You are on page 1of 6

BEETHOVEN

1. Beethoven là ai?
- Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven
- Sinh ngày 16/12/1770 tại Bonn, Đức. Mất ngày 26/3/1827
- Ông là 1 nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc cổ điển người Đức và được khắp thế giới
công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn tới rất nhiều
thế hệ nhạc sĩ, khán giả thời sau.
- Các sáng tác của Beethoven là sự kết hợp giữa giọng hát và nhạc cụ, mở rộng
phạm vi sonata, giao hưởng và concerto và tứ tấu
- Ông được xem là nhân vật quan trọng trong việc chuyển tiếp để mang tới sự kết
nối thời đại Cổ điển và Lãng mạn của âm nhạc phương Tây.
2. Sơ lược về tiểu sử
- Beethoven sinh ra trong 1 gia đình nhạc sĩ. Cha của ông vốn rất ngưỡng mộ
Mozart- người chỉ mới 5 tuổi đã là 1 nhà soạn nhạc và ông hi vọng con mình sẽ
trở thành 1 thiên tài như vậy nên đã cho Beethoven tập đàn clavio, violon, piano,
organ,…từ lúc 3 tuổi. → Tuy nhiên, sự kỉ luật nghiêm ngặt của bố lại làm ngăn
cản sự phát triển của con trai, cha ông không bằng lòng và thường xuyên mắng
chửi, thậm chí đánh đập ông 1 cách tàn nhẫn
- Ông là một nhà soạn nhạc tài ba và ông đã viết những tác phẩm của mình gửi cho
những nhà tài trợ để tổ chức những hoà nhạc cộng đồng, ông đã viết 9 bản giao
hưởng, 32 bản sonata, một vở opera, năm bản hòa tấu piano và nhiều tác phẩm
thính phòng.

