You are on page 1of 81

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

KHOA KIẾN THỨC ÂM NHẠC

ÂM NHẠC LÃNG MẠN


NỬA SAU THẾ KỶ XIX
Giảng viên: Nguyễn Tú Anh
Nội dung chính

1. Giới thiệu chung

2. Các nhạc sĩ lãng mạn

2.1. Richard Wagner (1813-1883)

2.2. Johans Bramhs (1833-1897)

2.3. Ferens Liszt (1811-1886)

2.4. George Bizet (1838-1875)

2.5. Josph Verdi (1813-1901)

2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

2.9. Các nhạc sĩ “Nhóm Khỏe” ở Nga.


2
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.1. Richard Wagner (1813-1883)

a) Khái quát

- Vacne là nhạc sĩ vĩ đại Đức và là nhà cách tân nhạc kịch thế kỷ 19. Ông còn là một nhà
chính luận xuất sắc, người sáng lập ra nghệ thuật chỉ huy của thế kỷ 19 (cùng với
Berlioz).
- Nhạc kịch chiếm vị trí trung tâm trong gia sản sáng tác của Vacne.
- Tính dân tộc, những đề tài thần thoại, cổ tích dân gian Đức được ông khai thác sử
dụng trong các tác phẩm.
- Đa phần các tác phẩm của ông đều có giá trị, mang tính nhân đạo cao cả và phản ánh
những vấn đề cấp bách của xã hội có tính chất thời đại.

3
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.1. Richard Wagner (1813-1883)

b) Sự nghiệp sáng tác

- Vacne sinh ngày 23/5/1813. Năm 15 tuổi mới bắt đầu học âm nhạc chuyên nghiệp.
- Những sáng tác đầu tay: nhạc kịch “Fây” – 1834 (chịu ảnh hưởng của Vêbe), nhạc kịch
“Cấm yêu” – 1836 (chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ Ý), nhạc kịch “Rienxi” – 1840 (chịu
ảnh hưởng của Mâybe).
- 1840 – thời kỳ trưởng thành với những tác phẩm: nhạc kịch “Người thủy thủ phiêu
lãng” (hay còn gọi Người đi biển Hà Lan hoặc Người Hà Lan bay), nhạc kịch
“Tanhayde”, nhạc kịch “Lôhengrin”.

4
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.1. Richard Wagner (1813-1883)

b) Sự nghiệp sáng tác

- Trong khoảng 10 năm ở Thụy sỹ, ông nung nấu 1 bộ đề tài đồ sộ: Bộ nhạc kịch gồm 4
vở lấy tên là “Chiếc nhẫn của Nibelung”.
- Các tác phẩm trong bộ nhạc kịch này lần lượt ra đời sau nhiều năm ngắt quãng: “Vàng
ở sông Rheih” (1852-1854), “Vankiari” (1852-1856), “Dinfrit” (1851-1871), “Sự diệt
vong của các thần” (1848-1874). Đồng thời với những tác phẩm trên, nhạc sĩ đã sáng
tác một số vở xuất sắc khác: nhạc kịch “Tristan và Isolde”, “Sức mạnh số phận”, hài
nhạc kịch “Những người thợ thủ công ở Nuybe” (đây là một câu chuyện cổ tích thời
trung cổ tràn ngập tính lạc quan).

5
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.1. Richard Wagner (1813-1883)

b) Sự nghiệp sáng tác

- 1864 – Vacne được nhà vua bảo trợ sự nghiệp sáng tác Nhạc kịch.
- 1872 – dựng nhà hát dành riêng cho Ông.
- 1876 - bộ nhạc kịch “Chiếc nhẫn của Nibelung” đã được trình diễn cả 4 vở.
- 1882 - ông dựng vở nhạc kịch cuối cùng “Pacxipan” nội dung mang tính chất thần bí
tôn giáo.

6
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.1. Richard Wagner (1813-1883)

c) Những nguyên tắc trong nhạc kịch

• Vacne đã đi vào lịch sử âm nhạc với tư cách là một nhà cách tân của nghệ thuật nhạc
kịch, rất khác biệt với nền nhạc kịch truyền thống:
- Nhạc sĩ khai thác tư liệu trong những chuyện cổ tích, thần thoại dân gian và tìm thấy ở
đó những đề tài mang tính chất bi kịch lớn.
- Chống lại sự sùng bái thanh nhạc “thuần túy” không có kịch tính, chống lại những kỹ
sảo thanh nhạc trống rỗng, sự nghèo nàn của dàn nhạc. Đề cao giao hưởng.
- Sử dụng triệt để âm hình chủ đạo, những chủ đề này được kết hợp giữa yếu tố biểu
hiện và yếu tố miêu tả. Ông đặt ra nguyên tắc giao hưởng hóa nhạc kịch.

7
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.1. Richard Wagner (1813-1883)

c) Những nguyên tắc trong nhạc kịch

- Xóa nhòa ranh giới giữa các tiết mục phát triển thành một dòng liên tục.
- Vacne dùng lối giai điệu ngâm vịnh.
- Khúc mở màn dùng Prelude thay cho Ouvecture.
* Vở nhạc kịch “Loengrin” là một trong những tác phẩm giá trị nhất và hoàn hảo của
Vacne. Trong đó, số lượng leitmotive vừa phải, tính chất ngâm vịnh không thái quá.
Với đề tài anh hùng hiệp sĩ, Vacne đã miêu tả sắc nét sự đấu tranh giữa 2 lực lượng
chính nghĩa và phi nghĩa (Loengrin và Enđa // Fridrich và Ơtruđa). ÂN toát lên tính
chất thơ đậm đà, cảm xúc trữ tình tinh tế và cao thượng. Prelude được xây dựng trên
một chủ đề: Leitmotive của Loengrin. Nhạc kịch có 3màn.

8
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.2. Johans Bramhs (1833-1897)

a) Khái quát

Johans Bramhs tuy sinh ra và được giáo dục ở Đức nhưng lại có quan hệ mật
thiết với nền văn hóa Áo, thủ đô Viên. Bramhs đi theo con đường sáng tác âm
nhạc cho giao hưởng, thính phòng, thanh nhạc và cho đàn Piano. Những tác
phẩm của ông dành được vị trí cao trong di sản âm nhạc cổ điển. Âm nhạc của
ông dựa trên những sáng tác dân gian và nền âm nhạc cổ điển Đức, sử dụng hình
thức cổ điển. Đấu tranh vì nền âm nhạc có nội dung và mang tính dân tộc.

9
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.2. Johans Bramhs (1833-1897)
b) Đặc điểm sáng tác

- Thể loại sáng tác chủ yếu là những tác phẩm cho giao hưởng, thính phòng,
romance và hợp xướng (không viết nhạc kịch cũng như nhạc có tiêu đề).
- Bramhs là người tuân thủ kế thừa truyền thống cổ điển và nền âm nhạc dân
gian.
- Bramhs thể hiện trong tác phẩm những nội dung sâu sắc và mang tính hiện thực.
Âm nhạc của ông có lối tư duy chặt chẽ, có chiều sâu và nghiêm túc về tư tưởng
tình cảm.

10
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.2. Johans Bramhs (1833-1897)
c) Các tác phẩm tiêu biểu
1- Sáng tác cho Piano
- Ông đã viết một khối lượng tác phẩm lớn cho Piano với sự thể hiện nội dung là
chính, không phô trương kỹ thuật: 3 sonate, nhiều liên khúc biến tấu theo chủ đề
của Henden, Schuman, Paganini…, nhiều Balld, Rhapsodie, Intermezzo, Capritxio,
vũ khúc Valse, vũ khúc Hunggari 4 tay.
- Âm nhạc nêu lên những hình tượng khác nhau: ca khúc trữ tình, kịch tính, kể
chuyện anh hùng…

- Tác phẩm nổi bật: Intermezzo - Esdur op 117 số 1, nội dung âm nhạc là một khúc
hát ru.

11
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.2. Johans Bramhs (1833-1897)
c) Các tác phẩm tiêu biểu
2- Sáng tác cho giao hưởng
- Bramhs là một nhà giao hưởng lớn của thế kỷ 19.

