You are on page 1of 14

TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN DI SẢN

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Sơn

Sinh viên thực hiện : Lê Trung Anh

MSV: 2052010003

Lớp: 20 KTCQ

Đề tài : Chỉnh trang cảnh quan đình làng Khương Hạ


MỤC LỤC

I. Giới thiệu chung


II. Mục đích
III. Giới hạn
IV. Đối tượng
V. Ý nghĩa
VI. Nội dung
VII. Kết luận
VIII. Kiến nghị
I. Giới thiệu chung

(nguồn: internet)

Đình làng Khương Hạ, hay còn được người dân xung quanh gọi với cái tên khác
là Đình Gừng là 1 di tích được Bộ Văn Hoá và Thông Tin ( nay là Bộ Văn Hoá,
Thể Thao và Du Lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

Theo bản sắc phong sớm nhất ở đình ghi niên hiệu Đức Long 5 (1633) cho thấy
Đình Khương Hạ được xây dựng từ khá sớm, ít nhất cũng đã có từ thế kỉ XVII.
Trước năm 1945, đình thuộc thôn Khương Hạ, xã Khương Đình, Huyện Thanh
Trì, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc phương Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội.

Đình Khương hạ thờ vị Thành hoàng làng là danh tướng Lê Dương Vệ, 1 danh
tướng sống dưới thời nhà Lê Sơ, đã có nhiều công lao với nước.
Đình Khương Hạ có lối kiến trúc bề thế, khang trang cùng với những mảng
chạm khắc độc đáo đến nay vẫn còn nguyên vẹn làm tăng thêm giá trị lịch sử
của di tích. Nhìn 1 cách tổng thể từ ngoài vào, đình Khương Hạ được xây dựng
theo trục tâm quay về hướng Đông Nam, cổng chính mở ra con đường làng
( nay là phố Khương Hạ). Hệ thống kiến trúc của đình bao gồm nhiều lớp:

- Nghi môn (đã được tu tạo)

- Sân đình (đã được tu tạo)

- Tả hữu mạc (đã được tu tạo)

- Tiền tế (đã được tu tạo)

- Đại bái (đã được tu tạo)

- Hậu cung (đã được tu tạo)

(nguồn: internet)
Nghi môn gồm 4 trụ biểu, trên mỗi cột chính có đắp 4 chim phượng chụm đuôi,
trên hai cổng phụ có đôi nghê chầu. Từ cổng chính đi vào có tượng đôi voi
đứng, được tạc bằng đá xanh, kích thước to gần bằng voi thật. Qua cổng là sân
đình rộng rãi, được lát gạch đỏ. Trước cửa đình đặt 2 cây đèn và 2 con nghê đá
lớn được làm từ đầu thế kỉ XX.

Hai ngôi nhà nằm song song 2 bên sân đình là dãy nhà tả hữu mạc, mỗi dãy 3
gian, có kiến trúc đơn giản, được lợp bằng ngói ta. Tả, hữu mạc là nơi để sắp
xếp lễ vật dâng lên Thành Hoàng và để cho bà con nghỉ chân trong mỗi dịp lễ
hội, là nơi tiếp khách, đặt kiệu, hai bên đều có cây đa cổ thụ phủ bóng che mát.

(nguồn: internet)
Di tích đình làng Khương Hạ chủ yếu mang phong cách kiến trúc nghệ thuật
cuối thời nhà Nguyễn. Toà đại đình đặt trên 1 nền đất cao, có kiến trúc liên hoàn
với dãy nhà tiền tế năm gian hai dĩ, lợp ngói ta, trên đắp hình lưỡng long chầu
mặt trời. Toà đại bái rộng bảy gian, được kết nối với hậu cung theo hình chuôi
vồ. Hậu cung của ngôi đình mang tính chất sâu lắng nhất, đó là nơi thờ chính tự
của ngôi đình, thể hiện tính chất thâm nghiêm nhất trong tổng thể kiến trúc của
di tích. Hậu cung cũng có nhiều mảng chạm khắc đề tài tứ linh ở y môn, cửa
võng, hương án.

(nguồn: internet)

Khán thờ mang đậm nét của nghệ thuật chạm khắc gỗ cuối thời Nguyễn. Tại
đầu hiên tiền tế là tượng đắp nổi hai ông Hộ pháp Thiện – Ác đứng đối diện
nhìn nhau.Lưng đình giáp với sân hậu hình vuông có diện tích khá rộng, lát
gạch và có nhiều cây cổ thụ tạo nên 1 không gian văn hoá cổ kính và thiêng
liêng. Dọc bên sân là 1 hồ nước hình chữ nhật với diện tích gầm 1000m2.Đình
còn lưu giữ được nhiều di vật quý mang đậm nét của nghệ thuật chạm khắc gỗ
cuối thời nhà Nguyễn.
(nguồn: internet)

(nguồn: internet)

Tồn tại cho đến ngày nay, ngoài các công trình kiến trúc nghệ thuật, đình làng
Khương Hạ còn lưu giữ được nhiều bộ phận kiến trúc và hiện vật cùng tượng
mang phong cách thời Hậu Lê và Nguyễn. Đặc biệt trong khuôn viên đình có 3
gian nhà học và một tấm bia Khương Hạ học đường dựng năm Bảo Đại thứ 8
(1933). Đình còn lưu giữ nhiều di vật quý gồm: sáu tấm bia đá ở tường nhà tả
mạc, một nhang án gỗ chạm rồng, hổ phù, mây, một long ngai, bài vị, một khám
thờ, hai bức đại tự, hai mươi mốt đạo sắc phong có niên đại từ năm Đức Long
thứ 5 (1633) đến năm Khải Định thứ 9 (1924).

