You are on page 1of 42

THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ

NHÓM 1 - A1K55
GIÁO VIÊN: CÔ LÊ THỊ LOAN

chôn bình yên


/

NINH BÌNH
LỊCH SỬ HĐTN
MỤC LỤC
1 KIẾN TRÚC,
ĐIÊU KHẮC
DI TÍCH, KIẾN TRÚC 5-6
2 GIỚI THIỆU
VĂN HOÁ
ẨM THỰC NINH BÌNH 19-23
NGHỆ THUẬT
ÂM NHẠC 24-27
KIẾN TRÚC CỐ ĐÔ 7-14
HOA LƯ VĂN HỌC 28-31

ĐIÊU KHẮC 15-17 BẢO TỒN VĂN HÓA


32
NINH BÌNH

3 CẢM NHẬN CỦA CHÚNG EM


33-39

3
KIẾN TRÚC

ĐIÊU KHẮC
4
H KIẾN TRÚC NGHỆ TH
I TÍC UẬT
D

Khu văn hóa tâm linh núi chùa


Bái Đính mới với 5 toà lớn hội tụ Đền vua
nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam
Đinh Tiên Hoàng
dọc theo sườn núi.

Khu văn hóa tâm linh Đền Vua Đinh Tiên Hoàng và
Đền Vua Lê Đại Hành là những
núi chùa Bái Đính
công trình kiến trúc nổi tiếng
với nghệ thuật chạm khắc đá.

5
| DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT

NHÀ THỜ PHÁT DIỆM


Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 9
nhà thờ có kiến trúc độc đáo kết
hợp hài hoà giữa truyền thống và
hiện đại được ví như kinh đô công
giáo của Việt Nam, là kỳ quan thiên
chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình.

TÂM LINH NHO GIÁO


Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích
Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng
Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long,
chùa Bái Đính, chùa Kim Ngân, chùa
Duyên Ninh, chùa Non Nước,...

CỔ VIÊN LẦU
Quần thể kiến trúc nhà cổ Cố
Viên Lầu với nhiều ngôi nhà cổ
đặc trưng ở đồng bằng Bắc Bộ.

6
KIẾN TRÚC CỐ
ĐÔ HOA LƯ
Trong lịch sử, khu vực này từng
là địa điểm đóng đô của 3 vương
triều (Đinh, Tiền Lê và Lý), với 6 vị
vua: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Toàn,
Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê
Long Đĩnh và Lý Thái Tổ…

Những dấu tích lịch sử -


văn hóa hiện còn tại khu
vực di tích rất phong phú
và đa dạng, bao gồm hệ
thống kiến trúc thờ tự,
tường thành, hoàng
thành, hang động và một
số công trình khác.

7
|Kiến trúc cố đô Hoa Lư

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng


Đền được dựng trên nền chính
điện của kinh đô Hoa Lư, có mặt
bằng kiến trúc dạng "nội công
ngoại quốc", với tổng diện tích
khoảng 3 mẫu Bắc bộ. Trước đền
có núi Mã Yên làm bình phong,
phía sau đền là dãy núi
Dù bao bọc, các kiến trúc thành
phần được bố trí đối xứng nhau
qua đường "dũng đạo". Kiến trúc
chính của đền gồm: Bắc môn,
nghi môn ngoại, nghi môn nội,
sân rồng, nhà Khải Thánh, tiền
đường, thiêu hương, hậu cung,
nhà bia, sân vườn…

Đền thờ Lê Đại Hành


Đền được dựng trên mặt bằng kiến
trúc hình chữ "Công", gồm các hạng
mục: tiền đường, thiêu hương và hậu
cung. Kiến trúc tiền đường gồm 5
gian, mang phong cách kiến trúc thời
Hậu Lê. Thiêu hương gồm 2 gian dọc,
dài 2,8m, rộng 6,15m, với các bộ vì
được làm theo kiểu "trụ chung kẻ góc",
hai bên vách bưng ván đố lụa, gian
giữa đặt ban thờ các quan. Hậu cung
gồm 5 gian, dài 14m, rộng 6m.
Gian giữa đặt tượng Lê Đại Hành, gian bên trái đặt tượng Thái hậu Dương Vân Nga, gian
bên phải đặt tượng Khải Minh Vương (Lê Long Đĩnh)… Ngoài ra, trong khu vực này còn
có một số hạng mục kiến trúc khác, như tam môn, từ vũ, nghi môn ngoại, nghi môn
nội, sân rồng, nhà vọng, hai nhà bia.

