You are on page 1of 14

Họ tên : Giàng A Tủa K15A SPAN

LỊCH SỬ ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX


Câu1: Khái quát về âm nhạc thế kỷ XX?
Trả lời:
Âm nhạc thế kỷ XX ra đời trong hoàn cảnh
 Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, phe TBCN chuyển thành ĐQCN dẫn đến
các phong trào CM giải phóng các nước thuộc địa
Cách mạng tháng Mười Nga thành công
Từ đó xuất hiện một số bộ phận văn nghệ sĩ đi theo tư tưởng tiến bộ, phục vụ
nhân dân, đi theo tiếng nói nhân dân , dân tộc. Một số khác phục vụ giai cấp
thống trị
 Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra dẫn đến nạn đói, dịch bệnh
 Đồng thời cũng có sự phát triển không ngừng về kinh tế, xã hội, về văn hóa
trong đó công nghệ điện tử trở thành thành tựu đáng kể. Lúc này khoa học kĩ
thuật phát triển , máy ghi âm, ghi hình ra đời, internet ra đời tạo nên những trào
lưu mới trong âm nhạc như xuất hiện âm nhạc vô điệu tính, âm nhạc điện tử…
mang màu sắc mới và phát triển vô cùng mạnh mẽ .
Các trường phái âm nhạc thế kỷ XX:
 Giai đoạn từ 1890 – 1917
- Âm nhạc Ấn tượng (Claude Debussy, M. Raven Pháp)
- Âm nhạc tả chân (Giacomo Pucini Ý)
 Giai đoạn từ 1917 – 1945
- Âm nhạc biểu hiện (R.Strauss – Đức, Bela Bartok – Hungary, G.Mahler – Áo)
- Âm nhạc tân cổ điển (Igor Stravinsky – Nga)
- Âm nhạc serie toàn phần (Olivier Messiaen Pháp)
 Giai đoạn từ 1945 đến nay
- Âm nhạc ngẫu nhiên Aleatoire (John Cage – Mỹ)
- Âm nhạc Dodecaphone (A.Schoenberg – Đức)

Câu 2: Khái quát về trường phái âm nhạc Ấn tượng thế kỷ XX?


Trả lời:
Âm nhạc ấn tượng xuất hiện đầu thế kỷ XX ở Pháp, chịu ảnh hưởng và có
nhiều nét tương dồng với trường phái hội họa ấn tượng và thơ ca ấn tượng.
Nhạc sĩ C. Debussy là người mở đầu cho trường phái âm nhạc Ấn tượng (Tác
phẩm Mùa xuân)
Đặc điểm chung của âm nhạc ấn tượng:
 Nội dung: Diễn tả ấn tượng trực tiếp ấn tượng của người nghệ sĩ với thế giới
xung quanh thông qua bề mặt của sự vật, diễn tả những cảm nhận chủ quan của
tác giả, các nhạc sĩ tự nói lên tiếng nói của bản thân. Âm nhạc ấn tượng là âm
nhạc của cảm xúc và màu sắc
 Chủ đề: diễn ta những điều kì dị, cảnh trí thiên nhiên, đặc biệt là chủ đề sông
nước mà không quan tâm đến xung đột xã hội hay tâm lí con người
 Giai điệu: tạo thành một màng mỏng hòa quyện với hòa thanh tạo thành hiệu
quả âm thanh mềm mịn.
 Hòa thanh: hoàn thành hay nối tiếp liên tục các hợp âm nghịch tạo ra mối quan
hệ táo bạo làm mất tính chất gay gắt.
 Điệu thức: chủ yếu sử dụng các điệu thức trung cổ: mixolien, frieien, ionieng,
eolieng (Giấc ngủ trưa của thần nền dã – Debussy), điệu thức ngũ cung, điệu
thức toàn cung

Câu 3: Khái quát về nhạc sĩ C. Debussy?