- Một số tác phẩm: 2 Serenat, 2 Ouverture “Bi kịch” và “Ngày hội”, biến tấu trên
những chủ đề của Haydn, 4 giao hưởng, 2 concerto cho Piano, 1 concert cho
Violon, 1 concerto cho 2 đàn Vi và Cello.
- 4 bản giao hưởng đều dựa trên cốt cách giao hưởng cổ điển: cấu trúc liên khúc 4
chương, không tiêu đề.
- Bản giao hưởng số 4 op98 emoll-1885 là tác phẩm xuất sắc và độc đáo nhất của
Bramhs nêu lên tấn bi kịch trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Tác phẩm có 4 chương
với kết cấu chặt chẽ hài hòa.

12
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.2. Johans Bramhs (1833-1897)
c) Các tác phẩm tiêu biểu
3- Sáng tác cho khí nhạc thính phòng: 24 tác phẩm lớn, phần nhiều có cấu trúc 4
chương, 16 tác phẩm cho Piano, các tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu cho Piano, cho các
loại kèn, cho đàn dây, 2 sonate cho Cello, 3 sonate cho Vi và Pi…Nổi bật có ngũ tấu
cho Pi và dàn dây fmoll op34.

4- Sáng tác cho thanh nhạc: gần gũi với thơ ca lãng mạn, giai điệu dựa vào các làn
điệu dân ca, du dương uyển chuyển.

Tác phẩm: Tuyển tập dân ca gồm 7 tập, tuyển tập 41 bài dân ca Đức. Đặc biệt có
bản “Requiem Đức” op45 viết cho Cantat có 3 chương, 1868 hoàn chỉnh có 7
chương, tác phẩm kông cầu nguyện cho người chết mà lại tìm những lời nói ngọt
ngào, ấm áp để an ủi người thân.

13
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.3. Ferens Liszt (1811-1886)

a) Khái quát
Liszt là nhạc sĩ vĩ đại Hunggari. Là một nghệ sĩ Piano thiên tài của nghệ thuật
biểu diễn thế kỷ 19 đã mở ra một trang sử mới cho nghệ thuật biểu diễn Pi. Là
nhà hoạt động xã hội, nhà sư phạm, người tổ chức đứng đầu phong trào nghệ
thuật âm nhạc tiên tiến, đấu tranh vì nền âm nhạc có tiêu đề. Ông còn là nhà chỉ
huy, nhà văn, nhà phê bình âm nhạc và ký giả, đã khẳng định và tuyên truyền các
tác phẩm của các nhạc sĩ vĩ đại trên thế giới. Khuynh hướng sáng tác dân chủ của
ông gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và nền văn hóa dân chủ
Hunggari.

14
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.3. Ferens Liszt (1811-1886)

b) Các sáng tác chính


b.1. Sáng tác cho Piano

- Liszt đã tạo ra được một phong cách Piano mới trong lĩnh vực nghệ thuật, biểu
diễn và sáng tác của nền Piano hiện đại. Tính chất Piano và tính chất dàn nhạc đã
tạo nên sự nhất quán trong phong cách Piano của Liszt (phong cách giao hưởng
hóa Piano).
- Những sáng tác cho Piano được ông viết ở nhiều thể loại khác nhau: tác phẩm cải
biên, tác phẩm chuyển thể, etude, tiểu phẩm, sonate. Đặc biệt là thể loại
Rhapsodie.

15
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.3. Ferens Liszt (1811-1886)

b) Các sáng tác chính


b.1. Sáng tác cho giao hưởng

- Hoàn thiện về tư tưởng và nghệ thuật. Nguyên lý sáng tác chủ đạo của Liszt là
sáng tác có tiêu đề, có hình tượng cụ thể kịch tính dựa vào các đề tài văn học.
- Liszt sáng tác 13 bản giao hưởng thơ và 2 giao hưởng lớn. Là người đầu tiên viết
thể loại này.
- Tác phẩm được xây dựng chủ yếu ở hình thức sonate và phát triển đơn chủ đề.
- Nội dung tư tưởng: nêu lên những mâu thuẫn điển hình của con người lãng mạn.

16
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.3. Ferens Liszt (1811-1886)

b) Các sáng tác chính


b.1. Sáng tác cho giao hưởng

- Đề tài phong phú với nhiều tác phẩm: Thần thoại cổ “Ooc phây”, “Prômêtê”; Bi
kịch Anh Đức thế kỷ 17, 18: “Hămlet”, “Tasso-lời than thở và toàn thắng”; Trường
thi của Pháp: “Madeppa”, “Những khúc dạo đầu”; Bức tranh phong cảnh: “Trận
đánh của người Hun”, “Từ chiếc nôi đến nấm mồ”.
- Nổi bật trong những bản giao hưởng thơ của Liszt là bản giao hưởng thơ “Những
khúc dạo đầu” (Les Prelude). Nội dung là lời kêu gọi đấu tranh cho cuộc sống với
tinh thần lạc quan tin tưởng. Tác phẩm viết ở hình thức sonate.

17
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.4. George Bizet (1838-1875)

a) Khái quát

- Nước Pháp trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 19 đã sống trong cao trào của
những biến động xã hội. Nghệ thuật âm nhạc không thể có điều kiện phát triển
thuận lợi. Âm nhạc chuyên nghiệp đã đi tìm bản sắc dân tộc của mình, đầu tiên
là Nhạc sĩ Xanh-Xaen - Chủ tịch hội âm nhạc dân tộc.

- Bidê - người nhạc sĩ vươn lên đấu tranh cho nền nghệ thuật nghiêm túc, có nội
dung của Pháp. Sáng tác của Ông gắn liền với sân khấu, có nội dung sâu sắc gắn
với đề tài cuộc sống hiện thực.

18
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.4. George Bizet (1838-1875)

b) Tiểu sử và quá trình sáng tác


- Sinh ngày 25/10/1838 trong gia đình hiểu biết về Âm nhạc.

- 19 tuổi tốt nghiệp và sang Ý học, nghiên cứu về sân khấu. Tác phẩm: hài nhạc kịch
“Don Procopio”, giao hưởng cantat “Vatxco da Gama”.

- 1863 - vở Nhạc kịch “ Những người mò ngọc trai” lấy đề tài Phương Đông.
- 1867 – nhạc kịch “Cô gái đẹp thành Pert”
- Những năm 70 với hàng loạt tác phẩm: Ouverture cho vở kịch “Tổ Quốc”; Tổ khúc
“Trò chơi trẻ em”; Tổ khúc cho dàn nhạc “L’Arlesience”; NK 1màn “Giamila” công diễn
1872, phần ÂN cho vở kịch nói “Alêđien” sau này được soạn lại thành 2 tổ khúc.

19
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.4. George Bizet (1838-1875)

c) Giới thiệu Nhạc kịch “Carmen”

- 1874 vở NK “Carmen ra đời dựa theo truyện ngắn của nhà văn Mêrime.
- Âm nhạc khắc họa Carmen với những nét điển hình có tính nhân dân.

- Lần đầu tiên, Bidê đưa nhân vật bình dân lên sân khấu với những bản chất tốt
đẹp của họ. Sử dụng hợp xướng trẻ em. Dùng tiếng kèn báo hiệu thay đổi tiết
mục.

- Vở nhạc kịch mang tính chất hiện thực, có tính nhân dân. Tác phẩm gồm 1
Prelude và 4 màn. Prelude viết ở hình thức Rondo với 3 hình tượng chính.

20
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

a) Khái quát về nước Ý và nhạc sĩ Verdi

- Nước Ý bị chia cắt thành nhiều công quốc. Phong trào “phục hưng văn
nghệ dân tộc” phát triển. Nhạc kịch bị kìm hãm, khủng hoảng. Nhân dân
mong chờ một nhạc sĩ đem nghệ thuật nói lên tư tưởng tình cảm của họ.

- Verdi – nhạc sĩ cổ điển vĩ đại của nền nhạc kịch Ý. Nghệ thuật ca ngợi
tinh thần yêu tự do, độc lập. Âm nhạc phản ánh phong trào giải phóng
dân tộc. Giai điệu trở thành những bài ca Cách mạng.

- Ông được mệnh danh là “người ca sỹ Cách mạng Ý”.

21
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

b) Sự nghiệp sáng tác

- 10 năm đầu ông viết 14 vở với nhiều đề tài khác nhau. Đó là những tác
phẩm nhạc kịch còn ảnh hưởng khuynh hướng lãng mạn.

- Năm1938 vở nhạc kịch đầu tiên “Oberto - hầu tước xứ Bonifaxô).