8
Đền thờ Thục Tiết
công chúa
Còn có tên gọi khác là đền Phất Kim hay phủ Bà Chúa Đền, thuộc địa
phận xóm Phật Đồng, thôn Yên Thượng, thờ Thục Tiết công chúa, con
gái của Đinh Tiên Hoàng. Đền thờ được dựng trên một thửa đất rộng
500m2, với mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm tiền bái (3 gian)
và hậu cung (1 gian, 2 dĩ).

9
Động nằm cách cửa Đông của
đền Đinh Tiên Hoàng khoảng
400m. Trong những năm cuối
đời, Thái hậu Dương Vân Nga
đã xuất gia, tu hành ở đây.
Dưới thời Lý, thiền sư Nguyễn
Minh Không cũng đã từng
tụng kinh, thuyết pháp trong
động này. Phần lớn khu vực
động Am Tiên nằm trong một
thung lũng ngập nước, được
bao bọc bởi những vách núi
đá. Cửa Động Am Tiên ở lưng
chừng núi, phải leo qua 205
bậc đá… mới vào đến Động.
Vì cửa động có hình giống
như miệng rồng, nên động
còn có tên gọi khác là hang

Chùa và động Rồng. Trong động có nhiều


nhũ đá, hình thù kỳ lạ, như
cây thóc, cây tiền, trái Phật

Am Tiên thủ, nụ hoa sen… Hiện tại,


hang chính của động Am
NINH BÌNH, VIỆT NAM Tiên vừa là chùa thờ Phật và
thiền sư Nguyễn Minh
Không, vừa là một ngôi đền
thờ các vị danh nhân, như
quan thi hành án và Thái
hậu Dương Vân Nga…
10
CHÙA NHẤT TRỤ

Chùa Nhất Trụ, còn có tên gọi khác là


chùa Một Cột. Tương truyền, chùa này
được khởi dựng từ thế kỷ X. Trong chùa
hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ
vật gắn với lịch sử hình thành và phát
triển của kinh đô Hoa Lư, nổi bật nhất là
cột kinh bằng đá, được dựng ở trước sân
chùa vào năm 995. Chùa được dựng trên
mặt bằng kiến trúc dạng chữ "Đinh",
quay hướng chính Tây, gồm các hạng
mục: chính điện, nhà tổ, phòng khách,
nhà ăn và tháp.

KIẾN TRÚC CỐ ĐÔ HOA LƯ


CHÙA NGẦN

Chùa còn có tên chữ là "Kim Ngân tự", tức


chùa Kim Ngân. Tương truyền, chùa được
dựng trên nền nhà kho của vua Đinh - vua
Lê. Hiện nay, chùa toạ lạc trên thửa đất
rộng 2000m2, ở giữa cánh đồng Ngần, bốn
bề là núi bao bọc, phía trước là hệ thống
ao, hồ tương đối rộng. Kiến trúc chùa
chính được dựng trên mặt bằng nền hình
"chữ Đinh". Các hạng mục kiến trúc của
chùa gồm: tiền đường, thượng điện và nhà
Tổ.

11
ĐÌNH YÊN TRẠCH

Đình thuộc làng Yên Trạch, xã Trường Yên, thờ Đinh Tiên Hoàng làm Thành hoàng làng.
Đình nằm trên khoảng đất rộng, cao ráo, quay hướng Đông Bắc, có mặt bằng nền hình
chữ "Công", gồm đại bái (5 gian), thiêu hương (1 gian), hậu cung (3 gian, 2 chái). Phía
trước đình là một hồ rộng, ba mặt còn lại có núi bao bọc, tạo thành thế tay ngai vô cùng
vững chãi.