- Ông có thể là một người đàn ông khó tính và khó có thể sống cùng được, ông cảm
thấy cay đắng về cuộc đời và bị cô lập bởi căn bệnh điếc ở độ tuổi còn trẻ trong
khi ông chưa từng kết hôn. Ông giao tiếp với mọi người bằng việc yêu cầu họ ghi
ra để ông có thể trả lời những câu hỏi của họ.
- Ông đã tận hưởng thành công vĩ đại trong sự nghiệp cũng như sự công nhận tài
năng trong xã hội trong sự im lặng từ khi còn trẻ. Người ta nói rằng tại buổi ra mắt
lần thứ chín của ông, ông ấy không thể nghe thấy tiếng vỗ tay như sấm rền ở
khắm khán phòng, và buộc phải quay lại để xem phản ứng để nhìn thấy sự thích
thú và tung hô của khán giả.
- Đến năm 8 tuổi, Beethoven mới chính thức trình diễn cho công chúng xem.
- Sang năm 12 tuổi Beethoven bỗng trở nên là một tay chơi dương cầm xuất sắc,
mang nhiều triển vọng cho tương lai và tòa Tổng giám mục tại Bonn mướn chơi
đàn
- Tới năm 17 tuổi, Tòa Tổng giám mục thấy tiềm năng dương cầm đầy hứa hẹn của
Beethoven nên bảo trợ cho ông du hành sang Áo với mục đích theo thọ giáo kỹ
thuật dương cầm cao cấp của tay đàn cự phách, lẫy lừng Mozart tại Vienna, khi ấy
Mozart được 30 tuổi
- Beethoven đã gặp Mozart vào năm 1787. Vào thời điểm đó, chàng thanh niên
Beethoven đã xuất bản tác phẩm (Nine Variations on a March by Dressler) và đã
được chọn làm người chơi Basso continuo cho vở opera Bon .
- Sau cuộc gặp gỡ của họ, Mozart đã nói về Beethoven, Chàng trai trẻ này sẽ tạo
nên tên tuổi lớn và tạo được vị trí của mình trên thế giới. Ba năm sau, nhà soạn
nhạc Joseph Haydn phát hiện ra Beethoven, người lúc đó là một chuyên gia violin
chơi trong dàn nhạc Bonn, và đưa Beethoven về cùng làm việc.
- Đến năm 1792, ôg được 22 tuổi càng say mê đàn hơn và muốn thăng tiến thêm,
ông trở lại Vienna, lần này ông theo học kỹ thuật đàn từ các tay dương cầm nổi
danh của Vienna như Haydn, Schenck, Albrechtsberger và Salieri.
- Thời kỳ đầu tiên, giữa năm 1794 và 1800, được đặc trưng bởi kỹ thuật và âm
thanh truyền thống của thế kỷ 18.
- Thời kỳ thứ hai, giữa năm 1801 và 1814, được đánh dấu bằng việc tăng cường sử
dụng vật liệu ngẫu hứng và sự phối hợp mới mẻ tạo nên nét độc đáo phá cách.
- Thời kỳ thứ ba, giữa năm 1814 và 1827, có một loạt các hòa âm và kết cấu âm
nhạc tạo nên những tác phẩm tuyệt vời nhất . Thời kỳ thứ ba trong sự nghiệp âm
nhạc của Beethoven là thời kỳ sung mãn đỉnh cao nhất của ông. Vậy Beethoven
viết được bao nhiêu bản nhạc giao hưởng? -> Ông đã để lại cho đời 9 bản giao
hưởng. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, bao gồm Eroica
Symphony (1805), Symphony No. 5 in C Minor (1808), Symphony No. 5 in C
Minor (1808) và Symphony No. 7 in A Major (1813).
- Sonate Ánh Trăng là một trong những tác phẩm piano tuyệt vời nhất của
Beethoven, nhưng ông chưa bao giờ biết bản nhạc đó lại có tên là Sonata Ánh
Trăng ‘Sonate Moonlight’. Ông chỉ đơn giản gọi nó là Piano Sonata số 14, và nó
đã không được đặt tên thơ mộng như thế cho đến năm 1832, 5 năm sau cái chết
của Beethoven.
- Nhà thơ người Đức Ludwig Rellstab cho biết khi nghe bản nhạc ông cảm giác như
có một sự dịch chuyển của ánh trăng chiếu vào hồ Lucerne tạo nên một cảnh sắc
không khí không thể diễn tả được bởi vẻ đẹp của âm nhạc hoà quyện vào ánh
trăng trên mặt hồ, cũng từ đó cái tên Sonate Ánh Trăng ‘Sonate Moonlight’ ra
- Sau đó, Ông tiết lộ, từ xa tôi không nghe thấy những nốt cao của nhạc cụ và
giọng hát của ca sĩ. Việc mất đi thính lực không là lý do để ông nản chí và vùi lấp
niềm đam mê âm nhạc và khao khát được sáng tác của Beethoven. Ông vẫn tiếp
tục viết nhạc và thậm chí các bản nhạc của ông càng ngày trở nên tuyệt vời hơn
vào những năm cuối đời.
- Trên thực tế, nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất của Beethoven luôn được sáng tác
trong khoảng thời gian ông bị điếc một phần và hoàn toàn cho đến cuối đời. Có vẻ
như Beethoven chưa bao giờ nghe thấy một nốt nhạc nào trong những kiệt tác của
mình, tác phẩm Symphony No. 9 in D Minor
- phá vỡ những quy tắc và nhận định cũng như cái nhìn về nền âm nhạc cổ điển.
- Tác phẩm Symphony No. 9 in D Minor là một vì dụ điển hình, Beethoven tái cấu
trúc từ bản giao hưởng cổ điển và kết hợp nhiều biến tấu tạo nên một tác phẩm
hợp xướng hoàn hảo. Đêm trình diễn cuối cùng tạo nên một bước ngoặc đột phá
lớn trong lịch sử âm nhạc cổ điển: Beethoven là nhà soạn nhạc đầu tiên kết hợp
âm nhạc với tiếng hát trong một bản giao hưởng – quyết định kết hợp của ông tạo
nên một bản hợp xướng đầy hoang dã và táo bạo đối với nền âm nhạc thời kì đó.