- 1840 ông viết vở nhạc kịch “Nabúckô” và trở nên nổi tiếng.

- 1843 ông dựng vở nhạc kịch “Những người Lômbacđi trong cuộc hành
quân thập tự lần I” thể hiện tư tưởng yêu nước và thực tế đen tối của xã
hội lúc đó nên bị nhà cầm quyền cấm biểu diễn.

22
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

b) Sự nghiệp sáng tác

Verdi luôn quan tâm đến những sự kiện cách mạng của Tổ Quốc và đau
xót trước những thất bại đau thương của cách mạng: Ông sáng tác bài
chính ca “Tiếng kèn T’rompet”, vở nhạc kịch yêu nước anh hùng “Trận
đánh ở Lênianô” (vở này được biểu diễn trước cuộc khởi nghĩa của nhân
dân đã gây những tác động mạnh mẽ). Tuy nhiên những tác phẩm thời kỳ
đầu của Ông còn có những thiếu sót cơ bản: kịch bản rườm rà, nhiều sự
kiện thừa, tình huống phức tạp, mơ hồ, thiếu lôgic, tính cách nhân vật
khắc họa yếu…

23
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

b) Sự nghiệp sáng tác

- Cuộc cách mạng Châu Âu nổ ra 1848 – 1849, có ảnh hưởng đến bút
pháp sáng tác của nhạc sĩ. Verđi đã sáng tác theo phương pháp hiện thực với
đề tài yêu tự do, chống cường quyền, nhấn mạnh tính bi kịch cá nhân. Đỉnh
cao thứ nhất trong sáng tác nhạc kịch của Ông có 3 vở:
1. Nhạc kịch “Rigôlettô” – 1851 dựa theo tiểu thuyết của Victo Huygo. Tác
phẩm là tấn bi kịch lên án xã hội bất công, giả dối đã làm cho những người
lương thiện bị đau khổ.

24
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

b) Sự nghiệp sáng tác


- Nhạc kịch “T’rubađua”-1853 đề tài rút từ vở kịch cùng tên của nhà viết
kịch Tây Ban Nha - Gutêrét. Là một vở kịch lãng mạn nhưng Verdi đã chuyển
thành tác phẩm nhạc kịch có nội dung tư tưởng mang tính chất hiện thực.
- Nhạc kịch “T’raviatta”-1853 là tác phẩm nhạc kịch tâm lý trữ tình, dựa
trên đề tài tiểu thuyết của nhà văn Pháp Alexandra Đuyma con “Trà hoa nữ”.
Đây chỉ là một tấn bi kịch cá nhân nhưng mang ý nghĩa xã hội lớn lao.
- Vở nhạc kịch gồm 1 prelude và 3 màn. Prelude gồm 2 chủ đề: Chủ đề 1
nói về nỗi đau khổ của Violet, chủ đề 2 miêu tả tình yêu trong sáng của Violet
và Anfred.

25
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

b) Sự nghiệp sáng tác

- Những năm 50 – 60 ông sáng tác những tác phẩm mang đề tài lịch sử
nhằm bóc trần mâu thuẫn sâu sắc của thời đại:
+ “Buổi chiều ở Xixin” nêu lên cuộc đấu tranh yêu nước của Xinxin thế kỷ 18
chống quân xâm lược Pháp trong đó nổi lên hình tượng nhà cách mạng đầy
nhiệt huyết Prôchitđa.
+ “Ximông Bôckanegra” ca ngợi một con người có đầu óc quốc gia, bảo vệ
quyền lợi nhân dân, sau khi bị chết trong cuộc đấu tranh với bọn quý tộc La
Mã.

26
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

b) Sự nghiệp sáng tác


+ “Vũ hội giả trang” nêu lên cuộc đấu tranh giữa tình yêu và nghĩa vụ.

+ “Sức mạnh số phận” nêu lên những tàn dư khắc nghiệt của chế độ phong
kiến đã dầy xéo lên quyền lợi và tự do cá nhân.

+ “Don Carlos” lên án ách áp bức của thiên chúa giáo.

• Đỉnh cao thứ 2 của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Verdi và cũng là
những vở nhạc kịch cuối cùng gồm 3 vở:

- “Aida” – 1871 đề tài lịch sử truyền thuyết, ca ngợi tình yêu chân thành,
khao khát tự do và hạnh phúc. Bóc trần lực lượng đen tối, đề cao tinh thần
yêu nước, ý chí quật cường của 1 dân tộc. Song song với vở nhạc kịch này,
ông còn viết 1 bản “Requiem”.

27
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

b) Sự nghiệp sáng tác

• Đỉnh cao thứ 2 của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Verdi:

- “Ôtello” – 1887, đây là tác phẩm ông tốn nhiều công sức chăm chút, tỉ mỉ,
tổng hợp tất cả những kinh nghiệm quí báu, ông mong muốn thể hiện sự hoàn
hảo và cao hơn những truyền thống của nền nhạc kịch Ý.

- “ Falstaff” - được ông viết năm ông 80 tuổi, đây là tác phẩm kết hợp tài tình
giữa cái hài hước và cái châm biếm sắc sảo.

28
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.5. Josph Verdi (1813-1901)

c) Đặc điểm sáng tác

- Sáng tác theo phương pháp hiện thực với đề tài yêu tự do, chống cường
quyền, đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, yêu nước.

- Giai điệu âm nhạc mạnh mẽ mang tính anh hùng, tiết tấu linh hoạt sôi nổi.

- Chú ý đến việc lựa chọn kịch bản. Phần âm nhạc phát huy tối đa nhất là lối
hát bóng bẩy của Ý.

- Nội dung tác phẩm nêu lên tấn bi kịch cá nhân nhưng thông qua đó để lên
án xã hội.

- Lấy đề tài văn học để viết thành kịch bản cho nhạc kịch.

-
29
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

a) Khái quát về nước Tiệp và nhạc sĩ Bedric Smetana


- Nền âm nhạc Tiệp phát triển trên cơ sở sáng tác dân gian phong phú.
Từ lâu ở Tiệp đã phổ biến những bài hát phong tục, giai điệu của nó nổi
lên những nét chung với âm nhạc của các dân tộc Xlavơ khác.

- Tiệp cũng là một nước có nền nhạc khí dân gian phát triển: kèn Vôlưnka
(kèn túi da), các loại đàn có vỉ kéo, trống, sáo Fuar… và một nền vũ khúc
dân gian phong phú.

- Những tiết tấu, nhịp điệu của các loại vũ khúc dân gian đã được đưa vào
trong các tác phẩm mới của các nhạc sĩ Tiệp: múa Côlô, Xcôtna, Đupắc,
Furian, đặc biệt là Polka.

30
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

a) Khái quát về nước Tiệp và nhạc sĩ B. Smetana

- Smêtana là nhạc sĩ cổ điển đầu tiên của Tiệp, được coi là Glinca của
Tiệp. Hoạt động âm nhạc của ông gắn liền với những tư tưởng Cách
mạng của nhân dân Tiệp.

- Ông là nhạc sĩ thiên tài về nhiều mặt: sáng tác, biểu diễn Piano, chỉ huy
và hoạt động xã hội về âm nhạc. Lĩnh vực sáng tác chủ yếu là nhạc kịch,
giao hưởng có tiêu đề và giao hưởng thơ đi sâu vào dòng sử thi anh hùng
và cả tính trào phúng dân gian.

31
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

b) Quá trình sáng tác


- Năm 1848, ông tham gia trực tiếp vào cuộc khởi nghĩa cách mạng. Xúc
động trước những sự kiện đó, nhạc sĩ đã sáng tác một loạt tác phẩm: 2
“Hành khúc cách mạng” cho Piano; hợp xướng “Khúc hát tự do”, “Khúc
Ouverture hân hoan”; bản giao hưởng “Huy hoàng” Edur.

- Năm 1856 – 1861 ông sống ở Thụy Điển. Thời gian này ông viết liên
khúc Piano “Hồi tưởng về nước Tiệp” - viết theo vũ khúc Polka; 3 giao
hưởng thơ “Risa III”, “Mặt trận Valentina” và “Iắc Gacôn”.