PHỦ ĐÔNG VƯƠNG PHỦ KÌNH THIÊN

Phủ thuộc địa phận thôn Đông Thành, Phủ thờ Lê Thâu, con cả của Lê Đại
thờ Đông Thành Vương (Lê Ngân Hành. Phủ được dựng trên một khu
Tính), con thứ 2 của Lê Đại Hành. Phủ đất cao ráo, nằm về phía Đông Nam
quay hướng Tây Nam, mặt bằng kiến của xóm Đông, thôn Yên Thượng.
trúc hình chữ "Đinh", gồm tiền đường Phủ quay hướng Tây, quy mô khá
(3 gian, 2 chái) và hậu cung (1 gian). nhỏ, mặt bằng kiến trúc hình chữ
Phía trước phủ có một ngôi miếu nhỏ, "Đinh", gồm tiền đường (3 gian, 2
thờ Mẫu Liễu Hạnh. chái) và hậu cung (1 gian, 2 chái)

12
BIA CỬA ĐÔNG
Bia ghi lại dấu tích của con đường phía
Đông kinh đô Hoa Lư vào thế kỷ X. Bia
được chạm trên vách núi, mặt bia
quay hướng Đông Bắc, cao 95cm, rộng
40cm, xung quanh trang trí hoa văn
rất tinh tế. Di tích lịch sử và kiến trúc
nghệ thuật Cố đô Hoa Lư.

LĂNG VUA ĐINH


Lăng Đinh Tiên Hoàng được đặt ở
chính giữa đỉnh Mã Yên (gối Tây
Bắc hướng Đông Nam), bằng kết
cấu đá. Phần đầu của lăng xây
cuốn kiểu bình phong, phía trước
có nhà bia nhỏ, trong có bia đá,
dựng năm Minh Mệnh 21 (1840).
Lăng vua Lê Đại Hành ở chân núi
Mã Yên, khuôn viên khá rộng, kết
cấu gạch, xung quanh xây tường
hoa. Phần đầu lăng mộ tạo hình
cuốn thư, phía sau có bia đá,
dựng năm Minh Mệnh 21 (1840).

& LĂNG VUA LÊ

13
Hang muối
Tương truyền đây
là nơi cất giữ
muối, lương thực
của nhà Đinh.

Hang Quàn
Tương truyền đây là
nơi quàn thi hài
Đinh Tiên Hoàng.

14
|ĐIÊU KHẮC

LÀNG NGHỀ ĐÁ NINH VÂN |

15
LÀNG NGHỀ ĐÁ NINH VÂN
Làng nghề đá Ninh Vân thuộc xã Ninh
Vân, huyện Hoa Lư, là một làng nghề
chạm khắc đá nổi tiếng và độc đáo trong
và ngoài tỉnh Ninh Bình. Nói đến xã
Ninh Vân, huyện Hoa Lư, nhân dân cả
nước đều biết đến nghề cổ truyền chạm
khắc đá. Từ những hòn đá sù sì, qua bàn
tay của người thợ đã thành những tác
phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Sản phẩm
đá gồm các loại: tượng, chim thú, bể
cảnh, bia, thống, chậu hoa, bàn, ghế,
sập, hương án, ngai, cầu, cổng, ngưỡng
cửa, xà nhà... Tất cả đều được chạm
khắc tinh tế, sống động, đường nét tao
nhã, uyển chuyển, mềm mại, bởi đôi
bàn tay và khối óc của các nghệ nhân
Làng nghề đá Ninh Vân đã có khoảng 400
năm nay, để tạo nên tác phẩm "độc" đòi hỏi
người thợ phải có tay nghề, thích nghi tốt
với môi trường làm việc khắc nhiệt, luôn ở
ngoài trời chịu nắng, bụi và tiếng ồn.

16
LÀNG
LÀNG NGHỀ
NGHỀ ĐÁ
ĐÁ NINH
NINH VÂN
VÂN

a kia
cụ ca o n iê n kể lại, xư
Theo các n g v ớ i nghề làm
ã n ổ i ti ế
Ninh Vân đ n h và đền chùa

K in h th à
tượng đá cho a Đ in h (968 - 980)
ời cá c v u
Hoa Lư, từ th 9 ). T ín h đến ngày
80 - 10 0
và Tiền Lê (9 m ĩ nghệ Ninh
Vân
n g h ề đ á
nay thì làng h th à nh và phát
sử h ìn
cũng có lịch
năm.
triển cả ngàn

