen von Tiêu Diện - Avalokiteshvara Bodhisattva - Skanda
Dharmapala

Bên trong có tượng Phật Di Lặc, Tây phương Tam Thánh bao gồm Đại Thế Chí Bồ Tát - A Di
Đà - Quán Thế Âm Bồ Tát (xuống phần chánh điện xem nha), kế bên là Đạt Ma Sư Tổ (Ngọc
Hoàng đã ghi)

Im Inneren des Stupas gibt es Statuen von Maitreya Buddha, der drei Heiligen des Westlichen
Reine-Land: Mahasthamaprapta Bodhisattva - Amitabha Buddha - Avalokiteshvara
Bodhisattva. Daneben steht Đạt Ma Sư Tổ.

Xung quanh treo tranh ảnh về cuộc đời Đức Phật


Die Bilder über das Leben der Buddha werden rundherum aufgehängt.
Sân chùa (ngoài cổng Nhị quan) - Hof der Pagode (außerhalb des Zwei-Eingänge-Tor)

Có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở bên tay trái, sau lưng ngài là núi Ngũ Hành Sơn. Bên phải có
đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Auf der linken Seite befindet sich eine Statue von Bodhisattva Avalokiteshvara, hinter ihm
liegt die Marmorberge. Auf der rechten Seite befindet sich eine Statue von Siddhartha
Gautama.

Quán thế âm quay ra ngoài còn Phật Thích Ca Mâu Ni quay vào trong (tính theo hướng đường
Lạc Long Quân) theo quy tắc: bồ tát quay ra ngoài để cứu độ chúng sanh còn phật quay vào
trong vì là đã nhập niết bàn.

Bodhisattva Avalokiteshvara drehte sich nach außer und Siddhartha Gautama drehte sich
nach innen (Meilenstein ist Lạc Long Quân Straße) nach dem Prinzip: Bodhisattva drehte
sich nach außer, um die Menschen zu retten. Die Buddha drehte sich nach innen, weil sie
Nirwana teilgenommen hat.

Cổng Nhị Quan - Zwei-Eingänge-Tor

Dòng chữ Hán in dọc phía trên cùng mặt ngoài: Ô quang thái tử

Die chinesische vertikale Schriftzeichen ist oben auf der Außenseite geschrieben: Ô QUANG
THÁI TỬ

Ô là con quạ. Theo truyền thuyết của người Trung và người Nhật, thần mặt trời là một con quạ
có 3 chân, tên là Kim Ô. Ô quang là ánh sáng của mặt trời. Thái tử là người con trai của vua và
sẽ được nối ngôi vua. → Ô quang thái tử nghĩa là con của trời. Tương tự phía trên cùng mặt
trong cũng có một dòng chữ Hán được in dọc: Ô minh thái tử. Minh cũng có nghĩa là ánh sáng.
2 dòng chữ Hán này có ý nghĩa tương tự nhau.

Ô bedeutet Rabe. Laut der chinesischen und japanischen Legende ist Gott der Sonne einer
Rabe, der drei Beine hat und Kim Ô heißt. Deshalb ist Ô QUANG das Licht der Sonne. THÁI TỬ
ist der Prinz, der zum König gekrönt wird.

→ Ô QUANG THÁI TỬ bedeutet der Sohn von Gott.

Ebenso sind vier chinesische Schriftzeichen oben auf der Innenseite geschrieben: Ô MINH
THÁI TỬ. Minh bedeutet auch das Licht, deshalb haben beide chinesische Zeile ähnliche
Bedeutung.

Dòng chữ Hán in ngang bên dưới: Bảo trụ thần phan. Bảo trụ là cái trụ quý. Thần phan là cái lá
cờ của thần.

Die horizontale chinesische Schriftzeichen darunter sind: BẢO TRỤ THẦN PHAN
BẢO TRỤ ist die unbezahlbar Säule

THẦN PHAN ist der Flagge des Gottes.

Mặt trong của cổng Nhị quan có những dòng chữ (từ phải qua trái):

Der Innenseite von der Zwei-Eingänge-Tor hat vier Zeile der chineschiche Schriftzeichen von
rechts nach links

● 天下太平 _ Thiên Hạ Thái Bình: Thiên hạ hạnh phúc hòa bình


● 上方永威 _ Thượng Phương Vĩnh Oai: Cõi trời cõi phật mãi mãi oai nghiêm
● 國泰民安 _ Quốc Thái Dân An: Đất nước giàu sang, nhân dân an lòng
● 人民安楽 _ Nhân Dân An Lạc: Nhân dân luôn an toàn, vui vẻ

=> Cầu chúc sự thái bình, bình yên thiên hạ

● 天下太平 - THIÊN HẠ THÁI BÌNH: Alle Menschen der Welt sind glücklich und friedlich
● 上方永威 - THƯỢNG PHƯƠNG VĨNH OAI: Der Himmel und der Reich des Buddhas sind
immer hoheitsvoll
● 國泰民安 - QUỐC THÁI DÂN AN: je reicher das Land ist, desto wohler fühlen sich die
Bürger.
● 人民安楽 - NHÂN DÂN AN LẠC: Die Bürger werden immer sicher und zufrieden

→ Der Wunsch nach Frieden und Glück für die Menschen in der Welt wird präsentiert.

Sân chùa (trong cổng Nhị Quan) - Hof der Pagode (innerhalb des Zwei-Eingänge-Tor)

Có tượng Quan Thái Âm Bồ Tát, cây bồ đề và tượng Phật Di Lặc. Tượng Phật và Bồ Tát có vị
trí theo quy tắc phật quay vào trong chùa và bồ tát nhìn ra ngoài.

Es gibt die Statue von Bodhisattva Avalokiteshvara, einen Bodhi Baum und die Statue von
Maitreya. Die Statuen werden nach dem Prinzip aufgestellt: Bodhisattva drehte sich nach
außer und Buddha drehte sich nach innen.

Trong sân chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Cây này do Đại đức
Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng vào ngày 18 tháng 6 năm 1953.

Im Hof steht die Statue von Bodhisattva Avalokiteshvara zur Verfügung, die unter dem Bodhi
Baum liegt. Dieser Baum wird der Reverend Narada am 18. Juni 1953 aus Sri Lanka
mitführen.

● Bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ (danh pháp khoa học: Ficus religiosa) là một loài
cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông
Dương về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường
xanh bán mùa, cao tới 30m và đường kính thân tới 3m. Lá của chúng có hình tim với
phần chóp kéo dài.

Der Bodhi Baum (Ficus religiosa) ist eine Pflanzenart aus der Gattung Feigen (Ficus)
innerhalb der Familie der Maulbeergewächse (Moraceae). Sie stammt vom Indischen
Subkontinent und Indochina. Der Baum hat in der Trockenzeit fallende Blätter. Er ist bis zu
30m hoch und hat einen Stammdurchmesser von bis zu 3m. Ihre Blätter sind herzförmig mit
einer verlängerten Spitze.

● Cây Bồ đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha,
Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; “Śvaḥ” có nghĩa là "ngày mai", “a” chỉ
sự phủ nhận và “tha” có nghĩa là "người và vật dừng lại” hay “tồn tại". Nhà triết học nổi
danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là
"Người vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai", cũng giống như toàn thể vũ
trụ.

Der Bodhi Baum wird in einige Sprachen Bo, Pipul oder Aśvattha, Assattha (Pali) genannt.
Aśvattha ist Sanskrit; “Śvaḥ” bedeutet morgen, “a” ist Bestreitung und “tha” bedeutet
“Menschen und Tiere bleiben stehen” oder “existieren”. Ein berühmte Philosoph der Gruppe
Advaitavedanta ist Sankara, der die Bedeutung von Aśvattha erklärt, dass “Menschen und
Tiere existieren morgen nicht mehr” wie das ganze Universum.

● Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật
giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy
và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ đề có
nghĩa là Giác ngộ.

Dieser Baum ist ein heiliger Baum für Hindu, Jainismus und Buddhismus. Es ist überliefert,
dass Siddhartha Gautama unter einem solchen Baum meditierte, zur Erleuchtung gelangte
und ein Buddha wurde. Daher wird dieser Baum als Bodhi Baum, weil Bodhi “Erleuchtung”
bedeutet.

Ở trước chánh điện có một bàn thờ nhỏ, đóng vai trò làm bình phong cho chùa.

Vor der Gebetshalle gibt es einen kleinen Altar, der der Schirm der Pagode ist.

Chính điện - Die Gebetshalle

Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là
tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm cột nào
cũng được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng
được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu…
Die Gebetshalle ist ein traditionelles Volkshaus mit ein Hauptteil, zwei kleinere Nebengebäude
und vier Hauptsäulen, die sogenannte TỨ TRỤ. Die Gebetshalle ist ganz breit und lang, mit 56
dunkelbraunen Säulen, die größer als eine Umarmung sind. In jeder Säule wird das goldene
Verspaar geschnitzt. Im Mittel der Reihe der Säule sind goldene Dekorationen, deren Thema
traditionell wie Siling (vier glückverheißende Tiere), die vier Blumen der vier Jahreszeiten, die
Bilder von Pfingstrose und Pfau, usw.

Trong chính điện bày trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”

Die Gebetshalle wird in der Reihenfolge von Buddha vor den Vorfahren angeordnet.

Điện thờ Phật tôn nghiêm, gồm có ba bàn sắp xếp trong cao ngoài thấp dần:

Die Buddha-Gebetshalle ist sehr heilig und besteht aus drei Altar, die von innen nach außen
senken.

● Bàn Di Đà: Amitabha-Altar


○ Bàn Di Đà tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn (tính theo hàng ngang : đức Phật A Di
Đà lớn ở giữa, gian hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí)
○ Amitabha-Altar hat die Statuen von der drei Heiligen des Westlichen Reine-
Land: horizontal - Amitabha Buddha im Mittelpunkt - Avalokiteshvara
Bodhisattva, Mahasthamaprapta Bodhisattva
○ Tượng thờ Tam Thế Phật đặt theo hàng dọc : A Di Đà (Phật quá khứ) – Thích
Ca (Phật hiện tại) - Di Lặc (Phật Tương Lai), hai bên Phật Thích Ca còn có
tượng Ca Diếp và A Nan. Hai bên tòa Cửu Long (khoanh đỏ trong hình) và
tượng Thích Ca Đản sanh có hai vị Hộ Pháp.
○ Die Statuen der Buddha der drei Zeiten werden vertikale angeordnet:
Amitabha Buddha (Buddha der Vergangenheit) - Shakya Muni Buddha
(Buddha der Gegenwart) - Maitreya Buddha (Buddha der Zukunft), neben der
Statue von Amitabha Buddha sind Mahakashyapa und Ananda. Auf beiden
Seiten der Statue des neugeborenen Buddha und neun Drachen sind zwei
Dharmapala.
● Bàn Hội Đồng: Trên bàn thờ Hội đồng có tượng Phạm Thiên (Ngọc Hoàng), Nam Tào,
Bắc Đẩu

Auf dem Altar sind die Statuen von Jade Kaiser, Nam Tào, der Buch der Geburt
kontrollieren, und Bắc Đẩu, der Buch der Toten hält.

● Tam Bảo: phật tử quyền góp tiền gạo cho nhà chùa

Vor dem Altar steht der Tisch, um die Pagode beizutragen.

Bộ 5 tượng: Hai bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí) và
Hoa Nghiêm Tam Thánh (Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền) được thờ phổ biến
trong các chùa miền Bắc và miền Trung, nhưng khi vào Nam thì được dung hợp lại thành một
bộ 5 tượng, với tượng Thích Ca và A Di Đà dung hòa lại làm một với 4 vị bồ tát ở hai bên. Tiền
thân của bộ 5 tượng này là bộ Sám Bài ở nhà nhà tổ (đối diện với tượng Địa Tạng Vương Bồ
Tát)

Der Satz von fünf Buddha Statuen: Satz von Statuen der drei Heiligen des Westlichen Reine-
Land (Amitabha Buddha, Avalokiteshvara Bodhisattva und Mahasthamaprapta Bodhisattva)
und Satz der Statuen von Shakyamuni Buddha, Samantabhadra Bodhisattva und Manjushri
Bodhisattva werden populär im nördliche und zentrale Vietnams gebeten.

Trên bước đường đi vào vùng đất mới, người di dân đã có nhu cầu dựng chùa, tạc tượng. Bản
thân họ vốn đang ở trong tình cảnh khốn khó, xa quê, phiêu bạt tại nơi đây nên họ mưu cầu sự
cứu độ, cần niềm an ủi về mặt tinh thần. Chính những mưu cầu này đã làm cho A Di Đà Phật,
Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, biểu tượng của lòng từ bi, trở thành hình ảnh chủ
yếu mà người dân cần đến.

[Auf dem Weg in das neue Land hatten die Einwanderer das Bedürfnis, Pagoden und Statuen
zu bauen. Sie sind selbst in einer schwierigen Situation, weit weg von zu Hause, und wandern
hier herum, so dass sie Erlösung suchen und spirituellen Trost brauchen. Diese Bestrebungen
haben dazu geführt, dass Amitabha Buddha, Avalokitesvara Bodhisattva und
Mahasthamaprapta Bodhisattva, Symbole des Mitgefühls, zu den wichtigsten Bildern
geworden sind, die die Menschen brauchen.]

Nhưng mặt khác quan trọng hơn, vì họ phải đấu tranh với thiên nhiên với những bất công trong
xã hội lúc bấy giờ, nên họ buộc phải có một ý chí mãnh liệt, một tinh thần dũng cảm, kiên
cường. Chính vì lý do này mà họ lại cần đến nhưng Bồ Tát biểu trưng cho sự kiên cường như
Thích Ca Mâu Ni Phật, Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát.