32
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

b) Quá trình sáng tác


- Mùa xuân 1861 ông trở về nước và là một trong những nhà lãnh đạo của
phong trào âm nhạc ở Praha, những năm này cũng đánh dấu cao trào sáng
tác mới: Vở nhạc kịch có nội dung yêu nước “Những người Brađenlria ở Tiệp”;
hài nhạc kịch “Bán vợ chưa cưới”-1863; nhạc kịch “Đalibo”, “Libuse” mang đề
tài lịch sử, truyền thuyết dân gian Tiệp.
- 1874 ông bị điếc nặng nhưng vẫn tiếp tục sáng tác và tham gia hoạt động
xã hội: NK “Hai quả phụ”-1874; “Cái hôn”-1876; “Bí mật”-1878; tứ tấu “Cuộc
đời của tôi” emoll; liên khúc cho Piano “Vũ khúc Tiệp” gồm 14 tiểu phẩm mang
đậm mầu sắc dân gian; Liên khúc giao hưởng thơ “Tổ Quốc tôi”.

33
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

c) Đặc điểm sáng tác


* Thành tựu lớn nhất của ông là lĩnh vực nhạc kịch và giao hưởng có tiêu đề.
- Ở lĩnh vực nhạc kịch có nhiệm vụ phát triển nền nghệ thuật dân tộc, phản
ánh những tình cảm suy nghĩ của con người bình thường, những anh hùng.
Thường sử dụng nhiều tiết mục có đông đảo quần chúng tham gia, quan tâm
đến đề tài dân tộc và ngôn ngữ dân tộc.

- Đi sâu vào 2 thể loại: nhạc kịch anh hùng và nhạc kịch hài hước. Nâng cao
trình độ của nhạc kịch hài hước đến trình độ của nhạc kịch nghiêm chỉnh: có
kịch tính, nội dung mang ý nghĩa xã hội, các nhân vật có cá tính cụ thể.

34
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

c) Đặc điểm sáng tác

- Giao hưởng có tiêu đề thể hiện được những chủ đề yêu nước, cấu trúc
độc đáo thành liên khúc những giao hưởng thơ.
- Các sáng tác thường sử dụng rộng rãi những âm điệu tiết tấu độc đáo của
dân ca, dân vũ Tiệp: Furian, Polka.
- Các tác phẩm đều mang tính hiện thực, tính nhân dân, tính dân tộc.

35
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.6. Bedric Smetana (1824-1884)

d) Liên khúc giao hưởng thơ “Tổ Quốc tôi


- Được viết trong 5 năm (1874 – 1879), chiếm vị trí trung tâm trong di sản
sáng tác của ông. Tác phẩm gồm 6 khúc giao hưởng thơ độc lập về nội dung.
Chủ đề chính là tổ quốc, cảm nghĩ về vẻ đẹp của đất nước thân yêu và nhân
dân.
+ Khúc 1 “Thượng Thành”
+ Khúc 2 “Sông Vưltava”
+ Khúc 3 “Sarka”
+ Khúc 4 “Những dải đất và rừng xanh của Tiệp”
+ Khúc 5 “Tabo”
+ Khúc 6 “Blanic”

36
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

a) Khái quát
Dvorak là nhạc sĩ cùng thời với Smêtana (kém Smêtana 17 tuổi) và là tác
giả của một số lượng lớn các tác phẩm đa dạng: giao hưởng, nhạc kịch,
tác phẩm cho dàn nhạc, hợp xướng, khí nhạc và thanh nhạc. Các sáng
tác giầu tính giai điệu, sử dụng nhiều dân ca, dân vũ Tiệp. Toát lên tinh
thần yêu nước nồng nàn và gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc.
Âm nhạc vẽ lên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, những hình ảnh
phi thường của quá khứ anh hùng Tiệp, miêu tả sự phong phú về tâm
hồn, tình cảm của nhân dân không bị đè bẹp dưới ách thống trị của nước
ngoài, vẫn giữ gìn được nền văn hóa độc đáo của mình.

37
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

b) Quá trình sáng tác

Trong 10 năm đầu (1861 – 1871) là thời kỳ tìm tòi sáng tạo với những sáng
tác ở đủ các thể loại: 4 bản giao hưởng; liên khúc thanh nhạc “Kiparitxa” gồm
18 ca khúc; nhạc kịch “Anfred”; nhạc kịch “Ông vua và người thợ mỏ than”,
nhạc kịch một màn “Người ngang bướng”; cantat “Những người kế tục sự
nghiệp của núi trắng”; tác phẩm cho thanh nhạc “Những khúc đối xứng
Môravi”.

38
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

b) Quá trình sáng tác

Những sáng tác vào những năm 70 – 80 có: Nhạc kịch “Người nông dân khôn
ngoan”; nhạc kịch “Người Jacôbanh”; hòa tấu Pi gmoll; hòa tấu Vi amoll; giao
hưởng số 2 dmoll, số 3 Fdur, số 4 Gdur; tứ tấu đàn dây Esdur; ngũ tấu Pi
Adur; thanh xướng kịch “Nữ thánh Lutmila”; các Ouverture “Hutxit”, “Giữa
cảnh thiên nhiên”, “Vũ hội trá hình”, “Ôtêlô”; các tác phẩm cho dàn nhạc
“Những vũ khúc Slavơ” 2tập, “Rhapsodie Slavơ”; bản “Requiem” tặng nhạc sĩ
Bramhs.

39
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

b) Quá trình sáng tác

1890 ông sang Mỹ giữ chức chỉ huy dàn nhạc và làm giám đốc Nhạc viện
NewYork. Tại đây ông viết bản giao hưởng cuối cùng và cũng là tác phẩm nổi
tiếng nhất: Giao hưởng số 9 “Thế giới mới”; hòa tấu Cello hmoll.
- Trở về nước ông viết một số tác phẩm giao hưởng thơ: “Guồng quay chỉ
vàng”, “Bồ câu rừng”, “Bài ca dũng sĩ”; tam tấu “Dumka” cho Piano; liên khúc
“Những cảnh nên thơ” cho Pi; nhạc kịch hài hước “Con quỷ và Casa”; nhạc
kịch trữ tình “Rutxanca”.

40
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

c) Đặc điểm sáng tác

Dvorak sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa phần không có tiêu đề
nhưng vẫn nổi bật những hình tượng cụ thể, tính chất hiện thực trong âm
nhạc rõ ràng.
Tác phẩm âm nhạc có nội dung sâu sắc, giai điệu đẹp phóng khoáng chú ý
đến bè tòng (tính chất âm nhạc Slavơ), mang mầu sắc trữ tình. Hòa âm chi tiết
và linh hoạt, sử dụng khéo léo các nhạc cụ, dàn nhạc có mầu sắc, sắc thái
phong phú, âm thanh đầy đặn.

41
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

c) Đặc điểm sáng tác

Sáng tác nhạc kịch theo 3hướng: miêu tả đời sống sinh hoạt hàng ngày của
dân ở thành thị hoặc nông thôn, nhạc kịch lịch sử lãng mạn, nhạc kịch dựa
theo cổ tích dân gian.
Sử dụng rộng rãi những âm điệu và nhịp điệu trong các vũ khúc dân gian
(Furian, Pôlka). Các sáng tác gắn liền với nền ca múa dân tộc. Ưa thích dùng
hình thức liên khúc sonate cổ điển.

42
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

d) Tác phẩm tiêu biểu

Bản giao hưởng “Thế giới mới”-op95-emoll

Sáng tác 1893, là tác phẩm xuất sắc trong gia sản sáng tác của Dvorak và
trong cả nền nghệ thuật giao hưởng thế kỷ 19. Nét nổi bật trong bản giao
hưởng là chủ đề anh hùng yêu nước và kịch tính sâu sắc của tác phẩm. Nội
dung chính là nỗi buồn nhớ về Tổ Quốc Tiệp, sự phẫn nộ chống kẻ thù xâm
lược Tổ Quốc và những suy nghĩ về số phận các dân tộc da mầu trên thế giới.
Tác phẩm gồm 4 chương.

43
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

d) Tác phẩm tiêu biểu


Bản giao hưởng “Thế giới mới”-op95-emoll

Chương 1: Phần mở đầu chậm (Adagio), sang phần Alegro có 3 chủ đề:
Chủ đề 1 cương quyết thôi thúc, nhưng trong sáng, sắc nét. Đây là một
trong những chủ đề quan trọng của bản giao hưởng, là leitmotive quán xuyến
ở các chương mang tính chất nhịp điệu nhấn lệch và vũ khúc dân gian.
Chủ đề 2 miêu tả hình ảnh quê hương mang tính chất nhẩy múa. Chủ đề
kết có ý nghĩa trong sự phát triển các hình tượng âm nhạc. Đó là nét nhạc kết
hợp giữa dân ca Tiệp và dân ca người da đen, mang âm hưởng ngũ cung.

