You are on page 1of 8

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.

HCM
KHOA: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
MÔN: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN
----------

BÀI THU HOẠCH GIỮA HỌC KÌ VII

ĐỀ TÀI:
SO SÁNH NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
CỦA GANDARA VÀ MATHURA

Giáo thọ hướng dẫn : TT.TS. THÍCH TRUNG SAN


Ni sinh : Thích Nữ Tuệ Giác
Thế danh : Phạm Thị Thùy Vân
MSSV : 2050000471 – Khoá XV

Hồ Chí Minh, tháng 03/2023

1
ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO THỌ HƯỚNG DẪN

….……………………………………………………………..

…….…………………………………………………………..

……….………………………………………………………..

………….……………………………………………………..

…………….…………………………………………………..

…………….…………………………………………………..

…………….…………………………………………………..

…………….…………………………………………………..

…………….…………………………………………………..

…………….…………………………………………………..

…………….…………………………………………………..

2
I. Giới thiệu tổng quát về nghệ thuật Phật giáo
1. Nghệ thuật Phật giáo là gì
Nghệ thuật là một mảng triết lý nhân văn, được con người khám phá trong
thời cổ đại từ tín ngưỡng tôn giáo. Trong khi nghệ thuật có chủ đích hướng về cái
đẹp thì tôn giáo hướng đến cái Thiện. Giữa cái đẹp nhất thời và cái đẹp miên
trường, chất nghệ thuật mà tôn giáo lựa chọn như là một đại bộ phận môi giới,
kích thích cho nhân sinh tìm về cửa ngõ Chân-Thiện-Mỹ. Dù rằng, tôn giáo không
nhất thiết phải cần đến nghệ thuật, nhưng sự biểu hiện của nghệ thuật có thể dẫn
con người vào cửa ngõ tôn giáo.
Nghệ thuật Phật giáo là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua
những tác phẩm trong Phật giáo, là sự sáng tạo ra những sản phẩm chứa đựng giá
trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất lịch sử văn hóa của Phật giáo, là sự
phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau –
nhất là các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và hội họa có liên quan đến Phật, Pháp và
Tăng – bắt đầu từ thời ban sơ trước đây hơn 2.500 năm đã phát triển một hệ thống
đồ tượng biêu trưng đa dạng và phức tạp. Nghệ thuật Phật giáo bắt nguồn từ tiểu
lục địa Ấn Độ, ngay sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni (~563–483 TCN) Niết Bàn. Để
thể hiện rõ hơn sự phát triển này, lịch sử nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo Ấn Độ
gồm 4 thời kỳ.
2. Các thời kỳ lịch sử nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo Ấn Độ
- Thứ nhất, thời kỳ cổ đại (bắt đầu từ thế kỷ V trước Tây lịch đến thế kỷ I
Tây lịch), được nhấn mạnh vào thời kỳ Vua A-dục, đánh dấu tiền đề cho
nghệ thuật Phật giáo về sau. Thời kỳ này, kỹ thuật điêu khắc trên vách đá,
trụ đá cực kỳ tinh xảo. Những sản phẩm này là tác phẩm điêu khắc đầu tiên
của Phật giáo Ấn Độ, chiếm vị trí cao trong lịch sử nghệ thuật của thế giới.
Thời kỳ cổ đại xem Đức Phật là đấng tối tôn, siêu nhân nên cố ý tránh lấy
hình tượng con người để mô tả Đức Phật. Do đó, còn được gọi là thời kỳ
phi thánh tượng. Nghệ thuật Phật giáo thời kỳ đầu (Asoka) không hướng

