You are on page 1of 5

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

_Thanh Thảo_
I/ Tìm hiểu chung
1. Nhà thơ Thanh Thảo
- Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946.
- Quê quán: Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, ông từng tham gia công
tác ở chiến trường miền Nam.
- Tác phẩm chính:
+ Những người đi tới biển (1947)
+ Dấu chân qua trảng cỏ (1978)
+ Khối vuông ru-bích (1985)
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật.
- Đặc điểm thơ:
+ Tiếng nói của người tri thức trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
+ Có xu hướng đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới qua
thơ tự do.
⇒ Kiểu thơ giàu suy tư, mãnh liệt phóng túng trong cảm xúc

2. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca


- Xuất xứ:
+ Thanh Thảo viết nên bài thơ Đàn ghi ta của Lorca vào năm 1979 tại
Trại sáng tác văn học Quân Khu V-Đà Nẵng.
+ Rút trong tập “Khối vuông Ru – bích”.
+ Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng
trưng, siêu thực.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1 (6 dòng thơ đầu tiên): Hình ảnh người nghệ sĩ Lorca.
+ Đoạn 2 (12 dòng thơ tiếp theo): Cái chết của Lorca.
+ Đoạn 3 (13 dòng thơ cuối): Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ
của Lor-ca
- Chủ đề:
+ Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và
cái chết oan khuất.
+ Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca.
II/ Đọc, hiểu văn bản
 Nhan đề và lời đề từ
- Nhan đề:
+ Đàn ghi-ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha.
+ Đàn ghi-ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát
và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor-ca đối với đất
nước Tây Ban Nha.
+ Đồng thời nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả,
cho khát vọng cao cả mà Lorca muốn hướng tới suốt đời.
- Lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
+ Thể hiện tình yêu tổ quốc
+ Cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca → ước nguyện suốt
đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, mong muốn xóa bỏ ảnh
hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.
1. Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca
* Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính
trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
- Áo choàng đỏ:
+ Gợi bản sắc văn hóa Tây Ban Nha
+ Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền
chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ.
- Tiếng đàn:
+ Ghi-ta: Nhạc cụ người Tây Ban Nha
+ Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật
- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu
ngao; li la
+ Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do
+ Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN
già cỗi.
⇒ Hình ảnh về người nghệ sĩ đơn độc Lorca đang một mình chống lại
nền chính trị độc quyền và nền nghệ thuật già nua.

2. Cái chết của Lorca


- Hình ảnh:
+ Áo choàng bê bết đỏ ⇒ Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của
Lor-ca.
+ Tiếng ghi-ta:
 Nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy.
 Xanh: thiết tha, hy vọng.
 Tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.
 Ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.
+ Biện pháp nghệ thuật:
 Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ
 Khát vọng >< hiện thực phũ phàng
 Tiếng hát yêu đời vô tư, tình yêu cái Đẹp >< hành động tàn ác, dã
man.
 Nhân hoá: Tiếng ghi ta… máu chảy.
 Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta Lor-ca.
 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình
khối, hành động…
⇒ Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình, tác giả đã khắc hoạ
thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca.
⇒ Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và
sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.
3. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca
- Hai dòng thơ đầu:
"Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang"
- Tác giả đã so sánh sức sống nghệ thuật của Lorca như cỏ mọc hoang.
Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, là khát vọng nghệ thuật mà cả đời
Lorca theo đuổi, là cái đẹp mà mọi thế lực cũng không thể hủy diệt
được, nó sẽ sống mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.
- Hai dòng thơ sau: hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng gợi sự tiếc
thương, đau xót trước cái chết thương tâm của Lorca và những giọt nước
mắt ấy sẽ vĩnh hằng như vầng trăng mãi long lanh trong đáy giếng.
=> Sự đa nghĩa của các câu thơ, hình ảnh tượng trưng siêu thực, hình
ảnh ẩn dụ Lorca và cái chết của ông gợi nỗi đau, gợi sự tỏa sáng trường
tồn, bất diệt.
+ Hình ảnh “đường chỉ tay" tượng trưng cho số phận con người.
+ Dòng sông tượng trưng cho ranh giới trong cõi sống và cõi chết.
- Câu thơ “Lorca bơi sang ngang / trên chiếc ghita màu bạc" tượng trưng
cho hình ảnh Lorca giã từ cõi thực sang thế giới bên kia nhưng vẫn luôn
gắn bó với nghệ thuật. Dù cuộc đời Lorca ngắn ngủi, đơn độc nhưng với
ông nghệ thuật là khát vọng cả đời ông theo đuổi.
- Các động từ “ném lá bùa, ném trái tim” tượng trưng cho sự giã từ và
giải thoát, chia tay với những hệ lụy trần gian của Lorca đồng thời thể
hiện sự hiểu biết sâu sắc, sự cảm thông, kính trọng chân thành của
Thanh Thảo.
- Câu thơ cuối bài là chuỗi âm thanh “li-la li-la li-la” tượng trưng cho
niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của cuộc đời và tên tuổi của Lorca.
=> Lorca bị bắn chết nhưng hình ảnh của ông vẫn còn sống mãi trong
lòng nhân dân cùng với cây đàn bất tử.
4. Yếu tố âm nhạc trong bài thơ
* Chuỗi âm thanh “ Li-la-li-la-li-la” luyến láy ở câu đầu và câu cuối như
khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc.
* Sự tri âm và kính trọng đối với Lor-ca - người nghệ sĩ thiên tài.

III/ Tổng kết


1. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ tự do
- Sử dụng hình ảnh biểu tượng, siêu thực có sức chứa lớn về nội dung
- Sự kết hợp giữa nhạc và thơ
- Những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...
2. Giá trị nội dung
Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái
chết bi thảm của nghệ sĩ Lorca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ,
luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới không
ngừng. Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà
Lor – ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt
được.

You might also like