Dấu ấn đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng đá mĩ
nghệ Ninh Vân để lại trên những khối đá được chế tác
tinh xảo, ở những công trình nổi tiếng như: Nhà thờ đá
Phát Diệm, Lăng Khải Định, Lăng Bà Chúa Liễu, tượng đài
mẹ Suốt ở Quảng Bình, công trình tượng đài mười cô gái ở
ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), cụm tượng đài Bà mẹ Tổ quốc
ở TP Hồ Chí Minh… Ban đầu thợ chế tác đá làm các sản
phẩm đơn giản phục vụ mùa màng như cối giã, cối xay,
con lăn trục lúa… Dần dần, các sản phẩm được đa dạng
và phong phú hơn. Được chia thành nhóm sản phẩm
phục vụ đời sống hàng ngày, nhóm chạm khắc đá mỹ
nghệ và nhóm phục vụ nhu cầu tâm linh.

17
VĂN HOÁ

NINH BÌNH
18
ẨM THỰC
NINH BÌNH
19
Dê núi Ninh Bình
nem dê dê hấp

Được chăn thả bên trên những ngọn núi đá


nên thịt dê ở Ninh Bình vô cùng săn chắc và
dai nên du khách đến Ninh Bình nhất định
phải thử món ăn này một lần. Trong khi thịt
dê nướng dê ở đây còn được chế biến ra nhiều món ăn dê tái chanh
ngon với những cách chế biến không giống
nhau như làm thành nem dê, dê hấp, dê
nướng hay nổi tiếng nhất là dê tương gừng -
một món ăn cực kỳ giàu dinh dưỡng.

20
CÁ NƯỚNG RƠM
Một món ăn "hương
đồng cỏ nội" vào
mùa gặt Ninh Bình
khiến biết bao người
con đất cố đô say
đắm. Cái hương vị
mộc mạc nhưng
thắm đẫm tình quê
ấy đã đi sâu vào tâm
trí người con đất
Ninh Bình. Khắp
vùng quê Việt Nam,
mỗi nơi đều sở hữu
một đặc sản độc
nhất để khắc sâu
trong lòng người.

21
Xôi
trứng
kiến
Nhiều người nhầm tưởng rằng
những món ăn làm từ trứng kiến chỉ
có ở khu vực vùng núi phía Bắc mà
thôi nhưng ở ngay tại Ninh Bình
cũng có một món ăn đặc sản làm từ
trứng kiến với tên gọi xôi trứng kiến.
Trứng kiến Ninh Bình có nguồn gốc
từ vùng núi đá vôi Nho Quan. Người
dân mang trứng kiến non về, sau đó
rửa cho sạch rồi tẩm ướp gia vị, cuối
cùng là xào chín. Món ăn này kết hợp
với xôi, thêm hành khô thì hương vị
phải nói cực kỳ lạ miệng và hấp dẫn
vô cùng.
22
Chỉ mới vừa nghe đến tên món ăn thôi là đã dấy lên

Cua đồng
trong lòng du khách sự tưởng tượng về một hương vị
quê nhà đậm chất dân dã. Cua đồng được rang giòn
lên cùng với lá lốt. Tuy món ăn đặc sản Ninh Bình

rang lá lốt
này được chế biến khá đơn giản nhưng lại khiến du
khách ngẩn ngơ nhớ mãi bởi sự hấp dẫn của hương
vị và ý nghĩa mà loại nguyên liệu này mang lại. Cua
đồng rang lá lốt của vùng đất cố đô Hoa Lư đưa bạn
về một miền quê nghèo Việt Nam những năm tháng
xưa.

23
ÂM NHẠC

24
ÂM NHẠC

1. HÁT XẨM
Nghệ thuật hát Xẩm được hình thành bởi một hệ thống bài bản và âm
nhạc riêng biệt, đặc trưng. Với các nhạc cụ như đàn bầu, đàn nhị,
sênh sứa, trống mảnh, đàn hồ, trống cơm, thanh la, người nghệ
sĩ/nghệ nhân biểu diễn hát Xẩm tự thêm hoặc bớt các nhạc cụ cho
phù hợp với môi trường, hoàn cảnh và làn điệu biểu diễn.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, loại hình nghệ
thuật hát xẩm đang có nguy cơ bị thất truyền. Một trong những
nguyên nhân chính là các nghệ nhân hát xẩm ngày một vắng bóng.
Hiện tại chỉ có nghệ nhân - nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu ở xã Yên Phong,
huyện Yên Mô là còn có thể tự sáng tác, trình diễn nhạc cụ và biểu
diễn một cách nhuần nhuyễn. Nhưng cụ Hà Thị Cầu tuổi đã cao, khả
năng nhớ và hát các làn điệu xẩm không còn như xưa.

