You are on page 1of 27

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Trường Trung Cấp Phật Học Hà Nội


Khóa IX (2022-2026)
----------

BÀI TIỂU LUẬN


Đề Bài:
Giới thiệu lịch sử hình thành, chư Tổ và các đời trụ trì, bố cục
bài trí tượng pháp, hệ thống hoành phi câu đối tại Tam Bảo, Tổ đường
ngôi chùa mình đang tu tập.

Giảng sư: Thượng tọa Thích Tiến Đạt


Môn Học: Lịch sử Đức Phật và Thánh chúng

Thế Danh: Phạm Văn Bắc


Pháp Danh: Thích Giác Thiện
Lớp: Tăng – K9
Đơn Vị: Huyện Phúc Thọ
Chùa: Nghiêm Phúc
嚴福寺
NGHIÊM PHÚC TỰ
(CHÙA TRANH)
Địa chỉ: Thôn Thuần Mỹ - xã Trạch Mỹ Lộc – huyện Phúc Thọ – thành
phố Hà Nội

NỘI DUNG
I. Giới thiệu tổng quát chùa Nghiêm Phúc (chùa Tranh).
II. Kiến trúc.
III. Lịch sử chư Tổ và các đời trụ trì.
IV. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tam Bảo.
V. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tổ đường.
VI. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tam Bảo.
VII. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tổ đường.
VIII. Tổng kết:
I. Giới thiệu tổng quát chùa
Chùa Nghiêm Phúc hay thường gọi là Nghiêm Phúc tự còn có tên gọi dân gian
là Chùa Tranh, vốn là một ngôi chùa Cổ với lối kiến trúc đá ong kết hợp với những
điêu khắc bằng gỗ mít độc đáo mang đậm màu sắc xứ Đoài.
Chùa Nghiêm Phúc tọa lạc giữa cánh dồng thơm hương lúa tại thôn Thuần Mỹ, xã
Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ của Tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Thành Phố Hà Nội,
được xây dựng từ thế kỉ XVI với tên là Phúc Trí Hoa Nghiêm Tự.
Làng Thuần Mỹ với ý nghĩa thuần phong mỹ tục, chùa Nghiêm Phúc được xây dựng
từ thời nào thì không ai biết rõ, bởi những người dân trong làng từ bao thế hệ chỉ biết
rằng khi lớn lên đã có chùa rồi, mọi tư liệu liên quan, ghi lại dấu ấn và sự ra đời của
chùa thì tới nay vẫn chưa tìm được, chỉ còn một số cổ vật như “Chuông đồng, xà hạ”
của chùa có ghi các lần trùng tu, sửa sang chùa. Qua các cổ vật còn lại đó cho thấy,
từ lần trùng tu thứ nhất đến nay Chùa Nghiêm Phúc đã trải qua hơn 300 năm với 02
đời tổ sư trụ trì cùng 3 lần trùng tu xây dựng.
Năm Gia Long thứ 11 (1811), Chùa Nghiêm Phúc lúc đó thuộc địa phận xã Minh
Tranh, phủ Thạch Thất huyện Quốc Oai, Chùa được sửa sang trùng tu lại nhờ tiền
của, công sức đóng góp của toàn thể dân làng. Trong đợt trùng tu này, đã xây dựng
lại ngôi Tam Bảo, đúc Chuông, đúc Khánh và đổi tên từ “Phúc Trí Hoa Nghiêm Tự”
thành “Nghiêm Phúc tự”. trong khoảng thời gian này có một Hòa Thượng đã ở đây
cùng dân làng gìn giữ và xây dựng chùa, nhưng đến nay không còn ai biết Hòa
Thượng ấy pháp hiệu là gì, ngày giỗ ra sao. Còn lại đến bây giờ là quả Chuông - Đại
Hồng Chung nặng 150kg được đúc năm 1811. Dẫu trải bao biến cố của lịch sử
nhưng đến nay quả chuông đồng ấy vẫn còn và vẫn mỗi buổi sớm chiều ngân vọng
trong không gian thức tỉnh con dân cháu làng.
Lần trùng tu thứ hai thuộc niên hiệu Khải Định năm thứ 3 (năm Mậu Ngọ -1918)
Thời gian này Chùa được đại trùng tu, các hạng mục của Chùa như ngôi Tam bảo,
nhà thờ tổ, nhà thờ Mẫu, tả Vu hữu vu và tam quan đều được sửa sang và xây dựng.
II. Kiến trúc:
Tổng quan chùa Nghiêm Phúc được xây dựng theo lối kiến trúc thời Nguyễn,
với các công trình hạng mục như: Tam Bảo, Tổ Đường, Tam Quan, Nhà Mẫu và
Giảng đường.
1. Tam quan:
Gọi chung là Tam quan nhưng thực ra tại chùa Nghiêm Phúc được xây dựng
theo lối “Ngũ quan”. Để kiện toàn các công trình của chùa đến ngày 19 -2 năm Kỉ
Hợi (2019), nhằm ngày khánh đản của Bồ Tát Quán Thế Âm. Công trình cổng “Ngũ
quan” được khởi công xây dựng bằng chất liệu hoàn toàn bằng đá ong nguyên khối
kèm với câu đối bằng gốm, nối liền là dãy tường bao xung quanh chùa được vẽ tranh
nhân quả (bích họa) và cuộc đời đức Phật Thích Ca được tạo nên từ những bức tranh
gốm sứ. Các công trình này được khánh thành nhằm ngày 19 tháng 2 nhân ngày vía
Bồ Tát Quán Thế Âm.

