You are on page 1of 2

Bài tập 2

Chùa Một Cột hay chùa mật chữ Hán là nhất trụ Tháp còn có tên khác là diên Hựu tự hoặc liên
hoa đài, được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông. Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo mang đậm
dấu ấn Phật giáo thời Lý còn tồn tại đến ngày nay trên mảnh đất Thăng Long Hà Nội 1000 năm
tuổi. Chùa nằm ở công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình
và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dưới thời nhà Lý, chùa tọa lạc trên phần đất của thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây
Hoàng thành Thăng Long.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều biến cố lịch sử chùa có nhiều sự thay đổi. Từ thời Lý, Trần, Lê và
sau này là nhà Nguyễn chùa được trùng tu nhiều lần. Bởi vậy mà những đặc trưng văn hóa - kiến
trúc trong từng thời kì cũng có sự đổi thay.

Năm 1954, thực dân Pháp đã phá hủy chùa Một Cột. Toàn bộ kiến trúc cũ chùa đều bị mất đi,
duy chỉ còn cột trụ dưới lòng hồ Linh Chiểu và mấy xà gỗ. Ngay sau đó chùa đã được Chính phủ
tu sửa lại. Cho đến nay, dù trải qua thêm vài lần tu bổ nhưng chùa vẫn mang những nét điển hình
của kiến trúc cũ.

Kiến trúc

Chùa Một Cột ngôi chùa được xây hình tòa sen, trong Phật Giáo hoa sen biểu trưng cho sự thuần
khiết và thánh thiện sự duy trì và phát triển Phật pháp trí tuệ dẫn đến niết bàn. Những công trình
kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh
của phật giáo và chùa Một Cột chính là một biểu trưng cho sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý.

Có thể nói hoa sen là một hình tượng dung dị và đời thường song cũng chính nét đẹp giản đơn ấy
đã góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho công trình kiến trúc chùa Một Cột

Ngày nay, khi tới tham quan chùa Một Cột, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cổng Tam quan
với bức hoành phi khắc 3 chữ “Diên Hựu Tự". Kết cấu ban đầu của chùa Một Cột được nâng đỡ
bởi các tấm gỗ bám chắc vào cột đá. Cấu trúc chùa bao gồm đài Liên Hoa, mái chùa và cột trụ.

Cột trụ là một khối tròn dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau. Một phần chìm dưới hồ và phần nổi
trên mặt nước cao tới 4m. Cột có đường kính rộng 1,2m vô cùng vững chắc.

Đài Liên Hoa là một khối vuông có song chắn xung quanh có chiều dài mỗi cạnh là 3m, được
nâng đỡ bằng cột trụ và cột quân vững chãi. Trong chùa tượng đức Phật Quan m tọa lạc sơn màu
vàng tượng ngồi trên một bông sen sơn son thiếp vàng phía trên là tấm hoành phi nhỏ trên nền
sơn đỏ khắc 3 chữ vàng “Liên Hoa đài".

Mái chùa được lợp bằng ngói màu đỏ gạch đã rêu phong theo thời gian tạo nên nét cổ kính của
ngôi chùa. Mỗi viên ngói đều thể hiện sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ. Trên đỉnh mái chùa là
hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt" - nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi đình, chùa, miếu. Nét
kiến trúc này là biểu trưng của sự sinh sôi nảy nở, âm dương hòa hợp. Đây là hình ảnh đặc trưng
mang đậm tính nhân văn trong lối kiến trúc nghệ thuật tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Tránh quản viên tước trung thị hầu trùng tu chùa làm bi ký vào tháng 12 năm Đinh Mão

Sừng sững Chùa Xưa chốn Thành Tây

dãi nắng dầm sương trải bấy nay

cảnh sắc thiền lâm hơn gấm vóc

lung linh lầu gác tựa mây bay

sư già bì bòm trên cầu nước

khách du Mải ngắm các thanh này

bia mới khắc ghi ngàn sự việc

chuyện cũ ba đời có ai hay

Được xây dựng từ năm 1049 tồn tại đến ngày nay gần mười thế kỷ. Vượt qua những biến cố
thăng trầm của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của thời gian. Qua nhiều lần tôn tạo, thì hình
dáng hiện nay của ngôi chùa không được giống như ban đầu, nhưng những giá trị của nó thì
không bao giờ thay đổi, như lời của nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận định: “Cung điện
nghìn cột mẹ cột con đá tảng hoa sen lưng rùa khắc tạc lại yểu thọ hơn ngôi chùa gỗ cắm một cột
xuống ao bùn”. Quả thật vậy, không chỉ bây giờ mà sau này và lâu hơn nữa chùa Một Cột sẽ mãi
là biểu tượng của thủ đô và trong mỗi trái tim con người nơi đây.

You might also like