You are on page 1of 63

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC HÀ NỘI


---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI:
Giới thiệu lịch sử hình thành, lịch sử chư Tổ và các đời trụ trì, bố cục bài trí
tượng pháp, hệ thống hoành phi câu đối tại Tam Bảo, Tổ đường ngôi chùa
mình đang tu tập.

Giảng sư: Thượng tọa Thích Tiến Đạt


Môn Học: Lịch sử Đức Phật và Thánh chúng
Lớp: Tăng – Khóa 9
Họ Và Tên: Nguyễn Hoàng Tú
Pháp Danh: Thích Thanh Hậu
Đơn Vị: Nam Từ Liêm – Hà Nội
Chùa: Thiên Trúc (Mễ Trì Thượng)
天竺寺
THIÊN TRÚC TỰ
(CHÙA MỄ TRÌ THƯỢNG)
Địa chỉ: Phố Mễ Trì Thượng – Phường Mễ Trì – Quận Nam Từ Liêm
Thành phố Hà Nội

NỘI DUNG TÌM HIỀU

I. Giới thiệu tổng quát chùa Thiên Trúc (Mễ Trì Thượng).
II. Lịch sử chư Tổ và các đời trụ trì.
III. Kiến trúc.
IV. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tam Bảo.
V. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tổ đường
VI. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tam Bảo.
VII. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tổ đường.
VIII. Tổng kết:
I. Giới thiệu tổng quát chùa Thiên Trúc (Mễ Trì Thượng).
1. Lịch sử hình thành:
Chùa Mễ Trì Thượng còn được gọi là chùa Tổ Quạ. Tên chữ là Thiên Trúc
Tự (天竺寺). Một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô, tọa lạc tại phố Mễ Trì
Thượng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chùa Mễ Trì Thượng được xây từ cuối thời Lê Sơ đến đầu thời nhà Lê Mạt.
Tương truyền rằng có một vị sư pháp danh Quang Lộ Thích Đường, nhân đi qua
đây thấy thế đất đẹp bèn xin làng cho lập chùa để xiển dương đạo Phật. Được
dân ủng hộ, nhà sư đã tổ chức xây dựng và đặt tên chùa là Thiên Trúc Tự. Bản
thân ngài Quang Lộ Thích Đường được nhận về làm trụ trì ở đây, ngài vốn tu
theo thiền phái Tào Động, dân gian quen gọi là sư Tổ Quạ. Từ đấy cái tên chùa
Tổ Quạ ra đời.
Xưa kia vùng Mễ Trì chủ yếu là đồng ruộng trũng, ven bờ đầm trước cổng làng
có gò đất trông như con rùa đang bò từ dưới nước lên cạn, thế phong thủy phát
đạt. Thời Lý, gò đất này được gọi là Quy Sơn (Núi Rùa). Mễ Trì lại có giống
gạo tám thơm ngon được chọn để tiến vua, cho nên vua đã đặt tên là làng Mễ Trì
(Ao Gạo). Đến đầu thời Nguyễn, dân cư càng đông đúc, Mễ Trì chia làm hai
thôn Thượng và Hạ, thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh
Hà Nội. Bởi vậy ngoài tên “Thiên Trúc Tự” dân gian vẫn quen gọi theo tên của
địa phương là chùa Mễ Trì Thượng.
Chùa Thiên Trúc là nơi tập trung sinh hoạt chính của phật giáo quận. Đồng thời
đây cũng là Hạ Trường An Cư của ba quận: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và
quận Cầu Giấy. Ngoài ra chùa cũng là nơi sinh hoạt của rất nhiều đạo tràng Phật
tử của quận với số lượng đông đảo hơn 500 tín đồ, Phật tử.
II. Lịch sử chư Tổ và các đời trụ trì.
Như đã trình bày ở trên, sơ Tổ chùa Mễ Trì Thượng là Hòa Thượng pháp
danh Quang Lộ Thích Đường. Theo những nghiên cứu, khảo tả thì cho thấy Hòa
Thượng đến và khai sơn lập tự vào khoảng những năm 1500 – 1550, tức là cuối
thời Lê Sơ đầu Lê Mạt.
Trải qua rất nhiều các đời tổ sư, chùa cảnh và các văn bia bị tàn phá bởi bom
đạn trong thời chiến tranh, cũng không có tài liệu nào lưu trữ một cách chính
xác và hoàn chỉnh về lịch sử các vị tổ sư tiền, hậu khai sáng già lam. Nhưng căn
