You are on page 1of 8

CAMPUCHIA

ĐỀ CƯƠNG GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG

I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC


1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
- Sông Mêkông ở Campuchia bắt nguồn từ Tây Tạng chảy
qua Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
- Campuchia nằm trên đường giao thương chính giữa
phương Đông và phương Tây, sông Mêkong.
- Có nhiều rừng → đá sa thạch, cẩm thạch.
- Biển hồ

2. LỊCH SỬ XÃ HỘI:
a/ Từ đầu thế kỷ I đến thế kỷ VII:
• Thời kỳ của vương quốc Phù Nam hùng mạnh, văn hoá
nghệ thuật ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá Ấn Độ.
• Cuối thế kỷ 6 - đấu thế kỷ 7 Phù Nam tan rã.
b/ Từ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII:
• Nhà nước phong kiến đầu tiên của Khơme là Chân Lập ra
đời, hình thành những định hướng cho nền kiến trúc
Khome.
• Cuối thế kỷ 8, nhà nước phong kiến đầu tiền tan rã.
c/ Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII: Vào thể kỷ IX, đất nước thống
nhất lập ra triều đại Ăngco.
Văn minh Ăngco chia làm 3 giai đoạn:
• Thế kỷ 9 đến thế kỷ 10: thời kỳ tiền Angco - vương triều
kết hợp với thần quyền.
• Thế kỷ 10 đến thế kỷ 12: thời kỳ cổ điển - thời kỳ cực thịnh
của đế quốc Ăngco.
• Thể ký 12 đến thế kỷ 13: thời kỳ suy tàn.
3. VĂN HOÁ
• Người Khơme xưa đã có phong tục thờ cúng thần linh.
• Chữ viết Khơme xuất hiện khá sớm và bắt nguồn từ chữ ở
miền nam Ấn Độ.
• Ảnh hưởng văn hoá Ấn độ: Đầu Công nguyên, Phật giáo và
Ấn Độ giáo phát triển trở thành quốc giáo.
• Nghệ thuật Khơme là nền nghệ thuật tuyệt vời, nền nghệ
thuật được nghiên cứu một cách có hệ thống nhất.