25
ÂM NHẠC
2. HÁT CHÈO
Nghệ thuật hát Xẩm
được hình thành bởi
một hệ thống bài bản và
âm nhạc riêng biệt, đặc
trưng. Với các nhạc cụ
như đàn bầu, đàn nhị,
sênh sứa, trống mảnh,
đàn hồ, trống cơm,
thanh la, người nghệ
sĩ/nghệ nhân biểu diễn
hát Xẩm tự thêm hoặc
bớt các nhạc cụ cho phù
hợp với môi trường,
hoàn cảnh và làn điệu
biểu diễn.
Tuy nhiên, trải qua
nhiều thăng trầm của
lịch sử, loại hình nghệ
thuật hát xẩm đang có
nguy cơ bị thất truyền.
Một trong những
nguyên nhân chính là
các nghệ nhân hát xẩm
ngày một vắng bóng.
Hiện tại chỉ có nghệ
nhân - nghệ sĩ ưu tú Hà
Thị Cầu ở xã Yên Phong,
huyện Yên Mô là còn có
thể tự sáng tác, trình
diễn nhạc cụ và biểu
diễn một cách nhuần
nhuyễn. Nhưng cụ Hà
Thị Cầu tuổi đã cao, khả
năng nhớ và hát các làn
điệu xẩm không còn
như xưa.

26
ÂM NHẠC

Đối với lọa hình nghệ thuật này sẽ có


những không gian trình diễn chính như:
hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát
cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia
(hát nhà tơ), hát thi và hát ca quán (hát
chơi). Ở mỗi không gian sẽ có cách thức
trình diễn khác nhau. Ca trù xưa được tổ
3. CA TRÙ chức chặt chẽ thành phường, giáo
Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu phường, do trùm phường và quản giáp cai
đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho quản. Ca trù có qui định về sự truyền
tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, nghề, cách học đàn, học hát, việc cho phép
phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, đào nương vào nghề (lễ mở xiêm áo), việc
tư tưởng, triết lý sống của người Việt. chọn đào nương đi hát thi…

27
VĂN HỌC NINH BÌNH

“Văn học khắc họa con người,


vùng đất ở những gì đẹp nhất,
kiêu hãnh nhất”
28
1. NHÀ THƠ VĂN LÊ
Nhà thơ Văn Lê tên thật là Lê Chí
Thuỵ, quê ở Gia Thanh,
Gia Viễn, Ninh Bình.

Ô
ng là hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng văn học: Giải A cuộc thi thơ
Hội Điện ảnh Việt Nam; Uỷ viên ban của tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt
Chấp hành , Phó Chủ tịch Hội đồng Nam (1975 - 1976); Giải A về văn học chiến
Thơ, Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh khóa tranh của Bộ Quốc phòng 5 năm (2009 -
4, Uỷ viên Hội đồng Thơ khoá 5; 6. 2014) cho tiểu thuyết "Phượng hoàng"; Giải
A thơ về đề tài Chiến tranh Cách mạng,
Văn Lê là cây bút đa năng, ngoài làm thơ ông
Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Phải
còn viết văn, viết kịch bản và đạo diễn phim.
lòng" năm 1994; Giải B (Không có giải A) về
Ông được phong Nghệ sĩ ưu tú của ngành
Văn học chiến tranh, Bộ Quốc phòng (2004
điện ảnh.
- 2009); Giải nhất Giải thưởng văn học
nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh 5 năm (2006 -
Tác phẩm chính đã xuất bản: Khoảng rừng có
2011) cho tiểu thuyết "Mùa hè giá buốt";
những ngôi sao (tiểu thuyết, năm 1985);
Giải B thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm
Chuyện một người du kích (truyện, năm
1984…
1980); Đồng chí Đại tá của tôi (truyện, năm
1981); Khoảng thời gian tôi biết (tập thơ, năm
1983); Bão đen (truyện, năm 1980); Những
ngày không yên tĩnh (truyện, ký năm 1978);
Mỹ nhân (tiểu thuyết, năm 2013);...
29
Giải tưởng văn học: Giải
thưởng Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1984 cho
tiểu thuyết Cuộc đời
bên ngoài. Tặng thưởng
cuộc thi tiểu thuyết
2002-2005 của Hội Nhà
văn Việt Nam cho tiểu
thuyết Trăm năm
thoáng chốc.

