You are on page 1of 9

ĐỀ 1:

Câu 1: Trình bày nội dung thuyết minh trên xe khi di chuyển trên tuyến
đường – đoạn từ núi Bà Đen đến toà thánh Cao Đài Tây Ninh

Dạ thưa tất cả các anh chị, hiện tại xe đang di chuyển rời khỏi núi Bà Đen để đến
với thành phố Tây Ninh với khoảng cách là khoảng 10 km và trên đường đi các
anh chị sẽ bắt gặp 2 bên đường có rất nhiều cây đó là cây Mãn Cầu, Mãn Cầu núi
Bà Đen là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh

Mãn Cầu Núi Bà Đen: Đây là một loại mãn cầu dai mà người miền Bắc gọi là trái
Na, nó khác với mãn cầu siêm mà các anh chị hay làm sinh tố hay trà mãn cầu, còn
mãn cầu này thì người ta thường dùng để trưng ở trên mâm quả, cây mãn cầu này
thì mọc nhiều ở vùng đất đồi núi, cái thịt mãn cầu này thì nó có vị ngọt thanh, dai
dai và đặc biệt quả mãn cầu này đã trở thành đặc sản núi Bà Đen, Mãn cầu núi Bà
Đen

Và trên đoạn đường đi các chị sẽ đi qua một con đường tên rất là lạ Bời Lời

Bời Lời: chính là tên của một loại cây mà trước đây cây này có ở đây rất nhiều
hiện nay thì không còn thấy nữa ạ, theo em được biết Cây Bời Lời cây này có 1
chất nhầy dùng làm dính bột giấy trong kĩ thuật làm giấy, trái của cây này có thể ép
lấy dầu làm xà phòng, còn trong đông y cây Bời Lời có tác dụng cầm máu.

Thưa các anh chị hiện tại chúng ta đang đi vào thành phố Tây Ninh của tỉnh Tây
Ninh

Khái quát tỉnh Tây Ninh: Thưa các anh chị tỉnh Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng
Đông Nam Bộ và cách thành phố Hồ Chí Minh 99km về phía tây bắc theo quốc lộ
22. Tỉnh Tây Ninh được xem là một cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và
Phnom Pênh của Campuchia. Diện tích tự nhiên của tỉnh Tây Ninh là 4,041 km2
với mật độ dân số khoảng hơn 1tr người được tính vào năm 2019, đơn vị hành
chánh gồm thành phố Tây Ninh và các huyện như là: Tx.Hòa Thành, huyện Gò
Dầu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu, Châu Thành.
bên cạnh đó các anh chị không thể bỏ qua các đặc sản tại đây như là Bò tơ tây ninh
Bánh tráng phơi sương, Bánh canh trảng bang, một loại gia vị vô cùng nổi tiếng ở
tỉnh Tây Ninh là Muối tôm tây ninh. Khi đến với tỉnh Tây Ninh các anh chị có thể
tham quan các địa điểm như là Khu Du Lịch Núi Bà Đen nằm giáp giữa 2 huyện là
Dương Minh Châu và Tân Châu, thắng cảnh Hồ Dầu Tiếng, vườn quốc gia Lò Gò
– Xa Mát, di tích trung ương cục miền nam, tháp cổ Bình Thạnh… nhưng đặc biệt
trong đó có một địa điểm mà các anh chị sắp sửa tham quan đó là Tòa Thánh Cao
Đài Tây Ninh, đây là cơ sở tôn giáo gắn liền với Đạo Cao Đài và sau đây em xin
khái quát về Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài: Có tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ( với ý nghĩa đây là 1
đạo lớn có tính chất là dung hòa các tôn giáo xuất hiện vào thời kì thứ 3 để giúp đỡ
cho con người), đây là tôn giáo xuất hiện tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 (1920),
người sáng lập đạo Cao Đài không phải là 1 người mà gọi là một nhóm các huynh
đệ cao đài gồm những vị tiêu biểu như: Ngô Văn Chiêu, Lê Văn Trung, Phạm
Công Tắc. Những tín đồ đầu tiên của đạo đã thông qua niềm tin “ Cầu Cơ”(Cơ
Bút) để tiếp xúc với Đấng Chí Tôn có ta danh là Cao Đài Tiên Ông, chính là
thượng đế của tôn giáo này và Cao Đài chính là danh hiệu của Thương Đế “ Cao
Đài Tiên Ông Đại Bồ Tác Ma Ha Tát. Đạo Cao Đài chính thức được công nhận
vào ngày 19/11/1926 do Thống Đốc Nam Kỳ (Pháp Thuộc) bảo hộ và Tây Ninh
chính là nơi được chọn để xây dựng Tòa Thánh đầu tiên và Đạo Cao Đài dựa trên
nền tảng hiệp nhất Tam Giáo và Ngũ Chi Đại Đạo