[Aber auf der anderen Seite, was noch wichtiger ist, weil sie mit der Natur, mit den
Ungerechtigkeiten in der damaligen Gesellschaft zu kämpfen hatten, waren sie gezwungen,
einen starken Willen, einen tapferen und widerstandsfähigen Geist zu haben. Aus diesem
Grund brauchen sie sie, aber Bodhisattvas, die für Widerstandsfähigkeit stehen, wie Shakya
Muni Buddha, Manjushri Bodhisattva und Samantabhadra Bodhisattva. ]

● Văn Thù Bồ Tát: ngồi trên thanh sư, tay phải cầm nhành kiếm đang rực lửa hoặc cầm
sen xanh dương, tay trái cầm kinh Bát Nhã, ở phía bên trái của Đức Phật, đại diện cho
trí tuệ của Đức Phật => Dùng trí phổ độ chúng sanh, kiếm thể hiện sự mạnh mẽ sắc bén
đánh tan U Minh, chặt đứt mọi phiền não, khổ đau để đưa con người đến trí tuệ viên
mãn. Sen xanh là biểu tượng cho trí tuệ dứt sạch mọi ô nhiễm tham ái (như sen ở trong
bùn). Sư tử: chúa tể muôn loài (uy vũ) => Khi Phật thuyết Pháp thì tất phải lặng lắng
nghe. Màu xanh: lời giảng thuyết cao siêu, thanh khiết.

[Manjushri Bodhisattva: auf einem blauen Löwen sitzend, in der rechten Hand ein brennendes
Schwert oder einen blauen Lotus haltend, in der linken Hand das Prajna Sutra haltend, auf
der linken Seite des Buddhas, die Weisheit des Buddhas darstellend => Er nutzt die Weisheit,
um die Lebewesen zu retten, das Schwert zeigt seine scharfe Kraft, um die Dunkelheit zu
besiegen, alle Plagen und Leiden abzuschneiden, um die Menschen zur vollen Weisheit zu
bringen. Der blaue Lotus ist ein Symbol der Weisheit, die alle Unreinheit der Lust beseitigt
(wie ein Lotus im Schlamm). Löwe: Herr aller Arten (der mächtig ist) => Wenn der Buddha
eine Dharma-Rede hält, muss man ruhig zuhören. Blau: die Lehre ist erhaben, rein.]

● Phổ Hiền Bồ Tát: ngồi trên voi màu trắng: voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt
chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng 6 căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân, ý). Phổ Hiền Bồ Tát ở bên phải Đức Phật, tượng trưng cho lý, định hạnh của
đức Phật.

[Samantabhadra Bodhisattva: auf einem weißen Elefanten sitzend: der weiße Elefant steht
für Weisheit, um Hindernisse zu überwinden, die 6 Stoßzähne stehen für den Sieg der Sechs
Sinnesorgane (6 Sinne: Augen, Ohren, Nase, Zunge, Körper, Geist). Samantabhadra
Bodhisattva befindet sich auf der rechten Seite des Buddhas und symbolisiert die
Denkfähigkeit und die edlen Eigenschaften des Buddhas.]
● Quán Thế Âm Bồ Tát: Tay trái cầm Tịnh bình chứa nước Cam Lộ (ngọt – sương),
tượng trưng cho lòng từ bi, nước rưới đến đâu là mát mẻ đến đó, như lòng từ bi chan
rải tình thương đến đâu thì làm êm dịu khổ đau của chúng sanh đến đó. Cành dương
liễu:Cành Dương liễu tuy yếu mềm nhưng lại dẻo dai và khó gãy, có thể lay động trong
gió nhưng lại không thể gãy rụng trước gió. Vì vậy, cành Dương liễu biểu trưng cho đức
nhẫn nhục, nhẫn nại trước vạn vật.

[Bodhisattva Avalokitesvara: Ihre linke Hand hält eine Schale mit heiligem Wasser (süßer
Tau), das Mitgefühl symbolisiert, wo auch immer sie das Wasser ausbreitet, dieser Ort ist kühl
durch das heilige Wasser, wie Mitgefühl, das Verbreiten von Liebe, wo auch immer du
hingehst, erleichtert das Leiden der fühlenden Wesen dort. Weidenzweig: Obwohl der
Weidenzweig schwach ist, ist er biegsam und schwer zu brechen, er kann im Wind bewegt
werden, aber er kann nicht im Wind gebrochen werden. Daher steht der Weidenzweig für
Geduld vor allen Dingen.]

● Đại Thế Chí Bồ Tát: cổ đeo chuỗi anh lạc cầm gia sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng
cho thanh tịnh tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt
chúng sanh lên khỏi vũng bùn ác trược. Đại Thế Chí tượng trưng cho trí tuệ của đức
Phật

[Mahasthamaprapta Bodhisattva: Er trägt eine Keyura-Kette um den Hals (eine Kette aus
kostbaren Edelsteinen, die aristokratische indische Mä nner und Frauen in der
Vergangenheit als Schmuck trugen) und hält einen blauen Lotos. Der blaue Lotus
symbolisiert die Reinheit, die das Ende aller Dunkelheit und allen Leids bedeutet. Er nutzt die
Weisheit, um alle Unreinheit zu beseitigen und die Lebewesen vor dem Schmutz des Bösen zu
bewahren. Mahasthamaprapta Bodhisattva repräsentiert die Weisheit des Buddha ]

Tuyết Sơn Tam Thánh: A Nan Đà – Thích Ca – Ca Diếp. [ Statue, die Buddha Shakya Muni
und zweier Ehrwürdiger auf dem Berg Tuyết Sơn darstellt: Ananda - Shakya Muni Buddha -
Mahakashyapa]

● Tượng Tuyết Sơn diễn tả Thích-ca-Mâu-ni trong thời kỳ tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn
với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc xương. Hai bên là hai vị tôn giả trợ thủ Ca Diếp và A
Nan Đà. Ca Diếp (tượng có nét mặt già hơn) là người đứng đầu trong các đệ tử của
Phật Thích Ca, tu theo phép tu khổ hạnh. Ngài hiểu rõ giáo lý của Phật hơn cả nên khi
Phật Thích Ca sắp viên tịch có truyền lại cho Ca Diếp y bát (áo cà sa và bát) để biểu thị
ý nghĩa trao lại đạo thống. Ca Diếp được coi là tổ thứ nhất của phái Thiền Tông.

[Die Tuyết Sơn-Statue stellt Shakyamuni in der Zeit der asketischen Praxis auf dem Berg
Tuyết Sơn mit einem dünnen Körper, nur Haut und Knochen, dar. Die beiden Seiten sind die
beiden ehrwürdigen Assistenten Mahakashyapa und Ananda. Mahakashyapa (die Statue mit
dem älteren Gesicht) ist das Oberhaupt der Schüler des Shakyamuni Buddha und praktiziert
Askese. Er verstand die Lehren des Buddha am besten, und als Shakyamuni Buddha im
Sterben lag, gab er die Roben und Schalen an Mahakashyapa weiter, um die Bedeutung der
Übergabe der Tradition zu verdeutlichen. Mahakashyapa gilt als der erste Vorfahre des Zen-
Buddhismus.]

● A Nan Đà, cũng gọi ngắn là A nan (tượng có nét mặt trẻ hơn) là em họ Phật Thích Ca,
ngài xuất gia theo Phật. Theo kinh sách, A nan đà là người rất nhẫn nhục, hết lòng
phụng sự đức Phật, là Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy.
Ngài được Ca Diếp truyền y bát cho làm tổ thứ hai của phái Thiền Tôn.

[Ananda (die Statue hat ein jüngeres Gesicht) ist der Cousin von Shakyamuni Buddha, der als
Nachfolger des Buddha ordiniert wurde. Den Schriften zufolge war Ananda ein sehr
geduldiger Mensch, der dem Buddha mit ganzem Herzen diente, ein berühmter Weiser mit
einem außergewöhnlichen Gedächtnis für die Lehren des Buddha. Er wurde von
Mahakashyapa mit Roben und Schalen ausgestattet und wurde der zweite Patriarch des Zen-
Buddhismus.]

Ngọc Hoàng – Nam Tào – Bắc Đẩu: bộ tượng này vốn của Đạo giáo nhập vào Phật Giáo. Bộ
tượng này được bổ sung vào chính điện trong khoảng thời gian thế kỷ 19-20, nhằm nói lên uy
lực của Trời, tức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay còn gọi là Hoàng Quân Giáo Chủ, là đấng sáng
tạo vũ trụ và thế giới nhân sinh. Trong tư cách này, Ngọc Hoàng như biểu hiện cho đấng sáng
tạo với quyền năng tối thượng. Bên tay trái Ngọc Hoàng là tượng Nam Tào, vị thần giữ sổ sinh
và xác nhận những điều tốt lành của chúng sinh. Bên tay phải Ngọc Hoàng là tượng Bắc Đẩu,
vị thần giữ sổ tử và ghi chép những điều sai trái của chúng sinh.

[Jadekaiser - Nam Tào - Bắc Đẩu: Diese Statuengruppe stammt ursprünglich aus dem
Taoismus und wurde in den Buddhismus importiert. Diese Statuengruppe wurde zwischen
dem 19. und 20. Jahrhundert in der Haupthalle aufgestellt, um die Macht des Himmels oder
des Jadekaisers, auch bekannt als Hoàng Quân Giáo Chủ, der das Universum und die Welt
erschaffen hat, zum Ausdruck zu bringen. In dieser Eigenschaft repräsentiert der Jadekaiser
den Schöpfer mit der höchsten Macht. Auf der linken Seite des Jadekaisers befindet sich eine
Statue von Nam Tào, dem Gott, der das Geburtsbuch führt und die guten Dinge der Lebewesen
bestätigt. Auf der rechten Seite des Jadekaisers befindet sich die Statue von Bắc Đẩu, dem
Gott, der das Totenbuch führt und das Unrecht der Lebewesen aufzeichnet.]

Trên bàn thờ Phật còn có tượng Phật đản sanh (khoanh đỏ bên trên) [ Auf dem Altar von
Buddha steht auch eine Statue von Buddhas Ursprung.]

Hai bên của chánh điện thờ lần lượt: [Die beiden Seiten des Hauptschreins im wiederum:]

● Quan Thánh, La Hán (5 tượng) Thập điện Minh Vương (5 tượng), Địa Tạng Vương Bồ
Tát (bên trái bàn thờ Phật)

[Quan Thánh, Arhat (5 Statuen), Zehn Paläste der Könige der Hölle (5 Statuen), Ksitigarbha
Raja Bodhisattva (linke Seite des Buddha-Altars)]
● Bồ Đề Đạt Ma sư tổ, La Hán (5 tượng), Thập điện Minh Vương (5 tượng), Long Vương
– (bên phải bàn thờ Phật)

[Bodhidharma, Arhat (5 Statuen), Zehn Paläste der Könige der Hölle (5 Statuen),
Drachenkönig der Meere - (rechte Seite des Buddha-Altars)]

● Hai bộ thập bát La Hán (1 lớn 1 nhỏ) [ Zwei Gruppen von achtzehn Arhats (1 große und
1 kleine)]
● Thập điện Diêm Vương thực ra không hẳn là quan niệm của nhà Phật; do sự tiếp nhận
và trình độ của người Việt Nam chưa hiểu rõ về đạo Phật, đã xuyên qua lăng kính của
tín ngưỡng dân gian, để hình tượng hóa cái ác và điều thiện để cho người ta dễ hiểu và
cảm thấy gần gũi hơn, dễ tiếp thu, nên tượng Thập điện Diêm vương được các chùa cổ
thờ phần nhiều. Hoa văn trên áo mão, thể hiện sự nghiêm khắc, toát lên sự trang
nghiêm thể hiện là người công chính nghiêm minh. Tự thêm bớt hoa văn trên áo, trên
mão, tuy tiểu tiết nhưng chính sự thay đổi tiểu tiết đó làm cho bộ tượng sinh động và
mềm mại, có hồn hơn.

[Zehn Könige der Hölle sind nicht wirklich das buddhistische Konzept; Aufgrund der Rezeption
und das Niveau der vietnamesischen Menschen, die den Buddhismus nicht gut verstehen,
haben sie durch das Prisma des Volksglaubens, um das Böse und das Gute zu visualisieren, um
es einfacher für die Menschen zu verstehen und fühlen sich näher, leicht empfänglich, so dass
die Statue der Zehn Könige der Hölle wird von vielen alten Tempeln angebetet. Das Muster
auf der Kappe und der Robe zeigt Strenge, strahlt Würde aus und zeigt, dass es sich um eine
rechtschaffene Person handelt. Das Hinzufügen oder Abziehen von Mustern auf dem Hemd,
auf der Krone, obwohl die Details sind klein, es ist die kleine Änderung, die die Statue lebendig
und weich, mehr gefühlvoll macht.]

Phía trước đối diện bàn thờ Phật là Tượng Hộ Pháp, kế bên có Tiêu Diện lưỡi dài

Kế bên tượng Hộ Pháp còn có linh lung bảo tháp (lưu li quang Phật) dùng để cầu an.

Xung quanh chánh điện còn có những cây giống cây giáo, được trang trí hình 8 bảo vật của
nhà Phật (Bát Bảo Cát Tường)

[Vor dem Buddha-Altar befindet sich die Statue des Dharma-Beschützers, daneben steht Tiêu
Diện mit der langen Zunge.

Neben der Statue des Dharma-Beschützers befindet sich ein schimmernder Stupa (Buddhas
Lapislazuli-Licht), der zum Gebet für den Frieden dient.

Um die Haupthalle herum befinden sich auch Speere, die


mit dem Bild der 8 Schätze des Buddha (Bát Bảo Cát
Tường) verziert sind.]

1. Lọng Bảo Cái (Cái dù báu) [Der wertvolle Schirm]


tượng trưng cho đầu của Đức Phật. Lọng Bảo Cái mang ý nghĩa của sự giác ngộ, xua
tan mọi phiền não trong tâm trí, che lấp ma chướng, dụng ý của sự che chở, độ trì của
Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng) đối với chúng sanh.