cứ vào “Biệt khoa cúng Tổ” tại chùa có nhắc đến 6 vị tổ sư thuộc Tổ Đình Hồng
Phúc - Hòe Nhai. Trong đó có nhắc đến Tam Tổ: Sơ Tổ, nhị Tổ và tam Tổ.
Ngoài ra còn có cố Hòa Thượng đức đệ nhất pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt
Nam và cố tôn sư của thầy trụ trì bây giờ.
(Tài liệu tham khảo được trích từ biệt khoa cúng Tổ):
- Sơ Tổ khai sơn:
南無洞宗第九代洪福沙門瓊珍寶塔天竺開山啟教大士芻法諱光爐釋堂堂化
身菩禪座下
- Đệ nhị Tổ khai sơn:
南無英山寶塔洪福沙門摩訶比丘戒法名正斗釋如如轉身菩薩禪座下
- Đệ tam Tổ khai sơn:
南無洞宗第十代住持洪福沙門福城寶塔和太摩訶比丘戒法名正秉釋平平無
相禪師轉身菩薩禪座下
- Đệ tứ Tổ khai sơn:
南無洞宗十一代住持福隆寶塔摩訶沙門法諱心義釋仁慈禪師化身菩薩禪座下
- Đức đệ nhất pháp chủ:
南無金蓮寶塔漕洞南傳摩訶沙門德潤比丘菩薩戒法諱清紹號德輝禪師肉身
菩薩 禪座下
- Hậu khai sáng tổ sư cố trụ trì:
南無寶積塔摩訶比丘菩薩戒法諱釋仁智道號明德覺靈禪座下
Trong đó tiểu sử của cố hòa thượng Thích Phúc Trí trụ trì chùa Thiên Trúc
được ghi chép lại một cách rõ ràng nhất. Theo như ghi chép: “Ngài là đời
thứ 15 theo dòng Hồng Phúc – Hòe Nhai. Ngài sinh ra năm 1917 tại làng
Phương Viên, tổng Thượng Ốc, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
Nay là thôn Phương Viên, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Năm 1973 ngài được cố Hòa Thượng Đức đệ nhất pháp chủ Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tiếp độ cho xuất gia. Đến năm 1974 ngài thụ nhất dạ thông tam đàn.
Năm 1985 ngài được sư phụ cho về chùa Thiên Trúc trông nom và trụ trì cho
đến tận năm 2014 ngài đã thâu thần thị tịch, trụ thế 97 năm”.
Hiện tại tại chùa Thiên Trúc đang được trụ trì bởi Thượng tọa Thích Quảng
Tĩnh, đệ tử thứ 3 của cố hòa thượng Thích Phúc Trí. Sư thầy đang tham gia sinh
hoạt giáo hội, đồng thời cũng đang giữ chức Trưởng ban trị sự Phật giáo quận
Nam Từ Liêm, trưởng ban tổ chức của Hạ trường Tổ đình Thiên Trúc – chùa Mễ
Trì Thượng.
III. Kiến trúc:
Chùa Thiên Trúc là một ngôi chùa có lối kiến trúc đẹp, khi mới được xây
dựng mang đặc điểm thời Lê – Mạc. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo ngày
nay mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời nhà Nguyễn với khuôn viên khá
rộng rãi có rất nhiều cây cổ thụ và cây cảnh.
Tổng quan chùa có các khu như tam quan, tòa tiền đường, thượng điện, tích
thiện am, nhà khách, phủ thờ, hậu đường, khu vườn tháp, giếng tròn, miếu thờ,
hai hành lang chạy dọc hai bên sân sau và khu hậu đường. Hành lang 7 gian,
kiểu “đầu hồi bít đốc”, “vì kèo quá giang”. Ngoài ra, chùa còn có nhà Tổ và nhà
Mẫu, phía sau nhà Tổ là giảng đường nơi trụ trì giảng kinh thuyết pháp, cũng là
nơi sinh hoạt của các đạo tràng Phật tử. Chùa xây dựng nhiều khu, tất cả quây
lại thành hình chữ quốc 国, theo lối kiến trúc “Nội công, ngoại quốc”. Các mảng
kiến trúc gỗ của chùa trang trí rất đơn giản, chủ yếu được bào trơn và đóng bén.
Trước kia, chùa tuy không đồ sộ nhưng về tổng thể lại rất hài hòa với cảnh quan
bao gồm ao đầm, lũy tre và đồng ruộng xung quanh. Ngày nay, theo thời đại
công nghiệp hóa hiện đại hóa, cảnh xưa cũng không còn mà bị thay thế bằng khu
dân cư, tòa nhà và đại lộ.
1. Tam quan:
Tòa tam quan chùa có 3 cửa, cao 2 tầng với kiến trúc độc đáo, tương đối
giống kiến trúc tam quan chùa Bát Tháp tọa lạc tại Ba Đình – Hà Nội. Phía trên
gác phụ có treo chuông và khánh.
2. Phương đình.
Tiếp đến là phương đình gồm có 2 tầng, 8 mái trụ trên, 16 cột đá làm trụ
đỡ tầng mái và xung quanh là hồ nước nhỏ thả cá, đi lên phương đình bằng hai
cây cầu nhỏ bằng đá.