Câu 2: Thuyết minh tại toà thánh Cao Đài Tây Ninh
Vị trí: Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, Phường
Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

Lịch sử hình thành: Sau khi khai đạo năm 19/11/1926, những người lãnh đạo
giáo hội Cao Đài đã tiền hành xây dựng tòa thánh Cao Đài Tây Ninh và cơ sở hạ
tầng, Ban đầu toà thánh làm bằng ván, mái tranh. Toà thánh được khởi công xây
dựng vào 1931 đến 1947. Trong quá trình xây dựng, toà thánh đã bị giáng đoạn do
thiếu kinh phí và chiến tranh tàn phá. Mãi đến 1955 toà thánh mới được tổ chức đại
lễ khánh thành.

Kiến trúc bên ngoài:

Bên ngoài tòa thánh có tất cả là 12 cổng xây theo kiểu Tam Quan, cổng lớn nhất
gọi cổng Chánh Môn. Trên nóc cổng Chánh Môn có trang trí lưỡng long chầu Cổ
Pháp ở giữa là cái Bình Bát, 2 bên trái phải là cây Phất Trần và kinh Xuân Thu đại
diện cho phật giáo, đạo giáo và nho giáo. Trên cửa Chánh Môn còn có đắp chữ nổi
“ đại đạo tam kì phổ độ” bằng chữ quốc ngữ phía trên và chữ Hán ở phía dưới

Sau cổng Chánh Môn là Sân Đại Đồng Xã, ở giữa có Cửu Trùng Thiên (là cái bục
hình bát giác gồm 9 bậc 3 màu vàng, xanh, đỏ tượng trưng cho màu cờ), 2 bên là
khán đài cho các tính đồ cầu nguyện cũng như xem lễ thiêu tro cốt của chức sắc
cao cấp sau khi mất 10 năm tại cửu trùng thiên

Phía sau sân Đại Đồng Xã đó chính là Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, có chiều dài là
97,5m; chiều ngang 22m, và chiều cao 27m và được chia thành 3 phần: Hiệp Thiên
Đài, Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài và tổng thể kiến trúc của tòa thánh mang kiến
trúc là Nhà Thờ Phương Tây và Đền chùa Phương Đông

Hiệp Thiên Đài:


Tầng trệt: chính là Tịnh Tâm Điện là nơi các tín đồ loại bỏ những tư tưởng không
tốt trước khi bước vào chánh điện chầu Đức Chí Tôn. Phía trên Tịnh Tâm Điện là
Tiêu Diêu Điện là nơi các chức sắc đạo Cao Đài liên lạc với Thượng Đế bằng
phương pháp Thần Cơ Diệu Bút

Khu vực lối vào chính có tên là Bán Nguyệt Đài có đúc 4 cột trụ đắp hình rồng và
hình hoa sen gọi là Hội Long Hoa (Ngày Tận Thế). Phía trên có hình “Bàn tay cầm
cán cân” ngụ ý là xét công tội và từ ngoài chính điện nhìn vào toà thánh có đắp
hình tượng 8 nghề nghiệp trong xã hội (sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh,
mục). Phía dưới có 5 bậc thềm biểu tượng cho Ngũ Chi Đại Đạo (Nhân, Thần,
Thánh, Tiên, Phật)

Có 2 tháp trước tòa thánh: gọi là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài. Bạch
Ngọc Chung Đài là tháp chuông có trạm hình ông Lê Văn Trung tay cầm quyển
Thiên Thơ là chức sắc cao nhất đầu tiên của Đạo Cao Đài có công trong việc khai
đạo. Lôi âm Cổ Đài là tháp trống có trạm hình nữ đầu sư Lâm Hương Thanh tay
phải cầm nhành bông, tay trái cầm giỏ hoa là người bỏ rất nhiều tiền để xây dựng
tòa thánh Cao Đài Tây Ninh. Trên nóc dưới cột thu lôi là bảo pháp: Giỏ Hoa của
Long Nữ và Cây gậy và hồ lô của Lý Thiết Quả là tiền kiếp của ông Lê Văn Trung
và Lâm Hương Thanh. Ở giữa Lầu Chuông và Lầu Trống có hình ảnh đóa hoa rơi
xuống biển nhắc lại tích xưa ngụ ý là Đạo Cao Đài ra đời là điềm lành

Phía trên Hiệp Thiên Đài có hình ảnh phật Di Lặc ngồi trên lưng cọp biểu thị cho
việc khai đạo năm 1926 (Năm Bính Dần)

Cửu Trùng Đài:

Trên Cửu Trùng Đài được gọi là nóc Nghinh Phong Đài có hình tượng Long Mã
đứng trên quả địa cầu đi từ đông sang tây và ngoảnh đầu về hướng đông. Nói lên
hoài bảo của đạo cao đài sẽ phát triển toàn cầu nhưng vẫn nhớ nơi xuất phát là ở
Việt Nam ở Hướng Đông

Bát Quái Đài:

Trên Bát Quái Đài có tượng Tam Thế Phật trong quan niệm của đạo Cao Đài gồm:
Siva Phật đứng trên con thất đầu xà, Visnu Phật đúng trên con giao long và Bramar
phật đứng trên con thiên nga

Kiến trúc bên trong:

Hiệp thiên đài:

Tại tầng trệt hiệp thiên đài có bức tranh “Tam Thánh Ký Hòa Ước” gồm: Tôn Dật
Tiên (nhà lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, thánh hiệu là Trung Sơn Chân Nhân) cầm
nghiêng mực, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (thánh hiệu là Thanh Sơn Chân
Nhân) viết các chữ hán: “Thiện thượng, thiên hạ, bác ái, công bình” , Victor Hugo
(đại văn hào nước Pháp, thánh hiệu là Nguyệt Tâm Chân Nhân) viết chữ pháp
“Dieu et Humanite, amour et Justice” nghĩa là “ Thờ trời vì con người, yêu thương
và công bằng với mọi người

Cửu Trùng Đài:

Khu vực đầu tiên đó là 3 tượng: Đức hộ pháp Phạm Công Tắc tay cầm cây Tiên (ở
giữa), Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư tay cầm cây quạt coi việc tử (Bên trái),
Thượng Sanh Cao Hoài Sang tay cầm cây phất trần coi việc sanh và sau lưng Phạm
Công Tắc là chữ “Khí” ngụ ý đó là cội nguồn của sự biến dịch trong trời đất để tạo
ra vạn vật. Phía bên dưới 3 bức tượng là con rắn 7 đầu (Thất Đầu Xà) tượng trưng
cho thất tình lục dục là 7 trạng thái tình cảm của con người: “Hỷ, ái, lạc, dục, ố, ai,
nộ”
Chính điện nối liền Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài có 9 bậc thềm
tượng trưng cho 9 cấp trong đạo cao đài: Đạo hữu, chức việc, lễ sanh, giáo hữu,
giáo sư, phối sư, đầu sư, chưởng pháp, giáo tông

Ở bậc thềm thứ 5 có 2 cái cầu thang xoắn theo thân cột gọi là Giảng Đài dành cho
các chức sắc đứng giản giáo lý của đạo Cao Đài

Trên vòm có tạt hình tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và có 28 cái cột rồng tượng
trưng cho “Nhị thập bát tú” 28 vì sao trên trời. Rồng ở Hiệp Thiên Đài có màu đỏ,
rồng ở Cửu Trùng Đài có màu xanh và rồng ở Bát Quái Đài có màu vàng tượng
trưng cho tam giáo đồng nguyên (Nho, Đạo, Thích)

Ở Bậc thứ 8 và thứ 9 trong Cửu Trùng Đài có 7 cái ngai: Ba ngai dưới là Đầu Sư –
trạm hình lân, Ba ngai tiếp là Chưởng Pháp – trạm hình phượng, Ngai cao nhất là
dành cho đức giáo tông – trạm hình rồng

Nối liền Cửu Trùng Đài với Bát Quái Đài là Cung Đạo. phía trên Cung Đạo có bức
hoành phi chạm hình: Phật Thích Ca, Lý Thái Bạch, Chúa Giê Su, Khương Tử
Nha, Khổng Tử, Lão Tử, Quan Công và Quan Âm. Phía bên trái của bao lam đắp
tượng thất thánh, Phía bên phải của bao lam đắp hình tượng bát tiên.

Bát Quái Đài:

Bát Quái Đài có bàn thờ hình bát giác thờ bài vị và có hình 8 con rồng trắng hướng
ra ngoài ngụ ý là bảo vệ nơi thờ tự. Ở giữa là quả cầu hình tròn gọi là quả Càn
Khôn có vẽ hình Thiên Nhãn. Quả Càn khôn tượng trưng cho Vũ Trụ và Thiên
Nhãn tượng trưng cho thượng đế mang ý nghĩa con người sống trong vũ trụ là nằm
trong sự bảo hộ của thượng đế.