[ stellt den Kopf des Buddha dar. Lọng Bảo Cái trägt die Bedeutung der Erleuchtung,
der Beseitigung aller Leiden im Geist, der Überdeckung dämonischer Hindernisse, mit
der Absicht, die Drei Juwelen (Buddha - Dharma - Sangha) für die Lebewesen zu
schützen und zu erhalten.]

2. Song Ngư (cặp cá vàng)_ vào tự tìm lại trong chánh điện nha [Ein Paar
Goldfische]

Tượng trưng cho đôi mắt của đức Phật. Biểu


tượng này chỉ sự tỉnh thức, không xao lãng và
luôn linh hoạt như cá bơi trong nước, đồng thời
cũng là biểu tượng của sự tươi tốt, mãn
nguyện, không còn khổ đau. Cặp cá vàng còn
tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ, tự do tự tại
trong mọi nơi, mọi lúc.

[Ein Paar Goldfische symbolisiert die Augen


des Buddha. Dieses Symbol steht für Wachheit,
Unbefangenheit und ständige Flexibilität, wie ein Fisch, der im Wasser schwimmt, und
es ist auch ein Symbol für Frische, Zufriedenheit und kein Leiden mehr. Das Paar
Goldfische symbolisiert auch Mitgefühl und Weisheit, Freiheit an jedem Ort und zu
jeder Zeit.]

3. Bảo Bình (Bình báu) [Die wertvolle Vase]

Tượng trưng cho cổ của đức Phật. Bình báu


được tin là chứa đầy vật phẩm quý giá linh
thiêng, cho dù có lấy ra bao nhiêu thì vẫn đầy
ắp trong bình. Điều này cũng giống như chúng
ta thực hành hạnh bố thí và cúng dường, các
vật phẩm đó sẽ không mất đi mà được chuyển
vào bảo bình bất tận này. Ngoài ra, bình báu
cũng tượng trưng cho sự trường thọ và giàu
sang phú quý. Khi tặng bình báu cho người nào
ngụ ý cầu nguyện cho người đó được những lợi
ích này.
[Die wertvolle Vase symbolisiert den Hals des Buddha. Es wird angenommen, dass die
Schatzvase mit heiligen, kostbaren Gegenständen gefüllt ist, egal wie viel man
herausnimmt, es wird immer noch das Gefäß füllen. So wie wir uns darin üben,
Opfergaben zu geben und zu machen, gehen diese Gegenstände nicht verloren, sondern
werden in diese endlose Vase übertragen. Darüber hinaus symbolisiert die Schatzvase
auch Langlebigkeit und Reichtum. Wenn man jemandem eine solche wertvolle Vase
schenkt, bedeutet das, dass man für diese Person betet, damit sie diese Vorteile erhält.]

4. Liên Hoa (Hoa sen) [Der Lotus]

Tượng trưng cho lưỡi (kim khẩu) của đức Phật.


Hoa sen tượng trưng cho bản tính thanh tịnh,
chân thật của chúng sinh, nêu biểu cho sự tu
tập của hành giả đã vượt khỏi luân hồi trở về
với tự tính Phật thanh tịnh. Hoa sen là một trong
những biểu tượng cát tường nhất của đạo Phật,
có khả năng ban sự gia trì giải thoát đau khổ và
đem đến thành tựu, may mắn.

[DerLotus symbolisiert die Zunge


(Metallmund: kim khẩu) des Buddha. Die
Lotusblume symbolisiert die reine und wahre Natur der Lebewesen und steht für die
Praxis des Praktizierenden, der Samsara hinter sich gelassen hat und zur reinen
Buddha-Natur zurückgekehrt ist. Die Lotosblume ist eines der wichtigsten
Glückssymbole des Buddhismus, das Segen bringen kann, um Leiden zu beseitigen und
Erfolg und Glück zu bringen.]

5. Bạch Hải Loa (Ốc tù và) [Die Muschel]

Tượng trưng cho Pháp âm của đức Phật. Bạch


hải loa màu trắng có những xoắn theo chiều kim
đồng hồ tượng trưng cho chính pháp của đức
Phật vang rộng, lan tỏa khắp muôn phương,
khiến chúng sinh nghe được liền thức tỉnh khỏi
vô minh đau khổ. Bạch ốc tượng trưng cho sức
mạnh, quyền lực và sự tự chủ. Âm thanh của vỏ ốc biển (tù và) xua đuổi tà ma, ngăn
chặn thiên tai và làm cho các loài độc hại kinh sợ.

[Die Muschel repräsentiert den Dharma-Klang des Buddha. Bạch hải loa (ein weißer
Meereslautsprecher) mit Drehungen im Uhrzeigersinn repräsentiert den
rechtschaffenen Dharma des Buddha, der weithin erklingt und sich in alle Richtungen
ausbreitet und bewirkt, dass die Lebewesen sofort aus Unwissenheit und Leiden
erwachen. Die weiße Schnecke symbolisiert Stärke, Kraft und Selbstbeherrschung. Der
Klang von Muscheln (Horn) wehrt böse Geister ab, verhindert Naturkatastrophen und
schreckt giftige Arten ab.]

6. Kiết Tường Kết (Nút thắt vô tận) [Der endlose Knoten]

Tượng trưng cho Ý của đức Phật và nêu biểu


cho sự hợp nhất từ bi và trí tuệ. Hình ảnh sợi
dây bện chặt chỉ sự kết nối chặt chẽ của các
hiện tượng trong vũ trụ như một vòng khép kín
của nhân và quả, nó tượng trưng cho sự thống
nhất và hài hòa cân đối, sự bất khả phân của từ
bi và trí tuệ. Về mặt nhân quả thì quả thiện trong
tương lai bắt nguồn từ nhân lành trong hiện tại.
Vì nút cát tường tượng trưng cho sự kết nối,
nên khi chọn nút thắt vô tận làm quà tặng thì
ngụ ý rằng nút thắt này sẽ kết nối duyên lành
giữa người tặng và người được tặng.

[Der endlose Knoten symbolisiert den Willen des Buddha und steht für die
Vereinigung von Mitgefühl und Weisheit. Das Bild eines straffen Seils zeigt die enge
Verbindung der Phänomene im Universum als eine geschlossene Kreislauf von Ursache
und Wirkung, es symbolisiert Einheit und Gleichgewicht, die Untrennbarkeit von
Mitgefühl und Weisheit. Im Sinne von Ursache und Wirkung ergeben sich gute
Ergebnisse in der Zukunft aus guten Ursachen in der Gegenwart. Da der
glücksverheißende Knoten eine Verbindung symbolisiert, wird mit der Wahl des
endlosen Knotens als Geschenk impliziert, dass dieser Knoten das Glück zwischen dem
Schenkenden und dem Beschenkten verbinden wird.]

7. Thắng Lợi Chàng Phan (Tràng phan chiến thắng) [Die Siegesfahne]

Tượng trưng cho Thân của đức Phật. Tràng


phan chiến thắng tượng trưng cho sự chiến
thắng của đức Phật trước Ma vương và cũng là
sự chiến thắng những tham ái, sân giận, nỗi sợ
chết. Việc tặng tràng phan chiến thắng cho ai có
ý nghĩa cầu chúc cho người đó thành đạt mọi tâm nguyện trong cuộc sống và trên con
đường thành tựu tâm linh.

[Die Siegesfahne stellt den Körper des Buddha dar. Die Siegesfahne symbolisiert den
Sieg des Buddha über Mara (Dämonenkönig) und auch den Sieg über Lust, Wut und
Angst vor dem Tod. Jemandem die Siegesfahne zu schenken bedeutet, dieser Person zu
wünschen, dass alle ihre Wünsche im Leben und auf dem Pfad der spirituellen
Errungenschaft erfüllt werden.]

8. Pháp luân (Bánh xe luân chuyển)_ tự tìm lại nha, chứ hỏng tìm ra [Das Rad des
Dharma]

Tượng trưng cho bàn chân, bàn tay của đức


Phật. Bánh xe có tám nan tượng trưng cho Bát
chính đạo và sự diệu dụng của trí tuệ, giúp
chấm dứt vô minh và đoạn tận khổ đau; trục
bánh xe nêu biểu cho sự rèn luyện trong khuôn
khổ giới luật, hỗ trợ cho tâm được ổn định; vành
bánh xe biểu thị cho sự kiểm soát và nhất tâm
trong khi hành thiền, giống như vòng bánh xe và
nan bánh xe được giữ bởi trục của nó. Bánh xe
Pháp luân tượng trưng cho giáo pháp – chân lý
của vũ trụ luôn được trao truyền và trải rộng khắp muôn phương vì lợi ích tất cả chúng
sinh.

[Das Rad des Dharma symbolisiert die Füße und Hände des Buddha. Das Rad hat
acht Speichen, die den Edlen Achtfachen Pfad und die wunderbare Anwendung von
Weisheit repräsentieren und dabei helfen, die Unwissenheit zu beenden und das Leiden
zu beenden; die Achse des Rades repräsentiert das Trainieren innerhalb der Regeln
und unterstützt den Geist dabei, stabil zu sein; der Rand des Rades repräsentiert die
Kontrolle und die Konzentriertheit während der Meditation, so wie der Ring und die
Speichen des Rades von seiner Achse gehalten werden. Das Rad des Dharma
symbolisiert den Dharma - die Wahrheit des Universums, die immer weitergegeben
und in alle Richtungen zum Nutzen aller Lebewesen verbreitet wird.]

Nhà tổ: das Haus zur Ahnenverehrung

Sau chính điện chùa là bàn thờ nhà Tổ - nơi thờ các vị hòa thượng trụ trì chùa Giác
Lâm.
Hinter der Gebetshalle liegt das Haus zur Ahnenverehrung, wo die Äbte der Giác Lâm Pagode
verehrt werden

Ở trong nhà tổ có tượng Phật Chuẩn Đề (copy lại từ bên Ngọc Hoàng nhó), hai bên
cũng có phù điêu của Bồ Tát Phổ Hiền (cưỡi voi) và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (cưỡi sư
tử/lân)

Im Haus gibt es eine Statue von Cundi. Auf beiden Seiten befinden sich Reliefs von
Samantabhadra (auf dem Elefanten reiten) und Manjushri (auf einem Löwen/Einhorn reiten)

Chuẩn Đề: Phạn ngữ Cundi, Chuẩn Đề có nghĩa là thanh tịnh. Mật tông rất tôn sùng Chuẩn đề,
xếp ngài vào một tôn vị trong Quán Âm bộ. Theo phái Đông Mật của Phật giáo Nhật Bản thì
Chuẩn đề là một trong sáu danh hiệu của Quán Âm, thuộc Liên Hoa bộ. Sáu danh hiệu này là:

[Chuẩn Đề: Auf Sanskrit: Cundi, Chuẩn Đề bedeutet Reinheit. Mật Tông respektiert Chuẩn Đề
sehr und stellt ihn in eine Position in der Avalokiteshvara-Reihe. Nach dem Đông Mật, einem
Zweig des japanischen Buddhismus, ist Chuẩn Đề einer der sechs Titel von Avalokiteshvara,
der zur Lotusfamilie gehört. Diese sechs Titel sind:]

Khúc này xin phép giữ nguyên vì Worterbuch cũng khum cóa

1. Thiên Thủ Quán Âm;


2. Thánh Quán Âm;
3. Mã Đầu Quán Âm;
4. Thập Nhất Diện Quán Âm;
5. Chuẩn đề Quán Âm;
6. Như Ý Luân Quán Âm.

=> Như vậy, Chuẩn đề hay Chuẩn đề Quan Âm chính là một trong những danh hiệu của Bồ tát
Quán Âm. [Daher ist Cundi oder Cundi Raja Bodhisattva einer der Titel von Avalokiteshvara
Bodhisattva.]
Tượng có 18 cánh tay: Cả hai tay kết ấn Chuẩn Đề, đây là ấn khi thuyết pháp. [ Die Statue hat
18 Arme: Beide Hände machen Handhaltungen von Cundi, dies ist die Handhaltung wenn er
Dharma-Rede hält]

Bên phải: auf der rechten Seite

● 2: kết ấn Thí Vô Úy: 5 ngón tay bên phải biểu thị cho 5 Trí, là nghĩa của Quang Minh.

[2: Handhaltung Thí Vô Úy: 5 Finger auf der rechten Seite stehen für die 5 Weisheiten (Trí),
was die Bedeutung von Leuchtender Weisheit (Quang Minh) ist.]

● 3: Cầm cây kiếm: Cây kiếm biểu thị cho Trí Tuệ giáng 4 Ma, trừ 3 Chướng, hại 3 Độc,
dứt 5 dục
[3: Das Schwert halten: Das Schwert repräsentiert die Weisheit, 4 Dämonen zu schlagen, 3
Hindernisse zu beseitigen, 3 Gifte zu zerstören, 5 Lüste zu beenden]

● 4: Cầm sổ châu (tràng hạt) (Ni ma bửu châu): Tràng hạt biểu thị cho Trí Tuệ, mang
nghĩa Chuyển Pháp Luân.

[4: Halten einer Gebetskette (Ni ma bửu châu): Die Gebetskette steht für Weisheit und
bedeutet, das Rad der Lehre in Bewegung zu setzen]

● 5: Cầm quả Vĩ-nhạ-bố-la-ca (Bìjapùraka): Bìja là hạt pùraka là tràn đầy, nên Bìjapùraka
được dịch là Tử Mãn Quả. Quả này chỉ có ở Thiên Trúc. Quả này biểu thị cho hạt giống
mãn vạn hạnh vạn thiện, hiển nghĩa công đức viên mãn của Phật Quả.