3. Tam Bảo:
Tòa tiền đường gồm 5 gian, cửa bức bàn, đầu hồi bít đốc. Phía trước có 2
lớp mái để ánh sáng tự nhiên lọt vào thượng điện qua khoảng trống giữa những
bức hoành phi chữ Hán đặt ngang; bộ vì kèo làm theo kiểu “chồng giường, trốn
cột, quá giang”. Tòa thượng điện sâu 4 gian, bộ khung kiểu “chồng giường thưa,
trốn cột”, kết nối với tiền đường thành hình chuôi vồ.
4. Nhà khách:
Nhà khách của chùa với 18 gian kéo dài từ tả môn cho đến hết đầu hồi nhà
Tổ, bắt vần vào nhà giảng phía sau. Với cách thiết kế phía trước là hành lang
kéo dài, phía sau là phòng ở phục vụ cho Tăng chúng sinh hoạt.

5. Nhà Mẫu:
Nhà mẫu mang kiến trúc “nội công, ngoại quốc” với tổng số hơn 20 gian
thờ. Là nơi thờ Tam tòa thánh Mẫu và những vị thánh trong dòng Tứ phủ.
6. Nhà Tổ:
Nhà tổ của chùa được thiết kế theo hình chữ nhị (二) với tiền đường là 7
gian và hậu cung là 3 gian. Hai bên tiền đường và hậu cung đều có phòng ở của
thầy trụ trì và Tăng chúng.

6. Nhà giảng:
Nhà giảng nằm phía sau nhà Tổ, với gần 20 gian kép. Được làm theo lối
kiến trúc 8 mái, thông thoáng. Ngoài là nơi giảng kinh thuyết pháp, sinh hoạt
đạo tràng, đây cũng là nơi diễn ra các lớp học chữ Hán do Nhân Mỹ Học Đường
tổ chức giảng dạy.
IV. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tam Bảo.
1. Sơ lược về hệ thống bài trí tượng pháp tại Tam Bảo:
Tam Bảo chùa Thiên Trúc được thiết kế với 9 gian thờ tự. Bao gồm 5 gian
tiền đường và 4 gian hậu cung. Chùa lưu giữ được 33 pho tượng Phật, chủ yếu
đó là những tác phẩm mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19; ngoài ra có một số
ít pho tượng cổ hơn với niên đại từ cuối thời Lê (thế kỷ 18). Các tượng Phật
được tạo tác với dáng vẻ và đường nét thanh thoát, đáng chú ý là ba pho Tam
Thế và bộ Di Đà Tam Tôn.
Hệ thống tượng pháp Tam Bảo chùa được thờ tự theo sơ đồ:

佛世三
音觀子送 音觀眼千手千
薩菩至勢 佛陀彌 薩菩音觀

者尊難阿 佛尼牟迦釋 者尊葉迦

薩菩勒彌 薩菩提準 薩菩山雪

薩菩賢普 座龍九 薩菩殊文

天釋帝 天王梵
賢聖德 翁主德

法護右 聖三嚴華 法護左

十 十
殿 殿
閻 閻
王 王

門正
2. Danh sách tôn tượng được bày trí tại Tam Bảo:
a. Hậu cung:
* Phía chính giữa, trên cùng nơi cao nhất là bộ tượng Tam Thế Phật bao gồm có:
+ Quá khứ Phật. (Giữa)
+ Hiện tại Phật. (Trái)
+ Vị lai Phật. (Phải)
* Tại tầng thứ hai từ trên xuống là bộ tượng Tây phương Tam Thánh bao gồm có:
+ Di Đà Phật. (Giữa)
+ Quán Âm Bồ Tát. (Trái)
+ Thế Chí Bồ Tát. (Phải)
* Tại tầng thứ ba từ trên xuống là bộ tượng Thích Ca Tam Tôn bao gồm có:
+ Thích Ca Mâu Ni Phật. (Giữa)
+ Ca Diếp Tôn Giả. (Trái)
+ A Nan Tôn Giả. (Phải)
* Tại tầng thứ tư từ trên xuống là ba vị Bồ Tát bao gồm:
+ Chuẩn Đề Bồ Tát. (Giữa)
+ Tuyết Sơn Bồ Tát. (Trái)
+ Di Lặc Bồ Tát. (Phải)
* Tại tầng thứ năm từ trên xuống là bộ tượng bao gồm:
+ Cửu Long Tòa – Thích Ca đản sinh. (Giữa)
+ Văn Thù Bồ Tát. (Trái)
+ Phổ Hiền Bồ Tát. (Phải)
* Tầng thứ 6 là bộ tượng nhị vị:
+ Phạm Vương Thiên. (Trái)
+ Đế Thích Thiên. (Phải)
* Bên trái hâu cung là tượng:
+ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm.
* Bên phải hậu cung là tượng:
+ Tống Tử Quan Âm.
b. Tiền đường:
* Chính giữa tiền đường thờ bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh bao gồm:
+ Tỳ Lô Giá Na Phật. (Giữa)
+ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (Trái)
+ Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (Phải)
- Bên Trái:
* Bên trái tiền đường là tượng:
+ Khuyến Thiện Hộ Pháp.
* Bên trái liền kề với Khuyến Thiện Hộ Pháp là bộ tượng:
+ Đức Chúa Ông - Cấp Cô Độc. (Giữa)
+ Võ Tướng. (Trái)
+ Văn Quan. (Phải)
* Bên trái bộ tượng phù điêu đắp nổi hướng mặt vào trung tâm tiền đường bao gồm:
+ Đệ nhất điện: Tần Quảng Minh Vương.
+ Đệ nhị điện: Sở Giang Minh Vương.
+ Đệ tam điện: Tống Đế Minh Vương.
+ Đệ tứ điện: Ngũ Quan Minh Vương.
+ Đệ ngũ điện: Diêm La Minh Vương.
- Bên phải:
* Bên phải tiền đường là tượng:
+ Trừng Ác Hộ Pháp.
* Bên phải liền kề với Trừng Ác Hộ Pháp là bộ tượng:
+ Đức Thánh Hiền - A Nan Tôn Giả. (Giữa)
+ Hộ Pháp Vi Đà. (Trái)
+ Tiêu Diện Đại Sỹ. (Phải)
* Bên phải bộ tượng phù điêu đắp nổi hướng mặt vào trung tâm tiền đường bao gồm:
+ Đệ lục điện: Biến Thành Minh Vương.
+ Đệ thất điện: Thái Sơn Minh Vương.
+ Đệ bát điện: Bình Chính Minh Vương.
+ Đệ cửu điện: Đô Thị Minh Vương.
+ Đệ thập điện: Chuyển Luân Minh Vương.
3. Một số hình ảnh về tôn tượng và cách bày trí các tôn tượng tại Tam Bảo:
* Hệ thống tượng pháp bài trí tại hậu cung Tam Bảo.
Tượng pháp tại ba gian hậu cung Tam bảo
Tống Tử Quan Âm
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm
* Hệ thống tượng pháp bài trí tại tiền đường TamBảo:
Chính giữa tiền đường Tam bảo
Đức Thánh Hiền
Đức Chúa Ông
Trừng Ác Hộ Pháp
Khuyến Thiện Hộ Pháp
Thập Điện Diêm Vương
4. Một số hình ảnh tách rời về hệ thống thờ tự tại Tam Bảo:

Vị Lai Chư Phật Quá Khứ Chư Phật Hiện Tại Chư Phật

Đại Thế Chí Bồ Tát A Di Đà Phật Quán Thế Âm Bồ Tát

A Nan Tôn Giả Thích Ca Mâu Ni Phật Ca Diếp Tôn Giả


Di Lặc Bồ Tát Tuyết Sơn Bồ Tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Cửu Long Tòa Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Đế Thích Thiên Phạm Vương Thiên


Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Tỳ Lô Giá Na Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Quan Đức Chúa Ông Võ Tướng

Tiêu Diện Đại Sỹ A Nan Tôn Giả Hộ Pháp Vi Đà


V. Hệ thống bài trí tượng pháp tại Tổ đường.
Nhà Tổ được bài trí thờ tự tại hậu cung phía sau. Với 3 ban thờ và 9 pho
tượng. Trong đó có 1 pho tượng là Tây thiên đông độ Bồ Đề Đạt Ma Tổ sư và 8
pho tượng là chư vị Tổ sư trải qua các đời. Đặc biệt tại ngôi tổ đường chùa
Thiên Trúc có thờ Đức đệ Nhất pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hòa
thượng Thích thượng Đức hạ Nhuận. Sau đây là một số hình ảnh về các ban thờ
tại Tổ đường:
Lịch đại Tổ sư:
Tiền khai sáng Tổ sư:
Hậu khai sáng Tổ sư:
VI. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tam Bảo.
Hoành phi, câu đối là một trong những đồ vật không thể thiếu trong
các công trình, kiến trúc tâm linh. Nó thể hện giáo lí, tư tưởng sâu sắc và
đồng thời cũng là minh chứng rõ ràng cho lịch sử. Chúng ta có thể dễ ràng
bắt gặp nó ở khắp mọi nơi như: Chùa, Đình, Am, Miếu, Điện hay thậm chí
là ở cả tư gia. Chùa Thiên Trúc được biết đến là một ngôi chùa với một hệ
thống Hoành phi, câu đối khá đa dạng cả về số lượng cũng như về các thể
chữ Hán. Chùa có rất nhiều bức Hoành phi, câu đối được chế tác vào
những năm cuối thế kỉ 19, đầu của thế kỉ 20 và một số được tân tạo sau
này. Tam Bảo chùa là nơi có số lượng hoành phi câu đối nhiều nhất, với
tổng số 26 bức Hoành phi và 15 đôi Câu đối chiếm đến 30% số lượng
Hoành phi, Câu đối tại chùa.
1. Hậu cung:

龍天獻瑞
Long Thiên Hiến Thụy

諸佛法報應化身相用多多原體一
Chư Phật Pháp Báo Ứng Hóa Thân Tướng Dụng Đa Đa Nguyên Thể Nhất

十方過現未來世者空別別法中圓
Thập Phương Quá Hiện Vị Lai Thế Giả Không Biệt Biệt Pháp Trung Viên

三寶慈尊
Tam Bảo Từ Tôn

法王堪忍界中慶喜多聞無礙辯
Pháp Vương Kham Nhẫn Giới Trung Khánh Hỷ Đa Văn Vô Ngại Biện

教主靈山會上飲光微笑一乘機
Giáo Chủ Linh Sơn Hội Thượng Ẩm Quang Vi Tiếu Nhất Thừa Cơ
天竺古寺
Thiên Trúc Cổ Tự

雪嶺悟真如萬古禪心天上日
Tuyết Lĩnh Ngộ Chân Như Vạn Cổ Thiền Tâm Thiên Thượng Nhật

皇宮呈聖瑞天秋梵宇法中王
Hoàng Cung Trình Thánh Thụy Thiên Thu Phạm Vũ Pháp Trung Vương

琉璃寶殿
Lưu Li Bảo Điện

纔熱五分香瑞氣氤氳騰宇宙
Tài Nhiệt Ngũ Phận Hương Thụy Khí Nhân Huân Đằng Vũ Trụ

弘宣三藏教法音演暢利人天
Hoằng Tuyên Tam Tạng Giáo Pháp Âm Diễn Sướng Lợi Nhân Thiên
2. Tiền đường Tam Bảo:

天人師
Thiên Nhân Sư

妙典演三乘普願上根人下根人齊臨聽法
Diệu Điển Diễn Tam Thừa Phổ Nguyện Thượng Căn Nhân Hạ Căn Nhân Tề Lâm Thính Pháp

