You are on page 1of 4

LĂNG MỘ VÀ ĐỀN THỜ DANH TƯỚNG NGUYỄN HUỲNH ĐỨC – LONG AN

Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tọa lạc tại phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh
Long An. Quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300
m2.
Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) và vẫn còn tồn tại gần như
nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu ảnh hưởng bởi phong
cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và đã trở thành điển hình
cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ XIX.
Vào năm 1972 gia tộc đã cho xây dựng 2 cổng lớn ở hai đầu con đường vòng cung dẫn vào lăng với
thiết kế giống nhau theo kiểu cổng tam quan truyền thống. Trên cổng có hàng chữ Hán ”Tiền quân
phủ” và ”Lăng Nguyễn Huỳnh Đức”. Nhìn từ xa, cổng lăng toát lên vẻ đường bệ, uy nghi như chào đón
khách tham quan.
Kết cấu kiến trúc từ ngoài vào trong gồm: cửa lăng, bình phong tiền, sân tế, bia mộ, nấm mộ và bình
phong hậu. Bao quanh là lớp tường thành kết hợp các trụ biểu búp sen. Xung quanh mộ là những cây
sứ cổ thụ tỏa hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghĩ của một đại thần khai quốc.

Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài 3,4m, rộng 2,7m,
cao 0,3m. Sau nấm mộ là Bình phong hậu khép lại kiến trúc lăng mộ.
Đáng chú ý là trên bức bình phong hậu có bài minh văn tương truyền nội dung minh văn do chính vua
Gia Long ngự phê để ghi nhớ công lao của một đại thần đã cùng mình vào sinh ra tử, từng là người
bảo toàn tính mạng cho vua và sự trung hưng của triều Nguyễn.

Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông
trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m. Vào năm 1959, để
tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ
trông ra hướng Đông.
Di tích Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích quốc gia ngày 11/05/1993.
Hàng năm, vào 3 ngày (mùng 7, 8 và 9 tháng 9 âm lịch), người dân Long An và Tiền Giang tề tựu cùng
gia tộc làm lễ cúng giỗ ông hết sức trọng thể. Truyền thống này được kế tục từ năm 1819 đến nay. Du
lịch Long An, đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức, chúng ta không chỉ biết đến cuộc đời,
thân thế, sự nghiệp của một danh tướng trong lịch sử phong kiến được nhân dân tôn thờ như một vị
Tiền Hiền mà còn được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật
quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

You might also like