[5: Halten der Frucht von Vĩ-nhạ-bố-la-ca (Bìjapùraka): Bìja ist ein Pùraka-Samen, der voll
ist, daher wird Bìjapùraka mit Frucht der Erfüllung übersetzt. Diese Frucht gibt es nur in
alten Indien (Thiên Trúc: Ấn Độ cổ xưa). Diese Frucht repräsentiert den Samen der Fülle aller
guten Taten und zeigt den vollen Verdienst der Buddhaschaft.]

● 6: Cầm cây búa (Phủ Việt): Cây búa phá tất cả, phá tan Vô Minh.

[6: Den Hammer halten (Phủ Việt): Der Hammer zerstört alles, zerstört die Unwissenheit. ]

● 7: Cầm móc câu (thiết câu): Móc câu (Anõku’sa) có nghĩa là vua, 4 biển đều triều tôn
nhà vua, nên vạn đức đều quy vào Tôn này, nghĩa là vua của các Tôn, nên gọi là Phật
Mẫu ở Thuyên Câu Triệu tất cả chúng sinh khác vào cung Pháp Giới Nội Chứng vốn có,
là có triệu vào Như Lai Tịch Tĩnh Trí Đức. Do vậy hiện tay cầm móc câu.

[7: Einen Haken (thiết câu) halten: Der Haken (Anoku'sa) bedeutet der König, die vier Meere
respektieren alle den König, also werden alle Verdienste diesem Herrn zugeschrieben, also
dem König der Herren, so heißt es Buddha in Thuyên Câu Triệu alle anderen Lebewesen zum
Pháp Giới Nội Chứng, wird in den Như Lai Tịch Tĩnh Trí Đức beschworen. Die Hand hält also
den Haken.]

● 8: Cầm bạt-chiết-la (Vajra): Đường gọi Độc Cổ Xử là Chày Kim Cương. Cái này em chịu
thua
● 9: Cầm vòng hoa báu (Bảo man): Hoa Man xâu suốt hoa lá, biểu thị cho nghĩa Vạn Đức
Trang Nghiêm, là công đức của Bình Đẳng Tính Trí.

[9: Er hält eine Girlande aus wertvollen Blumen (Bảo-Man): Diese Blume ist mit anderen
Blumen und Blättern verbunden und stellt die Bedeutung von "der Schmuck der Verdienste"
dar, d.h. das Verdienst der Weisheit, Gleichheit zu sehen.]

Bên trái:

● 2: Cầm cây phướn báu Như Ý: Phướn báu Như Ý là phướn báu của Tâm Bồ Đề
(Bodhicitta) có địa vị cao tột. Đối với chúng sinh không có Phước Tuệ, bần cùng, thì ban
cho Nguyện Thế Xuất Thế. Viên ngọc báu (Bảo châu) là gốc rễ của mọi Thiện, đáy
nguồn của Vạn Hạnh.

[2: Das Halten des phướn báu Như Ý: Dieser spirituelle wertvolle Stab ist das Schmuckstück
des Bodhicitta, der die höchste Stelle einnimmt. Für Lebewesen, die keine Segnungen der
Weisheit haben und arm sind, geben sie das Gelübde für die Welt. Die wertvolle Perle (Bảo
Châu) ist die Wurzel allen Guten, die unterste Quelle aller Erlösungsarten (Vạn Hạnh) ]

● 3: Cầm hoa sen hồng: Hoa sen hồng tên Phạn là Padma. Hoa sen là tự tính thanh tịnh
biểu thị cho nghĩa Tự Tính Thanh Tĩnh của tất cả các Pháp.

[3: Halten eines rosa Lotus: Der rosa Lotus hat den Sanskrit-Namen Padma. Die Lotosblume
ist die reine Selbstnatur, die die Bedeutung der reinen Selbstnatur aller Dharmas
repräsentiert.]

● 4: Cầm bình Táo Quán: Cái bình mang nghĩa chứa đầy tất cả vật. Phật Mẫu Tôn sinh ra
các Tôn trong 3 bộ, là Đức chứa đầy. Do vậy hiển thị tay cầm bình Táo Quán.

[4: Er hält eine Vase aus Táo Quán: Die Vase bedeutet "voll von allen Dingen". Buddha Usnisa
Vijaya Dharani gebar die Herren in 3 Gruppen, die mit Tugenden gefüllt sind. Daher hält seine
Hand die Táo Quán Schale]

● 5: Cầm sợi dây Kim Cang: sợi dây biểu thị cho nghĩa giáng phục Ác Ma.

[5: Das Halten des Vajra-Seils: Das Seil repräsentiert die Bedeutung der Kontrolle des Teufels .]

● 6: Cầm bánh xe: Bánh xe (Luân/Cakra) nghĩa là chuyển hoặc tồi phá, biểu thị cho sự
lưu chuyển sinh tử.

[6: Das Rad halten: Rad (Luân/Cakra) bedeutet Drehen oder Brechen und weist auf den
Kreislauf von Geburt und Tod hin.]

● 7: Cầm loa: Loa là vỏ ốc (‘sanõkha), mang nghĩa nói tịch tĩnh như Pháp. Lại biểu thị cho
tiếng rống của sư tử. Khi sư tử rống thì muôn thú trong sơn dã đều bị giáng phục. Nay
dùng tiếng vang lớn của loa khiến giáng phục loại phiền não hoặc chướng của chúng
sinh.

[7: Er hält einen Lautsprecher: Der Lautsprecher ist hier eine Muschel ('sañokha), was
bedeutet, dass man leise wie der Dharma spricht. Sie repräsentiert auch das Brüllen des
Löwen. Wenn der Löwe brüllt, werden alle Tiere in der Wildnis unterworfen. Benutze nun den
lauten Klang des Lautsprechers, um die Leiden oder Hindernisse der Lebewesen zu
überwinden.]

● 8: Cầm Hiền Bình: Hiền bình là Tam-muội-gia (Samaya) biểu thị sự chứa đầy 4 Trí Cam
Lộ ban cho chúng sinh đều khiến mở hoa Giác vốn có.
[8: Das Halten der "Sanften Schale" (Hiền Bình): Diese Vase ist Samaya (Tam muội gia) und
bedeutet die Fülle der 4 Trí Cam Lộ, die allen fühlenden Wesen gegeben wird, die die eigene
Giác-Blume öffnen.]

● 9: Cầm rương kinh Bát Nhã: Rương kinh Bát Nhã biểu thị cho Thể của Trí Tuệ. Mười
phương ba đời Phật, Bồ Tát đều y theo Bát Nhã này thành Chánh Giác.

[9: Halten der Truhe mit dem Sutra der Weisheit / Prajna Sutra: Die Prajna-Sutra-Truhe
repräsentiert den Körper der Weisheit. Alle Buddhas aus den zehn Richtungen und die drei
Leben der Bodhisattvas folgten diesem Prajna, um die vollkommene Erleuchtung zu erlangen. ]

=> Tay bên phải của Bồ Tát cầm những khí vật hung dữ như chày, búa, kiếm,.. là những vật
dụng để hàng phục những chúng sanh cang cường, khiến họ quy hướng chánh pháp. Còn tay
bên phải cầm những vật báu như hoa sen, kinh,.. có nghĩa là sau khi hàng phục thì lại ban phát
cho chúng sanh những thánh tài Phật Pháp để họ có thể tu tập. Sự đối lập giữa hàng trừ ma
chướng >< ủng hộ công năng tu tập.

[Die rechte Hand des Bodhisattvas hält grausame Gegenstände wie Stößel, Hammer,
Schwerter usw., die Werkzeuge sind, um mächtige Wesen zu unterwerfen, damit sie sich dem
Dharma zuwenden. Die rechte Hand hält Schätze wie Lotosblumen, Sutras usw., was bedeutet,
dass sie nach der Hingabe den Lebewesen den heiligen Buddha-Dharma geben, damit sie
praktizieren können. Dies zeigt den Gegensatz zwischen dem Weg, dämonische Hindernisse
auszutreiben, und dem Weg, die Praxis zu fördern.]

Ngoài thờ các vị hòa thượng, còn có bài vị của các phật tử được người thân đem gửi
vào chùa. Tại đây, họ được ngày ngày nghe kinh phật để sớm được siêu thoát.

Neben Verehren der Äbte gibt es die Geistertabletten der Buddhisten, die von Verwandten in
die Pagode geschickt wurden. Hier können sie jeden Tag die Sutren hören, um bald sich von
Dasein befreien.

Trong nhà thờ tổ còn có đặt bức tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Im Haus zur Ahnenverehrung steht die Statue des Präsidenten Hồ Chí Minh zur Verfügung.

Địa Tạng Vương Bồ tát (Đã nói ở trên Ngọc Hoàng)

Địa tạng bồ tát (Địa tạng vương): Đã là 1 vị Phật nhưng mang hạnh nguyện độ hết chúng sanh
ở cõi Địa Ngục nên quay về làm Bồ Tát (nguyện nếu không độ hết chúng sanh ở cõi địa ngục
thì không thành Phật). Tay phải cầm tích trượng 12 khoeng: thập nhị nhân duyên, tay trái cầm
ngọc : soi sáng chúng sanh thoát khỏi địa ngục, ngồi trên con Đế Thính : nghe đc tiếng người
chết kêu để đến cứu
[Ksitigarbha Raja Bodhisattva: Er ist bereits ein Buddha, aber mit einem Gelübde, alle
Lebewesen im Höllenreich zu retten, also kehrt er zurück, um ein Bodhisattva zu sein (weil er
verspricht, dass er kein Buddha wird, wenn er nicht alle Wesen im Höllenreich rettet). In der
rechten Hand hält er einen Stab mit 12 Ringen: die zwölf vorherbestimmten Beziehungen, in
der linken Hand hält er eine Jade: die Erleuchtung der Lebewesen, um der Hölle zu
entkommen, er sitzt auf dem Đế Thính: er hört die Stimme der Toten, die um Hilfe rufen. ]

Bộ Sám Bài (Tiền thân của bộ 5 tượng ở trong chánh điện): Sám là bái sám, bài là bài vị.
Bài vị dùng để bái sám này thể hiện rõ đặc trưng của người dân di cư đến vùng đất mới. Những
ngày đầu chưa dựng được chùa, khi người dân cần thầy đến cầu an khi đau ốm và cầu siêu khi
qua đời thì bộ sám bài được mang đến nhà Phật Tử khi các thầy đi cúng. Bộ sám bài được
chạm khắc trên gỗ với hình ảnh của Phật Thích Ca và 4 vị Bồ Tát.

Sám Bài (Vorgängern von 5 Statuen in der Gebetshalle): “Sám” bedeutet “vor den den
Buddhas und Bodhisattvas Kotau machen und Reue empfinden, “bài” bedeutet
Geistertabletten. Diese Geistertabletten zeigen deutlich die Merkmale der Menschen, die ins
neue Land einwanderten. An den führenden Tagen konnte man eine Pagode aufbauen. Wenn
man einen buddhistischen Mönch braucht, um bei der Krankheit Frieden zu bieten oder um
Befreien der Dasein zu bieten, wird “bài sám” in Häuser der Buddhisten gebracht, wenn die
Mönche anbeten. “Bài sám” ist in Holz geschnitzt und zeigt Bilder von Siddhartha Gautama
und vier Bodhisattvas.

Thập mục ngưu đồ (Bức tranh về con trâu và việc chăn trâu) [Zehn Bilder von
Büffeln und Büffelherden]

Bức tranh symbolisiert quá trình thiền của một người. Con trâu tượng trưng cho cái tâm
của người thiền.

[Das Bild symbolisiert einen Prozess der Meditation einer Person. Der Büffel
repräsentiert den Geist des Meditierenden.]

1. Chưa chăn/Tìm trâu: Người này đi tìm trâu, nhưng nó bỏ đi/ nó núp. Tương tự
như trong thiền thì khi mới bắt đầu, người thiền cần tìm cái tâm của mình (Ý
giác). Con trâu màu đen ý chỉ tâm người thiền còn mê.

[Wenn der Hirte die Büffel noch nicht hütet/Suchen nach Büffel: In diesem Bild können wir
sehen, dass eine Person nach einem Büffel suchte, aber er ging weg oder versteckte sich.
Ähnlich wie bei der Meditation muss der Meditierende zu Beginn seinen Geist (sein
Bewusstsein) finden. Der schwarze Büffel zeigt an, dass der Geist des Meditierenden noch im
Unbewussten ist.]
2. Mới dắt: Muốn chăn trâu thì người này phải bắt trâu lại, thậm chí phải dùng roi
để điều khiển nó. Người thiền cũng phải giữ được cái tâm mình lại và phải dùng
nhiều biện pháp để điều khiển nó, ở đây là thiền.

[Wenn der Hirte beginnt, die Büffel zu hüten: Um einen Büffel zu führen, muss diese Person
den Büffel wieder einfangen und sogar eine Peitsche benutzen, um ihn zu kontrollieren. Der
Meditierende muss auch seinen Geist behalten und viele Methoden anwenden, um ihn zu
kontrollieren, das ist Meditation.]

3. Chịu phép: Khi này con trâu hay cái tâm của người này đã chịu đi theo người
này, tuy nhiên nó vẫn bị buộc dây và trên tay anh ta vẫn còn cầm roi để đề
phòng con trâu hay cái tâm chạy mất.

[Unter Kontrolle: Zu diesem Zeitpunkt hat der Büffel oder der Geist dieser Person zugestimmt,
dieser Person zu folgen, aber er ist immer noch mit einem Seil angebunden und in der Hand
des Hirten befindet sich immer noch eine Peitsche, um den Büffel oder den Geist am
Weglaufen zu hindern.]

4. Quay đầu: Con trâu khi này đã chịu nhìn về phía người này, túc là nó đã đi theo
anh, cây roi trên tay cũng không còn. Người thiền đã dần làm chủ được cái tâm,
con trâu lúc này cũng đã trắng được một nửa.