真言傳六字欲求今生果來生果互早皈依
Chân Ngôn Truyền Lục Tự Dục Cầu Kim Sinh Quả Lai Sinh Quả Hỗ Tảo Quy Y

示權法
Thị Quyền Pháp

顯心珠
Hiển Tâm Châu

欲求超苦海渡迷川世界三天無浩劫
Dục Cầu Siêu Khổ Hải Độ Mê Xuyên Thế Giới Tam Thiên Vô Hạo Kiếp

安得祛邪 途歸正路法門不二有真修
An Đắc Khư Tà Đồ Mê Quy Chính Lộ Pháp Môn Bất Nhị Hữu Chân Tu

功莫測
Công Mạc Trắc

龍德正中職掌伽藍真宰
Long Đức Chính Trung Chức Chưởng Già Lam Chân Tể

神權特重公同文武參知
Thần Quyền Đặc Trọng Công Đồng Văn Võ Sam Tri
德無私
Đức Vô Tư

八難三途仗慈光而解脱
Bát Nạn Tam Đồ Trượng Từ Quang Nhi Giải Thoát

四生十類馮佛法以超昇
Tứ Sinh Thập Loại Bằng Phật Pháp Dĩ Siêu Thăng

運神基
Vận Thần Cơ

弘聖法
Hoằng Thánh Pháp

真主宰於伽藍劻護神功城府萬三長壽嶽
Chân Chúa Tể Ư Già Lam Khuông Hộ Thần Công Thành Phủ Vạn Tam Trường Thọ Nhạc

流多聞于法海汪涵德水類生四六沐恩波
Lưu Đa Văn Vu Pháp Hải Uông Hàm Đức Thủy Loại Sinh Tứ Lục Mộc Ân Ba

福慧莊嚴
Phúc Tuệ Trang Nghiêm

色相本空廣念忘來渾是佛
Sắc Tướng Bản Không Vong Lai Hồn Thị Phật

菩提無果善根培處即為因
Bồ Đề Vô Quả Thiện Căn Bồi Xứ Tức Vi Nhân
懲逸志
Trừng Dật Chí

發善心
Phát Thiện Tâm

大智眼圓明天上人間開暗昧
Đại Trí Nhãn Viên Minh Thiên Thượng Nhân Gian Khai Ám Muội

妙行門廣大此方他界作傳持
Diệu Hạnh Môn Quảng Đại Thử Phương Tha Giới Tác Truyền Trì

慈風普扇
Từ Phong Phổ Phiến

氣霜秋肅
Khí Sương Thu Túc

明心見性作準繩不足色含造化
Minh Tâm Kiến Tính Tác Chuẩn Thằng Bất Túc Sắc Hàm Tạo Hóa

大海彌山為筆墨曷能稱讚導師
Đại Hải Di Sơn Vi Bút Mặc Hạt Năng Xưng Tán Đạo Sư

別善惡
Biệt Thiện Ác

判陰陽
Phán Âm Dương
3. Hành lang Tam Bảo:

大雄御寓
Đại Hùng Ngự Ngụ

翠柳拂開金世界
Thúy Liễu Phất Khai Kim Thế Giới

紅蓮湧出玉樓臺
Hồng Liên Dũng Xuất Ngọc Lâu Đài

法身常住
Pháp Thân Thường Trụ

名重聖賢留古刹
Danh Trọng Thánh Hiền Lưu Cổ Sái

位高真宰護伽藍
Vị Cao Chân Tể Hộ Già Lam

金繩覺路
Kim Thằng Giác Lộ

寶筏迷川
Bảo Phiệt Mê Xuyên

寂墨聖賢皆自古
Tịch Mặc Thánh Hiền Giai Tự Cổ

權衡善惡妙無言
Quyền Hành Thiện Ác Diệu Vô Ngôn
氣高星漢
Khí Cao Tinh Hán

威肅風雲
Uy Túc Phong Vân

龍德正中
Long Đức Chính Trung

佛法大海
Phật Pháp Đại Hải
4. Một số hình ảnh về Hoành phi, câu đối tại Tam Bảo:

Hoành phi – Câu đối Tiền Đường Tam Bảo


Hoành phi – Câu đối Ban Đức Thánh Hiền
Hoành phi – Câu đối Ban Đức Chúa Ông
a. Hoành Phi:

Long Thiên Hiến Thụy

Tam Bảo Từ Tôn

Thiên Trúc Cổ Tự
Thiên Nhân Sư

Công Mạc Trắc

Đức Vô Tư

Phúc Tuệ Trang Nghiêm


Trừng Dật Chí

Phát Thiện Tâm

Từ Phong Phổ Phiến

Khí Sương Thu Túc


Hoằng Thánh Pháp

Vận Thần Cơ

Biệt Thiện Ác

Phán Âm Dương
b. Câu đối:
VII. Hệ thống Hoành phi – Câu đối tại Tổ đường.
Ngôi Tổ đường chùa Thiên Trúc có tổng số có 24 bức hoành phi và 13 đôi
câu đối với nhiều thể chữ khác nhau. Bao gồm hậu cung, tiền đường và phía trên
cửa nơi hành lang của Tổ đường.
1. Hậu cung:
* Hậu cung có 3 bức hoành phi và hai đôi câu đối. Đặc biệt có một đôi câu đối
cổ sử dụng hai địa danh: Thiên Trúc (tức chùa Thiên Túc) và Anh Sơn (tức là
tên gọi của ngôi đình làng). Trong câu đối cũng khéo léo lấy cách đối để ghép
thành địa danh “Mễ Trì”.
a. Chính ban:

祖印重光
Tổ Ấn Trùng Quang

憐憫群生昏衢燃巨燭
Lân Mẫn Quần Sinh Hôn Cù Nhiên Cự Chúc

淵通三昧苦海渡慈航
Uyên Thông Tam Muội Khổ Hải Độ Từ Hàng

b. Tả ban + Hữu ban:

大道無極
Đại Đạo Vô Cực

濟度人師
Tế Độ Nhân Sư

天竺迦藍花米真言傳妙法
Thiên Trúc Già Lam Hoa Mễ Chân Ngôn Truyền Diệu Pháp

英山勝景蓮池海會振禪宗
Anh Sơn Thắng Cảnh Liên Trì Hải Hội Trấn Thiền Tông
2. Tiền đường: Tiền đường gồm có 15 bức hoành Phi và 8 đôi câu đối:

和尚家風
Hòa Thượng Gia Phong

教奉覺皇承繼傳持弘正法
Giáo Phụng Giác Hoàng Thừa Kế Truyền Trì Hoằng Chính Pháp

跡留梵刹白緇瞻仰樹高天
Tích Lưu Phạm Sái Bạch Truy Chiêm Ngưỡng Thụ Cao Thiên

諸惡莫作
Chư Ác Mạc Tác

眾善奉行
Chúng Thiện Phụng Hành

時教紀綱經律論真三昧海
Thời Giáo Kỉ Cương Kinh Luật Luận Chân Tam Muội Hải

大科開合聞思修第一義天
Đại KHoa Khai Hợp Văn Tư Tu Đệ Nhất Nghĩa Thiên

常樂我淨
Thường Lạc Ngã Tịnh

歷代傳燈禪教律人天眼目
Lịch Đại Truyền Đăng Thiền Giáo Luật Nhân Thiên Nhãn Mục

大千繼攝信願行佛法棟樑
Đại Thiên Kế Nhiếp Tín Nguyện Hạnh Phật Pháp Đống Lương
洞源清潔
Đỗng Nguyên Thanh Khiết

漕派汪洋
Tào Phái Uông Dương

生非滅非不變隨緣無礙辯
Sinh Phi Diệt Phi Bất Biến Tùy Duyên Vô Ngại Biện

色即空即圓融行布一乘機
Sắc Tức Không Tức Viên Dung Hành Bá Nhất Thừa Cơ

三有齊思
Tam Hữu Tề Tư

靜寂圓通道本虛無中出現
Tĩnh Tịch Viên Thông Đạo Bản Hư Vô Trung Xuất Hiện

慈悲廣大心含覆載內參生
Từ Bi Quảng Đại Tâm Hàm Phú Tái Nội Tham Sinh

四恩總報
Tứ Ân Tổng Báo

風扇南天到處怡融和盡在
Phong Phiến Nam Thiên Đáo Xứ Di Dong Hòa Tận Tại

雲垂西極有緣遍覆利無邊
Vân Thùy Tây Cực Hữu Duyên Biến Phú Lợi Vô Biên
不異西方
Bất Dị Tây Phương

