You are on page 1of 5

1.

ĐỀN TRẦN
- khu di tích đền Trần nằm ở sát quốc lộ 10 thuộc đường Trần Thừa
(phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định). 
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (đền
Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền,
phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam
môn (cổng chính phía nam) và Trần Miếu (Miếu thờ nhà Trần).
Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là
khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa,
phía Đông là đền Cố Trạch.

Cả ba đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa
tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền
đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

 Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí


trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây
trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà
trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi
các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Kiến trúc Đền
Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính
tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2
dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền
được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.

Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù
tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần. Chính tẩm
thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương
(kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.

 Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di


tích Đền Trần Nam Định. Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín
của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế
Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4 người con
trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha
mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con
dâu, con gái và con rể.

Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần Hưng
Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương Hán Siêu,
Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian hữu vu đặt bài vị các
võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

 Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa nằm ở mặt phía Tây của khu di tích Đền Trần. Đền
được xây dựng mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các
hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong
đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được đúc bằng đồng của 14 hoàng đế
nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt
ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian
hữu vu thờ các quan võ.

 Lễ hội đền Trần


Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn,
đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút
đông đảo người dân địa phương cùng du khách thập phương về dự, tri ân
công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.

- Lễ hội Khai Ấn Đền Trần Nam Định được tổ


chức vào dịp đầu xuân hằng năm nhằm bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng
nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ
công lao to lớn của Vương triều nhà Trần đã có
công dựng nước khai sông.
- Lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào đêm 14 rạng
sáng ngày 15 tháng Giêng. Tuy thời gian diễn ra
muộn nhưng vẫn thu hút một lượng lớn người
dân, phật tử về chiêm bái. Lễ khai ấn được diễn
ra với 3 nghi thức: Dâng hương, rước kiệu ấn và
khai ấn tại Tiên Miếu nhà Trần (phủ Thiên
Trường).
 Cách bảo tồn và phát huy giá trị
- Nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về di tích
và lễ hội đền Trần
-Đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán
bộ văn hóa tại di tích
- Tổ chức cách lễ hội tr thống
- Kết hợp chặt chẽ công tác quản lí lễ hội của nhà nước và địa
phương

2. CỘT CỜ
-Cột cờ Nam Định nằm trên đường Tô Hiệu thuộc phường Ngô Quyền
- TP Nam Định. Thời xưa, Cột cờ Nam Định còn gọi là kỳ đài. Đây là một
trong bốn cột cờ được xây dựng vào đầu thời Nguyễn.

Cột cờ Nam Định ngày nay gồm ba phần chính là chân đế (phần bệ),
thân cột (thân dài) và vọng canh (vọng lâu). Cột cờ Nam Định cao 23,84m;
nằm ở phía nam Thành cổ, cách đình Vọng Cung (nay là chùa Vọng Cung)
khoảng 100m. Sân Cột cờ xưa được xây thành sân hành lễ, hình vuông,
có hàng lan can ở bốn cạnh. Phía nam đặt hai khẩu súng thần công. Phía
đông có lư hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp để bảo vệ Cột cờ - Thành cổ vào các năm 1873 và 1883.

-ĐẶC ĐIỂM : Chân đế Cột cờ gồm hai bệ hình vuông. Bệ trên thu nhỏ lại
so với bệ dưới. Xung quanh phía ngoài của hai mặt bệ đều xây lan can. Bệ
dưới mỗi cạnh dài 16,33m; cao 2,40m. Từ bệ dưới lên bệ trên đều có bậc
lên xuống. Trong thân cột cờ có cầu thang xoáy trôn ốc, gồm 54 bậc đi lên
vọng canh, được chiếu sáng bằng 32 ô cửa sổ hình hoa thị của tám mặt
thân cột cờ. Phần vọng canh xây hình trụ tròn có hàng lan can, 4 cửa vòm
và 8 ô cửa sổ nhỏ. Từ mặt vọng canh có thang sắt nhỏ lên đỉnh Cột cờ.

-Cột cờ Thành Nam gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Ngày
27/3/1883, tàu chiến của Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong Thành. Tại
cột cờ, ở độ cao 11m, về phía Nam còn một vết đạn cắm sâu vào 4cm,
đường kính 6cm. Thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ, Đảng viên vẫn
lấy Cột cờ làm nơi liên lạc và sinh hoạt để bàn kế chỉ đạo phong trào. Năm
1967, Nam Định bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Đỉnh Cột cờ là nơi tổ
quan sát máy bay do đồng chí La Vĩnh Hào - tự vệ nhà máy Dệt chỉ huy
làm nhiệm vụ viễn tiêu.

- Ngày 11-6-1972, máy bay Mỹ lao vào đánh phá thành phố Dệt. Vào hồi
10 giờ 10 phút sáng, chúng đã bắn rocket và ném bom trúng vào khu vực
Cột cờ làm sập toàn bộ công trình kiến trúc cổ kính này. Năm 1997, kỷ
niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố Nam Định, Cột cờ đã được phục
dựng lại nguyên dạng.

- Gần hai thế kỷ qua, cột cờ Thành Nam đã chứng kiến nhiều sự kiện
lịch sử, sự đổi thay của đất nước, quê hương. Đây là một công trình kiến
trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu
quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền,
độc lập, tự do của Tổ quốc Việt Nam. Hàng năm, nơi đây đón hàng trăm
đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và thắp hương tưởng
nhớ Bà chúa Cột cờ. Năm 1962, Cột cờ Nam Định đã được Bộ Văn hóa –
Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn
hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi


+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

You might also like