- Claude Debussy là nhạc sĩ người Pháp, ông là một trong những người tiên
phong trào lưu âm nhạc ấn tượng. Ông là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, nhà phê
bình âm nhạc.
- Tác phẩm của Debussy không có những ý tưởng triết học lớn lao, không có
những hoạt động thực tiễn, không có các cuộc đấu tranh. Chủ đề thường hạn
chế trong những bức tranh thiên nhiên thông qua cảm thụ cá nhân của nghệ sĩ.
Chủ yếu sáng tác cho dàn nhạc giao hưởng và piano.
- Ngôn ngữ hòa âm của ông khá độc đáo, chú ý tới màu sắc và cảm xúc của các
hợp âm, sử dụng các hợp âm nghịch không giải quyết. Ông tạo ra phong cách
hòa âm riêng: nối tiếp các hợp âm song song.
- Sử dụng nhiều dạng điệu thức: điệu thức 7 bậc tự nhiên (diatonique cổ) điệu
thức toàn cung, điệu thức ngũ cung.
- Phối khí: chú ý đến việc khai thác màu sắc và tính năng các nhạc cụ.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Nocturne gồm 3 chương ( Mây, Đám hội, Sirenes),Đen
trắng, Biển, Buổi chiều của thần điền dã, tuyển tập Góc trẻ thơ, Những bức
tranh khắc gỗ, 2 tập Prelude…,
Sáng tác cho piano chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của ông mặc dù
không lớn, có tính tiêu đề nổi bật có 24 prelude Góc trẻ thơ, trắng đen.
Các tp cho dàn nhạc có “ buổi chiều của thần Păng”, nocturne, Giao hưởng
biển
Tác phẩm Prelude cho dàn nhạc giao hưởng (“Buổi chiều của thần điền dã” là
một trong những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất của âm nhạc Ấn tượng.

Câu 4: Khái quát về nhạc sĩ M. Raven ?


- Maurice Ravel (1875 – 1937) là nhạc sĩ người Pháp, nhạc sĩ thuộc trường phái
âm nhạc Ấn tượng. Ông có nhiều những cách tân trong phong cách piano và là
nhạc sĩ thiên tài trong sáng tác cho dàn nhạc giao hưởng.
- Âm nhạc của ông mang tính cô đọng, sử dụng thang âm chỉ vài nốt, hoặc điệu
thức trung cổ, thang âm ngũ cung của các nước trong đó 1 tác phẩm có phong
cách cổ điển.
- Văn hóa và âm nhạc Tây Ban Nha (TBN) được khai thác nhiều trong các sáng
tác: tên tác phẩm (Rhapsodie TBN, Giờ TBN), đặc trưng âm nhạc TBN (nốt
nhắc lại, nhóm tiết tấu trì tục…). Nhiều tác phẩm của ông sử dụng ngôn ngữ có
từ thời baroque như tác phẩm Le tombeau Couperin, tác phẩm lại có chất như
nhạc Jazz như Concerto en Sol.
- Hòa âm: khá phong phúc, sử dụng nối tiếp hợp âm song song, nối tiếp hợp âm
song song như 1 bè trì tục, nối tiếp kiểu thang âm chạy lướt…
- Quãng sử dụng quãng 8 song song, quãng 15, 23, quãng 8 giảm…
Tác phẩm Boléro (1982)
Là tác phẩm nổi tiếng của giao hưởng Pháp đầu thế kỉ XX
Tác phẩm viết cho múa, biểu hiện tính dân tộc với giai điệu chủ đề Tây Ban
Nha. Điểm đặc sắc hiếm có của tác phẩm là được biến tấu âm lượng (cường độ
ngaỳ càng tăng dần) và sự thay đổi của âm sắc nhạc cụ.
Tác phẩm có 17 biến khúc trên 2 chủ đề (chủ đề 2 biến tấu từ chủ đề 1)
Trong tác phẩm, biên chế dành cho dàn nhạc được bổ sung thêm khá nhiều
nhạc cụ như: sacxophone, guitare, mandoline, oboe d’amour…