- Buổi trình diễn bản giao hưởng số 9 góp phần đưa nghệ thuật âm nhạc lên một
tầm cao mới nhưng lại rất quen thuộc đối với người nghe trên toàn thế giới, truyền
cảm hứng cho các nhà soạn nhạc đến tận ngày nay.
- Tài nghệ ông mỗi lúc mỗi điêu luyện, tên tuổi vang dội tại Âu châu. Có điều là
ông đã va chạm nặng với Haydn, người đã từng hướng dẫn ông khi trước. Khi ông
cho là ông không học được điều chi mới lạ ở Hayd. Ngược lại Haydn chứng minh
là bài Đại hợp tấu số Một (the First Symphony) mà Beethoven sáng tác mang âm
hưởng nhạc của Haydn và Mozart, tức Beethoven đã ảnh hưởng phong cách viết
nhạc của 2 người này.
- Thuở ban đầu Beethoven yêu người con gái tên là Elisa, ông tương lòng say đắm
để cho ra tác phẩm bất hủ “For Elise”. Sách nói rằng ông có tướng tá nhỏ thó
người, tóc thường để bù xù trông như người nghệ sĩ lãng tử, bất cần đời và thê
thảm hơn nữa ông bị thẹo rỗ hoa mè trên mặt. Năm 1795 ông yêu cô ca sĩ trẻ đẹp,
duyên dáng chuyên hát nhạc opera là Magdalene Willmann tại Vienna, ông ngỏ
lời xin cầu hôn, nhưng nàng thẳng thừng từ chối, vì cho rằng ông là người xấu trai
và tính tình lại lập di. Từ đó Beethoven hầu như là người thất bại và cô đơn trên
tình trường. Và chính vì không có vợ con ông dành toàn thời gian cho việc phát
triển tài nghệ âm nhạc.
- Năm 1781, ở tuổi 10, Beethoven nghỉ học để danh toàn thời gian học nhạc với
Christian Gottlob Neefe, Nhà tổ chức Tòa án mới được bổ nhiệm, và ở tuổi
12, Ludwig van Beethoven xuất bản sáng tác đầu tiên của mình, một tập hợp các
biến thể piano về một chủ đề bởi một nhà soạn nhạc cổ điển ít người biết đến tên
Dressler.
- Ở cuối thế kỷ 18, Beethoven lớn lên nhờ các bản sonata và các bài giảng của Carl
Philipp Emanuel Bach. Những bản sonata này đều quen thuộc với Haydn và
Mozart. Nhưng ở Beethoven, chúng gợi lên một cảm hứng khác lạ hơn nhiều.
- Sự nổi tiếng của Ludwig Van Beethoven bắt nguồn từ kỹ thuật chơi piano điêu
luyện của ông. Hai tác phẩm được xuất bản đầu tiên của nhà soạn nhạc ở Vienna
bao gồm tam tấu piano và sonata độc tấu piano, bản thứ hai dành riêng cho
Haydn. Ông cũng biểu diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc khác, chẳng hạn
như Piano Concerto no của Mozart. 20 và được khán giả với giới chuyên môn
ngưỡng mộ bởi khả năng biến tấu của mình.
- Nếu Shakespeare tài ba bên văn chương khi đặt bút sáng tác những tác phẩm tiêu
biểu lãng mạn thì Beethoven chẳng kém chi khi cho ra những nhạc phẩm đại hòa
tấu thật xuất sắc, ví dụ như the Fifth Symphony được xem như tương đương với
tác phẩm Hamlet của văn hào Shakespeare, cũng là đồng tác giả của các tuyệt tác
phẩm “A Mid-Summer Night’s Dream” và “Romeo and Juliette”.
- Kể từ năm 1798 đến 1801 ông nhận thấy tai mình không nghe rỏ nữa, ông được
bác sĩ chẩn bệnh là cho biết là ông bị điếc tai. Còn gì đau khổ hơn khi một người
nhạc sĩ không còn sử dụng được đôi tai mình như thính âm nhĩ để nghe và sáng
tác nhạc? Ông đâm ra khổ sở, tuyệt vọng có ý định tự vẫn và rồi ông quyết định
sống ẩn dật, tránh né đám dông, quần chúng. Trong di chúc tuyệt mạng thương
tâm khi gửi cho các em ông, mang tên “Chúc thư Heiligenstadt”
- Ông thố lộ sự tuyệt vọng và không thiết tha với cuộc sống nữa. Chính chúc thư
này là sự giải tỏa nỗi muộn phiền nội tâm để ông chuyển hướng trong âm nhạc, để
từ đó ông tự tìm phương hướng đi khác cho đời mình
- tuy không nghe được, nhưng tưởng tượng ra và ghi lại nốt nhạc. Trong 3 năm từ
1801 đến 1803 ông cho ra 3 symphonies đầu tiên. Với sự chào đời của the Fifth
Symphony, năm 1910 nhạc sĩ Ernst Hoffmann đem ra trình diễn ở Berlin, gây sự
thành công rực rỡ cho ông cũng như gia tăng danh tiếng thêm cho Beethoven
- Năm 1812 ông cho ra bài đại hợp tấu số 7 (the Seventh Symphony) và bài số 8 ra
đời sau đó không lâu. Trong giai đoạn mà Beethoven có những sáng tác sung mãn
này, ba tác phẩm khác là Egmont (1810), Die Ruinen von Athen (1811) và Konig
Stephan (1811) được chào đời.
- Hai bản đại hợp tấu nổi danh sau cùng của ông là Missa Solemnis, được làm để
đón chào sự nhậm chức Tổng giám mục của cha Archduke Rudolf tại địa phận
Olmutz, và bài đại hợp xướng số 9 (the Ninth Symphony known as the Choral
Symphony
- Ông giã từ cõi đời ngày 26 tháng 3, năm 1827, hưởng dương 57 tuổi.
- ngày đám tang của ông được tổ chức thật linh đình, trọng thể. Đã có gần 20,000
quan khách tiễn đưa và bạn đồng nghiệp là nhạc sĩ Franz Schubert đứng ra đọc
điếu văn từ giã một thiên tài trong âm nhạc.
Năm 18 tuổi, Beethoven trở thành lao động chính trong gia đình vì cha ông nghiện rượu
nặng, không còn khả năng làm việc.