[Umkehren: Der Büffel war zu diesem Zeitpunkt bereit, diesen Menschen zu betrachten, das
heißt, er folgte ihm, auch die Peitsche in seiner Hand war nicht mehr da. Der Meditierende hat
allmählich den Geist gemeistert, der Büffel ist jetzt halb weiß]

=> 2, 3, 4 nói lên quá trình bắt đầu huấn luyện [ Die Bilder 2, 3 und 4 zeigen den Prozess
des Ausbildungsbeginns]

5. Ngoan ngoãn: Lúc này trâu không cần phải buộc nữa, nhưng tự động đi theo
người này

[Gehorsam: Zu diesem Zeitpunkt muss der Büffel nicht mehr angebunden werden, sondern
folgt automatisch dieser Person]

6. Không ngại: Người này giờ đây không còn phải đề phòng con trâu bỏ đi nữa mà
ung dung ngồi thổi sáo

[Keine Sorge: Diese Person muss jetzt nicht mehr darauf achten, dass der Büffel weggeht,
sondern spielt gemütlich Flöte]

7. Theo cuộc: Trâu đã trắng hoàn toàn tức tâm của người thiền lúc này đã tịnh. Dù
cho người này thức hay tỉnh, tâm vẫn sẽ luôn tỉnh.

[Folge: Der Büffel ist ganz weiß, also ist der Geist des Meditierenden jetzt ruhig. Ob diese
Person wach oder bewusst ist, der Geist wird immer wach sein.]
=> Người thiền đã làm chủ được rồi không cần phải chú tâm hay thiền thì tâm vẫn tỉnh.

[In diesem Abschnitt hat der Meditierende es gemeistert und muss nicht mehr
aufpassen oder meditieren, der Geist ist immer noch wach.]

8. Quên nhau: Lúc này người tu có thể đem tâm đi muôn nơi vì tâm đã lắng nghe
lời người tu hoàn toàn

[Sich gemeinsam zu vergessen: Zu diesem Zeitpunkt kann der Kultivierende seinen Geist
überallhin mitnehmen, weil der Geist den Worten des Praktizierenden vollständig zugehört
hat.]

9. Riêng chiếu (Độc chiếu): Người thiền lúc này đã có thể nhận ra rằng tâm và thể
xác vốn dĩ chỉ là một mà thôi

[Die einzige Reflexion: Der Meditierende ist nun in der Lage zu erkennen, dass Geist und
Körper von Natur aus nur eine Einheit sind.]

10. Cả hai đều vắng bặt: Khi cả người và trâu đều biến mất, tức là người tu đã nhận
ra mọi thứ trên đời chỉ là ảo, tất cả đều do tâm nghĩ ra mà thôi.

[Beide sind weg: Wenn sowohl der Mann als auch der Büffel verschwinden, erkennt der
Kultivierende, dass alles in der Welt nur eine Illusion ist. Alles wird nur vom Geist erschaffen.]

Trang trí trong Chùa Giác Lâm [Dekoration in der Giác-Lâm-Pagode]

Die Besonderheit der Einrichtung ist die 7454 Platte entlang der Wände, die vom frühen 20.
Jahrhundert bis jetzt noch bleiben. Die meiste wurden in Lái Thiêu Töpferofen gemacht.

Hoa văn chủ yếu nổi bật trên các hình thức điêu khắc ở thân cột, với hình ảnh của tứ linh - tứ
quý:

[Das Muster ist vor allem auf den skulpturalen Formen des Säulenkörpers zu sehen, mit dem
Bild der vier heiligen Kreaturen - den vier wertvollen Pflanzen der vier Jahreszeiten:]

● Tứ Linh: có nghĩa là 4 loài linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của nhiều nước
phương Đông, nhất là những nước ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tứ Linh gồm Long,
Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ,
Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn
phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm
của người xưa (nước, gió, đất và lửa theo thứ tự là long, lân, quy, phụng). Và việc chọn
nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.

[Die vier heiligen Kreaturen: Das sind die vier heiligen Tiere, die in der Kultur vieler
östlicher Länder vorkommen, insbesondere in den von der chinesischen Kultur beeinflussten
Ländern. Die vier heiligen Kreaturen, darunter Drache, Einhorn, Schildkröte und Phönix, sind
von vier Göttern abgeleitet, darunter Thanh Long (blauer Drache), Bạch Hổ (weißer Tiger),
Huyền Vũ (schwarze Schildkröte) und Chu Tước (roter Vogel). Sie wurden von den Alten aus
vier gleichnamigen Sternbildern in den vier Himmelsrichtungen erschaffen. Sie tragen die vier
Elemente in sich, aus denen nach der Vorstellung der Alten Himmel und Erde bestehen
(Wasser, Wind, Erde und Feuer in der Reihenfolge Drache, Einhorn, Schildkröte und Phönix).
Und bei der Wahl des Ortes für die Hauptstadt muss die Harmonie zwischen diesen Elementen
übereinstimmen.]

● Tứ quý là bốn loài cây được lựa chọn làm biểu tượng của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đông trong văn hóa Á Đông. Ngoài việc đại diện cho mùa, các loài cây Tứ quý còn đại
diện cho tính cách của người quân tử. Tranh tứ quý là loại tranh vẽ các loài hoa này.
Các loài cây được xếp vào Tứ quý sẽ khác nhau tùy theo từng quốc gia. Như ở Việt
Nam quan niệm phổ biến nhất thì Tứ quý bao gồm: Mai (mùa xuân), Trúc (mùa hạ), Cúc
(mùa thu) và Tùng (mùa đông).

[Die Vier wertvollen Pflanzen: sind vier Pflanzenarten, die in der asiatischen Kultur als
Symbole für die vier Jahreszeiten Frühling, Sommer, Herbst und Winter gewählt wurden. Die
vier wertvollen Pflanzen stehen nicht nur für die Jahreszeiten, sondern auch für die
Persönlichkeit des Mannes. Die vier Pflanzenbilder sind Gemälde dieser Blumen. Die
Pflanzenarten, die als die vier wertvollen Pflanzen der vier Jahreszeiten klassifiziert werden,
unterscheiden sich von Land zu Land. Wie in Vietnam, das beliebteste Konzept umfasst:
Aprikose (Frühling), Bambus (Sommer), Chrysantheme (Herbst) und Kiefer (Winter). ]

Bao lam: [dekorative Plattenabschirmung]

● Bao lam ấn tượng nhất là bao lam Cửu Long, không chỉ có ý nghĩa trong Phật giáo, mà
còn có tính biểu tượng cho vùng nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long Nam Bộ,
mưa thuận gió hoà. Chín con rồng trong mây, rồng có râu dài, nanh, vẩy, vuốt đều được
trạm trổ rất sắc sảo, mang đường nét dịu dàng chứ không hung tợn như rồng Trung
Quốc.

[Am beeindruckendsten ist die Mekong Delta-Dekorplatte, die nicht nur im Buddhismus von
Bedeutung ist, sondern auch symbolisch für die landwirtschaftliche Region des Mekong Deltas
im Süden steht, was günstiges Wetter bedeutet. Neun Drachen in den Wolken, Drachen mit
langen Bärten, Reißzähne, Schuppen und Krallen sind alle sehr scharf geschnitzt, mit sanften
Linien, nicht heftig wie chinesische Drachen.]

● Riêng đề tài Sóc Giác, tuy được thể hiện nhiều trên các phù điêu, nhưng đến bao lam
các bàn thờ thì đề tài này mới được diễn tả trọn vẹn, sinh động và dí dỏm.

[Vor allem das Thema Sóc Giác wird zwar auf den Reliefs häufig dargestellt, aber erst durch
die dekorativen Plattenverkleidungen auf den Altären kommt dieses Thema voll zum
Ausdruck, lebendig und witzig.]
● Phù điêu chuột cắn đuôi nhau, bò trên những dây dưa, dây bí, hiện lên khung ảnh dân
gian Nam Bộ, làm cho chính điện từ trang nghiêm, vừa đầy ắp tình cảm với quê hương
đất nước.

[Die Reliefs von Mäusen, die sich gegenseitig in den Schwanz beißen und auf Melonen und
Kürbissen herumkrabbeln, zeigen das Bild des traditionellen Südens und verleihen der
Haupthalle Würde und Zuneigung für das Heimatland.]

● Đầu kèo chạm trổ rồng. Ở nơi tôn thờ linh thiêng đều có Rồng ngự trị, mỗi đầu kèo
mái đều chạm trổ Đầu Rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác với ồng Trung Hoa. Nó
có bờm tai, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh chỉa lên, đây là
điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt cái mào ở mũi, sun
sóng đều đặn chứ không phải như rồng Trung Hoa. Mỗi đầu kèo mái đều tạc đầu rồng.
Rồng thời Nguyễn có dáng vẻ uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh. Đầu rồng to, sừng
giống như sừng hươu chĩa ngược ra phía sau, mắt to, mũi sư tử, miệng há lộ răng
nanh, vây trên lưng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn lượn sóng từ dưới
mắt chìa ra cân xứng hai bên. Dù bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhưng rống
Việt Nam vẫn mang nét đặc sắc riêng.

[Dachstuhl mit geschnitzten Drachen. In der heiligen Stätte der Anbetung herrscht ein
Drache. Jeder Dachstuhl ist mit einem ganz besonderen Teil geschnitzt, der sich vom
chinesischen Drachen völlig unterscheidet. Er hat eine Mähne, einen Bart, aber keine Hörner.
Große wulstige Augen, weit geöffnete Kiefer mit spitzen Reißzähnen, das ist ganz anders als
bei anderen Drachen anderer Länder. Besonders der Kamm an der Nase ist regelmäßig
gewellt, nicht wie beim chinesischen Drachen. Jeder Kopf des Dachstuhls ist mit einem
Drachenkopf beschnitzt. Die Drachen der Nguyễn-Dynastie hatten ein majestätisches
Aussehen und symbolisierten Stärke. Der Drachenkopf ist groß, die Hörner sind wie die
Hörner eines Hirsches nach hinten gerichtet, die Augen sind groß, die Nase eines Löwen, das
Maul ist offen mit Reißzähnen, die Flosse auf dem Rücken hat Strahlen, gleichmäßig in der
Länge verteilt und kurz. Der Bart des Drachen ist unterhalb der Augen gewellt und ragt
symmetrisch auf beiden Seiten hervor. Trotz des Einflusses der chinesischen Kultur hat
Vietnam immer noch seine eigenen einzigartigen Merkmale.]

Miếu bà Thiên Hậu

Lịch sử
Miếu Thiên Hậu – Hội quán Tuệ Thành là một trong những ngôi miếu cổ của cộng đồng người
Hoa từ TP.Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sang. Quảng Châu còn có tên gọi xưa
là Tuệ Thành, nên sau này Hội quán mang tên Tuệ Thành để nhắc nhở về quê hương gốc.
[Thiên Hậu Temple - Tuệ Thành Vereinshaus (Tuệ Thành Hội Quán) ist einer der alten Tempel
der chinesischen Gemeinschaft von Guangzhou (Quảng Châu) Stadt, Guangdong (Quảng
Đông) Provinz, China. Da Guangzhou in der Vergangenheit auch als Tuệ Thành bekannt war,
wurde das Vereinshaus später Tuệ Thành genannt, um an das ursprüngliche Heimatland zu
erinnern.]

Sau phong trào “Phản Thanh phục Minh”, vào năm 1679, khoảng 3000 người Hoa di dân từ
Trung Quốc vào miền Nam Việt Nam. Để tiện cho việc gặp mặt, hội họp, họ lập ra Hội quán Tuệ
Thành và thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ngay tại hội quán. Vì họ di dân đến Việt Nam bằng đường
thủy, nên họ thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu với mong muốn bà sẽ phù hộ độ trì việc đi lại
trên biển.

[Nach der Bewegung "Widersteht den Qing (Thanh) und stellt die Ming wieder her"
wanderten 1679 etwa 3.000 Chinesen aus China nach Südvietnam ein. Um Treffen zu
erleichtern, errichteten sie das Tuệ Thành Vereinshaus und verehrten die Heilige Mutter
Thiên hậu direkt im Vereinshaus. Da sie auf dem Seeweg nach Vietnam eingewandert waren,
verehrten sie die Heilige Mutter Thiên Hậu in der Hoffnung, dass sie die Schifffahrt auf dem
Meer segnen und erhalten würde.]

Do quá lâu đời và không có tài liệu cụ thể nên không biết chính xác được hội quán xây dựng
vào năm nào, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng hội quán xây dựng vào khoảng năm 1760. Tại
Hội quán còn lưu giữ một đại hồng chung, các chữ Hán đúc trên thân chuông cho biết chuông
do các nhà buôn dâng cúng vào năm 1795. Theo văn bia trong miếu, được biết sau năm 1800,
Miếu đã có một đợt trùng tu lớn. Sau đó, vào các năm 1825, 1842, 1882, 1890, 1994 cũng có
những đợt trùng tu lớn nhỏ

Da es zu alt ist und es keine genauen Dokumente gibt, ist nicht genau bekannt, in welchem
Jahr das Vereinshaus gebaut wurde. Es gibt jedoch viele Meinungen, dass das Vereinshaus um
1760 gebaut wurde. Im Vereinshaus befindet sich noch eine große Bronzeglocke. Die auf dem
Glockengehäuse eingegossenen chinesischen Schriftzeichen weisen darauf hin, dass die Glocke
1795 von Händlern angeboten wurde. Aus dem Epitaph im Tempel geht hervor, dass der
Tempel nach 1800 einer umfassenden Renovierung unterzogen wurde. Danach gab es in den
Jahren 1825, 1842, 1882, 1890 und 1994 weitere große und kleine Renovierungen.

Ý nghĩa của miếu người hoa (vì bài thanh phục minh) nên di dân sang đây, mang theo tượng
bà trên thuyền để cầu bình an khi đi biển, khi đi đến đây người chọn nơi đây làm nơi an cư lạc
nghiệp không đi biển nữa. Từ đó ng ta sẽ có nhu cầu tín ngưỡng nên đã mang tượng bà tới
miếu để thờ.