寶閣如來功德佛
Bảo Các Như Lai Công Đức Phật

慈航普渡夢迷人
Từ Hàng Phổ Độ Mộng Mê Nhân

即心即佛
Tức Tâm Tức Phật

是色是空
Thị Sắc Thị Không

慈悲在念皈衣佛
Từ Bi Tại Niệm Quy Y Phật

方便隨緣濟度人
Phương Tiện Tùy Duyên Tế Độ Nhân

禪門鼎盛
Thiền Môn Đỉnh Thịnh

海眾安和
Hải Chúng An Hòa
敷言是訓
Phu Ngôn Thị Huấn

順德者昌
Thuận Đức Giả Xương
3. Hành lang:
Hành lang ngôi Tổ đường gồm có 7 bức Hoành phi và 2 đôi câu đối:

如是如是
Như Thị Như Thị

梵唄真經衣缽一門傳妙諦
Phạm Bối Chân Kinh Y Bát Thức Môn Truyền Diệu Đế

清高貴像伽藍千載仰餘輝
Thanh Cao Quý Tượng Già Lam Thiên Tải Ngưỡng Dư Huy

優缽花開
Ưu Bát Hoa Khai

逍遙覺岸
Tiêu Giao Giác Ngạn

續命傳燈祖道弘開斯法印
Tục Mệnh Truyền Đăng Hoằng Khai Kì Pháp Ấn

開來繼往師生傳受此心燈
Khai Lai Kế Vãng Sư Sinh Truyền Thụ Thử Tâm Đăng

高超獨覺
Cao Siêu Độc Giác

與佛隨緣 Dữ Phật Tùy Duyên


塵外遠
Trần Ngoại Viễn

坐中安
Tọa Trung An
4. Một số hình ảnh về Hoành phi, câu đối tại Tổ đường:

Hoành phi – Câu Đối Tiền đường nhà Tổ


Hoành phi – Câu đối gian thờ Tiền khai sáng Tổ sư
Hoành phi – Câu đối gian thờ Hậu khai sáng Tổ sư
a. Hoành phi.

Tổ Ấn Trùng Quang

Tế Độ Nhân Sư

Đại Đạo Vô Cực


Hòa Thượng Gia Phong

Thường Lạc Ngã Tịnh

Chư Ác Mạc Tác

Chúng Thiện Phụng Hành


Đỗng Nguyên Thanh Khiết

Tào Phái Uông Dương

Bất Dị Tây Phương


b. Câu đối:
VIII. Tổng kết:
Chùa Thiên Trúc là một ngôi chùa có niên đại lịch sử lâu đời gắn liền với
Thiền sư Quang Lư (Tức thiền sư Quang Lộ Thích Đường) mà dân gian vẫn gọi
là Tổ Quạ. Qua môn học “Lịch sử Đức Phật và Thánh chúng” chúng con có cơ
hội tìm hiểu sâu sa hơn về cách bày trí và ý nghĩa trong cách thờ tự các tôn
tượng trong hệ thống chùa Việt nói chung và chính ngôi chùa chúng con đang tu
tập nói riêng. Qua bài Tiểu Luận này một lần nữa chúng con có cơ hội để hiểu
biết rõ ràng hơn về ngôi chùa chúng con đang tu tập. Đồng thời qua đó chúng
con cũng thấy được những giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần to lớn của
chư Tổ, các bậc tiền nhân đã cống hiến và xây dựng để cho ngôi già lam hưng
thịnh như bây giờ. Chúng con tự nghĩ rằng: “Cuộc sống sau này ngày một phát
triển, chùa cảnh có thể khang trang hơn, tượng pháp có thể to và tố hảo hơn.
Nhưng không thể có được hai chữ “Cổ kính” nếu chúng ta không biết giữ gìn.
Những bức tượng, những, bức Hoành phi – Câu đối, cửa võng, án gian… là
những dấu vết cho một thủa vàng son của các bậc Tổ sư, các bậc tiền nhân.
Nghiên cứu, khảo tả, tìm hiểu thôi chưa đủ. Chúng ta cần phải giữ gìn, bảo tồn
và tôn vinh những nét cổ kính vô giá đó”. Để giữ mãi ngôi chùa như câu thơ từ
xưa của ông cha ta:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”

You might also like