2J9

2. NHÀ VĂN VŨ HUY ANH


SINH NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1944 Ở
CHÍNH TÂM, KIM SƠN, NINH BÌNH.

T ác phẩm chính đã xuất bản: Mùa xuân về (tiểu


thuyết, 1979); Cuộc đời bên ngoài (tiểu thuyết, 1984);
Trái cấm vườn địa đàng (tiểu thuyết, 1986); Đường qua
Biển Đỏ (tiểu thuyết, 1988); Ai bắn Giáo hoàng (truyện
dài tư liệu, 1988); Bến lạ bờ xa (tiểu thuyết, 1989); Tìm
lại tình yêu (tiểu thuyết, 1990); Người đẹp trước nhà
(tiểu thuyết, 1992); Sa ngã (tiểu thuyết, 1992); Dang dở
(bộ tiểu thuyết chọn, 2000); Dòng sông cứ chảy (tập
truyện, 2001); Trăm năm thoáng chốc (tiểu thuyết,
2004).
Cuốn sách “Trái cấm vườn địa đàng”
30
3. Nguyễn Phan Quế Mai
Sinh năm 1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc
Liêu. Tốt nghiệp khoa truyền thông, đại học
Monash, Australia. Hiện làm tư vấn truyền
thông cho các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại khu
vực vùng Châu Á. Trưởng nhóm tình nguyện
Chắp Cánh Ước Mơ. Giải thưởng cuộc thi viết
“Chuyện đời tự kể” Báo Tuổi Trẻ năm 2007.
Tặng thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam về
những đóng góp xuất sắc cho Hội nghị Quốc
Tế giới thiệu Văn học Việt Nam. Tác giả của
hai tập thơ riêng: Trái Cấm (2008) và Cởi Gió
(2010). Đang dịch nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu
của các nhà thơ Việt Nam sang Anh ngữ.

31
ỒN VĂN HÓA
BẢO T
NINH BÌNH

Ninh Bình - vùng đất có nhiều danh lam Những năm qua, Hội VHNT đã tổ chức nhiều
thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa trại sáng tác nhằm khuyến khích, tạo cơ hội
để các nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh tham quan
truyền thống độc đáo, Hội VHNT đã tạo
và sáng tác các đề tài quảng bá hình ảnh Ninh
điều kiện tốt nhất cho các văn nghệ sĩ
Bình. Có thể thấy, các loại hình nghệ thuật
nguồn cảm hứng sáng tác, sáng tạo nên
như thơ, văn, nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc
những tác phẩm nhằm quảng bá hiệu quả đều có những tác phẩm nổi bật giới thiệu về
cho hình ảnh du lịch Ninh Bình. hình ảnh du lịch của Ninh Bình

Qua các tác phẩm VHNT của các văn nghệ


sỹ, vùng đất và con người Ninh Bình đã
được truyền tải một cách đầy nghệ thuật,
với nhiều góc cạnh khác nhau và được lan
tỏa sâu rộng ra nhiều địa phương trong cả
nước. Nhiều người dù chưa một lần đến
Ninh Bình nhưng qua các tác phẩm VHNT
cũng phần nào cảm nhận được vẻ đẹp
hoang sơ, độc đáo của thiên nhiên, sự đa
dạng, giàu có của các tài nguyên, những
trầm tích văn hóa của Ninh Bình và mong
muốn sẽ được "mục sở thị" vùng đất này.

32
CẢM NHẬN CỦA
CHÚNG EM VỀ
NINH BÌNH

33
Trong quá khứ, vùng đất Hoa Lư
Ninh Bình đã được lựa chọn làm thủ
đô của đất nước Đại Cồ Việt bởi vị
vua Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây đã
trải qua ba triều đại của các vương
triều Đinh, tiền Lê và khởi đầu triều
Lý, và vẫn giữ được những di sản
văn hóa - lịch sử quý giá suốt hàng
ngàn năm. Ngoài ra, Ninh Bình còn
sở hữu những danh lam thắng cảnh
tuyệt đẹp, thu hút du khách bởi sự
độc đáo và quyến rũ. Chúng em,
những học sinh khối 10 khóa 55
trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ đã
may mắn có một chuyến đi trải
nghiệm 2 ngày 1 đêm tại mảnh đất
này. Tuy đó chỉ là một khoảng thời
gian ngắn ngủi, nhưng trong lòng
chúng em còn vương vấn biết bao vẻ
đẹp nơi đây.

