You are on page 1of 1

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

ĐÀN GHI TA CỦA LORCA (TIẾT 2)

2/ Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, cô đơn


2.1. Lor- ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:
+ Áo choàng đỏ gắt: gợi nhớ tới môn đấu bò tót, nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của Tây Ban Nha
+ Vầng trăng+Yên ngựa.+ Cô gái Di- gan. + Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “li-la-li-la-li-la” Tất cả
làm nổi bật không gian văn hóa TBN.
- Tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường.Đây không phải
trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng
dân chủ với nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua TBN với NT cách tân của Lor-ca.
=> Hình tượng Lor- ca nổi bật trên nền văn hóa TBN, đó là con người tự do, là ca sĩ dân gian, cô
độc, lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với Vầng trăng chếnh choáng,
Trên yên ngựa mỏi mòn. Anh dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn, khát vọng yêu
thương của nhân dân TBN.
2.2. Cái chết của Lor- ca: Lor-ca bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng để phi
tang. Để miêu tả sự việc bi phẫn này, Thanh Thảo sử dụng nhiều hình ảnh thực kết hợp với các
biện pháp nghệ thuật. Đối lập:+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.
+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết máu).
+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.
Nhân cách hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy => Tạo sức ám ảnh mãnh liệt đối với độc giả.
Hoán dụ:+ Tiếng hát: chỉ Lor- ca. + Tấm áo choàng bê bết đỏ :chỉ cái chết.
- Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn => Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật
tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lor- ca.
MOON.V N

 Cái chết oan khuất của Lor- ca gây cho độc giả sự phẫn nộ và sự thương cảm sâu sắc đối với
người nghệ sĩ dân gian.
2.3 Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor- ca:
+ Niềm xót thương Lor- ca chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca:
+ Tiếng đàn tượng trưng cho NT của Lor-ca.Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi.
Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.
+ Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài.
 Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Lor- ca ra đi bất ngờ
khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua
không ai thực sự hiểu. Lor- ca đã dặn “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi
ta”,
 Lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ ,tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với
đất nước TBN của Lor- ca.Ông cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không
trở thành vật cản trở sự sáng tạo NT giúp NT đi tới, vươn cao hơn.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
+ Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
+ Sử dụng hình ảnh, biểu tượng- siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
+Tạo màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ.
+Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
2. Nội dung
Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca ,
người nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ , luôn mong muốn sự cách tân NT và NT phải luôn phát triển
không ngừng. Tình yêu con người, nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor- ca hằng ôm ấp là cái đẹp
mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.

http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98

You might also like