You are on page 1of 4

Trường THPT Long Khánh

ĐỀN THỜ VÀ MỘ
NGUYỄN HỮU CẢNH
I.Vài nét về đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
Theo lời người dân địa phương và tư liệu lịch sử,
đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (đình Bình Kính) được xây
dựng vào khoảng thế kỉ XVIII, thờ thần hoàng bốn
cảnh. Xưa đình thuộc phạm vi của làng Bình Kính nên
đình mang tên là đình Bình kính. Xưa thì chỉ là miếu
nhỏ, được làm từ vách ván, mái ngói. Nhưng do cuộc
chiến tranh giữa Tây Sơn với chúa Nguyễn mà nơi đây
trở nên hoang tàn.
Sau này, người dân cải miếu thành đình, thờ Đức
Ông Nguyễn Hữu Cảnh làm phúc thần của làng xã. Thời
vua Gia Long đã cho trùng tu lại đền và cắt cứ 10 từ phu
trông coi chăm sóc. Năm 1851 (Tự Đức thứ 4), triều
đình cấp tiền để cất lại đình cách đình cũ 400 mét về
phía bên phải. Năm 1960, đình được trùng tu, mở rộng
chánh điện.
II. Thông Tin về Nguyễn Hữu Cảnh
Nguyễn Hữu Cảnh 1650-1700 tên thật là
Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, là một
danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem
là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất
Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698.
III. Lịch sử của đền thờ
Ngôi đình được xây dựng vào khoảng cuối thế
kỳ XVIII, tức khoảng sau thời gian Nguyễn Hữu Cảnh
mất (1700). Trước đây, di tích là một "miếu võ trang
nghiêm" và được các triều vua Nguyễn quan tâm. Khi
Gia Long lên ngôi đã cho trùng tu, cắt cử 10 phu trông
coi, hằng năm đều xuất quỹ công tế lễ vào ngày giỗ.
Đến năm 1851, triều Tự Đức cấp 100 quan tiền để
di dời, sửa chữa và vào năm 1923-1960 đều được tái
thiết. Kiến trúc nội thất của di tích còn được bảo lưu với
những hàng cột lớn và nhiều hoành phi đại tự. Đặc biệt,
các bàn hương án, nghệ thuật chạm khắc với bao đề tài
dân gian sinh động. Tại dinh còn lưu giữ bộ áo mão,
tương truyền của đức ông thuở sinh thời.
IV. Kiến trúc của đền thờ
Mặt đền nhìn ra sông Đồng Nai theo hướng tây
nam, sân đền rộng. Mặt trước đền có gắn đôi rồng chầu
pháp làm bằng gốm men xanh, hai bên là cặp lân. Hàng
cột mặt tiền đắp rồng cuốn mây có đôi liễn chữ nho
khắc chìm vào tường.

Di tích đền thờ và mộ Nguyễn Hữu Cảnh được xếp


hạng là di tích Quốc gia vào ngày 25/3/1991. Đây là
một công trình văn hoá, tưởng nhớ công đức của các
bậc tiền nhân đã có công khai phá , xây dựng Đồng Nai
trong công cuộc bảo vệ, xây dựng vùng đất này.

You might also like