44
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.7. Antonin Dvorak (1841-1904)

d) Tác phẩm tiêu biểu


Bản giao hưởng “Thế giới mới”-op95-emoll
Chương 2: Chậm – Largo, chủ đề ngân nga, sâu lắng nhớ về đất nước
thân yêu.
Chương 3: Skeczo có 3 chủ đề. Chủ đề 1 nhanh, mang tính chất vũ khúc.
Chủ đề 2 du dương, sáng sủa, êm ái. Chủ đề 3 tươi vui, duyên dáng.
Chương 4: có ý nghĩa của toàn tác phẩm. Chủ đề 1 mang tính chất dũng
mãnh. Chủ đề 2 du dương, trữ tình. Phần phát triển vang lên những chủ đề
khác nhau. Đặc biệt là chủ đề ở chương 2. Phần Coda có sự tham gia của
chủ đề chính, nối của chương 4, âm điệu của chương 3. Đây được coi như lời
tóm tắt nội dung kịch tính của bản giao hưởng.

45
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

a) Khái quát
Grieg - nhạc sĩ vĩ đại Nauy đồng thời là nhà biểu diễn Piano, nhà hoạt
động xã hội, là người khai sáng nền âm nhạc cổ điển Nauy và đưa nó vào
nền âm nhạc chuyên nghiệp. Hoạt động sáng tác của Grieg bắt đầu vào
thời kỳ cao trào của nền văn hóa dân tộc Nauy trong không khí của cuộc
đấu tranh cho độc lập dân tộc.

Trong tác phẩm, Grieg đã biết tổng kết những tác phẩm từ cổ điển đến
lãng mạn trên cơ sở dân tộc Nauy để phát triển nền âm nhạc của dân tộc
mình. Trong cấu trúc, Grieg chú trọng đến tính đơn giản, nhẹ nhàng do
vậy dễ hiểu và phổ cập trong quần chúng. Tác phẩm của ông là tài sản
quý báu của nền văn hóa Nauy và nền văn hóa nghệ thuật thế giới.

46
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

b) Đặc điểm sáng tác

- Grieg là nhà yêu nước nồng nhiệt nên chủ đề Tổ Quốc là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ tác phẩm của ông. Ông luôn đặt quyền lợi của dân tộc lên trên
hết, bởi vậy trong khi nhiều nước đang xuất hiện trào lưu khuynh hướng phản
động suy đồi, Grieg vẫn đứng trên lập trường hiện thực chủ nghĩa để sáng
tác.
- Tài năng của ông thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực sáng tác cho Pi, tổ khúc cho
dàn nhạc.

47
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

b) Đặc điểm sáng tác


- Những tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng là những khúc nhạc độc lập
thường được liên kết bằng tổ khúc với những đề tài cụ thể, hình tượng sinh
động nổi bật.
- Biết khai thác những tính chất đặc trưng của âm nhạc dân gian. Chú trọng
đến lối chuyển tiếp giai điệu trong các bản dân ca, dân vũ Nauy, những âm
hình tiết tấu đặc biệt, lối trang sức giai điệu và các thủ pháp hòa nhạc dân gian
độc đáo.
- Trong tác phẩm của ông nổi bật tính hiện thực sâu sắc, tính dân tộc đậm đà,
nó trở thành những viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa thế giới.

48
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

c) Các sáng tác chính


1. Sáng tác cho Piano
Những sáng tác cho Piano của Grieg là những tác phẩm có quy mô nhỏ,
nhạc sĩ xây dựng thành loại nhật ký. Trong những sáng tác cho Piano của
Grieg nổi lên 2 dòng nhạc luôn bổ sung cho nhau: Dòng thứ 1 là những
tác phẩm gắn liền với những cảm xúc chủ quan cá nhân, với lối diễn đạt
tâm tình thủ thỉ của loại âm nhạc gia đình. Dòng thứ 2 gắn liền với thể loại
ca múa dân gian, mô tả những bức tranh trong sinh hoạt đời sống nhân
dân, những bức tranh thiên nhiên, trong đó nổi lên tính chất dân tộc rõ
nét.

49
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

c) Các sáng tác chính


1. Sáng tác cho Piano
- Trong lĩnh vực này Grieg đã để lại gần 150 tác phẩm, trong đó 70 bài Pi
được in trong “10 tập nhạc Piano trữ tình”. Hầu hết những tác phẩm này đều
mang tính chất tùy hứng, ứng tấu và viết ở hình thức 3 đoạn. Các bản nhạc
đều có tiêu đề, có nhiệm vụ tạo sự liên tưởng nhất định với nội dung âm nhạc.
- Giai điệu vừa ấm áp, sinh động và mang mầu sắc dân gian độc đáo.
Grieg dành cho Piano 2 tác phẩm lớn có tính chất anh hùng kịch tính: Sonate
cho Piano op7 emoll và Ballad theo thể biến tấu op24. Tác phẩm ưu tú
nhất cho thể loại hòa tấu trữ tình là bản hòa tấu Piano amoll op16.

50
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

c) Các sáng tác chính


2. Sáng tác cho khí nhạc

- Một số tác phẩm thuộc loại xuất sắc: 3 bản sonate cho Violon và Piano.
- Ngoài ra ông còn sáng tác sonate Cello op36, tứ tấu đàn dây gmoll op27
có cấu trúc hình tượng gần giống sonate cho Vi số 3.
- Những tác phẩm viết cho dàn nhạc của Grieg thường viết trong khuôn khổ
nhỏ với tính chất tiểu phẩm nhạc thính phòng. Nổi bật là Ouverture “Mùa
thu” op11; “Những vũ khúc giao hưởng” op64; tổ khúc “Từ thời Honbe
xa xưa” op40.

51
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

c) Các sáng tác chính


2. Sáng tác cho khí nhạc

Đặc biệt là tổ khúc “Peer Gynt” được viết vào năm 1867, lúc này là tác
phẩm nhạc cho vở kịch của nhà văn Ipxen (Grieg khi xem vở kịch nói “Peer
Gynt” đã xúc động với những hình tượng nên thơ của tác phẩm nên đã nhận
viết phần âm nhạc minh họa cho vở kịch gồm 23 tiết mục). Sau này vào cuối
những năm 80, nhạc sĩ đã soạn lại thành 2 tổ khúc: số 1 op46, số 2 op55.
Trong nhạc kịch Ông chỉ tô đậm yếu tố dân gian, diễn tả nhiều tính trữ tình sâu
sắc, cảnh sinh hoạt phong tục, những hình ảnh thần kỳ hoang đường.

52
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

c) Các sáng tác chính


2. Sáng tác cho khí nhạc
Tổ khúc thứ 1 được công diễn lần đầu ngày 21/2/1889 ở Berlin do tác giả chỉ
huy:
+ Tiết mục 1: “Buổi sáng”. Âm nhạc toát lên sự tươi mát của buổi sáng ở
Phương Bắc, giai điệu vang lên thanh bình, trong như nước suối nguồn. Để
diễn tả tính chất đồng nội, Grieg sử dụng âm hưởng 5 cung trong chủ đề của
tiết mục này.
+ Tiết mục 2: “Cái chết của Ôde. Âm nhạc là một hành khúc tang lễ, trầm
lặng, đau buồn gần với âm nhạc dân gian Phương Bắc mang tính chất giản dị,
sâu lắng, nặng nề.
+ Tiết mục 3: “Vũ khúc Anítra”. Tính chất duyên dáng, giai điệu uyển
chuyển, phần nhạc trong sáng nhiều màu sắc mô tả hình tượng quyến rũ của
cô gái xinh đẹp đầy xảo quyệt.
+ Tiết mục 4: “Trong hang động của vua núi”. Đây là cảnh hoang đường
tuyệt diệu -một hành khhúc diễu hành của các quái vật trong rừng.