Câu 5: Khái quát về trường phái Âm nhạc biểu hiện thế kỷ XX?
- Xuất hiện từ hội họa, sau đó đến âm nhạc
- Âm nhạc biểu hiện thể hiện tâm trạng và cảm xúc của con người thông qua chủ
quan của người Nghệ sĩ. Âm nhạc miêu tả sự kinh hoàng và dao động trước
những hiện tượng mới: chiến tranh đế quốc, nghèo khổ, khủng hoảng kinh tế,
thất nghiệp, ..qua một số tác phẩm cuối đời của Gustav Maler (người Áo),
opera của R.Strauss (Đức)
- Thể hiện sự liều lĩnh tăng cường theo cảm xúc và sự phát triển các biểu đạt
không bình thường (VD:liên tục các hợp âm nghịch, giai điệu ngắn, không có
chủ đề )
- Âm nhạc biểu hiện chia là 3 giai đoạn:
+ GĐ 1: sử dụng nguyên tắc hòa âm của âm nhạc lãng mạn nhưng mang cảm
xúc và tâm lí của cuộc sống thế kỉ XX vd: R. Strauss
+ GD 2: xu hướng phá điệu tính, sử dụng chất liệu Âm nhạc dân gian vd
B.Bartok
+GĐ 3: Âm nhạc không theo điệu tính
- Các nhạc sĩ tiêu biểu: R. Strauss, B.Bartok, G. Mahler…
- Tác phẩm tiêu biểu: giao hưởng Don Quyxote (R.Strauss), Hòa tấu cho dây gõ
và celesta (B.Bartok)

Câu 6: Khái quát về nhạc sĩ Richard Strauss ?


Nhạc sĩ Richard Strauss (1864 – 1949) là nhạc sĩ người Đức, ông là đại biểu của
nền âm nhạc Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ngoài ra ông còn là nhà chỉ huy
tài ba, có ảnh hưởng đối với nghệ thuật đương đại .
Là người dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm nổi tiếng của Wagner (Vắc ne), Mozart,
Mendensol, tuy nhiên ông chưa được đào tạo ở nhạc viện. Các sáng tác của ông chỉ
được chú ý và coi trọng khi ông đã qua đời.
 Đặc điểm trong sáng tác: thời kì đầu còn chịu ảnh hưởng phong cách sáng tác
của Beethoven, Meldenson, tp có giai điệu đơn giản nhưng lại phức tạp về mặt
hình thức.
- Từ cuối thế kỉ XIX sáng tác của ông có những đổi mới rõ rệt vd Don Quixote,
Intermezzo (kết hợp kĩ thuật điện ảnh với hát nói)
- Hầu hết các sáng tác của ông đều có tiêu đề và khai thác những yếu tố trong âm
nhạc dân gian, khai thác đề tài văn học , lịch sử, kinh thánh.
- Sáng tác thành công ở thể loại giao hưởng có tiêu đê và âm nhạc cho sân khấu
(vũ kịch, nhạc kịch)
- Sáng tác nhạc kịch của ông đa dạng, được coi là thành công trong nhạc kịch
Đức sau Wagner
- Ông sử dụng hợp âm nghịch, căng thẳng, phần hát nặng nề về ngâm thơ.

 Sáng tác tiêu biểu:


- Nhạc kịch : Intermezzo, Salomen, Elena
- Ballet: Hành khúc hoàng gia
- Giao hưởng: Don Joan, Macbet, Don-Quixote (là tp tiêu biểu của âm nhạc biểu
hiện, viết cho dàn nhạc kết hợp 2 thể loại giao hưởng và concerto cello)

Câu 7 : Khái quát về nhạc sĩ G. Mahler(1860-1911) 


 Gustav Mahler là nhà soạn nhạc vĩ đại, nghệ sĩ dương cầm xuất sắc, nhà
chỉ huy hàng đầu người Áo.
 Cả cuộc đời ông chỉ viết giao hưởng và ca khúc.
 Sáng tác giao hưởng của ông là những thiên anh hùng ca, là những bức tranh
xã hội thời đại của ông => có sự hòa quyện chặt chẽ ( ông sử dụnggiai điệu
bài hát quen thuộc vào giao hưởng)
 Sáng tác ca khúc là linh hồn và thể chất trong các sáng tác GH của ông
 Giao hưởng của ông có những xung đột kịch tính căng thẳng, gay gắt, bi
kịch, mỉa mai cay đắng, có cả tính chất trữ tình tươi sáng, cảnh đồng quê nên
thơ. Ông sử dụng những âm điệu thu nhận trong cuộc sống xung quanh vào
tác phẩm: kèn hiệu nhà binh, điệu nhạc hành quân, tang lễ, điệu nhảy,….để
tác phẩm dễ hiểu được đông đảo người nghe ưa thích.
 Trong GH có đặc điểm của ca khúc (du dương, trữ tình, gắn với oratorio,
trong ca khúc mang tính kí nhạc.
 Tp có quy mô đồ sộ, có bản thuần tuý nhạc khí, có bản cấu trúc tổng hợp
gần với cantata-oratorio (khúc hợp xướng), có bản có lời hát trong từng
đoạn, có bản dựa hoàn toàn vào lời thơ. 