Trong khi mối quan hệ giữa Beethoven với cha rất căng thẳng và xa cách thì ông lại rất
thương yêu mẹ.

Giống cha, Beethoven thích uống rượu và rất có thể đây là nguyên nhân gây ra cái chết của
ông ở tuổi 56. Năm 1827, ông bị cảnh sát bắt trong tình trạng say xỉn, mất kiểm soát về hành
vi.

Ngày nay, các sáng tác của ông không chỉ có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển.
Một phiên bản disco của bản giao hưởng thứ năm của Beethoven được thể hiện trong bộ
phim Saturday Night Fever.

Năm 1972, khúc Ode to Joy từ bản giao hưởng số chín của ông vang lên trong bộ phim Die
Hard và được bình chọn là quốc ca của Liên minh Châu Âu. Bản giao hưởng thứ bảy của
Beethoven cũng được sử dụng trong bộ phim The King’s Speech.

Mặc dù có nhiều người chưa từng gặp ông, họ đến viếng vì lòng ngưỡng mộ, cảm mến trước
tượng đài âm nhạc thế giới.
Có thể nói, thử thách lớn nhất trong cuộc đời của nhà soạn nhạc chính là khi xảy ra cái chết
của người anh trai vào năm 1815. Một cuộc chiến pháp lý đầy gian nan với chị dâu của ông,
Johanna, để giành quyền giám hộ Karl van Beethoven. Cậu bé là cháu trai của nhà soạn
nhạc.