53
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.8. Edvard Grieg (1843-1907)

c) Các sáng tác chính


2. Sáng tác cho khí nhạc
Tổ khúc thứ 2 được công diễn vào năm 1891 ở Crixtian do tác giả chỉ huy.

+ Tiết mục 1: “Lời than vãn của Ingrít”. Dựng lên hình ảnh buồn rầu, cảm
động của cô gái bị bỏ rơi. Giai điệu du dương, chan chứa tình cảm thiết tha.
+ Tiết mục 2: “Vũ khúc Ả rập” mang mầu sắc âm nhạc phương Đông hào
nhoáng bóng bẩy.
+ Tiết mục 3: “Peer Gynt trở về” đây là trung tâm kịch tính của tổ khúc, một
bức tranh xáo động tả cảnh buổi chiều bên kia bờ biển. Tiết mục này đi liền
với tiết mục sau mang tính chất trái ngược nhau.
+ Tiết mục 4: “Những khúc hát của Xonvây”. Đây là trang trữ tình rực rỡ
nhất trong sáng tác của Grieg. Âm nhạc đầy chất thơ, thanh khiết, giản dị và
tuyệt đẹp như hoa đồng nội
+ Tiết mục cuối cùng là vũ khúc nhưng ít dùng.

54
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga

a) Giới thiệu chung


Nhóm khỏe” hay “Nhóm 5 người” là tên gọi của nhóm nhạc sĩ “Trường
phái âm nhạc Nga mới” nửa cuối thế kỷ 19, bao gồm các nhạc sĩ:
Balakirep, Xêda Kiu, Bôrôđin, Rimxki Koocxacốp và Muxoocki. Họ là
nhiều nghề khác nhau, sống ở các nơi trên đất nước Nga, họ tập hợp ở
Pêtecbua dưới sự lãnh đạo của Balakirep (tên gọi “Nhóm khỏe” là do nhà
lý luận Xtaxốp đặt). Nhờ sự nỗ lực tự học và sáng tạo, họ đã xây dựng
được một trường phái âm nhạc nổi tiếng trong lịch sự âm nhạc thế giới,
có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền âm nhạc Nga và Xô Viết hay các
dân tộc khác, cả đối với trường phái ấn tượng.

55
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga

a) Giới thiệu chung


“Nhóm khỏe” được hình thành vào những năm 50-60 của thế kỷ 19, đó là
thời kỳ phát triển nhẩy vọt của nền nghệ thuật Nga nói chung và âm nhạc
Nga nói riêng do kết quả của những biến động lịch sử quan trọng trong
đời sống xã hội Nga.

“Nhóm khỏe” cộng tác với nhau trên cơ sở cùng một chí hướng, nhằm tập
hợp các lực lượng của mình để đấu tranh cho những tư tưởng tiển bộ và
những nguyên tắc nghệ thuật dân chủ. Trong các sáng tác họ đề cao tính
hiện thực và tính nhân dân. Chủ đề Tổ quốc và chủ đề nhân dân là chủ
đề quán xuyến trong tác phẩm của họ.

56
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga

1) Nhạc sĩ Mili Alexevich Balakirep (1836 – 1910)

- Là nhà hoạt động âm nhạc nổi tiếng với tư cách là một nghệ sĩ biểu diễn
Piano có tài, nhạc sĩ sáng tác, nhà chỉ huy và lý luận âm nhạc.
- 1856 Balakirép thành lập “Nhóm khỏe” do sự gợi ý của nhà lý luận phê bình
âm nhạc Xtaxốp. Từ đó ông trở thành nhà lãnh đạo và hướng dẫn “Nhóm
khỏe”.
- Balakirép là người yêu mến dân ca. 1860 ông đã đi dọc sông Vonga để sưu
tầm dân ca. 1866 ông đã viết phần đệm và in thành tuyển tập “40 bài dân ca
Nga”.

57
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga

1) Nhạc sĩ Mili Alexevich Balakirep (1836 – 1910)

Những tác phẩm tiêu biểu của Balakirép:


- Fantezi phương đông “Ixlamây” cho đàn Piano.
- Giao hưởng “Ouverture dựa trên chủ đề hành khúc Tây Ban Nha”.
- Ouverture dựa trên “chủ đề của 3 bài dân ca Nga”.
- Ouverture “Vua Lia”.
- Giao hưởng thơ “1000 năm” (Nước Nga).
- Giao hưởng thơ “Tamara”.

58
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga

2) Nhạc sĩ Xêda Antônôvich Kiu (1835 – 1918)


- Ông là người có đóng góp to lớn trong lĩnh vực phê bình âm nhạc. Ông đã
đấu tranh tích cực cho những khuynh hướng hiện thực trong âm nhạc và là
người phát ngôn những quan điểm thẩm mỹ tiên tiến của “Nhóm khỏe”.
- Xêda Kiu sinh ra trong một gia đình sỹ quan Pháp, mẹ là người Litva. Theo
truyền thống gia đình ông vào học trường trung cấp kỹ thuật quân sự rồi
chuyển sang viện hàn lâm kỹ thuật quân sự. Sau khi tốt nghiệp học viện, ông
ở lại làm giảng viên, trở thành giáo sư chủ nhiệm khoa. Ông là một nhà lý luận
quân sự có tài, đã viết nhiều giáo trình có giá trị về quân sự.

59
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga

2) Nhạc sĩ Xêda Antônôvich Kiu (1835 – 1918)

- Do yêu thích âm nhạc, năm 1856 ông quen biết Balakirép và gia nhập
“Nhóm khỏe”.
- Ông là tác giả của 10 vở nhạc kịch trong đó có 2 vở nổi tiếng: nhạc
kịch “Wiliam Ratklíp” và nhạc kịch “Anjêlô”. Ông còn sáng tác 250 bản
romance, nhiều ca khúc hợp xướng, ca khúc liên hoàn, tiểu phẩm cho
Piano và một số bản nhạc thính phòng…

60
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
3) Nhạc sĩ Alexandro Porfirievich Bôrôdin (1833 – 1887)

- Là nhạc sĩ lỗi lạc nhất của “Nhóm khỏe” đồng thời cũng là một nhà hóa học
nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội Nga. Người sáng lập ra dòng giao hưởng anh
hùng ca ở Nga.
- Năm 1850 Bôrôđin vào học ở Viện thực nghiệm y học, sau khi tốt nghiệp 2
năm, ông được công nhận học vị tiến sỹ y khoa và giảng dậy môn hóa học ở
học viện. Bôrôđin có năng khiếu âm nhạc từ bé nên được mẹ cho học Flute và
Piano rồi sau đó học Cello và sáng tác. Năm 1862 ông kết thân với Balakirép
và gia nhập “Nhóm khỏe”.

61
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
3) Nhạc sĩ Alexandro Porfirievich Bôrôdin (1833 – 1887)

Năm 1867 ông viết giao hưởng số 1, nhiều khúc romance mang tính chất
anh hùng ca như “Nàng công chúa đang ngủ”; “Những bài hát của khu rừng
tối”…hoặc mang tính chất trữ tình như “Những bài hát của tôi chứa đầy chất
độc”… Bản giao hưởng số 1 được biểu diễn thành công rực rỡ dưới sự chỉ
huy của Balakirép. 1876 ông viết giao hưởng số 2 (được Xtaxốp đặt tên là
giao hưởng “Dũng sĩ”), cùng thời gian đó ông viết Ôpêra “Quốc vương Igo”;
bức tranh giao hưởng “Giữa miền Trung Á”; giao hưởng số 3. Bên cạnh đó
nhạc sĩ còn nổi tiếng với những tác phẩm thính phòng: 2bản tứ tấu cho đàn
dây.

62
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
3) Nhạc sĩ Alexandro Porfirievich Bôrôdin (1833 – 1887)

Giao hưởng số 2 “Dũng sĩ” hmoll


Nội dung liên quan đến các hình tượng dũng sĩ Nga thời cổ trong các sử thi
anh hùng ca. Tác giả đã vẽ lên những bức tranh đồ sộ làm nổi lên những hành
động anh hùng, dũng mãnh của các dũng sĩ. Tác phẩm gồm 4 chương.
Chương 1 viết ở hình thức sonate Allegro có 2 chủ đề. Chủ đề chính
mang tính chất hùng dũng, kiên quyết, khắc nghiệt do bộ dây diễn tấu. Chủ đề
2 mang tính chất trữ tình, du dương gần với âm hưởng dân ca Nga.