[Die Bedeutung des Tempels des chinesischen Volkes: wegen der Bewegung der
Einschränkung der Thanh und die Wiederherstellung der Minh so Chinesen emigrieren hier.
Sie nehmen die Statue der Göttin Thiên Hậu mit auf das Boot, um für Frieden zu beten, wenn
sie auf See gehen. Wenn sie hier ankommen, wählen die Menschen diesen Ort, um sich
niederzulassen und nicht mehr aufs Meer zu fahren. Seitdem haben die Menschen religiöse
Bedürfnisse und brachten die Statue der Göttin Thiên Hậu in den Tempel, um sie anzubeten. ]

Truyền Thuyết
Bà Thiên Hậu là ai?
Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天后聖母) hay bà Thiên Hậu, còn gọi là Ma Tổ, Mẫu Tổ, hay là Thiên
Thượng Thánh Mẫu hoặc Thiên Hậu Nguyên quân; là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người
Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.

[Thiên Hậu Thánh Mẫu (Thiên Hậu Göttin) (chinesisch: 天后聖母) oder Frau. Thien Hau,
auch bekannt als Ma Tổ, oder Thiên Thượng Thánh Mẫu oder Thiên Hậu Nguyên Quân; ist
eine wichtige Gottheit im Glauben der Chinesen und Vietnamesen chinesischer Abstammung]

Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả
trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á, và nhất là tại Đài Loan. Ngày tưởng niệm
bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm.

[Sie gilt als Schutzgottheit der Fischer und Seefahrer und wird sowohl im Buddhismus als
auch im Taoismus in den ostasiatischen Ländern, insbesondere in Taiwan, besonders verehrt.
Ihr Gedenktag ist jedes Jahr am 23. Tag des dritten Mondmonats.]

Sự tích về Thiên Hậu Thánh Mẫu:

Thiên Hậu ( tục gọi là bà) xưa nay được bà con người Hoa xem như là một vị thần biển. Theo
truyền thuyết vào khoảng đời Tống Kiến long nguyên niên (CN 960) tại huyện Bồ Điền, tỉnh
Phước Kiến có nàng con thứ sáu của Lâm Nguyên, khi mới lọt lòng mẹ đã tỏa sáng hào quang,
tỏa hương thơm. Khi lớn có thể cởi chiếu ra biển, cởi mây đi du ngoạn khắp nơi.

Đến Tống Ung Hy Tứ Niên ( công nguyên 987) nàng đã giả từ cõi trần, hưởng thọ 27 tuổi.

Đời Tống, Nguyễn, Minh truyền thuyết của dân gian cho rằng thỉnh thoảng bà hay mặc đồ nâu
và bay lượn trên biển thường hiển linh.

Từ đó mỗi triều đại bà đều được nhà vua phong tặng. Đời Nguyễn người được phong làm thiên
phi. Đời Thanh Khang Hy, người được gia phong làm Thiên Hậu.

Từ đó về sau phong hiệu Thiên Hậu được cung phụng đến nay.

Trong xã hội phong kiến trung quốc theo " Thần đạo thuyết giáo", từ những truyền thuyết dân
gia dần dần chuyển hóa thành tín ngưỡng, khói hương " Thiên Hậu " ngàn năm nghi ngút
phụng thờ. ( năm 1988)

Chỉ những tỉnh giáp biển ở trung quốc mới có tín ngưỡng này. Đây không phải là tôn giáo mà là
tín ngưỡng dân gian (chỉ có hơi hướng của đạo giáo)
[Thiên Hậu (bekannt als Großmutter) wird von den Chinesen seit langem als Meeresgott
betrachtet. Der Legende nach gab es um die Zeit der Herrschaft von Tốn Kiến (960 n. Chr.) im
Bezirk Bồ Điền in der Provinz Phước Kiến eine sechste Tochter von Lâm Nguyên, als sie
geboren wurde, war ihre Mutter strahlend und duftend. Wenn sie erwachsen ist, kann sie ihre
Matte ausziehen und ans Meer fahren, die Wolken abstreifen und überall hin reisen.

Am Tống Ung Hy Tứ Niên ( 987 n. Chr.) verließ sie im Alter von 27 Jahren die irdische Welt.

Während der Tống-, Nguyễn- und Minh-Dynastien heißt es in den Volkslegenden, dass sie
manchmal braune Kleidung trägt und über dem Meer schwebt und oft mit göttlicher Macht
erscheint.

Seitdem wurde sie in jeder Dynastie vom König verliehen. Während der Nguyễn-Dynastie
wurde sie als Thiên Phi geweiht. Während der Herrschaft von Thanh Khang Hy wurde sie als
Thiên Hậu ordiniert.

Seitdem wird der Titel Thiên Hậu bis zum heutigen Tag geführt.

In der chinesischen Feudalgesellschaft wurde "Thiên Hậu" gemäß der "Gottespredigt" aus
Volkslegenden allmählich zu einem Glauben, der seit Tausenden von Jahren verehrt wurde.

Dieser Glaube ist nur in den Provinzen am Meer in China verbreitet. Es handelt sich nicht um
eine Religion, sondern um einen Volksglauben (nur ein wenig Taoismus).]

Kiến trúc
Hai con lân (copy lại từ Ngọc Hoàng)

Hai con lân của Điện khác nhau, con bên tay phải từ chùa nhìn ra phía dường là con cái vì bên
dưới chân nó có một con lân con nhỏ; còn bên trái là con đực. Hai con lân áp dụng thuyết âm
dương. Con đực, bên trái và chỉ có 1 con là những yếu tố dương. Con cái, bên phải và có 2 con
là những yếu tố âm.

[Die beiden Einhörner vor der Haupthalle sind unterschiedlich, das rechts vom Tempel mit
Blick auf die Straße ist ein weibliches, denn unter seinen Füßen befindet sich ein kleines
Einhorn; das linke ist ein männliches. Bei zwei Einhörnern gilt die Theorie von Yin und Yang.
Das männliche, auf der linken Seite und es gibt nur 1 Einhorn, repräsentiert Yang-Faktoren.
Das weibliche, auf der rechten Seite, mit einem kleineren Einhorn, die 2 Einhörner auf der
rechten Seite machen, sind Yin-Faktoren.]

Ông Nhật bà Nguyệt


Hai bên mái có tượng Nhật Thần phía bên trái và Nguyệt Thần phía bên phải, tượng trưng cho
2 yếu tố “âm” và “dương”. Nhật Thần là dương, Nguyệt Thần là âm. Cụ thể:

● Tượng Ông Nhật đứng co chân phải lên, chỉ đứng bằng chân trái và đứng bằng một
chân, một là số lẻ và theo quan niệm phương Đông thì phía bên trái và số lẻ đều tượng
trưng cho yếu tố “dương”. Ngoài ra thì trên tay ông cầm một chiếc đĩa màu đỏ tượng
trưng cho mặt trời (dương), và màu đỏ là màu nóng, tính nóng cũng tượng trưng cho
dương.

● Tượng Bà Nguyệt đứng bằng 2 chân, 2 là số chẵn (âm). Trên tay bà cầm đĩa màu trắng,
tượng trưng cho mặt trăng (âm), màu trắng là màu lạnh, tính lạnh là âm.

[Auf beiden Seiten des Daches befinden sich Statuen des Sonnengottes auf der linken und des
Mondgottes auf der rechten Seite, die die beiden Elemente "Yin" und "Yang" symbolisieren.
Der Sonnengott ist Yang, der Mondgott ist Yin. Im Besonderen:

Die Statue des Sonnengottes steht mit dem rechten Bein nach oben, nur mit dem linken Fuß
und auf einem Bein stehend, wobei eins eine ungerade Zahl ist und nach östlicher Vorstellung
sowohl die linke Seite als auch die ungerade Zahl den "Yang"-Faktor darstellen. Außerdem
hält er einen roten Teller in der Hand, der die Sonne (Yang) repräsentiert, und Rot ist heiß,
Hitze steht also auch für Yang.

Mondgott-Statue ist eine Dame steht mit 2 Beinen, 2 ist eine gerade (Yin) Zahl. In ihrer Hand
hält sie einen weißen Teller, der den Mond (Yin) repräsentiert, weiß ist kalt, Kälte ist Yin.]

Mái miếu [das Dach des Tempels]

Nóc miếu được trang trí hoa văn hoa lá, quần thể tiểu tượng bằng gốm do hai lò Bửu Nguyên
và Đông Hòa sản xuất vào năm 1908, kế thừa từ làng gốm sứ nổi tiếng nhất của Hoa Nam ở
huyện Thạch Ván, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

[Das Dach des Tempels ist mit Blumenmustern verziert, einem Bestand an Keramikfiguren,
die 1908 in zwei Öfen von Bửu Nguyên und Đông Hòa hergestellt wurden, die von dem
berühmtesten Keramikdorf von Hoa Nam im Bezirk Thạch Vân in der Provinz Quảng Đông
übernommen wurden. China.]

Phần trên của mái được trang trí bằng hình ảnh lưỡng long triều nhật. Hai bên là tượng Xi Vẫn.
Theo truyền thuyết chín đứa con của Rồng (Long sinh cửu tử), Rồng thần sinh được 9 con trai
nhưng không con nào là Rồng cả. Chín người con của Rồng đều là các loài thần thú và có tính
cách khác nhau. Xi Vẫn là con thứ hai của rồng, mẹ là Cá Chép Tinh; còn có tên gọi là Li Vẫn,
Si Vẫn, con Kìm; là linh vật có đầu rồng, thân ngắn, đuôi cá; thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên
được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài ý cầu trấn hỏa,
bảo vệ bình yên cho công trình.
[Der obere Teil des Daches ist mit dem Bild von zwei Drachen unter einer Sonne verziert. Auf
jeder Seite steht eine Statue von Xi Vẫn. Nach der Legende der neun Kinder des Drachen (Long
sinh cửu tử) gebar der göttliche Drache neun Söhne, aber keiner von ihnen war ein Drache.
Die neun Kinder des Drachens sind alle göttliche Wesen und haben unterschiedliche
Persönlichkeiten. Xi Vẫn ist das zweite Kind des Drachen, die Mutter ist der Göttliche Karpfen;
auch bekannt als Li Vẫn, Si Vẫn, der Kìm; ist eine heilige Kreatur mit Drachenkopf, kurzem
Körper, Fischschwanz; sie helfen den Menschen oft, Feuer zu bekämpfen, daher werden sie als
Dekoration auf den Dächern alter Paläste, Tempel und Schreine geschnitzt, um Feuer zu
bewahren und den Frieden der Werke zu schützen.]

Phần dưới của mái bao gồm quần thể tiểu tượng gốm với nhiều đề tài khác nhau. Các đề tài
thể hiện trên gốm bao gồm các điển cố như: “Thầy trò Đường Tăng”, “Tam Nương giáo tử”,
“Bao Công xử án”, “Thôi tiêu dẫn Phụng”, “Bát tiên quá hải”, “Phúc Lộc Thọ”, “Ngọc hoàng đại
đế”, “Hán Sở tranh hùng”, “Chung Quỳ Giá Muội”, “Đả võ đài”, “Bái tổ vinh quy”, có hình ảnh
tiên đồng ngọc nữ với hàng chữ “Hòa hợp nhị tiên”,… Ngoài ra còn có hình ảnh chim muông,
hoa cỏ,...

4 chữ trên mái ghi ngày trùng tu và xây chùa.

Những dòng chữ Hán trên mái có những phần là thơ Lý Bạch.

[Im unteren Teil des Daches befinden sich Keramikfiguren mit vielen verschiedenen Themen.
Zu den auf den Keramiken dargestellten Themen gehören Klassiker wie: "Das Team der
Lehrer und Schüler von Đường Tăng" (Thầy trò Đường Tăng), "Tam Nương erzieht ihren
Sohn" (Tam Nương giáo tử), "Bao Công's Gericht" (Bao Công xử án), "Thôi tiêu dẫn Phụng",
"Acht Unsterbliche überqueren das Meer" (Bát Tiên quá hải), "Die Götter der drei Gaben
Glück (Fu), Wohlstand (Lu) und Langlebigkeit (Shou)" (Phúc Lộc Thọ), "Jadekaiser", "Hán Sở
treten an", "Chung Qùy Giá Muội", "Kampfring" (Đả võ đài), "nach Hause zurückkehren, um
den Vorfahren zu danken, nachdem man akademische Ehren erreicht hat" (Bái tổ vinh quy).
Es gibt ein Bild von weiblichen Feen mit den Worten "Harmonie der beiden Feen" (hòa hợp
nhị tiên), ... Es gibt auch Bilder von Vögeln, Blumen, ...

4 Buchstaben auf dem Dach geben das Datum der Renovierung und des Baus des Tempels an.

Die Kanji-Zeilen auf dem Dach enthalten Teile der Gedichte von Lý Bạch.]

Đèn lồng

Hai bên cửa chính có hai chiếc đèn lồng hình cầu, màu trắng. Trên hai chiếc lồng đèn được
trang trí chữ “Tuệ Thành Hội Quán” là tên của Miếu.
Người Hoa ngày trước có quan niệm rằng, treo đèn lồng sẽ đem lại may mắn cũng như xua
đuổi tà ma. Đó có lẽ cũng chính là công dụng của hai chiếc đèn lồng hình trụ có đáy hình lục
giác

Vật trang bằng gỗ treo trần nhà (cái nhìn giống cái thuyền)

Miêu tả lại khung cảnh giao thương sầm uất của một khu phố người Hoa: [geschäftige
Geschäftsszene eines Chinesischen Stadts beschreiben]

Cửa chính + Khung cửa

Bậc cửa màu đỏ như hình bên dưới có hai công dụng chính: đầu tiên là để nhắc nhở mọi người
khi đi qua không bước hoặc đạp lên bậc cửa cũng như cảnh báo mọi người cẩn thận khi bước
qua mà không vấp phải bậc cửa cao.