Các tác phẩm tiêu biểu: 


10 bản giao hưởng: No1 D-dur, No3 d-moll, No4 G-dur, No8 Es dur 
* Tác phẩm Bài ca về trái đất – Das Lied von der Erde (1908) là bản giao hưởng-
thanh xướng dựa trên bài thơ “Chiếc sáo Trung Hoa” của Betghe với lời thơ cổ,
phỏng dịch các bài thơ của các thi sĩ Trung Quốc thế kỷ VIII, IX. 
– Tác phẩm gồm 6 chương có tiêu đề: 
  Chương 1: Bài ca về những tai hoạ của trái đất 
  Chương 2: Mùa thu hiu quạnh  
 Chương 3: Về tuổi trẻ  
 Chương 4: Về cái đẹp 
 Chương 5: Người say rượu trong ngày xuân  
 Chương 6: Từ biệt. 
 Mỗi chương có cấu trúc độc lập nhưng có cùng nội dung tư tưởng quan điển triết
lí, là sự giãi bày cuộc sống với những niềm vui và ước vọng của con người thoát
khỏi ý muốn trần tục để đi vào cõi hư vô vĩnh cửu.
Câu 8: Khái quát về nhạc sĩ Bela Bartok( 1881- 1945)  
 Bela Bartok : là một trong những đại diện xuất sắc của âm nhạc hiện đại
người Hungari. Những hoạt động sáng tác, biểu diễn piano, nghiên cứu, sưu
tầm dân ca của ông có ý nghĩa lớn đối với nền âm nhạc Hungari. 
 Khởi đầu, sáng tác của ông ảnh hưởng của phong cách của các nhạc sĩ tiền
bối như: liszt, Brahmas, Wagner( vácne), các nhạc sĩ cổ điển Nga, sau đó là:
phong cách ấn tượng, cuối cùng là sử dụng âm nhạc dân gian hungari và các
nước láng giềng. Ông sáng tác chủ yếu cho piano và giao hưởng.
 Sáng tác của ông sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian rất phong phú và đa
dạng trong các sáng tác chủ yếu theo 3 cách:
 Sử dụng nguyên dạng
 Sử dụng một vài nhân tố
 Tổng hợp chất liệu âm nhạc dân gian nhiều dân tộc để tạo ra ngôn ngữ
mới còn gọi là âm nhạc dân gian tưởng tượng
Thời kỳ đầu: ảnh hưởng phong cách âm nhạc Đức chịu ảnh hưởng của Lizt,
Brahm,…âm nhạc có điệu tính
Thời kỳ sau ông thể hiện sự sáng tạo rõ rệt: sử dụng nét đặc trưng của âm nhạc dân
gian, hoà âm thì gợi đến những bài hát dân gian Hungari. Các sáng tác mang đặc
điểm âm nhạc polytonal và atonal, cũng có thể chồng các điệu thức Trung cổ, nối
tiếp hợp âm nghịch, chuyển giọng đột ngột. Giai điệu chromatique dẫn đến khó xác
định công năng hòa âm.
Âm nhạc có tính cảm xúc mạnh và nhiệt tình, hầu hết các sáng tác không có tiêu
đề. Giai điệu thường gãy khúc ngắt quãng về các tuyến đi hòa âm sắc và chói.