4. TÔN GIÁO:

II. KIẾN TRÚC CAMPUCHIA


1. TỪ THẾ KỶ I - VII:
• Di tích kiến trúc thời kỳ này hầu như không còn.
2. KIẾN TRÚC CAMPUCHIA THẾ KỶ VII - VIII:
Thời kỳ Siva giáo trở nên quan trọng và thờ Linga trở nên
thịnh hành.
→ Nghệ thuật Khơme Chân Lạp thời kỳ này hình thành →
hình thành những định hướng đầu tiên cho nền kiến trúc
Khơme
a/ Đặc điểm kiến trúc:
• Các điện thờ là dinh thự của thần linh.
• Ý niệm Đền Núi và hương tâm.
• Kỹ thuật xây dưng: việc dùng giải pháp kỹ thuật của gỗ và
đá
- Cấu trúc:
+ Gồm hàng loạt kiến trúc tách biệt: 1 tháp thờ chính, các
điện thờ phụ, toàn bộ được bao quanh bằng tường có cổng
vào
+ Kiến trúc đền thờ (prasaf) mô phỏng tháp Ấn nhưng
phong cách Khome bắt đầu tượng hình.
+ Đền thờ là hình ảnh biểu thị tín ngưỡng - núi Mêru → bố
cục chặt chẽ, hướng tâm và đặt theo trục.
Cửa chính của điện thờ đặt về phía Đông - nơi mặt trời mọc
và nguồn gốc của sự sống.
b/ Công trình tiêu biểu: SAMBOR PREI - KUK:
- Công trình gồm 3 nhóm chính.
- Hầu hết các tháp gạch thời kỳ này đều theo kiểu chung của
Sambor
- Bố cục lối Ngũ điểm.
- Cấu trúc:
+ Đều có tháp ở trung tâm với 02 lớp tường bao.
+ Đặc biệt nhóm bắc có bố cục chặt chẽ.
+ Bắt đầu hình thành tháp cổng ở 04 hướng.
+ Xuất hiện kiểu bố cục 5 điểm: 1 tháp giữa và 4 tháp ở góc.
Khuynh hướng này được phát triển và đi đến hoàn chỉnh sau
này.
+ Kiến trúc Khơme được hoàn thiện dần, từ đơn sơ ban đầu
tiến đến những công trình kỳ vĩ được liệt vào hàng di sản
thế giới.
3. KIẾN TRÚC CAMPUCHIA TỪ THẾ KỶ IX - XIII:
a/ Giai đoạn 1: thời kỳ tiền Angco ( thế kỷ IX - X):
- Thiết lập cơ sở tôn thờ vương triều của người Khơme là
thờ thần cũng như thờ vua -tín ngưỡng thần - vua. → Tín
ngưỡng thần - vua.
- Phật giáo vẫn tồn tại song song với tôn giáo Thần - Vua.
- Đền núi thể hiện núi vũ trụ Meru - là trung tâm của quốc
gia và cũng là nơi ngự trị của các vị thần.
- Kỹ thuật xây dựng: việc dùng giải pháp kỹ thuật của gỗ vào
đá đã gây ra hiệu ứng 2 mặt: một mặt tạo ra được vẻ tinh tế
cực kỳ ở các đường nét và trang trí nhưng mặt khác lại phản
khoa học về mặt kết cấu công trình.
Công trình tiêu biểu:
ĐỀN BAKONG:
Xây dựng năm 881 tại trung tâm thủ đô Hariharalaia để
chứa Linga hoàng gia.
→ là kim tự tháp đá đầu tiên được xây dựng.
- Công trình là một quả núi nhân tạo bằng đá ong, mặt ngoài
phủ sa thạch.
- Có 3 vòng tường bao quanh. Giữa lớp tường thứ 2 và vòng
trong cùng là hào nước, được nối với hệ thống thuỷ nông
thuộc thủ đô.
- Đền chính được dựng trên một nên kim tự tháp đá ong 5
tầng. Các tháp đều có cửa quay về hướng Đông.
- Có một số phòng phụ được kéo dài, sau này phát triển
thành những dãy hành lang bao quanh đền thay tưởng.
- Lần đầu tiên trong kiến trúc Khome, trên các trục chính và
giữa các tường rào có các kiến trúc kiểu cổng phòng - tháp
cổng.
PHNOM BAKHENG:
- Xây dựng vào cuối thế kỷ IX ở trung tâm thủ đô mới là
Yasoharapura.
- Công trình là đền thờ quốc gia được làm bằng đá sa thạch.
- Công trình được xây dựng trên một quả đồi thiên nhiên
cao 60m, được bao quanh bởi hào và đập.
- Tầng nền trên cùng có 5 ngọn tháp được bố trí theo lối ngũ
điểm.
- Các ngọn tháp đều có hướng chính quay sang hướng đông.
- Ý nghĩa tượng trưng của công trình:
+ Sự thể hiện cụ thể núi vũ trụ Mêru gồm đại dương bao
quanh và 108 ngọn tháp bao quanh tháp chính ở trung tâm
+ Tấm lịch bằng đá khổng lồ của dân tộc Khơme.
ANGCO PRERUP:
- Xây dựng năm 961 bởi vua Rajendravarman II tại Angco.
- Công trình là một kiến trúc hình kim tự tháp 3 bậc. Ở tầng
nền trên cùng dựng 5 tháp theo lối ngũ điểm, 4 hướng có 4
dãy tam cấp dẫn lên đền chính. Toàn bộ công trình được bao
bọc bởi tường đá ong chu vi 120m x 103m. Bốn hướng đều
có 4 cổng.
- Tầng nền thứ nhất có 12 tháp nhỏ được xây dựng bằng
gạch, ở phía Đông có 2 tu viện đối xứng nhau qua trục Nam -
Bắc.
- Xuất hiện các công trình phụ ở dạng các ngôi nhà dài tách
rời làm hành lang kín vây quanh, mái lợp ngói hoặc gỗ.
ĐỀN BANTAY SREI:
- Xây dựng vào cuối thế kỳ X - vào khoảng năm 968.
- Công trình không phải là đền núi thờ thần vua mà chỉ là
một ngôi đền nhỏ.
- Bao quanh khu đền là 3 vòng rào.
- Được mệnh danh là 1 "tràng hoa bằng đá" của nghệ thuật
Khome, là mẫu mực của sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và
điêu khắc.