Theo như tìm hiểu thì người Hoa có xu hướng làm bậc cửa cao lên để cản tài lộc của gia chủ
trong nhà chạy ra ngoài.

Cửa đỏ ở miếu khi bước vào phải cúi xuống thể hiện sự cung kính cho gia chủ, màu đỏ thể
hiện ranh giới ngoài và trong.

[Die unten gezeigte rote Türschwelle hat zwei Hauptzwecke: Zum einen soll sie die Menschen
daran erinnern, beim Überqueren der Straße nicht auf die Türschwelle zu treten, und zum
anderen sollen die Menschen gewarnt werden, beim Durchgehen vorsichtig zu sein, ohne über
die hohe Türschwelle zu stolpern. .

Untersuchungen zufolge neigen die Chinesen dazu, die Türstufe höher zu machen, um zu
verhindern, dass das Glück des Hauseigentümers ausläuft.

Die rote Tür am Tempel bedeutet, dass man sich beim Betreten verbeugen muss, um dem
Besitzer Respekt zu erweisen, und Rot steht für die äußere und innere Grenze.]

+ Trước khi đi tiếp vào gian trung điện, ta sẽ bắt gặp một khung cửa ở giữa. Cần lưu ý là
chúng ta không được đi qua khung cửa này, mà phải đi dọc theo hành lang hai bên.
[Bevor wir weiter in die zentrale Halle gehen, finden wir in der Mitte einen Türrahmen. Es ist
zu beachten, dass wir nicht durch diesen Türrahmen gehen dürfen, sondern den Weg auf
beiden Seiten des Ganges gehen müssen.]
Khung cửa này có vai trò như một chiếc bình phong chặn ma quỷ. Người xưa quan niệm rằng,
ma quỷ chỉ có thể theo đường thẳng, nên khi gặp chiếc bình phong nằm thẳng hàng với cửa
chính thì ma quỷ sẽ không thể đi tiếp được. Ngoài ra thì bậc cửa cũng làm cao lên, vì ma quỷ
cũng không thể nhấc chân đi qua đó được.
[Dieser Türrahmen fungiert als Schutzschild, der das Böse abhält. Die Alten glaubten, dass die
Teufel nur einer geraden Linie folgen können. Wenn sie also in Höhe der Haupttür auf den
Sichtschutz treffen, kann der Teufel nicht weiter eindringen. Außerdem ist die Türstufe
erhöht, damit die Teufel ihren Fuß nicht hindurchstecken können.]

Khung cửa copy từ Ngọc Hoàng bitte

Tiền Điện

Môn thần bên tay trái còn Phúc Đức Chánh Thần tay phải (từ ngoài vào):

● Môn Thần (chữ hán là Tôn Tư Đức Hữu)


● Phúc Đức Chánh Thần: là vị thần thủ hộ về đất đai nhà ở, coi sóc vùng đất nhỏ của địa
phương nào đó, tức thổ địa. Bên cạnh đó, ông cũng được xem là một trong những vị
thần tài trong tín ngưỡng người Hoa.

[Phúc Đức Chánh Thần: ist die Schutzgottheit von Häusern und Grundstücken, die über einen
kleinen Bereich eines bestimmten Ortes, nämlich das Land, wacht. Außerdem gilt er im
chinesischen Glauben als einer der Glücksgötter.]

Kế bên hai bàn thờ là những tấm bảng ghi tên nhiều vị thần như là: Long mẫu nương nương,
Phúc Đức Chánh Thần, Tài Bạch Tinh Quân,... dùng để đi diễu hành vào ngày 23 tháng 3 Âm
Lịch.

Phía bên tay trái từ trong nhìn ra, gần tượng Môn Thần là bia đá ghi lại truyền thuyết về bà.

Phía trên cửa có treo một bức tranh, mô tả cảnh bà hiển linh cứu giúp người dân vượt qua
sóng to gió lớn trên biển.

[Neben den beiden Altären befinden sich Tafeln mit den Namen vieler Götter, wie zum
Beispiel: Long Mẫu Nương Nương, Phúc Đức Chánh Thần, Tài Bạch Tinh Quân, ..., die zur
Parade am 23. März nach dem Mondkalender verwendet werden.

Auf der linken Seite, von innen gesehen, befindet sich in der Nähe der Statue von Môn Thân
(dem Gott der Tore) eine Steinstele, die die Legende der Göttin Thiên Hậu dokumentiert.

Über der Tür hängt ein Bild, das die Szene ihrer Offenbarung zeigt, wie sie Menschen hilft,
große Wellen auf See zu überwinden.]

Trung Điện [Zentralhallen]

Thủy Xa:
● Dọc hai bên lối đi là những tấm bia đá ghi lại việc đề xướng lập ra cơ khí Thủy xa (tức
xe máy nước để chữa cháy) được lắp vào năm 1898, cũng như ghi lại các mốc thời
gian trùng tu miếu.

Auf den im Jahr 1898 aufgestellten Stelen längs des Ganges wurden das Initiieren der
Gründung von Feuerlösch - Wassermotorrad und die Meilensteine der Restaurierung dieser
Tempel geschrieben.

● Hiện nay, xe chữa cháy này đang lưu trữ ở bảo tàng TP. Hồ Chí Minh, còn những ống
phun nước bằng đồng để chữa cháy trên có dòng chữ “Hội Quán Tuệ Thành Trí”, “Việt
Đông tỉnh thành Di Hòa Phát, Thang Vạn Ký tạo” lưu giữ ở miếu.

Heute wurde Feuerlösch - Wassermotorrad im Museum HCM-Stadt bewahrt. Die


Kupferwasserleitung zum Löschen des Feuers mit dem Satz “Hội Quán Tuệ Thành Trí”, “Việt
Đông tỉnh thành Di Hòa Phát, Thang Vạn Ký tạo” wurde im Tempel bewahrt

● Đây là một đóng góp quan trọng vào việc tạo nên cuộc sống bình an cho cư dân Chợ
Lớn thời bây giờ.

Dieser Tempel spielt eine wichtige Rolle, das friedliche Leben der Menschen in dieser Zeit in
Chợ Lớn zu schaffen.

8 bức tranh ở hai bên hành lang: [8 Gemälde auf beiden Seiten des Ganges:]

● 4 bức ở tay phải, phía ngoài nhìn vào: Miêu tả lại khung cảnh chùa khi xưa
● 4 bức tay trái: Trường Mạc Kiến Hùng, mặt trước và mặt sau bệnh viện Nguyễn Tri
Phương và hồ ở trước miếu (ngày nay đã bị lấp)

[4 Bilder auf der rechten Seite, von außen betrachtet: Beschreibung der Szene des Tempels in
der Vergangenheit

4 Bilder links: Mạc Kiến Hùng Schule, Vorder- und Rückseite des Nguyễn Tri Phương
Krankenhauses und der See vor dem Tempel (der jetzt aber aufgefüllt ist)]

Treo trên tường bên phải (từ trong ra ngoài) là bức tranh diễn tả cảnh múa lân, đối diện với đó,
bên trái (từ trong ra ngoài) là bức tranh diễn tả cảnh múa rồng. Múa lân và rồng là một nét đặc
trưng trong văn hóa của người Hoa. Người ta có thể dễ dàng chiêm ngưỡng khung cảnh náo
nhiệt và sống động như thế này vào các dịp lễ tại miếu, đặc biệt là lễ vía bà.

Bên cạnh hai bức tranh này là các tờ giấy màu hồng nhạt được dán chật kín trên tường. Đây là
danh sách các nhà hảo tâm đã đóng góp cho miếu từ trước tới bây giờ, sau 1 thời gian người
ta sẽ gỡ những tờ giấy này xuống để treo những tờ giấy mới của người đóng góp mới lên. Hiện
nay khách du lịch khi đóng góp cho Miếu vẫn được ghi tên lên giấy này, nhưng sẽ không được
dán ngay lập tức.
[An der rechten Wand (von innen nach außen) hängt ein Bild, das eine Löwentanzszene zeigt,
gegenüber, auf der linken Seite (von innen nach außen), ein Bild, das eine Drachentanzszene
zeigt. Der Löwen- und Drachentanz ist eine Besonderheit der chinesischen Kultur. Man kann
die geschäftige und lebhafte Szene wie diese bei Festen im Schrein leicht bewundern,
insbesondere bei der Zeremonie der Thiên Hậu-Göttin.

Neben diesen beiden Bildern befanden sich Blätter aus blassrosa Papier, die über die ganze
Wand verstreut waren. Das ist eine Liste der Wohltäter, die bisher für den Tempel gespendet
haben. Nach einer Weile werden diese Blätter abgenommen und neue Blätter mit neuen
Sponsoren aufgehängt. Heute können Touristen, die einen Beitrag zum Tempel leisten, ihren
Namen noch auf dieses Papier schreiben lassen, aber es wird nicht sofort ausgehängt werden .]

- Giá tiền cho các hoạt động cầu an ở miếu [Preis für Aktivitäten zum Gebet für den
Frieden im Tempel]
+ Thắp dầu cầu an: 20.000Đ [Ölblitze für den Frieden]
+ Nhang vòng: 40.000Đ (sau khi mua vé treo nhang vòng thì du khách sẽ được phát
một tấm bùa cầu an để ghi tên mình lên đó và cầu nguyện)

[Wirbelnder Weihrauchring: nach dem Kauf einer Eintrittskarte zum Aufhängen von Weihrauch
erhalten die Besucher einen Friedensanhänger, auf den sie ihren Namen schreiben und beten
können]

- Ý nghĩa các dòng tiếng Hán trên tấm bùa cầu an được treo lên cùng với nhang vòng:

[Die Bedeutung der chinesischen Linien auf dem Anhänger für Frieden wird mit dem wirbelnden
Weihrauchring aufgehängt:]

+ Dòng đầu tiên trên cùng: Thành tâm cầu với bà Thiên Hậu

[Erste Zeile von oben: Herzlichst beten zu Thiên Hậu Göttin]

4 câu cầu an: từ phải sang [4 Linien des Gebets für den Frieden: von rechts nach links]

+ Gia đạo bình an [Wunsch nach Frieden für unsere Familie]


+ Vạn sự như ý [Alles ist gut wie Sie es sich wünschen]
+ Buôn may bán đắt [Das Geschäft läuft gut und bringt viele Erfolge]
+ Quý nhân giúp đỡ [von guten Menschen unterstützt zu werden, wenn man
Schwierigkeiten im Leben hat]
- Cột gỗ phía trên, bệ đá phía dưới: bệ đá cũng có hai công dụng chính: đầu tiên là để chống
vững cho cột gỗ phía trên. Ngoài ra còn để chống nước mưa làm mục cột gỗ, nước mưa
khi dâng lên giữa sân có thể làm mục gỗ. Hầu hết các cột trong Miếu đều đã được trùng tu
thành cột đá (đối chiếu với lời thầy nói là các cột là cột gỗ nhưng mà đến Miếu rồi thì thấy
hầu hết cột là cột đá). Chỉ còn một số ít cột như hình trên là thân gỗ bệ đá (các cột này
nằm ở khu vực trước điện thờ Bà Thiên Hậu).

[Der Holzpfahl oben, der Steinsockel unten: Der Steinsockel hat ebenfalls zwei Hauptfunktionen:
Zum einen stützt er den Holzpfahl oben. Außerdem soll er verhindern, dass Regenwasser an den
Holzpfählen verrottet, denn Regenwasser, das in der Mitte des Hofes aufsteigt, kann Holzfäule
verursachen. Die meisten Säulen im Tempel wurden in Steinsäulen umgewandelt (vielleicht
waren die Säulen früher Holzsäulen, aber wenn man im Tempel ankommt, sind die meisten
Steinsäulen). Nur einige wenige Säulen sind Holzsockel (diese Säulen befinden sich im Gebiet vor
dem Schrein der Göttin Thiên Hậu).]

- Tại đây có đặt một bộ ngũ sự (1 lư hương, 2 chân đèn và 2 bình hoa) bằng đồng được
đặt làm tại Trung Quốc niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Quai lư với hình tượng cá
chép hóa rồng

[Es handelt sich um einen Satz von fünf Gegenständen (1 Räuchergefäß, 2 Leuchter und 2
Vasen) aus Bronze, hergestellt in China im 12. Jahr der Herrschaft von Quang Tự (1886). Der
Griff der Vase ist mit dem Bild eines Karpfens verziert, der sich in einen Drachen verwandelt .]

Ở khu kế bên phải từ ngoài nhìn vào (gần WC): Có 1 bức tranh hình Bát Tiên Quá Hải:

[Im nächsten Gebiet auf der rechten Seite von außen (in der Nähe des WCs): Dort befindet sich
ein Bild der Acht Unsterblichen, die das Meer überqueren (Bát Tiên Quá Hải):]

● Tương truyền, Vương Mẫu nương nương mở yến tiệc. Khi vượt biển trở về, Lã Động
Tân đột nhiên nghĩ ra ý tưởng kỳ lạ, đề nghị mọi người cùng đi chu du thiên hạ. Tám vị
cũng xuất ra pháp bảo của mình vượt biển, từ đó mới có câu chuyện “Bát Tiên vượt
biển, thể hiện thần thông”. Nghe nói, mỗi pháp khí của Bát tiên lại mang một hàm nghĩa
nhất định

● Bảo vật ngư cổ (trống cả) của Trương Quả Lão có thể nói về mạng sống của con người.

● Bảo kiếm của Lã Động Tân có thể ngăn cản tà ma.

● Chiếc sáo của Hàn Tương Tử có thể khiến vạn vật sinh sôi nảy nở.

● Hoa sen của Hà Tiên Cô có thể tu thân dưỡng tính.

