You are on page 1of 3

Đình Hộ Lệnh được xây dựng thời nhà Lê, năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738).

Đình nằm trên địa thế cao ở làng Hộ Lệnh, có kiến trúc theo hình chữ Đinh với cấu
trúc theo phong cách truyền thống dân tộc thường thấy ở đinh – chùa Việt Nam:
ba gian, hai chái.
Đình Hộ Lệnh được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
năm 2001.
Là nơi thờ thành hoàng làng là Cao Sơn, Quý Minh, Tam Giang để giam hộ cho
nhân dân trong làng làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân
an. Ngoài ra, đinh còn thờ anh hùng dân tộc Dương Tự Minh và các hậu thần
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh nhờ
địa phương dùng đinh Hộ Lệnh làm nơi nhốt phạm nhân.
Năm 1946-1948, tình báo của ta cho biết địch sẽ ném bom tại nơi đây. Tuy bị thả
bom đằng trước một quả, đằng sau một quả, nhưng không quả nào nổ.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, bộ tư lệnh phòng không không quân nhờ địa
điểm này làm nơi chứa vũ khí, bom Mỹ đánh nhưng không trúng, không nổ.
Trải qua thời gian, đinh Hộ Lệnh vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc uy nghi, cổ kinh.
Di tích đinh Hộ Lệnh không những có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật mà
còn gìn giữ được một khối lượng hiện vật đa dạng, phong phú, gồm: hoành phi,
câu đối, đồ thờ cúng.
Tại gian giữa đinh có treo bức hoành phi, hai bên là câu đối, tạo bố cục cân xứng.
Ở giữa đinh có bát hương lưỡng long chầu nguyệt, biểu trưng cho sự quy tụ sức
mạnh thiêng liêng phù trợ cho sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của âm dương
ngũ hành, tăng cường cho sự sống và sự sinh sôi, biểu tượng của tài lộc, đại cát
đại lợi, quyền lực và sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế.
Mái đinh được kết cấu bằng tám bộ vì kèo, được trang trí theo chủ đề “Tứ linh”:
Long, Lân, Quy, Phượng và liên kết bằng gỗ đinh.
Vật liệu xây dựng đinh là các vật liệu cổ truyền, có sức chịu lực lâu bền, như gạch
đá ong, gạch chỉ, ngói đỏ vẩy rồng, tạo thế vững chắc cho tổng thể ngôi đinh.
Tuy nhiên, do đình được xây dựng đã lâu, đến nay bị xuống cấp trầm trọng. Đặc
biệt là gian hậu cung, nhiều hoành, xà bị mối mọt; các cấu kiện bằng gỗ bị mối
xông, mục ruỗng; phần trần (màn) đã rơi xuống. Phần trần (màn) của gian giữa
cũng bị võng hẳn xuống, có thể rơi bất cứ lúc nào

Về chùa Hộ Lệnh : Chùa Hộ Lệnh có tên chữ là Linh Quang Tự, được xây dựng vào
thời nhà Nguyễn bên cạnh đinh Hộ Lệnh, được bố trí theo kiểu Thần Phật tương
quan.
Ngôi chùa được xây dựng dựa trên bố cục Tam quan - Sân chùa - Tiền đường –
Hậu cung – Sân sau và nhà tổ.
Tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, mang ý niệm "ba cách
nhìn" của Phật giáo gồm có "hữu quan", "không quan" và "trung quan". Ở chính
giữa Tam quan là một chuông đồng đúc năm Tự Đức thứ 14 (1861).
Sân chùa được lát gạch bát tràng cổ, có xây tường bao quanh, gắn với hai hàng
bia đá gồm 27 văn bia, được khắc chữ Hán Nôm – đây được xem là báu vật của
làng. Đây là những hiện vật mà rất ít chùa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn lưu
giữ được.
Tiền đường của chùa Hộ Lệnh cũng được xây dựng theo hình chữ Đinh
Năm 2010, chùa Hộ Lệnh được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa Hộ Lệnh còn là địa
điểm sơ tán của nhân dân và là nơi trú quân, nghỉ ngơi của nhiều đơn vị lực lượng
vũ trang khi làm nhiệm vụ đi qua địa phương.
Ngày nay, cụm Di tích không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, nơi tổ chức lễ hội đầu
xuân (4/1) của làng mà còn là nơi được nhiều người ghé thăm để chụp các bức
hình lưu niệm
Do được xây dựng đã lâu, chùa Hộ Lệnh đã có sự xuống cấp, phần tường ở Tam
quan đã bị bong tróc ít nhiều, các chi tiết trang trí, khắc chữ không còn rõ ràng.
Từ đây, tổ 4 xin được khai quát một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di
sản:

You might also like