- Cuộc đấu tranh kéo dài trong 7 năm, trong đó cả hai bên đều tung ra những lời phỉ
báng xấu xa với bên kia. Cuối cùng, Beethoven đã giành được quyền nuôi cậu bé,
tuy nhiên, Karl lại không có nhiều tình cảm với người chú của mình.
- Người ta cũng đưa ra giả thuyết rằng nhà soạn nhạc Beethoven đã tiêu thụ một
lượng lớn chì từ rượu.
- Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy gan của nhà soạn nhạc bị xơ và teo lại
nghiêm trọng, trong đó hậu quả phổ biến là cổ trướng.
- Những lời cuối cùng được ghi lại của Beethoven là "Thật đáng tiếc, quá muộn
màng!". Câu nói này được thốt ra khi nhà soạn nhạc được thông báo về món quà
gồm 12 chai rượu từ nhà xuất bản của ông.
- Năm 1804, Beethoven đã cho ra đời Bản giao hưởng số 3 không lâu sau khi
Napoléon Bonaparte tự xưng là Hoàng đế của Pháp. Tác phẩm này để vinh danh
Napoléon. Tác phẩm là tiếng lòng của Beethoven cũng như người dân Châu Âu
lúc bây giờ.
- Khoảng năm 26 tuổi, Beethoven bắt đầu thường xuyên nghe thấy tiếng vo ve và ù
tai. Năm 1800, ở tuổi 30, ông viết thư từ Vienna cho một người bạn thời thơ ấu
tâm sự: "Trong ba năm gần đây, thính giác của tôi ngày càng yếu dần. Trong rạp
hát, tôi phải đến rất gần dàn nhạc mới có thể nghe những người biểu diễn. Tôi
không nghe thấy nốt cao của nhạc cụ và giọng ca sĩ".
- Nhiều giả thuyết cho rằng đây là tác dụng phụ của bệnh giang mai hoặc nhiễm
độc chì, sốt phát ban, hay thậm chí có tin đồn ông bị điếc là do thói quen hay
ngâm đầu vào nước lạnh để giữ cho bản thân tỉnh táo.
- Có lúc ông tuyên bố rằng đây là kết quả sau một lần đột quỵ năm 1798, có lý cho
rằng tất cả là vì bệnh dạ dày.
- Mãi đến năm 1822, ông mới từ bỏ việc tìm cách điều trị thính giác và chấp nhận
sự thật đau buồn. Beethoven cũng đã sử dụng một số thiết bị trợ thính nhưng vào
thời bấy giờ, công dụng của chúng không quá hiệu nghiệm.
- Các nhà khoa học cho biết Beethoven đã nghe và chơi nhạc trong ba thập kỷ đầu
tiên của cuộc đời mình. Hơn ai hết, ông nắm rõ mọi quy luật của các nhạc cụ và
giọng hát, âm nhạc sẽ phát ra như thế nào.
- Bên cạnh đó, bệnh điếc của ông là thính giác suy giảm dần trong một thời gian,
chứ không phải là mất thính lực đột ngột. Vì vậy, nhạc sĩ vẫn có thể hình dung ra
trong đầu những tác phẩm của mình sẽ như thế nào.
Những người nhân viên của Beethoven từng kể lại rằng khi thính giác của ông trở nên kém
hẳn, ông sẽ ngồi bên cây đàn piano, đặt một cây bút chì vào miệng, chạm đầu kia của nó vào
bảng âm của cây đàn để cảm nhận độ rung của từng nốt nhạc. Trong suốt khoảng 20 năm
cuối đời, Beethoven đã sáng tác âm nhạc bằng trí nhớ và trí tưởng tượng của mình, chứ
không còn bằng đôi tai nữa. Không chỉ tiếp tục sáng tác nhạc, Beethoven còn biểu diễn, chỉ
huy dàn nhạc sau khi bị điếc.
Những người nhân viên của Beethoven từng kể lại rằng khi thính giác của ông trở nên kém
hẳn, ông sẽ ngồi bên cây đàn piano, đặt một cây bút chì vào miệng, chạm đầu kia của nó vào
bảng âm của cây đàn để cảm nhận độ rung của từng nốt nhạc. Trong suốt khoảng 20 năm
cuối đời, Beethoven đã sáng tác âm nhạc bằng trí nhớ và trí tưởng tượng của mình, chứ
không còn bằng đôi tai nữa. Không chỉ tiếp tục sáng tác nhạc, Beethoven còn biểu diễn, chỉ
huy dàn nhạc sau khi bị điếc.
- Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng
số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5
Đô thứ (Định mệnh), sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình
minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)
- Đó là bản Sonate Kreutzar (1803) viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số
3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu
ông đề tặng Napoléon nhưng khi Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời
đề tặng. Các Sonate cho piano, Bình minh (1804) và Appassionta (1805), Bản
Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao hưởng Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị
nghệ thuật lớn lao.
- Cooper, Barry (2008). Beethoven. Oxford University Press
US. ISBN 9780195313314.
- Cross, Milton; Ewen, David (1953). The Milton Cross New Encyclopedia of the
Great Composers and Their Music (bằng tiếng Anh). Garden City, NJ:
Doubleday. OCLC 17791083.
- Landon, H. C. Robbins; Göllerich, August (1970). Beethoven: a documentary
study (bằng tiếng Anh). Macmillan. OCLC 87180.
- Lockwood, Lewis (2005). Beethoven: The Music And The Life. W. W.
Norton. ISBN 9780393326383.
- Sachs, Harvey, The Ninth: Beethoven and the World in 1824, Luân Đôn, Faber,
2010. ISBN 978-0-571-22145-5
- Solomon, Maynard (2001). Beethoven (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). New York:
Schirmer Books. ISBN 0-8256-7268-6.
-

You might also like