CẢM NHẬN
34
CẢM NHẬN
Đầu chuyến đi, chúng em đã đặt chân tới Sân Rồng làm lễ dâng hương và
nghe thuyết minh về khu di tích. Nhờ có sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình
của các thầy cô cũng như các anh chị hướng dẫn viên mà toàn bộ phần lễ
dâng hương của chúng em đã diễn ra tốt đẹp, suôn sẻ. Chúng em đã ngồi
xuống thư giãn, vừa ghi chú vừa lắng nghe những câu chuyện về lịch sử nơi
đây. Chúng em được nghe chuyện về vị “vua cờ lau” Đinh Tiên Hoàng, về đồng
“Thái Bình” – Thái Bình Hưng Bảo,… Ngay sau đó, đoàn chúng em đã di
chuyển sang Đền Vua Lê, được nghe thuyết minh về những di tích, hiện vật
thời Đinh – Tiền Lê. Chúng em đặc biệt ấn tượng với những chiếc Long Sàng –
những chiếc giường được chạm khắc tinh xảo hình rồng uốn lượn để vua
chúa nằm thời xưa. Đến thăm quần thể khu di tích đền Vua Đinh Tiên Hoàng,
chúng em đã hiểu thêm về truyền thống hào hùng bảo vệ và xây dựng mảnh
đất tổ tiên của cha ông cũng như vị trí địa lý đắc địa của mảnh đất địa linh
nhân kiệt. Những kiến trúc ghi lại dấu ấn lịch sử cũng đã tạo cho chúng em
một ấn tượng khó quên, từ cổng vào cho đến mái đình, cột đình. Bên cạnh đó,
được nghe về chiến công của vua thời xưa khiến chúng em cảm thấy tự hào
và yêu đất nước tươi đẹp của mình hơn. Cuối buổi sáng, chúng em được hoạt
động tự do tại Tuyệt Tình Cốc. Đi qua chiếc “đường hầm” lớn tối tăm, chúng
em đến với khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, có cả hồ nước, núi, đa dạng các
loại thực vật, và một cửa hàng để chúng em có thể dừng chân mua chút đồ
ăn, thức uống, quà lưu niệm. Tại đó, chúng em đã thuê xe đạp, xích lô đi dạo
vòng quanh hồ, cảm nhận từng làn gió thổi qua tóc, từng tia nắng trên đường
đi, thật sảng khoái sau một buổi sáng đi bộ. Đến trưa, chúng em đã ăn và nghỉ
ngơi tại khách sạn.

35
CẢM NHẬN

Vào buổi chiều, chúng em được khởi hành đến Vùng Chim Thung
Nham. Chúng em đã được tham quan Hang Bụt đầu tiên. Để vào Hang
Bụt, chúng em phải lên thuyền do người dân nơi đây lái, mỗi thuyền
chở 4 người, mặc áo phao đầy đủ. Hang Bụt bên trong rất tối, vì vậy
thuyền nào cũng được các bác lái thuyền trang bị từ 2-3 chiếc đèn soi.
Chúng em được nghe kể rằng Hang Bụt có tên gọi như vậy bởi trong
hang có hình tượng khối nhũ đá giống hình ảnh ông Bụt. Trong hang có
hệ thống măng nhũ vô cùng phát triển, chúng lấp la lấp lánh như kim
tuyến khi được soi đèn vào. Ngoài ra, Hang Bụt khá hẹp, với nơi rộng
nhất chỉ 30m, trong khoảng thời gian này nước lạnh hơn nên khi vào
trong Hang chúng em thấy rất mát mẻ.