b/ Giai đoạn 2: thời kỳ Cổ điển - Thời kỳ Angco (từ thế kỷ
X-XII):
- Đặc điểm văn hóa - Xã hội: Nhà nước Angco cực thịnh.
- Đặc điển kiến trúc: Kiến trúc ngôi đền núi Khơme đã hoàn
chỉnh
Công trình tiêu biểu:
ĐỀN TAKEO:
- Xây dựng vào đầu thế kỷ XI.
- Đã pháp qui hoá về kiến trúc đền núi.
- Đền được xây dựng hoàn toàn bằng sa thạch.
- Với 5 ngọn tháp theo lối ngũ điểm trên 2 tầng nến. Riêng
tháp chính có 5 tầng nền
- Các trục Đông-Tây, Nam-Bắc đều đi qua các cổng phòng
hình chữ thập nhô ra để che các bậc thang
- Các dây hành lang được nối liền với nhau liên tục bao xung
quanh sân trong.
ĐỀN ĂNGCO
- Cuối thế kỷ XI đến đầu XII là thời kỳ phát triển cao nhất,
huy hoàng nhất của kiến trúc Khơme với kiệt tác Angco Vát,
nằm ở Đông Nam Yasodharapura do vua Suryavarman Il xây
dựng.
- Công trình là sự kết hợp hữu cơ giữa điêu khắc, trang trí và
kiến trúc.
Đặc điểm:
- Kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới, kích thước
1500x1300m, cao 65,5m.
- Đền duy nhất quay về hướng Tây.
- Hình tượng núi Mểu đã đạt đến mức phát triển cao nhất
về qui mô lẫn hình tượng nghệ thuật kiến trúc.
- Hào nước rộng 200m bao quanh 04 mặt.
- Từ phía Tây, một đường dẫn vào dài 350m (lát đá sa thạch,
nặng 5 - 6 tấn) 02 bên là lan can hình rắn (thành công của sư
kết hợp giữa công năng và điêu khắc)
- Đền có 3 vòng hành lang có mái, nằm trên nền cao khác
nhau.
- Lối vào đền phía tây mở ra hành lang hình chữ thập, tạo
thành 4 sân nhỏ.
- Những bậc thang dốc đứng dẫn lên tầng trên
- Nền trên cùng có 5 tháp, tháp giữa cao nhất. Nền thứ 2 có
4 tháp ở 4 góc, vươn lên hoà cùng với 5 tháp ở tầng trên.
- Tháp hình búp sen, trước đây còn dát vàng. Tháp giữa đặt
quan tài và tín điều của vua Suryavarman II.
- Kết cấu mái hành lang: Phần ngoài gối lên cột, phía trong
kê lên tường, cấu trúc này không làm tối không gian hành
lang.
- Tường được phủ đầy phù điêu, chạm trổ công phu, dài
hàng trăm mét.
- Đạt đến sự kết hợp hài hoà giữa những ngọn tháp vươn
cao với dây hành lang nằm ngang, nhấn mạnh bởi hàng cột
nhịp nhàng bên dưới.
- Là sự giản dị cổ điển, sự hoà hợp hữu cơ giữa kiến trúc và
điêu khắc, hàng ngàn tượng vũ nữ, không trùng lắp về hình
dáng.
- Để tạo được sự cảm nhận trọn vẹn, tỉ lệ công trình được
tính toán cản thận: Khoảng cách từ cổng đến đền gần bằng
2 lần chiều dài mặt đứng.
c/ Giai đoạn 3: thời kỳ suy tàn (cuối thế kỷ XII- đầu thế kỷ
XIII):
- Đặc điểm văn hóa xã hội:
+ Thời kỳ này do những cuộc chiến tranh và công việc xây
dựng chùa đã đem lại nhiều sự tốn kém về người và của cho
đất nước.
+ Đạo phật phái Tiểu thừa phát triển
+ Vấn để xây dựng các chùa chiền được phát triển thành
một phong cách thống nhất: phong cách quần thể thành
phố đền chùa.
+ Đạo Phật phái Tiểu thừa phát triển.
+ Thủ đô mới là Angco Thom là một thành phố lớn do vua
Jayavarman VII sáng lập.
- Đặc điểm kiến trúc: độc đáo về mặt biểu tượng
+ Nghệ thuật kiến trúc đạt được những thành tựu mới
không kém gì Angco Vat.
+ Độc đáo về mặt biểu tượng mặc dù vẫn giữ những thành
tố cơ bản của một kiến trúc đền núi.
+ Đã có lính chất tương đối tự do.
Công trình tiêu biểu:
• ANGCO THOM - ĐỀN BAYON:
- Không còn quy luật chặt chẻ như Ăngco Vat.
- Năm con đường đắp nổi đi qua hào và đi vào thành phố
qua 5 cổng đồ sộ.
- Angco Thom với đền Bayon ở trung tâm được xây dựng
trong 7 năm với công sức, tiền của, tài trí đổ ra rất đồ sộ .
- Công trình đã vật chất hóa tuyệt vời sự có mặt mọi nơi của
vị vua thần linh
- Công trình có ít nhất là 54 tháp - đều có hình mặt người với
nụ cười Bayon nổi tiếng: có 172 mặt người
→ Bayon là một kiến trúc kì dị và huyền ảo nhất của Á Đông.
SO SÁNH ĂNGCO VÁT - ĂNGCO THƠM

III. KẾT LUẬN:


Kiến trúc Khơme cổ trung đại có những đặc điểm nổi bật
sau:
• Bố cục hình khối không gian khá chặt chẽ, tuân thủ theo
một quy luật thống nhất.
• Công trình có sự kết hợp hài hòa giữa điêu khắc và kiến
trúc.
• Kiến trúc thể hiện đặc sắc các triết lý tôn giáo qua các
hình tượng: Thần - Vua, đền núi, các truyền thuyết...
- Việc xử lý tỉ lệ các khoảng cách quan sát, các thành phần
công trình được chú trọng và thể hiện trong giải pháp bố
cục ở cả mặt đứng lẫn mặt bằng
- Vật liệu xây dựng: gổ, gạch, đá ong, đá sa thạch.
- Tường chịu lực.
- Vảm lá đề.

You might also like