Trên mặt sàn của Bát Quái Đài có một nắp đóng kín là Hầm Tàng Bửu Khanh nơi
cất tro cốt của các chức sắc cao cấp.
Các nghi lễ và lễ hội:

Nghi lễ dành cho các tu sĩ là Cúng Tứ Thời (6h sáng, 12h trưa, 6h tối, 12h đêm)

Lễ hội thì có vía Đức Chí Tôn diễn ra vào mùng 9 tháng giêng và lễ Yến Diêu Trì
Cung diễn ra vào 15/8 âm lịch. Bên cạnh đó còn có các chương trình đặc sắc như
múa Long Mã, múa Tứ Linh… ngoài ra còn có 3 ngày rằm lớn: Thượng Nguyên
(Rằm tháng giêng), Trung Nguyên (15/7 âm lịch), Hạ Nguyên (15/10 âm lịch)

Câu hỏi:

1. Giải thích ý nghĩa bông cửa chạm: Thiên nhãn ở giữa hình tam giác là thượng
đế (Thái cực) đã sinh ra âm và dương (lưỡng nghi) 2 bông hoa trên dưới. Tam
giác (Tam Tài) tượng trung cho tam giáo đồng nguyên (Nho-Đạo-Thích), hoa
sen 4 góc tượng trưng cho tứ tượng, 8 gương sen là bát quái. Nói lên sự hình
thành của vũ trụ theo quan điểm của Đạo Cao Đài (Thái cực – lưỡng nghi – tam
tài – tứ tượng – bát quái)
2. Phù điêu những con hạc bay bên hông tòa thánh: biểu tượng cho người chưa
vô đạo bị lạc lỏng trong kiếp nhân sinh
3. Dây nho và trái nho: nhắc nhở nguồn gốc của đạo bắt nguồn từ nho giáo và nói
lên tin khí thần của con người
4. Tu sĩ đạo cao đài tu theo mấy trường phái: Tu sĩ đạo cao đài khi xuất gia phải
chọn 3 con đường. Tu theo Phật Thích Ca gọi là phái Thái (vàng), tu theo Lão
Tử gọi là phái Thượng (Xanh), tu theo Khổng Tử gọi là phái Ngọc (Đỏ), đều
bận đồ thêu Thiên Nhãn trước ngực
5. Ngũ chi đại đạo là gì: là 5 nhánh đạo Phật (Phật Thích Ca), Tiên (Tiên ông Lý
Thái Bạch), Thánh (Chúa Giê – Su), Thần (Khương Tử Nha), Người (Lê Văn
Trung)
6. Kinh sách của Đạo Cao Đài: Thánh ngôn hiệp tuyển, Thiên đạo và thế đạo,
Chánh pháp truyền
7. Giải thích tên gọi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: đại đạo là con đường lớn, tam kỳ
là xuất hiện thời kỳ thứ 3 (3 thời kỳ nhân loại: nhất kỳ phổ độ - thời kì nguyên
thuỷ, nhị kỳ phổ độ - giai đoạn phát triển văn minh nhân loại – đồ đồng, đồ sắt,
…, tam kỳ phổ độ - thời hiện đại) phổ độ là phổ biến ra
8. Tín đồ đạo cao đài có gì đặc biệt: Luôn mặc áo dài trắng theo kiểu truyền
thống, nam đội khăn đống, nữ búi tóc cao.
9. Từ TP.HCM ra QL 22 chúng ta đi từ các đường như là: Nguyễn Văn Trổi,
Cách Mạng Tháng 8 ra hướng đường Cộng Hòa, Trường Trinh để ra QL 22
Điểm đầu của QL 22 là Ngã Tư An Sương thuộc quận 12, Điểm cuối của QL
22A là cửa khẩu Mộc Bài và điểm cuối của QL 22B là cửa khẩu Xa Mát là 2 cửa
khẩu lớn của tỉnh Tây Ninh. Quốc Lộ 22a: nút giao An Sương (quận 12) –
Trung Tâm Văn Hoá Quận 12 – Thị Trấn Hóc Môn – Nút Giao Thị Trấn Hóc
Môn - Cầu An Hạ – Nút Giao Huyện Củ Chi – Km 30 Quốc Lộ 22 Khu CN Tây
Bắc Củ Chi – đi vào huyện Trảng Bàng (địa phận tỉnh Tây Ninh) rồi đi qua
huyện Gò Dầu, thị trấn Gò Dầu thêm 10km thì kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài
(60km). Quốc Lộ 22b: nút giao An Sương (quận 12) – Trung Tâm Văn Hoá
Quận 12 – Thị Trấn Hóc Môn – Nút Giao Thị Trấn Hóc Môn - Cầu An Hạ – Nút
Giao Huyện Củ Chi – Km 30 Quốc Lộ 22 Khu CN Tây Bắc Củ Chi – đi vào
huyện Trảng Bàng (địa phận tỉnh Tây Ninh) rồi đi qua huyện Gò Dầu, thị trấn
Gò Dầu có giao lộ ngã 4 Gò Dầu quẹo phải từ quốc lộ 22a đi vào quốc lộ 22b đi
qua thị trấn Gò Dầu Tp Tây Ninh Huyện An Biên và kết thúc tại cửa khẩu Xa
Mát (120km)

You might also like