● Hồ lô của Thiết Quải Lý có thể cứu giúp chúng sinh.

● Chiếc quạt của Hán chung Ly có thể hồi sinh.


● Tấm ngọc của Tào Quốc Cửu có thể làm môi trường trong sạch.

● Chiếc giỏ của Lam Thái Hòa có thể quảng thông thần minh.

[Die Legende besagt, dass die Vương Mẫu nương nương ein Bankett eröffnete. Als sie vom
Meer zurückkehrte, kam Lã Động Tân plötzlich auf eine seltsame Idee und forderte alle auf,
gemeinsam die Welt zu bereisen. Die acht Unsterblichen ließen auch ihren Dharma-Schatz
los, um das Meer zu überqueren, woraus die Geschichte "Die acht Unsterblichen überquerten
das Meer und zeigten Wunder" entstand. Es wird gesagt, dass jede Waffe der acht
Unsterblichen eine bestimmte Bedeutung hat

1. Die heilige Trommel von Zhang Guo Lao kann über das Leben von Menschen sprechen.
2. Das heilige Schwert von Lü Dongbin kann Geiste und Monster verhindern.
3. Die Flöte von Han Xiangzi kann die Pflanzen ernähren.
4. Das Lotos von He Xiangu kann die Menschen verbessern.
5. Der Zierkürbis von Li Tieguai kann die Menschen retten.
6. Der Fächer von Zhongli Quan kann die Menschen wieder aufleben lassen.
7. Die Karte aus Jade von Cao Guojiu kann die Umwelt reinigen.
8. Der Korb von Lan Caihe kann sehr hilfreich sein.]

Hậu Điện: - Gebetshalle

Tượng bà Thiên Hậu: Statue von Thiên Hậu

● Trong chánh điện, trang thờ Bà được đặt ở giữa. Bên trên trang thờ, 3 tượng Bà đặt
theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thành một hàng thẳng, hai bên có 4 quân hầu. Trước điện là
một dãy bàn đá, nơi để vật cúng.

In der Gebetshalle liegt der Altar von Thiên Hậu in der Mitte. Auf dem Altar werden 3 Statuen
von Thiên Hậu in Reihenfolge von groß bis klein aufgestellt. Auf beiden Seiten befinden sich
vier Dienern. Vor dem Altar gibt es eine Steintischkette, auf der die Opfergaben liegt.

● Bên phải của bà có đặt giường và bàn trang điểm của bà (chỗ có rèm hồng và 1 cái
gương viền trắng). Theo như lời của nhân viên, giường bà vào buổi tối sẽ hạ rèm xuống
và 5h sáng hôm sau sẽ lại được kéo lên.

Auf der rechten Seite von Thiên Hậu werden ihr Bett und Toilettentisch mit rosa Vorhängen
und einem Spiegel mit weißem Rand aufgestellt.

● Hai bên trang thờ Bà còn đặt trang thờ Kim Huê [Hoa] nương nương [Huệ Phước Phu
Nhân] bên phải (từ trong nhìn ra) và Long Mẫu nương nương bên trái…

Auf beiden Altar von Thiên Hậu liegt der Altar von Kim Hoa nương nương (Huayue
Sanniang) - auf der rechten Seite und Long Mẫu nương nương - auf der linken Seite
Long Mẫu nương nương: bà cai quản biển Đông, chính là vợ của Nam Hải Long Vương, con
gái là công chúa Thủy Tề. Dân chài và buôn thương rất tin tưởng, thờ cúng và cầu cứu bà khi
gặp nạn trên biển.

Long Mẫu nương nương verwaltet das südliche Meer. Sie ist die Frau von Drachenkönig des
südlichen Meeres. Die Fischerei und die Händler vertrauen auf sie, verehren und rufen sie um
Hilfe, wenn es auf See Probleme gibt.

Kim Hoa nương nương: Vị thần đứng đầu hệ thống bảo sanh mà người Quảng Đông gọi là Huệ
Phước Phu Nhân, người Hoa Minh Hương gọi bà là Chúa Sanh Nương Nương còn người Việt
quen gọi là Bà Chúa Thai Sanh.

Kim Hoa nương nương ist der leitende Gott im Leistung der Geburtshilfe. Kantonesische Leute
nennen sie Huệ Phước Phu Nhân, Minh Hương - Leute nennen sie Chúa Sanh Nương Nương
und die Vietnamesische nennen sie Bà Chúa Thai Sanh.

Ngoài ra, bên phía tay trái ta còn thấy 2 đại đồng chung (cái chuông lớn) niên hiệu Càn Long
năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830).

Außerdem kann man 2 große Glocke in 60. Regierungsjahr von Càn Long (1796) und in 10.
Regierungsjahr von Đại Quang (1830).

Hai gian phụ: [zwei Nebengebäude]

Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thích Đế Quân:

● Quan Vũ, hay Quan Công, tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà
Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Người Hoa thờ Quan Thánh trong nhà với
quan niệm có thể giúp chiêu tài, làm ăn thuận lợi, tai qua nạn khỏi, trừ tà hộ thân.

[Quan Vũ, oder Quan Công, selbsternannt Vân Trường, war ein berühmter General während
der späten Đông Hán-Dynastie und der Zeit der Drei Reiche in China. Die Chinesen verehren
Quan Thánh im Haus mit der Vorstellung, dass er helfen kann, Talente zu finden, Geschäfte
reibungslos abzuwickeln, Unfälle zu überwinden, Dämonen auszutreiben und das Menschen
zu schützen.]

● Quan Công là một người luôn giữ chữ tín, nói là phải làm. Có nghĩa là người Hoa buôn
bán không có khế ước, nên yêu cầu đối tác phải luôn giữ chữ tín, nếu không sẽ bị quan
nhị ca trừng phạt.

[Quan Công ist eine Person, die immer ihr Prestige bewahrt. Wenn er etwas versprechen kann,
dann kann er es auch halten. Das bedeutet, dass es in der chinesischen Geschäftswelt keinen
Vertrag gibt, so dass der Partner immer sein Vertrauen behalten muss, sonst wird er vom
Quan Công bestraft.]
● Tại sao Quan Công lại mặc áo xanh lá? Vì ông bị xa lánh ư? Không. Ngày xưa khi được
Tào Tháo chiêu mộ về làm quan, Tào Tháo thấy cái áo xanh này của ông rách rưới, nên
tặng cho 1 cái áo khác để mặc. Quan Công nhận được chiếc áo thì vẫn mặc, nhưng ông
vẫn mặc chiếc áo xanh của mình bên ngoài. Vì chiếc áo xanh ấy là quà của Lưu Bị tặng
cho ông, và vì ông rất quý và quy phục Lưu Bị nên ông vẫn mặc chiếc áo xanh ấy như
lòng kính trọng dành cho Lưu Bị U////Ub

[Warum trägt Quan Công ein grünes Hemd? Es war einmal, als Tào Tháo Quan Công anstellte,
um für ihn zu arbeiten. Tào Tháo sah, dass sein grünes Hemd ausgefranst war, und gab ihm
ein anderes Hemd zum Anziehen. Quan Công nahm das Hemd entgegen und trug es weiterhin,
aber sein grünes Hemd trug er weiterhin draußen. Weil das grüne Hemd ein Geschenk von
Lưu Bị an ihn war, und weil er Lưu Bị respektierte und ihm gehorsam war, trug er das grüne
Hemd immer noch als Respekt für Lưu Bị.]

Miếu thờ nhỏ bên gian của Tài Bạch Tinh Quân: Hoa Công Hoa Bà Thần Vị

[Kleiner Altar an der Seite des Abteils von Tài Bạch Tinh Quân: Hoa Công Hoa Bà Thần
Vị]

● Hoa Công Hoa Bà (花公花婆) là hai vị thần tự nhiên do thực vật phái sinh. Tương truyền
là thuộc hạ của Kim Hoa Nương Nương. Hoa thời xưa được xem là tượng trưng cho
việc đâm chồi nảy lộc (khai chi tán diệp), vì vậy Hoa Công Hoa Bà tất nhiên đảm nhiệm
công việc về nhân duyên tử tự của thế gian. Dân gian Quảng Đông cũng gọi hai vị là
Đông Viên Hoa Công, Tây Viên Hoa Bà.

[Hoa Công Hoa Bà (花公花婆) sind zwei Naturgottheiten, die von Pflanzen abstammen. Die
Legende besagt, dass sie eine Nebengöttin von Kim Hoa Nương Nương ist. In der
Vergangenheit galt die Blume als Symbol für das Wachstum der Pflanzen (khai chi tán diệp),
und so ist Hoa Công Hoa Bà natürlich für das Wachstum der Welt zuständig. Die Kantiner
nennen sie auch Đông Viên Hoa Công und Tây Viên Hoa Bà.]

● Dân gian cũng có thuyết Hoa Công Hoa Bà là âm thần, chưởng quản rừng hoa đỏ trắng
ở âm gian, mỗi ngày chăm sóc tưới tiêu cho vườn, bảo vệ kỹ từng bông hoa một. Trong
rừng hoa, mỗi một nụ hoa cũng đại diện cho một đứa trẻ chưa sinh ra. Nụ hoa trắng đại
diện cho bé trai, nụ hoa đỏ đại diện cho bé gái.

[Im Volksglauben gibt es auch die Theorie, dass Hoa Công Hoa Bà eine Göttin der Unterwelt
ist, die für den Wald aus roten und weißen Blumen in der Unterwelt zuständig ist, den Garten
jeden Tag bewässert und jede einzelne Blume sorgfältig schützt. Im Blumenwald steht jede
Blütenknospe auch für ein ungeborenes Kind. Die weiße Blumenknospe steht für einen Jungen
und die rote Blumenknospe für ein Mädchen.]

● Công năng: cầu nhân duyên, cầu con cái. [Funktion: für die Liebe und Kinder beten ]

Tài Bạch Tinh Quân:


● Là một trong những vị Thần Tài được thờ phụng phổ biến nhất trong các chùa miếu của
người Hoa. Tuy nhiên, xung quanh lai lịch của vị thần này, hiện có nhiều ý kiến khác
nhau.

[Er ist einer der am häufigsten verehrten Götter des Reichtums in chinesischen Tempeln. Über
den Hintergrund dieses Gottes gibt es jedoch viele unterschiedliche Meinungen.]

● Triệu Công Minh là một người nghèo khổ hằng ngày chỉ đi nhặt quần áo cũ và đồ ăn
thừa, làm bạn với ông chỉ có 1 con chó mực và một vịt không biết đẻ trứng. Gần đó có
Tiên Viên ngoại nổi tiếng giàu có nhưng độc địa và cực kỳ hoang phí. Triệu Công Minh
thường đến phủ của Tiên Viên ngoại để nhặt lại những thứ bỏ đi. Một hôm kia con vịt đẻ
ra 10 cái trứng vàng, con chó mực khạc ra 10 thỏi bạc. Cứ ngày qua ngày, trứng vàng
và thỏi bạc cứ đầy ắp, Triệu Công Minh trở nên vô cùng giàu có. Tiên Viên ngoại do ăn
chơi trác táng mà phá sản, phải đi ăn xin. Động lòng thương cảm, Triệu Công Minh tỏ ý
giúp đỡ Tiên Viên ngoại nhưng với lòng tham vô đáy của mình, lão viên ngoại tính kế
giết chết Triệu Công Minh, hòng chiếm đoạt tài sản. Thế là lão phóng hỏa đốt nhà. Đúng
lúc đó, con vịt hóa thành Phụng Tước cõng Triệu Công Minh bay cao lánh nạn, chó mực
biến thành Hắc Hổ xé xác viên ngoại. Bỗng chốc vàng bạc biến thành đá xanh, Triệu
Công Minh trở thành Tài Bạch Tinh Quân biến đi mất. Người đời sau tưởng nhớ lập
miếu thờ phụng. Cũng vì đó mà miếu Thần Tài thường khắc chim phụng và cọp đen.

[Triệu Công Minh ist ein armer Mann, der jeden Tag nur alte Kleidung und Essensreste abholt.
Sein einziger Freund ist ein schwarzer Hund und eine Ente, die keine Eier legen kann. Ganz in
der Nähe wohnt der berühmte Mandarin, der reich, aber bösartig und extrem
verschwenderisch ist. Triệu Công Minh geht oft zu dieser Mandarin-Residenz, um
weggeworfene Dinge abzuholen. Eines Tages legte die Ente 10 goldene Eier, der schwarze
Hund spuckte 10 Silberbarren aus. Tag für Tag füllten sich die goldenen Eier und
Silberbarren, und Triệu Công Minh wurde sehr reich. Der Mandarin ging durch seine
Ausschweifungen bankrott und musste zum Bettler werden. Voller Mitgefühl bot Triệu Công
Minh dem Mandarin seine Hilfe an, doch in seiner bodenlosen Gier plante der Mann, Triệu
Công Minh zu töten, um sich seinen Besitz zu nehmen. Also zündete er das Haus an. In diesem
Moment verwandelte sich die Ente in einen Phönix und trug Triệu Công Minh in Sicherheit,
der schwarze Hund verwandelte sich in einen schwarzen Tiger und zerriss den Körper des
Mandarins. Plötzlich verwandelten sich Gold und Silber in grünen Stein, Triệu Công Minh
wurde zu Tài Bạch Tinh Quân und verschwand. Später erinnern sich die Menschen daran,
einen Tempel zu seiner Verehrung zu errichten. Aus diesem Grund werden im Gott des
Reichtums-Tempel oft ein Phönix und ein schwarzer Tiger eingezeichnet.]

● Đây cũng có lẽ là lý do tại sao ông lại mặc đồ tang màu trắng, vì ông đã chết và được
phượng hoàng chở về trời.

[Das ist vielleicht auch der Grund, warum er weiße Trauerkleidung trug, weil er starb und
vom Phönix in den Himmel getragen wurde.]

You might also like