You are on page 1of 8

3.

Kiến trúc chùa Ngọc Hoàng


- Với một lối kiến trúc độc đáo, chùa Ngọc Hoàng nằm giữa một không gian rộng
rãi với diện tích khoảng 2.300 m2 tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa sở
hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mĩ lệ, cổ kính. Theo dòng lịch sử, chùa Ngọc Hoàng
khoác lên mình vẻ đẹp trầm mặc nhuốm màu thời gian.
- Ngoài bước tường rào nổi bật với màu hồng, cổng của ngôi chùa với hai cột đá
được chạm khắc nổi bật với chữ Hán đỏ. Phía trên của mái là phù điêu những long
tranh châu – nét kiến trúc đặc trưng của chùa Hoa.
- Quanh chùa có nhiều chim
muông , cây cối mát mắt cùng với
các cảnh quan nhân tạo như hồ nuôi
rùa, nuôi cá trê. Cảnh quan thiên
nhiên kết hợp với sự trang nghiêm,
linh thiêng nơi cửa Phật tạo cảm
giác an lành, tĩnh lặng cho những
người tới với nơi đây.

- Chùa Ngọc Hoàng được xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương. Bờ nóc và các
góc mái chùa được trang trí bằng nhiều tượng gốm màu. Các linh vật trang trí được
chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo và rất sống động, chân thực. Hiện tại ở chùa Ngọc Hoàng
còn đang lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ đặc sắc như: Tranh thờ, tượng thờ, bao
lam, hương án, hoành phi, câu đối... Các tác phẩm này được làm từ các chất liệu: Gỗ,
gốm, giấy bồi.
- Chùa Ngọc Hoàng có lịch sử hơn trăn năm; đã trải qua bốn lần trùng tu nhưng
vẫn giữ được kiến trúc cổ xưa và ược công nhận là công trình kiến trúc nghệ thuật cấp
quốc gia năm 1994.

4.

https://www.vnctongiao.org/wp-content/uploads/2020/09/kien-truc-mai-chua-ngoc-
hoang-768x576.jpg

https://statics.vinpearl.com/chua-ngoc-hoang-2_1630222820.jpg

Phối cảnh thờ phụng của chùa Ngọc Hoàng


- Nhìn từ ngoài vào, trước tiên là cổng tam quan, trên nóc cổng gắn tượng hai con
rồng uốn lượn hình sóng nước, theo mô
típ lưỡng long tranh châu. Tiếp đó là
khuôn viên chùa nối liền cổng tam quan
vào bái đường.
- Trong khuôn viên có ngôi miếu
nhỏ thờ thần Hộ Pháp, trên nóc miếu có
trang trí hình lân ngậm ngọc.
- Toàn bộ kiến trúc thờ tự của chùa Ngọc Hoàng được chia làm ba gian. Mỗi gian
đều mang một lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét cổ xưa.
 Gian giữa: Đây là gian lớn nhất gồm tiền điện, trung điện và chánh điện.
+ Tiền điện, bên trái thờ thần Thổ Địa, bên phải thờ thần Môn Thần.
+

Trung điện thờ Phật Dược Sư, hai bên là tượng Thanh Long Đại Tướng và Phục Hổ
Đại Tướng.
+ Chánh điện thờ
tượng Ngọc Hoàng Thượng
Đế có thiên binh thiên tướng
đứng hầu. Bên trái thờ Huyền
Thiên Bắc Đế, bên phải là
cung Thủy Nguyệt thờ Phật
Chuẩn Đề.

https://dulich3mien.vn/wp-content/uploads/2021/12/Tho-
tuong-Ngoc-Hoang-tai-chua-.jpg

 Gian bên trái: Gian này gồm ba điện thờ.


+ Điện thứ nhất thờ nhị vị Song Án,
Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ
Ban và Thái Tuế.

https://statics.vinpearl.com/chua-ngoc-
hoang-07_1630235790.jpg

+ Điện thứ hai thờ Thiệp Điện Diêm Vương với 10 bức chạm gỗ tái hiện 10
cửa địa ngục, đặt mỗi bên 5 bức.
+ Điện thứ ba thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ 13 đức thầy, Ông Tơ Bà
Nguyệt.

https://xoichedocung.com/wp-content/uploads/ https://www.vnctongiao.org/wp-content/uploads/
2019/10/%C4%90i%E1%BB%87n-th%E1%BB 2020/09/dien-tho-ong-to-ba-nguyet-768x432.jpg
%9D-12-v%E1%BB%8B-Ti%C3%AAn-N
%C6%B0%C6%A1ng-Ch%C3%B9a-Ng
%E1%BB%8Dc-Ho%C3%A0ng-2.jpg
 Gian bên phải: Gian này gồm nhà nghỉ và điện thờ Phật Bà cùng bài vị những
người quá vãn. Trong điện thờ Phật bà có cầu thang gỗ dẫn lên điện Quan Âm.

- Chùa Ngọc Hoàng có một ngôi miếu thờ Ông Đá ở phía sau chùa. Tương truyền
trước khi chùa Ngọc Hoàng được xây dựng ở đó có một ngôi miếu thờ đá của người
Khmer. Sau khi chùa Ngọc Hoàng được xây dựng thì ngôi miếu này được cải tạo
thành miếu thờ Ông Đá như ngày nay. Hiện tại trong miếu thờ viên đá hình chữ nhật
dựng đứng được lấy từ núi Thái Sơn ở Trung Quốc sang. Phía trước viên đá thờ có lưu
hương, bên phải có đá Thanh Long, bên trái có đá Bạch Hổ. Tục thờ Ông Đá xuất phát
từ truyền thuyết phong thần. Nhưng cũng phù hợp với tín ngưỡng dân gian của cư dân
bản địa Viêt, Khmer.

- Ngoài ra tại chùa Ngọc Hoàng còn thờ rất nhiều các vị Phật, Bồ Tát và các vị
Thần theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa như: Phật Thích Ca, Đại Thế Chí Bồ
Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thần Thiên Lôi, Thần Hà Bá, Lã Tổ...Tổng cộng có
khoảng 300 tượng thờ. Các pho tượng đều được làm bằng gỗ và được điêu khắc tinh
xảo.

You might also like