Tác phẩm tiêu biểu:


+ Sáng tác cho piano: “Những bài hát nông thôn Hungari”, “Những vũ khúc
Rumani”, sonate, concerto cho piano và dàn nhạc số 2, số 3 
+ Sáng tác giao hưởng: thể hiện bản sắc độc đáo của Bartok: “Tổ khúc nhảy múa”,
“Những bài dân ca Hungari”, “Những bức tranh Hungari”, “concerto cho dàn
nhạc” 
* Tác phẩm : “ Hòa tấu cho dây, gõ và celesta” (1936): Là tác phẩm xuất sắc và
tiêu biểu trong việc khai thác tinh tế chất liệu âm nhạc dân gian. Đây là công trình
sáng tạo trong lĩnh vực khí nhạc, là một liên khúc 4 chương, mỗi chương có cấu
trúc hình tượng cảm xúc riêng nhưng có sự thống nhất với nhau. Sáng tạo mới
trong tác phẩm: trống trở thành nhạc cụ độc tấu trong dàn nhạc. 

Câu 9: Khái quát âm nhạc Ngẫu nhiên Aleatoire


Vào những năm 40 của thế kỷ XX ở một số nước trên thế giới và đặc biệt ở Mỹ đã
hình thành một trào lưu âm nhạc mới là âm nhạc Aleatoire
Đây là loại âm nhạc phá bỏ rất nhiều những quan niệm âm nhạc theo truyền thống
trong cách sử dụng nhạc cụ, khai thác âm sắc, đặc biệt là quan niệm về dấu lặng,
vai trò của người sáng tác, biểu diễn của như công chúng thưởng thức âm nhạc.
Âm nhạc Aleatoire thường được hiểu là một loại âm nhạc mà ở đó người nhạc sĩ
đã khai thác những nhân tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác và biểu diễn, định
nghĩa về âm nhạc Aleatoire cũng bao gồm cả những đặc trưng cơ bản của âm nhạc
thử nghiệm hay nói cách khác âm nhạc Aleatoire phát triển trên nền tảng của âm
nhạc thử nghiệm.

Câu 10: Khái quát về Nhạc sĩ IGOR STRAVINSKY (1882-1971)


Ông là nhạc sĩ thiên tài người Nga, là nhạc sĩ bậc thầy về âm nhạc hiện đại thế kỷ
XX, có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhạc sĩ sau này nhất là các nhạc sĩ Pháp trong âm
nhạc hiện đại thế kỷ XX
Sự nghiệp sáng tác của ông trải qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn mang 1 phong
cách âm nhạc khác nhau
 Giai đoạn 1 (1902 – 1914) giai đoạn Nga, là giai đoạn quan trọng, chịu ảnh
hưởng của các nhạc sĩ Nga và có ảnh hưởng của trường phái ấn tượng của
các nhạc sĩ Pháp.
 Giai đoạn 2 (1914 -1950)Giai đoạn tân cổ điển: Trung thành với phong cách
riêng của chính mình kết hợp với logic và cấu trúc phức điệu tinh tế của
Bach (ngôn ngữ hiện đại, cấu trúc cổ điển)
 Giai đoạn 3 (1950 – 1960) Giai đoạn dodecaphone series: sáng tác theo kiểu
âm nhạc 12 âm theo phương pháp vô điệu tính nhưng có nhiều biến đổi
không áp dụng nguyên xi 1 hệ thống nào
 10 năm cuối đời: tác phẩm ngắn gọn, xúc tích, tính chất âm nhạc hơi thần bí,
xa rời thực tế

Tác phẩm tiêu biểu: 
* Tác phẩm Con chim lửa (1910): Đây là một tác phẩm dựa trên những câu
chuyện cổ tích dân gian Nga “con chim lửa và Casai bất tử”. Ông sử dụng những
chất liệu âm nhạc dân gian Nga, nhất là trong các điệu nhảy của các công chúa và
khúc hát ru. Trong tác phẩm này ông thể hiện tài năng phối khí độc đáo. Ông đã
kết hợp màu sắc ấn tượng, tính trữ tình thuần khiết và tiết tấu sắc nhọn thể hiện
trong các vũ khúc. 
* Tác phẩm Petrushka (1911): Tác phẩm mang nhiều màu sắc của chủ nghĩa ấn
tượng và chủ nghĩa tự nhiên. Cấu trúc phân nhiều đoạn ngắn và không phát triển
theo lối giao hưởng. Giai điệu mang tính chất hát nói, ngôn ngữ hoà âm phức tạp.
Dàn nhạc được sử dụng đồ sộ nhưng thường dùng với từng bộ riêng. 
*Vũ kịch “Thánh lễ mùa xuân” (1913):    Nội dung tác phẩm là bức tranh về
nước Nga cổ xưa với những thế lực thiên nhiên, biểu hiện màu sắc huyền bí. Tác
phẩm này nối tiếp bút pháp của vở “Petrushka”, tuy nhiên về âm nhạc phức tạp
hơn, đã mở ra một giai đoạn sáng tạo, cách tân mới, có tầm ảnh hưởng lớn đến
những nhà soạn nhạc đương thời. Vũ kịch này gồm có hai phần: Hồn trái đất và Sự
diệt vong vĩ đại. 
 