63
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
3) Nhạc sĩ Alexandro Porfirievich Bôrôdin (1833 – 1887)
Giao hưởng số 2 “Dũng sĩ” hmoll
Chương 2 là một hoạt khúc náo nhiệt, miêu tả cuộc vui chơi trong tiệc
rượu của các dũng sĩ. Viết ở hình thức 3 đoạn phức, đoạn đầu và đoạn cuối
mang tính chất sonate gồm 2 chủ đề.
Chương 3: chậm Andante viết ở hình thức sonate, tác giả vẽ lên hình
ảnh người hát rong Baian của nước Nga cổ đại. Giai điệu chậm rãi của chủ đề
giống như lối kể chuyện thâm trầm trong các anh hùng ca. Chương này
chuyển tiếp sang chương kết không ngừng nghỉ.
Chương kết viết theo hình thức sonate, toát lên tính chất hân hoan, hội hè,
miêu tả những cuộc tiệc rượu của các dũng sĩ.

64
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
4) Nhạc sĩ Mođextơ Pêt’rôvich Muxoocki (1839 – 1881)

- Ông là một trong những nhạc sĩ xuất sắc nhất của “Nhóm khỏe”, có nhiều
cách tân táo bạo, độc đáo trong âm nhạc, ảnh hưởng đến bút pháp của
chủ nghĩa ấn tượng sau này. Ông là nhà soạn nhạc hiện thực vĩ đại của
Nga, ông đã nêu bật được những mâu thuẫn gay gắt của xã hội và sự
phản kháng của quần chúng nhân dân lao động chống những chính sách
phản động của Nga hoàng (thể hiện rõ nhất trong những sáng tác cho
thanh nhạc và nhạc kịch). Ông thường dùng đề tài lịch sử để xây dựng
những tác phẩm lớn mang tính hiện đại.

65
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
4) Nhạc sĩ Mođextơ Pêt’rôvich Muxoocki (1839 – 1881)
- Năm 1862 ông gia nhập “Nhóm khỏe”.

- Năm 1859 ông viết phần âm nhạc cho vở kịch nói “Vua Êdíp”. Năm 1863-
1866 ông viết vở nhạc kịch “Xalambô” mang mầu sắc phương đông.
Ông còn sáng tác những tác phẩm cho thanh nhạc – thính phòng: Tập
bài hát “Những bức tranh nhân dân”; liên khúc “Nhi đồng”; Năm
1867 ông hoàn thành khúc phóng túng giao hưởng “Đêm trên đồi
trọc”; Balad “Bị lãng quên”; Liên ca khúc “Những bài ca và điệu
nhấy của Thần chết”; Liên khúc cho Piano “Những bức tranh trong
phòng triển lãm”; Năm 1869 ông viết vở nhạc kịch “Bôrít Gađunốp”.

66
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
4) Nhạc sĩ Mođextơ Pêt’rôvich Muxoocki (1839 – 1881)
Nhạc kịch dân tộc “Bôrit Gađunốp” là một trong những thành tựu xuất
sắc của nền nhạc kịch Nga. Muxoocki sáng tác dựa theo đề tài cùng tên
của Puskin trong đó ông phản ánh một cách chân thực và sâu sắc hiện
thực xã hội Nga thông qua những sự kiện lịch sử của nhân dân Nga. Tác
phẩm hoàn thành 1872 và được công diễn 1874. Vở nhạc kịch gồm phần
mở đầu và 4màn được cấu trúc theo lối phát triển âm nhạc liên tục phù
hợp với sự phát triển của hành động kịch. Tuy nhiên ông vẫn đưa vào đó
những ca khúc, aria, hợp xướng độc lập kết hợp với thủ pháp Leitmotive.
Sự cách tân táo bạo trong vở nhạc kịch là ông sử dụng rộng rãi phương
pháp biểu hiện chỉ hát theo lối hát nói (Recitatif).

67
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
4) Nhạc sĩ Mođextơ Pêt’rôvich Muxoocki (1839 – 1881)

Liên khúc cho Piano “Những bức tranh trong phòng triển lãm” là
một trong những tác phẩm cho Piano tầm cỡ thế giới, mang nhiều yếu tố
cách tân và giầu mầu sắc biểu hiện. Muxoocki viết tác phẩm này để kỷ
niệm một năm ngày mất của họa sĩ Hácman-bạn thân của ông.

Đây là dạng tổ khúc đặc biệt viết theo kiểu Rondo gồm 10 khúc nhạc. Mỗi
khúc là một bức tranh độc lập gắn liền với nhau bằng 1 đoạn chen lấy từ
khúc nhạc mở đầu, làm cho tác phẩm thống nhất từ đầu đến cuối. Đoạn
mở đầu được Muxoocki gọi là chủ đề “Dạo chơi trong phòng triển lãm”.

68
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
4) Nhạc sĩ Mođextơ Pêt’rôvich Muxoocki (1839 – 1881)
Liên khúc cho Piano “Những bức tranh trong phòng triển lãm”
Khúc nhạc gần giống với dân ca Nga thể hiện lối trình bày lĩnh xướng rồi đến
hợp xướng, kết hợp kiểu hòa âm chen phức điệu bè tòng và luân chuyển công
năng, giai điệu ngũ cung. Chủ đề này luôn thay đổi mầu sắc tuỳ theo nội dung
của bức tranh.
- Số 1: “Quỷ sứ” tác phẩm dựa trên phác thảo của Hácman về một đồ chơi
trẻ em làm bằng gỗ theo hình dáng một gã quỷ sứ nhỏ.
- Số 2: “Lâu đài cổ” diễn tả một lâu đài cổ kính thời trung cổ với hình ảnh
người nghệ sĩ đứng hát rong trước lâu đài.

69
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
5) Nhạc sĩ Nicôlai Rimxki Koocxacop (1844 – 1908)

Rimxki Koocxacốp là đại biểu xuất sắc của nền âm nhạc cổ điển Nga và
thế giới. Ông đã hoàn chỉnh sự phát triển nhạc kịch cổ điển Nga và cống
hiến nhiều điều mới mẻ cho giao hưởng. Di sản sáng tạo của ông rất lớn:
15 vở nhạc kịch, 15 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng trong đó có 3
giao hưởng lớn, nhiều tổ khúc giao hưởng, romance, hợp xướng, hòa tấu
thính phòng và tác phẩm cho Piano… Ngoài ra, ông còn là một nhà sư
phạm, nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng: ông đã soạn 2 tuyển tập dân ca
Nga, sách “Những điều cơ bản về phối khí”, sách giáo khoa về hòa âm,
cuốn “Biên niên sử về hoạt động âm nhạc của tôi”, nhiều bài báo bàn về
các vấn đề nghệ thuật.

70
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
5) Nhạc sĩ Nicôlai Rimxki Koocxacop (1844 – 1908)

- Những đặc điểm sáng tác của Koocxacốp được thể hiện đầy đủ nhất
trong lĩnh vực nhạc kịch, nhạc sĩ khai thác một cách rộng rãi những hình
tượng trong các chuyện thần thoại và truyền thuyết dân gian Nga.
- Âm nhạc của ông thể hiện tính chất lạc quan, tươi vui, với những chủ đề
sáng sủa, rõ ràng, sống động, giai điệu gần với âm nhạc dân gian Nga và
phương Đông. Ông rất biết cách tạo mầu sắc cho âm nhạc, vì vậy đặc
điểm cơ bản trong phương pháp sáng tác hiện thực của ông được thể
hiện rõ nhất trong thủ pháp hòa âm và phối khí.

71
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
5) Nhạc sĩ Nicôlai Rimxki Koocxacop (1844 – 1908)

- Những sáng tác nổi tiếng: giao hưởng số 1 (giao hưởng Nga đầu tiên
viết theo cơ cấu 4 chương), giao hưởng “Xáckô, nhạc kịch “Cô gái thành
Pơxcốp”, “Khúc phóng túng Xécbi”, tổ khúc giao hưởng “Alta”.
Năm 1871, Koocxacốp được mời làm giáo sư nhạc viện Pêtecbua và giảng
dậy ở đây cho đến cuối đời. Thời kỳ này ông sáng tác 2 vở nhạc kịch “Đêm
tháng năm” và “Nàng Bạch Tuyết”.
Những năm 80 là thời kỳ sáng tác mới với những tác phẩm khí nhạc, nổi bật
“Caprixiô của Tây Ban Nha” và Tổ khúc giao hưởng “Xêhêradát”.

