You are on page 1of 4

Bốn người con của Horus là tên gọi chung 4 vị thần là con của Horus, được 4 vị nữ thần

bảo vệ. Họ bảo vệ, che chở cho 4 nội tạng quan trọng của xác ướp Pharaoh.

1. Imsety (đầu người, phụ trách gan), anh cả


2. Duamutef (đầu chó sói, phụ trách bao tử), anh hai
3. Hapy (đầu khỉ, phụ trách phổi), anh ba
4. Qebehsenuef (đầu diều hâu, phụ trách ruột), em út
Hapy ở phía bắc, Imsety ở phía nam, Duamutef ở phía đông và Qebehsenuef ở phía tây.

THẦN HORUS
- Horus là tên một vị thần cổ đại quan trọng nhất trong Thần thoại Ai Cập.
- Ông ta thường được miêu tả như một con chim cắt, hoặc như một người đàn ông
với một cái đầu chim cắt.
- Hình thức được ghi lại sớm nhất của Horus là vị thần bảo hộ của Nekhen (thủ đô
tôn giáo và chính trị) ở Thượng Ai Cập, là vị thần đầu tiên của Ai Cập được biết
đến, đặc biệt liên quan đến các vị vua, trải qua thời gian được xem là một biểu
hiện của Horus trong cuộc sống và Osiris trong cái chết.
- Các mối quan hệ trong gia đình thường gặp nhất mô tả Horus: là con trai
của Isis và Osiris, và ông ta đóng một vai trò quan trọng trong huyền thoại của
Osiris, là người thừa kế Osiris và là đối thủ của thần Set, kẻ giết Osiris.
- Sauk hi Osiris bị giết chết bởi em trai là thần Seth, Horus và Seth đã chiến đấu với
nhau để giành quyền cai trị Ai Cập. Trong trận chiến, Horus mất đi một mắt
nhưng đã đc tái tạo lại.
- Theo đó, mặt trời là con mắt phải và mặt trăng là con mắt trái của ông. Con mắt
của Horus là một biểu tượng của Ai Cập cổ đại của sự bảo vệ và quyền lực hoàng
gia từ các vị thần, trong trường hợp này từ Horus hay Ra.

THẦN ORISIS
- là một vị thần trong bộ 9 vĩ đại của Heliopolis trong tôn giáo Ai Cập cổ đại.
- Ông là con trai của thần đất Geb và nữ thần bầu trời Nut, là anh của 3 vị
thần Isis, Set và Nephthys.
- Ông được coi là thần của thế giới bên kia, người cai quản âm phủ.
- Osiris được miêu tả là có nước da màu xanh, mang bộ râu của pharaoh và xuất
hiện dưới dạng xác ướp. Ông đội vương miện Atef (vương miện trắng có gắn lông
vũ ở hai bên), tay cầm néo và móc - biểu tượng của một pharaoh.
- Osiris còn là một trong những thần cổ nhất trong các văn bản đã được tìm thấy;
một trong những bút tích lâu đời nhất được biết có nhắc tới Osiris là ở Palermo
(là 1 thành phố lịch sử ở miền nam nước Ý) vào khoảng năm 2500 TCN. Ông được
thờ rộng rãi cho đến khi xảy ra sự đàn áp trong kỷ nguyên Cơ đốc giáo.[2][3]

- Người dân Ai Cập cổ đại cho rằng ông là người đã ban tặng cho họ lúa mạch, một
trong những nguồn lương thực quan trọng nhất.