Ngũ quan chùa Nghiêm Phúc


2. Tam Bảo:
Ngày 20 tháng 3 năm Đinh Dậu (2017) Ngôi Tam bảo chính thức được khởi
công xây dựng và hoàn thành vào 11 tháng sau đó, (khánh thành ngày 30/2 năm Mậu
Tuất). Ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ “Đinh” 5 gian 2 dĩ bằng
chất liệu điển hình của xứ Đoài là gỗ mít và đá ong. Trong thời gian này các công
trình như Lầu Chuông, lầu khánh tạc tượng Phật bằng gỗ mít (23 pho) cũng được
xây dựng liền với ngôi Tam bảo.

Tam bảo chùa Nghiêm Phúc


3. Nhà Tổ:
Nhà Tổ chùa Nghiêm Phúc được thiết kế với kiến trúc 5 gian, hai dĩ bằng gỗ
lim, lịa tứ thiết. Tuy đơn giản nhưng vẫn toát lên được vẻ trang nghiêm và cổ kính.

4. Nhà Mẫu:
Nhà mẫu chùa Nghiêm Phúc làm theo lối hình chữ Đinh (丁) với tiền đường ba
gian và hai gian hậu cung. Đây là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và hệ thống tôn thánh
trong hàng Tứ phủ.

Nhà Mẫu chùa Nghiêm Phúc


III. Lịch sử chư Tổ và các đời trụ trì.
Như đã trình bày ở trên, vào những năm đầu của thế kỉ XVII, thời gian
này có một Hòa Thượng đã ở đây cùng dân làng gìn giữ và xây dựng chùa,
nhưng đến nay không còn ai biết Hòa Thượng pháp hiệu là gì, ngày giỗ ra sao.
Năm 1921 nhân dân nhất tâm cung thỉnh sư thầy Thích Thanh Giảng về trụ trì
và ở đây tu hành trọn 80 năm cuộc đời, sau khi quảy dép về Tây, nhục thân của
Hòa Thượng đã gửi lại đây được dân làng đưa vào khuôn viên chùa và xây tháp
thờ phụng, tháp tổ vẫn còn cho tới nay.
Năm 1996 dân làng đã thỉnh thượng tọa Thích Minh Nguyên từ Tùng Lâm
Hương Tích (Chùa Hương) thuộc sơn môn Lâm Tế về trụ trì và bàn giao Chùa
cho Thượng tọa toàn quyền trông nom quản lí.
Năm 2007 Thượng Tọa trụ trì đã giao lại chùa cho Đại Đức Thích Đạo Duân
trông coi. Kế thừa tinh thần của thầy tổ, đại đức trụ trì đã gia công nỗ lực cùng
với nhân dân xây dựng nhà thờ Tổ cũng bằng đá ong và kiến trúc nhà ngói,
chồng riềm kẻ bảy, 5 gian 2 dĩ theo lối kiến trúc các ngôi nhà cổ kính vùng
đồng bằng bắc bộ. Ngoài ra một số công trình khác như vườn Tháp, Nhà Sàn,
xây dựng Tả Vu, hữu Vu, giảng đường lần lượt được đại đức Đạo Duân cùng
dân làng Thuần Mỹ xây dựng từ năm 2009 đến năm 2016.
Cùng khoảng thời gian xây dựng các công trình của Chùa, cũng là để có điện
tích đất để xây dựng, trồng cây cổ thụ và làm sân vườn, đại đức trụ trì đã vận
động bà con xung quanh hiến đất cho Chùa dưới hình thức vừa bán vừa cúng
cho Chùa để mở rộng khuôn viên. Tính từ năm 2010 đến năm nay (2019) diện
tích chùa từ 2.400m2 (năm 1996) là hơn 6 sào bắc bộ) đã tăng lên và duy trì ở
số 12.000m2 (gần 4 mẫu đất).