72
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
5) Nhạc sĩ Nicôlai Rimxki Koocxacop (1844 – 1908)
Tổ khúc Giao hưởng “Xêhêradát”
Là một tổ khúc có tiêu đề gồm 4 chương. Tác giả dựa trên đề tài của câu
chuyện cổ tích Ả Rập nổi tiếng “Nghìn lẻ một đêm” nhưng Koocxacốp không đi
sâu vào nội dung câu chuyện mà chỉ đi vào một số tình tiết của từng câu
chuyện để sáng tác. 4chương của tổ khúc được liên kết lại với nhau bởi một
đoạn nhạc ngắn do Violon diễn tấu, đó là giai điệu mở đầu của chương 1 và
cũng là Leitmotive của Xêhêradát - người nô tỳ gái đã kể cho bạo chúa
Xakhria những mẩu chuyện được ghi trong “Nghìn lẻ một đêm” trước khi bị
hành hình.

73
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
5) Nhạc sĩ Nicôlai Rimxki Koocxacop (1844 – 1908)
Tổ khúc Giao hưởng “Xêhêradát”
- Chương 1: “Biển và con tầu của hoàng tử Xinbát”, viết theo hình thức
sonate không có phần phát triển. Phần mở đầu của chương này có ý nghĩa
với toàn bộ tác phẩm, gồm 2 hình tượng tương phản nhau: một giai điệu đồng
âm (do bộ đồng và dây diễn tấu) khắc nghiệt, nặng nề ở bè trầm làm ta liên
tưởng tới hình ảnh của tên bạo chúa Xakhria và một giai điệu ở bè cao với âm
hình láy do Violon độc tấu trên phần đệm của đàn Harp dịu dàng uyển chuyển
tượng trưng cho hình ảnh của cô nô tỳ Xêhêradát. Phần sonate Allegro kể lại
câu chuyện đi biển của hoàng tử Xinbát. Chủ đề chính miêu tả hình tượng
sóng nước, chủ đề phụ miêu tả con tầu và sóng nước.

74
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.9. Các nhạc sĩ “ Nhóm khỏe” ở Nga
5) Nhạc sĩ Nicôlai Rimxki Koocxacop (1844 – 1908)
Tổ khúc Giao hưởng “Xêhêradát”
- Chương 2: “Câu chuyện hoang đường của hoàng tử Caleđe (Hoàng tử
Caleđe và cuộc phiêu lưu của chàng), viết ở hình thức 3 đoạn phức.
- Chương 3: “Hoàng tử và công chúa” là chương trữ tình, thi vị, vẽ lên
hình ảnh đôi trai gái trong thế giới mơ mộng yên tĩnh, được viết ở hình thức
sonate không có phần phát triển.
- Chương 4: “Ngày hội Batđa”. Chủ đề cơ bản của chương này là một vũ
khúc dân gian linh hoạt sôi nổi, dần dần xuất hiện chủ đề của chương 2,
chương 3. Phần Coda là sự tổng kết của cả tác phẩm.

75
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.10. Piốt Ilích Traicôpxki (1840 – 1893)

a) Giới thiệu về nhạc sĩ

- Traicôpxki là một trong những nhạc sĩ Nga vĩ đại nhất của thế kỷ 19

- Traicôpxki thành công trong rất nhiều thể loại: giao hưởng, nhạc kịch, vũ
kịch, nhạc thính phòng, hòa tấu, romance… Bên cạnh công việc sáng tác,
nhạc sĩ còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, lý luận phê
bình và nhạc trưởng. Là nghệ sĩ hiện thực.

- Tính triết lý sâu sắc, tâm lý tinh tế, khúc thức hòa âm phối khí chặt chẽ,
giai điệu đẹp uyển chuyển chính là phong cách của ông.

76
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.10. Piốt Ilích Traicôpxki (1840 – 1893)

b) Quá trình sáng tác

Trong khoảng 12 năm (1865-1877) ông đã sáng tác nhiều tác phẩm như:
3 bản giao hưởng, concerto số 1 cho Piano, nhạc kịch “Người thợ rèn
Vacula” sau đổi tên là Sêvêviski, vũ kịch “Hồ thiên Nga”, 3 khúc mở
màn “Rômeô và Juliet”; “Bão tố”; “Franxetca đa Rêminhi”, tiểu phẩm cho
Piano “Bốn mùa”, Những biến tấu trên chủ đề Rôcôcô cho Cello. Năm
1878 ông hoàn thành bản giao hưởng số 4 và nhạc kịch “Épghênhi
Ơnhêghin” và 1số tác phẩm khác: Caprixiô “Ý Đại lợi”, Sêrênade
cho dàn dây, Ouverture “Năm 1812”, Concerto cho Violon, Concerto số
2 cho Piano, 2 vở nhạc kịch “Cô gái Orliăng” và “Madeppa”.

77
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.10. Piốt Ilích Traicôpxki (1840 – 1893)

b) Quá trình sáng tác

- Giữa những năm 80 ông tham gia hoạt động mới làm nhạc trưởng, ông
cũng viết bản giao hưởng có tiêu đề “Manfred” và giao hưởng số 5. Năm
1893 ông được tặng học vị tiến sỹ của trường Đại học tổng hợp Kembrid
ở Anh. Những năm cuối đời là thời kỳ sáng tác dồi dào nhất với những tác
phẩm mang mầu sắc bi kịch: nhạc kịch “Con bài Pích”, giao hưởng số
6, vũ kịch “Người đẹp ngủ trong rừng”; “Xay hạt dẻ”, nhạc kịch
“Iôlanta”.

78
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.10. Piốt Ilích Traicôpxki (1840 – 1893)

c) Đặc điểm sáng tác cho giao hưởng


Traicôpxki sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm: 7
bản giao hưởng, nhiều concerto cho Piano và Violon, nhiều khúc mở
màn, giao hưởng thơ và tổ khúc giao hưởng.

Tính chất giao hưởng của Traicôpxki là trữ tình, tính kịch. Đây là dòng giao
hưởng mới trong lịch sử giao hưởng Nga.. Bên cạnh đó cũng có những
bản giao hưởng mang tính chất sinh hoạt cảnh trí như bản giao hưởng số
1 “Những ước mơ về con đường mùa đông”.

79
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.10. Piốt Ilích Traicôpxki (1840 – 1893)

c) Đặc điểm sáng tác cho giao hưởng


Đỉnh cao trong sáng tác giao hưởng của ông là 2 bản:
+ Giao hưởng số 5 emoll, bản giao hưởng này có 1 âm hình chủ đạo quán
xuyến trong tất cả các chương tiêu biểu cho hình tượng đen tối của số mệnh
nên nó thường được gọi là bản giao hưởng bi thương. Bản giao hưởng gồm 4
chương.
+ Giao hưởng số 6 hmoll được coi là bản giao hưởng bi thương nhất. Tác
giả muốn nêu lên sự phản kháng mạnh mẽ của con người trước thực tế đen
tối, nói lên niềm vui của con người trong cuộc đấu tranh đó song kết thúc lại
bằng cái chết của nhân vật. Tác phẩm có 4 chương nhưng cấu trúc độc đáo
kết thúc bằng chương chậm.

80
2. Các nhạc sĩ lãng mạn
2.10. Piốt Ilích Traicôpxki (1840 – 1893)

d) Sáng tác cho nhạc kịch


Traicôpxki có 10 vở nhạc kịch chia làm 2 nhóm chính:
+ Nhạc kịch lịch sử có vở: “Cô gái Ooclêăng”, “Sêrêviski”, Madeppa”,
“Iôlanta”…
+ Nhạc kịch tâm lý xã hội có vở “Êpghênhi Ơnhêghin”, “Con đầm
pích”. Trong nhạc kịch ông thường quan tâm đến những đề tài bi kịch,
nêu lên những xung đột trong cuộc sống, trong tình yêu và khát vọng của
con người. Ông thường đề cập đến thế giới nội tâm của nhân vật phức
tạp của các nhân vật. Ông cũng rất coi trọng vai trò của giao hưởng trong
sự phát triển tình cảm và tâm lý nhân vật do đó leitmôtive giữ một vị trí
lớn trong nhạc kịch.

81

You might also like