36
CẢM NHẬN

Điểm dừng tiếp theo của chúng em là Động Tiên Cá. Đúng như cái tên, chúng em
phải đi xuống khá sâu mới đến được đây. Động Tiên Cá có một hệ thống thạch nhũ
đồ sộ, mang hình dáng kì lạ, khung cảnh như từ truyện cổ tích dưới ánh đèn tím
pha lẫn chút xanh, hồng. Trải qua hàng trăm triệu năm dưới bàn tay khéo léo của
mẹ thiên nhiên, động có những cấu trúc thạch nhũ tựa như một nàng tiên cá đang
say ngủ giữa vùng rừng núi Ninh Bình. Di chuyển trong Động Tiên Cá tương đối khó
khăn vì chúng em gần như khom lưng suốt dọc đường, nhưng để ngắm nhìn được
một hang động đẹp nhường này thì chút khó khăn cũng xứng đáng. Cuối cùng,
chúng em lại lên một chiếc thuyền lớn hơn để tham quan Thung Chim. Được trực
tiếp nhìn thấy những đàn chim bay đầy trời thực sự làm chúng em rung động với vẻ
đẹp của thiên nhiên, đất trời, tạo hóa. Chúng em cảm thấy thật yên bình khi được
đắm chìm vào những giây phút như thế này, chỉ ngắm nhìn, chiêm ngưỡng thiên
nhiên, tách bản thân khỏi cuộc sống bận rộn giấy tờ, bài tập.

37
Nature SUNSET mood

CẢM NHẬN
Kết thúc buổi trải nghiệm của chúng em là đêm Gala sân khấu. Dưới sự dẫn dắt
của 2 bạn MC, chúng em đã được ôn lại kiến thức với các câu hỏi liên quan tới các
môn học Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, và Lịch sử, cũng như thưởng thức
các tiết mục văn nghệ thật sôi động, đặc biệt là màn ra mắt của các câu lạc bộ
âm nhạc năm nay. Khi đêm Gala kết thúc, chúng em đã về khách sạn, ăn mì
được phát rồi nghỉ ngơi, đặt dấu chấm hết cho một ngày học tập, vui chơi hết
minh. Chúng em đã ăn sáng thật ngon ở khách sạn và soạn hành lý, chuẩn bị về
trường sáng ngày hôm sau. Một chuyến đi thật ngắn ngủi, nhưng để lại bao kỉ
niệm khó quên.

38
CẢM
NHẬN

Chuyến đi Ninh Bình vừa rồi để lại trong


chúng em rất nhiều ấn tượng. Trước đây
khi nhắc tới Ninh Bình, quả thật chúng
em chẳng mấy ai biết nhiều về vùng đất
này. Nhờ trải nghiệm này, mà chúng em
biết Ninh Bình đẹp vô cùng, một vẻ đẹp
trường tồn với thời gian. Qua chuyến đi,
chúng em thấy hứng thú hơn với các
môn học xã hội, học được rất nhiều tri
thức bổ ích, mới lạ, những truyền thuyết
mà chúng em chưa từng được biết trong
sách vở trước đây. Ninh Bình đã để lại
trong chúng em những kỷ niệm thật đẹp,
khó quên mà chúng em sẽ nghĩ tới đầu
tiên khi nhắc đến địa điểm này. Chúng
em vô cùng biết ơn nhà trường đã tạo cơ
hội để có một chuyến đi trải nghiệm thực
tế bổ ích cho học sinh, và chúng em
mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi như
vậy trong tương lai.

39
LỜI CẢM ƠN
Sau chuyến đi trải
nghiệm tại Ninh Bình
lần này, chúng em muốn
gửi lời cảm ơn đến THPT
CNN vì đã cho chúng em
cơ hội được trải nghiệm,
cô Thanh Hà luôn sát sao
quan sát, cảm ơn anh
Vinh hướng dẫn viên. Và
hơn cả, là cảm ơn sự
đóng góp của tất cả
thành viên nhóm trong
cả quá trình trải nghiệm.

Kết,
Nhóm 1
PHỤ TRÁCH NỘI DUNG:
Dương Phương Anh
Đỗ Thị Phương An
Trịnh Hà Anh
PHỤ TRÁCH THIẾT KẾ:
Chu Thuỳ Linh
Nguyễn Hoàng Phương
Đỗ Linh An
ĐInh Ngọc Khánh
Hoàng Khánh Phương Linh
Nguyễn Kiều Anh
Phạm Phương Linh
Phan Tuệ Linh

PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT:


Dương Phương Anh
Chu Thuỳ Linh

You might also like