Câu 11 : Khái quát về âm nhạc Tân cổ điển
 Xuất hiện vào đầu thế kỉ xx. Các nhạc sĩ “ khôi phục” lại trật tự sáng tác
theo kiểu cổ điển nhưng mang hơi thở thời đại. 
 Các nhạc sĩ tân cổ điển học tập các nhạc sĩ cổ điển về hình thức, thể loại,
còn ngôn ngữ âm nhạc mang phong cách riêng của họ 
 Họ có thể bắt chước lại một hình bóng giai điệu, nhắc lại hoặc trích dẫn một
giai điệu điển hình của một phong cách sáng tác điển hình nhạc sĩ nào đó. 

Câu 12 : Khái quát về âm nhạc Serie Toàn phần


 Cuối năm 1940, kĩ thuật sáng tác serie toàn phần bắt đầu phát triển từ
phương pháp sáng tác trên nhân tố serie độ cao của schoenberg, đông thời
mở rộng thêm các nhân tố khác nhau như trường độ, cường độ, âm sắc, kết
cấu, dấu lặng… 
 Đại diện có: Messian( messi- ăng- Pháp), boulez( bua-lê- Pháp), babbit(
Mỹ), Stockhausen( stóck- khâu-sừn -Đức) 

Câu 13 : Khái quát về nhạc sĩ Olivier Mesiaen


 Oliver Messiaen là: nhạc sĩ người Pháp, được coi là một trong những nhạc
sĩ quan trọng nhất ở thế kỷ XX. Trong lịch sử âm nhạc của thế kỷ XX, ông
có ảnh hưởng khá to lớn. Ông đã có những nghiên cứu tìm tòi để sáng tạo
nên những tác phẩm âm nhạc mang tính mới lạ. 
 Ông còn là người đóng góp về đào tạo các nhạc sĩ nổi tiếng TG trong đó có:
Nguyễn Thiện Đạo, Boulez, ….
 Ông đã khai thác sử dụng tiết tấu cổ của đạo Hindu ấn Độ, ông còn được gọi
là nhà tiết tấu học. Ông sử dụng điệu thức chuyển dịch có giới hạn
 hoà âm rất độc đáo, đóng vai trò thống trị hoàn toàn cao độ và không chỉ
theo chiều dọc mà cả chiều ngang. Ngôn ngữ hoà âm của ông là sự kết hợp
giữa tonal, atonal, modal và serie. 
 Có thể coi âm nhạc của Messiaen là màu sắc. Ông có thể dành hàng trang
tổng phổ để mô tả màu tím hoặc màu trắng sữa. Hoà âm và phối khí chiếm
vai trò quan trọng nhất. Ông sử dụng nhiều nhạc cụ lạ vào dàn nhạc. VD:
nhạc cụ trong dàn nhạc gamelan của Indonesia; ông là người đầu tiên đưa
nhạc cụ phím điện tử (Ondes Martenot) vào dàn nhạc… Ông khai thác màu
sắc âm thanh của các loài chim, tiêu biểu như cuốn sách “Bàn về tiết tấu,
màu sắc và tiếng chim“. 