3
đến thưởng thức nghệ thuật mà chủ yếu là tượng trưng cho nhu cầu tín
ngưỡng. Đó cũng là nét riêng của điêu khắc Phật giáo Nam Ấn.
- Thứ hai là thời kỳ Qúy Sương (thế kỷ I – III Tây lịch), lấy 3 địa điểm:
Kiên-đà la, Mat-thổ-la và Án-đạt-la làm trung tâm hoạt động mỹ thuật với
sự xuất hiện đặc biệt của nhiều tượng Phật. Tại Kiền-đà-la, thời kỳ này lấy
tượng Phật, Bồ tát làm chủ đề. Sử dụng kỹ thuật điêu khắc của người Hi
Lạp để biểu hiện tín ngưỡng Phật giáo. Đến khoảng thế kỷ II TCN, tức sau
Vua A-dục chừng 100 năm, lại có thêm Bharhut và cửa thép Shanchi cũng
cực kỳ tinh xảo. Vốn ảnh hưởng từ các chiều kích văn hóa Nam Ấn Độ và
Đại Nguyệt Thị trong quá trình xâm nhập và tạo lập triều đại đã kích hoạt
cho ra đời nền nghệ thuật Lan thuẫn, nhưng vẫn giữ được thủ pháp thuần
túy của Ấn Độ thời kỳ thứ nhất. Sự pha trộn này rất xứng tầm với nhận
định: “Giữa hai cực Ấn-Hoa là một vùng đệm, tức văn minh sa mạc Trung
Á, nhuộm màu sắc quốc tế hỗn hợp Đông Tây, tuy lai căn nhưng không
thiếu những vẻ đẹp xa lạ bốn phương, trong đó nghệ thuật Phật giáo sắc
thái nổi bật với những mỹ phẩm nửa Ấn, nửa Ba Tư”
- Thứ ba là thời kỳ Cấp Đa (từ thế kỷ IV-VII), nền mỹ thuật này mang sắc
thái Hi Lạp pha trộn với văn hóa bản địa Ấn Độ. Thời kỳ này tiếp tục khai
thác kỹ thuật tạo tượng của Kiền-đà-la và phát huy nguyên tắc điêu khắc
của Ấn Độ cổ đại, cho nên, tượng Phật thời kỳ này đắp y rất mỏng, đường
nét, dáng vẻ mảnh mai hơn.
- Thứ tư là thời kỳ Mật giáo (từ thế kỷ VII – XII), có chiều hướng Phật giáo
hòa nhập vào Ấn Độ giáo. Nền mỹ thật của Phật giáo cũng theo đó dần bị
đồng hóa bởi mỹ thuật Ấn Độ giáo, “phá vỡ sự hài hòa và cân bằng cổ điển,
đánh mất nét mộc mạc của phong cách để theo đuổi sự trang trí rắc rối”.
Điều này cũng làm cho những đặc trưng riêng của 2 nền nghệ thuật trở nên
khó phân biệt. Song, đó cũng là cơ sở chính hình thành nên mỹ thuật Mật
giáo mang tính đặc thù. Tượng Phật, Bồ tát thời kỳ này đều căn cứ theo
giáo lý Mật giáo. Trong tất cả các tư thế ngồi, đứng, kiết ấn, phóng quang,