Không chỉ dốc sức kiến tạo cảnh Phật trang nghiêm, mà thầy trụ trì cùng chư
tăng chùa Nghiêm Phúc còn hết lòng quan tâm tới đời sống của bà con trong
thôn, trong vùng từ việc tặng quà cho người nghèo, xây dựng trường học cho
trẻ em dân tộc vùng cao (các tỉnh miền núi sơn la, lai châu, điện biên, hà giang,
lào cai…), cho đến chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân bằng việc tổ chức
các lễ mừng thọ, tết trung thu thường niên.., và hàng tháng đều tổ chức các
khóa tu “một ngày an lạc” hướng dẫn nhân dân quanh vùng tụng kinh, niệm
Phật, lễ bái, làm lành tránh ác, ngõ hầu vun đắp một vùng trời yên bình, giàu
mạnh và hòa hợp ngay trên quê hương xứ Đoài.
IV. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tam Bảo.
Tam bảo chùa Nghiêm Phúc hiện đang thờ tự tổng số 38 tôn tượng, hầu
hết là các tượng được tu sửa và làm mới theo lối giả cổ.
1. Sơ đồ tượng pháp chùa Nghiêm Phúc:

佛世三
音觀子送 音觀坐山
薩菩至勢 佛陀彌 阿 薩菩音觀

者尊難阿 佛尼牟迦釋 者尊葉迦

十 十
薩菩勒彌
殿 殿
閻 閻
王 薩菩賢普 薩菩提準 薩菩殊文 王

師藥佛七

座龍九

賢聖德 翁主德

法護右 法護左

記 地
后 藏
案 案
2. Danh sách tôn tượng được bày trí tại Tam Bảo:
a. Hậu cung:
* Phía chính giữa, trên cùng nơi cao nhất là bộ tượng Tam Thế Phật bao gồm :
+ Quá khứ Phật. (Giữa)
+ Hiện tại Phật. (Trái)
+ Vị lai Phật. (Phải)
* Tại tầng thứ hai từ trên xuống là bộ tượng Tây phương Tam Thánh bao gồm:
+ A Di Đà Phật. (Giữa)
+ Quán Âm Bồ Tát. (Trái)
+ Thế Chí Bồ Tát. (Phải)
* Tại tầng thứ ba từ trên xuống là bộ tượng Thích Ca Tam Tôn bao gồm có:
+ Thích Ca Mâu Ni Phật. (Giữa)
+ Ca Diếp Tôn Giả. (Trái)
+ A Nan Tôn Giả. (Phải)
* Tại tầng thứ tư từ trên xuống bao gồm:
+ Di Lặc Bồ Tát
* Tại tầng thứ năm từ trên xuống là bộ tượng bao gồm:
+ Chuẩn Đề Bồ Tát. (Giữa)
+ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (Trái)
+ Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (Phải)
* Tầng thứ 6 từ trên xuống là tượng:
+ Cửu Long Tòa – Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh.
* Bên trái hâu cung là tượng:
+ Tọa Sơn Quan Âm.
* Bên phải hậu cung là tượng:
+ Tống Tử Quan Âm.
b. Tiền đường:
- Bên Trái:
* Bên trái tiền đường là tượng:
+ Khuyến Thiện Hộ Pháp.
* Bên trái liền kề với Khuyến Thiện Hộ Pháp là bộ tượng:
+ Đức Chúa Ông - Cấp Cô Độc. (Giữa)
* Bên trái liền kề với Đức Chúa Ông là tượng:
+ Địa Tạng Bồ Tát.
- Bên phải:
* Bên phải tiền đường là tượng:
+ Trừng Ác Hộ Pháp.
* Bên phải liền kề với Trừng Ác Hộ Pháp là bộ tượng:
+ Đức Thánh Hiền - A Nan Tôn Giả. (Giữa)
* Bên phải liền kề với Đức Thánh Hiền là tượng:
+ Tượng Hậu.
3. Một số hình ảnh về hệ thống tượng Pháp tại Tam Bảo chùa Nghiêm Phúc:

Hệ thống tượng pháp tại chính điện Tam Bảo


Quan Âm Tống Tử Quan Âm Tọa Sơn

Đức Thánh Hiền Đức Chúa Ông


Thiện Tả Hộ Pháp
Ác Hữu Hộ Pháp
Địa Tạng Vương Bồ Tát
Thập Điện Diêm Vương
V. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tổ Đường:
Ngôi Tổ đường chùa Nghiêm Phúc hiện đang thờ 5 pho tượng Tổ, trong
đó có một pho tượng Tổ Sư Đạt Ma chính giữa tầng cao nhất. Bên dưới là bốn
pho tượng Tổ sư, hai vị Tổ sư đã được nhắc đến trong phần (II). Đặc biệt tại
ngôi Tổ đường hiện đang thờ cố Hòa thượng đời thứ mười sơn môn Hương
Tích – Hòa thượng Thích thượng Thanh hạ Chân và cố Hòa thượng đời thứ
mười một pháp húy thượng Viên hạ Thành.
* Hình ảnh về tượng pháp – không gian thờ tự tại Tổ đường:

Ban thờ lịch đại Tổ sư chùa Nghiêm Phúc


VI. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tam Bảo.
Tại Tam Bảo chùa Nghiêm Phúc hiện đang lưu giữ 5 đôi câu đối và 6 bức
hoành phi, ngoài ra còn nhiều bức châm thư làm cách điệu đốt trúc, quả đào,
lựu…
1. Hệ thống hoành phi câu đối:

佛德無邊
眾聖中王悲智圓融同法界
千華上佛願行究竟徧虛空

聖眾中王
四智內圓非色非空含萬象
六智外顯不生不滅是三尊

慈雲遍覆
玉質降皇宮噴水九龍齊沐浴
金身羞雪嶺啣花百鳥共朝參

福嚴寺
嚴識廣威嘉梵刹祥飈孚大有
福基從善起古風醇美利同人

神功巨測
聖德難思
啟教利群迷十二部經歸掌握
示身為真宰三千刹土總權衡
2. Một số hình ảnh về hệ thống Hoành Phi – Câu Đối tại Tam Bảo:
VII. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tổ đường.
Ngôi Tổ đường chùa Nghiêm Phúc hiện có hai đôi câu đối và một bức
hoành phi.

祖印重光
捨妄歸真福田圓果實
超凡入聖心地覺花開

軒豁庭前眙有眾
光明眼下照無邊
1. Hình ảnh về hệ thống Hoành Phi – Câu Đối tại Tổ đường.
VIII. Tổng kết
Chùa Nghiêm Phúc không chỉ nổi bật giữa làng quê bởi một không gian
yên tĩnh, thanh tịnh mà đó còn là một công trình kiến trúc quí giá của làng
Thuần Mỹ những bức họa, bức điêu khắc trên tường bao, tới các công trình của
chùa. Có thể nói trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, hầu hết các ngôi
chùa lớn, các pho tượng Phật to bằng bê tông cốt thép được xây tạc lên, những
công trình kiến trúc bề thế và hoành tránh mang những nét kiến trúc nước ngoài
và màu sắc của hiện đại thì nơi “địa linh nhân kiệt” làng Thuần Mỹ - ngôi chùa
Nghiêm Phúc dù được xây dựng lại từ năm 2000 cho tới nay nhưng lại đượm
chất thiền của thiền phái Lâm Tế, đậm nét thâm nghiêm của những ngôi cổ tự.
Đồng thời qua môn học “Lịch sử đức Phật và Thánh chúng” chúng con có cơ
hội tìm hiểu sâu sắc hơn về chính ngôi chùa mình đang tu tập, nhận thức được
những giá trị đó để giữ gìn và xiển dương Phật pháp cũng như chốn già lam nơi
chúng con xuất gia tu học.

You might also like