Tác phẩm tiểu biểu


 Bốn bài tập tiết tấu, Mode của các giá trị và sự tăng cường (số 2) 
 Catalogue của chim cho piano. 
 GH Turangalila
 
Câu 14: Khái quát về âm nhạc Dodocaphone
Là một hệt thống hình thức của antonal. Một tác phẩm luôn chỉ được sáng tác tối
đa trong 12 âm thuộc hệ thống chromatic với nguyên tác cơ bản là mỗi nốt chỉ xuất
hiện 1 lần, 12 âm sử dụng trong tác phẩm này còn 1 serie nốt( hàng âm). Từ hàng
âm này phát triển tác phẩm bằng cách sử dụng các dạng
Gồm 4 dạng: 
+ Dạng nguyên thể(ký hiệu P) 
+ Dạng đi giật lùi từ cuối lên đầu( ký hiệu R) 
+ Dạng soi gương( ký hiệu D) 
+ Dạng đi giật lùi kết hợp với soi gương( ký hiệu RI) 
Nổi tiếng sáng tác theo phong cách này là nhạc sĩ Arnold Schoenberg, Anamag
Berg và Antol Webern đã tạo ra trường phái Viên mới.
Kĩ thuật 12 âm đã tạo ra 1 bước ngoặt lớn trong LSANTG và cũng đặt ra quan
niệm mới về âm nhạc, đó là âm nhạc không có sức hút.

Câu 15: Khái quát về âm nhạc Tả chân


 Tư tưởng thẩm mĩ đề cao tự nhiên, không tô hồng hiện thực.các nghệ sĩ
thuộc phái tả chân viết vè những ngưoi nông dân bình dị, những ngừoi đói
khổ ở các ngoại ô chật hẹp 
 Phong cách ÂN: giản đơn, linh hoạt, dễ hiểu với quần chúng và dựa trê
truyền thống nhạc kịch thế kỉ xx 

Câu 16: Khái quát về nhạc sĩ Giacomo Pucini  


Giacomo Puccini là nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc kịch nổi tiếng người Ý. Các
sáng tác của ông theo trào lưu âm nhạc Tả chân trong nghệ thuật dân tộc Ý.
Puccini được đánh giá là một trong những nhà soạn nhạc opera vĩ đại nhất của mọi
thời đại cùng với Mozart, Verdi và Wagner(vácne). 
Sáng tác của ông vừa thể hiện tính trữ tình, tính hiện thực, vừa thể hiện những tâm
lý tinh tế, đồng thời kế thừa truyền thống nghệ thuật nhân đạo Ý. 
Phong cách âm nhạc giản đơn, linh hoạt nhưng đề cao giai điệu. 
Nhân vật trong nhạc kịch của ông thường là “người phụ nữ bé nhỏ với những đau
khổ sâu sắc”. Do vậy, Puccini thường lấy tên nhân vật nữ làm tên tác phẩm.  
Nhạc kịch của ông theo cấu trúc xuyên suốt chứ không theo cấu túc số mục. vai trò
của dàn nhạc được đề cao. Ông khai thác kĩ thuật diễn tấu violon xuất sắc như các
nhạc sĩ ý đi trước 

Tác phẩm tiêu biểu  


- Puccini sáng tác 12 vở nhạc kịch: LeVili, La boheme, Madama Butterfly( ma-
dan-bút-tơ-flai) , Gianni Schicchi,( gian-nhi-si-chi), Turandot….  
- Trong đó, nổi bật là vở LaBoheme(trữ tình) mang phong cách opera đối thoại nhẹ
nhàng, đề cập đến chủ nghĩa hiện thực. Đây là vở nhạc kịch trữ tình xuất sắc của
Puccini.  
+ Aria: “ chi gelia manina” ( glelima nina) 
+ Vở Madama Butterfly dựa trên vở kịch một màn của David Balasco. Hình ảnh
“người phụ nữ bé nhỏ” mang đậm phong cách của Puccini với xúc cảm mạnh liệt
và không gian đẹp nên thơ đã mê hoặc ông. Tác phẩm sử dụng những giai điệu âm
nhạc dân gian Nhật Bản.  
+ Vở Turandot dựa trên truyền thuyết về Carlo Gozzi được Adami và Renato
chuyển thể. Vở opera nào hoàn toàn khác biệt với những vở mà Puccini đã từng
viết trước đó, đây được coi là kiệt tác vĩ đại nhất của ông, là sự kết hợp giữa
Turandot độc ác, Calaf( cula) anh hùng, Lìu đầy chất thơ

You might also like