4
Đức Phật được tôn tạo thêm bởi các thứ trang sức để tạo sự tôn nghiêm.
Nổi bật nhất là tượng có nhiều mắt, nhiều tay.
II. Hai trường phái nghệ thuật Gandhara và Mathura
Thuở đầu, Phật giáo Ấn Độ không có nghệ thuật tạo tượng, cho đến khi chịu
ảnh hưởng của người Hi Lạp, mới sáng tạo nên nghệ thuật tượng Phật mang phong
cách Kiện-đà-la. Trải qua các triều đại sau đó, cuối cùng cũng hình thành được
một phong cách nghệ thuật bản địa hóa huy hoàng rực rỡ của chính người Ấn Độ.
Với 4 thời kỳ được xem như cực thịnh của nền mỹ thuật,
Ấn Độ được biết đến rõ hơn bởi các trường phái làm nên trang sử nghệ thuật
Phật giáo. Trong đó, nổi bật nhất là Gandhara và Mathura với các kỹ thuật điêu
khắc Phật tượng, chùa, tháp, hội họa, văn học... một thời tuyệt đỉnh.
1. Trường phái nghệ thuật Gandhara
Gandhara là một trường phái đã được thành lập đầu tiên vào nửa thế kỷ I (AD)
và trở nên cực điểm vào đế quốc Kushan với một nền nghệ thuật đượm màu sắc
quốc tế, chứa các tác phẩm nghệ thuật mang phong cách Hi Lạp. Về sau, giới
nghiên cứu chia trường phái này làm 2 giai đoạn: Gandhara thời kỳ đầu (từ thế kỷ
I – cuối thế kỷ III mới chấm dứt) và Gandhara thời kỳ cuối (từ đầu thế kỷ IV đến
thế kỷ V). Kèm theo đó cũng trải qua 2 giai đoạn sử dụng chất liệu đá điệp thạch,
phyllite và chất vữa Stucco. Thế kỷ V gần như mất dạng vì thế lực chính trị bất ổn,
khiến cho các nghệ nhân bị kiềm chế khả năng phát triển văn hóa Phật giáo. Kiến
trúc Gandhara gần như thuần túy là Phật giáo, nhân vật chính là Đức Phật Thích
Ca. Bên cạnh đó, còn được chú ý đến các tháp Phật và phù điêu, không thấy tác
phẩm hội họa. Những tác phẩm, mô típ này có ảnh hưởng rất lớn đến nền mỹ thuật
Phật giáo Ấn Độ sau này, đặc biệt là mỹ thuật Ba Tư. Gandhara thật sự tỏa sáng
thành một nền nghệ thuật được trộn lẫn giữa sự tinh tế của phương Tây và sự hài
hòa của phương Đông qua các kiệt tác văn hóa, nghệ thuật nói chung; đặc biệt là
nghệ thuật Phật giáo, tôn giáo được nhà vua ủng hộ mạnh mẽ trước các tôn giáo
khác cùng thời… 

5
Nền nghệ thuật Gandhara được biết đến như một sự giao thao của hai nền nghệ
thuật lớn là Hy Lạp và Ấn Độ cổ và thực sự tỏa sáng trong thế giới nghệ thuật Phật
giáo kể từ triều đại Mauryan Ấn Độ, Parthia, và là Vương triều Kushan miền
Trung Á. Với lịch sử phức tạp về sự ảnh hưởng văn hóa của nó đã hình thành nền
tảng phong phú lan tỏa qua Trung Á, các lưu vực Tarim, về sau nó gây nhiều ảnh
hưởng về mặt ý tưởng, hình ảnh đến cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lịch
sử phi thường này làm cho nghệ thuật Gandharan có tầm quan trọng lâu dài cho
các học giả đông tây, trong khi đó Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo đã tồn tại
song hành.
2. Trường phái nghệ thuật Mathuara
Mathura là một thành phố ở miền Bắc Ấn Độ thuộc bang Uttar Pradesh . Nó
nằm khoảng 50 km về phía bắc Agra, và phía nam 145 km của Delhi . Đây là
trung tâm hành chính của quận Mathura thuộc Bang Uttar Pradesh . Trong thời kỳ
cổ đại, Mathura là một trung tâm kinh tế, nằm ở ngã ba của quan trọng Caravan.
Trường phái nghệ thuật của Mathura phát triển mạnh mẽ tại thành phố thánh của
Mathura, đặc biệt là giữa thế kỷ thứ 1-3 AD. Nó được thành lập truyền thống
chuyển đổi các biểu tượng Phật giáo vào mẫu của con người. Hình ảnh đầu tiên
của Đức Phật có thể được truy nguồn từ triều đại của Kanishka (khoảng 78 AD).
Các tác phẩm điêu khắc đầu tiên của Đức Phật đã được thực hiện giữ yaksha
nguyên mẫu trong tâm trí. Họ được miêu tả như là mạnh mẽ được xây dựng với
tay phải nâng lên trong việc bảo vệ và trái tay trên thắt lưng.
Trường phái nghệ thuật Mathura không chỉ sản xuất hình ảnh đẹp của Đức
Phật mà còn của Tirthankaras Jain và các vị thần và nữ thần của thần Hindu.
Nhiều học giả tin rằng Nghệ thuật Mathura mặc dù có nguồn gốc bản địa, đã ảnh
hưởng lớn bởi trường phái nghệ thuật Gandhara. Các triều đại Guptas thông qua
trường phái nghệ thuật Mathura sáng tác thêm hoàn thiện của nó.
Mặc dù trường phái nghệ thuật Mathura ở đỉnh cao và thịnh vượng của nó trong
giai đoạn Kushan, nhưng nó cũng được tiếp tục sáng tạo của nó trong giai đoạn
Gupta.