Cùng với những biến cố thăng trầm của lịch sử, nay đình Khương Hạ đã được tu
sửa và mở mang, nay đã trở thành nơi có quảng cảnh đẹp và thoáng mát vừa là
nơi dạo mát ngắm cảnh, vừa là nơi vui chơi giải trí của nhiều lứa tuổi người dân
xung quanh.

II. Mục đích


Là một di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
công nhận, cũng như là 1 công trình di tích mang nhiều ý nghĩa đối với người
dân trên địa bàn Phường Khương Đình nói chung và Việt Nam ta nói chung,
đình đã được đầu tư vốn tu tạo, chỉnh trang và duy trì do nhà nước cấp phép.
Nhưng thực tế, sau khi hoàn thiện bàn giao đình đã xuất hiện 1 số vấn đề ở một
số thành phần cảnh quan như ao nước và khuôn viên vườn dạo sau.
Mục đích của bài tiêu luận này của em là chỉ ra một số vấn đề cảnh quan cần
chỉnh trang còn tồn đọng và đề xuất phương án chỉnh trang cho khu vực ao
nước và vườn dạo sau để hoàn thiện một diện mạo chỉnh tề và đẹp đẽ nhất cho
khu vực di tích đình Khương Hạ.

III. Giới hạn


Giới hạn đề xuất là 1 thành phần của phần lõi bao gồm diện tích sân vườn dạo
sau hậu cung và diện tích đường bao của mặt nước và mặt nước ao làng
IV. Đối tượng

Đối tượng đề xuất chỉnh trang không gian cảnh quan gồm 2 đối tượng:

_Cảnh quan khuôn viên vườn dạo sau (tiếp giáp với hậu cung, nằm kế phía sau
hậu cung theo hướng đi từ cổng chính vào).

_Cảnh quan rào bao mặt nước và cảnh quan mặt nước ao làng đình Khương Hạ.
V. Ý nghĩa
Đình, chùa, đền miếu Việt Nam nói chung và đình Khương Hạ nói riêng vốn là
nơi mang giá trị to lớn không chỉ về tính lịch sử mà còn cả sự thiêng liêng về
tôn giáo, tính biểu tượng của 1 khu vực. Cũng chính vì vậy nên việc phải bảo
tồn, chỉnh trang cải tạo lại để luôn duy trì những di tích này ở trạng thái tốt nhất
là 1 vấn đề rất quan trọng và cần được chú ý. Phương án được đưa ra nhằm
chỉnh trang lại cảnh quan của khu vực vườn dạo sau, phần viền bao và cảnh
quan mặt nước nhằm tăng tính thẩm mĩ, cũng như duy trì tính thẩm mĩ cảnh
quan cho khu di tích luôn trong trạng thái đẹp và ổn định nhất.

VII. Nội dung


- Hiện trạng:
Hiện trạng vườn dạo sau: Tình trạng đang xuống cấp khá nặng nề do đã không
nằm trong dự án tu tạo lại, mặt nền xi măng mọc rêu, vỡ, sụt tạo thành những ổ
gà gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân và du khách khi vui chơi, thể
thao và đi dạo trong khuôn viên vườn.

(nền bê tông bị nứt vỡ, mọc rêu, lồi lõm)


(Lối đi dạo trong khuôn viên vườn xuất hiện những vũng nước to chắn ngang
đường đi mối khi trời mưa do mặt nền bê tông xuống cấp)

(viền đường bị vỡ, lòng đường bị đất bao phủ khiến trơn trợt đi lại khó khăn)
(Sân chơi có những vũng nước xuất diện theo mảng gây khó khăn cho người
dân chơi thể thao hay đi dạo trong khuôn viên)

Hiện trang viền bao mặt nước và mặt nước:


Phần viền bao được bố trí có những bồn trồng cây trồng hoa nhưng chưa được
xây dựng cẩn thận, chỉ là xếp gạch xây nên khiến mỗi khi trời mưa, đất sẽ trôi ra
gây trơn trượt và mất vệ sinh. Giữa bồn và nền sân có rãnh thoát nước nhưng
chưa được tính toán tối ưu, nhận xét thấy phần rành có chiều rộng khá lớn, dễ
dần đến khả năng bước hụt khiên bị ngã, đặc biệt là đối với trẻ con và người già.
VIII. Kết luân
IX. kiến nghị

You might also like