6
Những nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo, Jain, Hindu được sáng tạo bên cạnh
nhau. Sự biểu lộ nghệ thuật của Phật giáo trong giai đoạn này, nó được thực hiện
một sự cải tiến về hình thức lẫn những chi tiết. Đó là tính sáng tạo cao quý của
nghệ thuật Phật giáo ở Mathura trong giai đọan Gupta. Mô hình kiến trúc nghệ
thuật trong giai đoạn Gupta được rèn luyện bởi sự phát triển tự nhiên của hình
tượng Phật ở Mathura.
3. So sánh hai trường phái nghệ thuật Gandhara và Mathura
- Nghệ nhân:
Nghệ thuật Gandhara, được tạo ra bởi các thợ thủ công có nguồn gốc sau
những đợt sóng di cư kế tiếp ảnh hưởng nước ngoài. Các đối tượng của nghệ thuật
Gandharan không còn nghi ngờ gì nữa về Phật giáo, trong khi hầu hết các họa tiết
có được từ nguồn gốc Tây Á hay Hy Lạp. Motif Mesopotamian (Vùng dồng bằng
Lưỡng Hà) có thể được tìm thấy trên thị trấn Persepolitan; hay các hình thức nhữ
Eros (thần tình ái) mang vòng hoa, và những sinh vật nửa con người là nhân mã và
Triton (thần nữa người) là một phần của các tiết mục của nghệ thuật Hy Lạp và La
Mã giới thiệu của các nghệ sĩ Á-Âu trong triều đại của Quý Sương. Các quái vật
tuyệt vời, tuy nhiên, Nhân sư và griffins (quái vật sư tử đầu chim) đã bị đồng hóa
bởi các trường phái Ấn Độ cổ đại. Các tác phẩm điêu khắc thuộc trường phái nghệ
thuật Gandhara đóng một vai trò quyết định trong các tu viện Phật giáo mà chúng
đã được tìm thấy với số lượng lớn tại nơi đây.
Nếu phong cách của Gandhara ảnh hưởng Hi Lạp thì phong cách của Mathura
hoàn toàn bản địa từ hai tôn giáo đã bắt rễ từ lâu đời là Brahman và Jain. Đặc biệt,
“Mathura cũng kế thừa nền mỹ thuật thời cổ đại, rất ít chịu ảnh hưởng của vùng
nghệ thuật Gandhara”. Trường phái này chủ yếu là điêu khắc tượng Phật, nó có
ảnh hưởng lớn đối với nền mỹ thuật của vương triều Cấp Đa. Kanishka hết sức
nhiệt thành ủng hộ công cuộc phát huy đạo Phật thời đế quốc Kushan, có thể sánh
với Asoka của vương triều Maurya.
- Nguyên liệu và hình tượng tác phẩm:

7
Nghệ thuật Gandhara cũng trải qua 2 giai đoạn sử dụng chất liệu đá điệp thạch,
phyllite và chất vữa Stucco. Các vật liệu được sử dụng thường xuyên nhất của các
nghệ nhân Gandharan là một phần của bản địa khác nhau trong đá phiến có màu
sắc là màu xám xanh và thường chứa các hạt mica lấp lánh.
Các phương thức nguyên liệu sau này được phổ biến là một vật liệu dễ làm, đó là
nung và vữa. Bởi vì sự mong manh của vật liệu những bức tượng được gắn đất
chúng vào tường, tạo cho họ sự xuất hiện của một bức tranh ba chiều.

You might also like