THẦN SET
- là một trong 9 vị thần tối cao của Ai Cập cổ đại.
- Ông là con của thần đất Geb và nữ thần bầu trời Nut, là anh em với các
thần Osiris, Isis và Nephthys, đồng thời cũng là chồng của Nephthys. Ông là vị
thần của sa mạc, của những cơn bão, động đất và những hiện tượng thời tiết kỳ
lạ đối với người cổ đại như nhật thực, nguyệt thực hay hiện tượng trăng khuyết
mỗi tháng. Ông còn là chúa tể của sự hỗn loạn và những cơn thịnh nộ giáng
xuống nhân loại[1].
- Ông là hiện thân của chó rừng.
- Ông có cái mõm cong, đôi tai dài, thân của loài chó. Một con vật không giống với
bất cứ loài nào được biết đến, đôi khi được cho là sự kết hợp giữa lợn
đất, lừa, chó sói, và cáo fennec.
- Vào thời kỳ Hậu nguyên (664 – 332 TCN), Set được mô tả với đầu của con lừa.
- Seth không phải lúc nào cũng được coi là một ác thần. Ông là bạn của người chết,
giúp họ lên thiên đường trên bậc thang của mình, và cho những ốc đảo mọc lên
giữa vùng đất khô cằn. Đôi khi còn là một đồng minh của các pharaoh và thậm chí
là thần mặt trời Ra[1].
- Set cũng là một trong những vị thần tháp tùng theo Ra trên con thuyền Mặt trời.
Ông cùng các thần khác chiến đấu với con rắn Apep. Tuy nhiên, Set vẫn cho rằng
mình là người duy nhất bảo vệ con thuyền này và yêu cầu các vị thần khác phải
tôn trọng ông. Set còn đe dọa thần Ra sẽ gây ra một trận bão nếu không được đối
xử đúng đắn. Quá mệt mỏi, Ra đã đuổi Set ra khỏi con thuyền kể từ đó

Thần Ra
- Là Thần mặt trời theo văn hóa Ai Cập cổ đại.
- Đối với người Ai Cập, mặt trời đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng. Điều
này làm cho các vị thần mặt trời rất quan trọng vì mặt trời được xem là người cai
trị của tất cả những gì ông đã tạo ra. Người ta thường biểu thị bằng đĩa mặt trời,
một vị thần với hình hài đầy đủ hay con mắt của Thần Ra.
- Ra được thể hiện dưới nhiều hình dạng. Hình dạng phổ biến nhất là một người
với đầu chim ưng và có đội vương miện với một đĩa mặt trời trên đĩnh đầu, ngoài
ra còn ở dạng một người với đầu của Bọ hung (Thần Ra trong hình dạng của
Khepri), hay là người với đầu của Cừu đực (hình dạng của Khnum). Ngoài ra, vầng
hào quang trên đĩa mặt trời của thần Ra mạnh tới mức không người phàm tục
hay vị thần nào có thể nhìn được.
- Vào buổi tối, người Ai Cập tin rằng Thần Ra dưới hình hài của Atum hoặc dưới
hình dạng của một con cừu đực (Khnum). Mesektet hay Con thuyền của Ban đêm
sẽ chở ông xuyên qua thế giới Âm ty và quay trở lại phía đông để chuẩn bị cho sự
tái sinh của mình. Những huyền thoại về Thần Ra đại diện cho mặt trời mọc là sự
tái sinh của mặt trời bởi Nữ thần Bầu trời Nut.

Anubis
-
là tên Hy Lạp cho vị thần mình người đầu chó rừng có liên quan đến quá
trình ướp xác và cuộc sống sau cái chết trong văn hóa Ai Cập cổ đại.
- Ông thường được miêu tả đưới hình dạng nửa người nửa chó rừng, hoặc ở dạng
một con chó rừng.
- trên thực tế trong quá trình ướp xác, một quan tư tế sẽ đội mặt nạ và ăn mặc
như thần Anubis để thực hiện các nghi lễ.
- Anubis đã ướp xác và làm hồi sinh Osiris ở thế giới bên kia, sau này Osiris trở
thành vua của chốn Âm ty. Nhờ mối liên kết này, Anubis dần trở thành Thần bảo
trợ của các xác ướp và là người thực hiện các nghi thức tang lễ cho quy trình ướp
xác.
- Một trong những vai trò của Anubis là "Người canh giữ linh hồn". Ông tham gia
quyết định mức độ tốt xấu của một linh hồn nhờ vào quá trình cân quả tim của
người đấy với một cộng lông đà điểu là Ma'at. Trong quá trình cân, nếu một linh
hồn có trái tim nhẹ hơn Ma'at thi đó là một linh hồn tốt, và ngược lại. Anubis có
khả năng quyết định số phận của linh hồn. Theo cách này, ông trở thành chúa tể
của Âm ty, chỉ dưới quyền của Osiris.

Bastet
- là một trong những vị thần được người dân Ai Cập cổ đại tôn sùng nhất, mang
hình dáng một người phụ nữ có cái đầu mèo, con của thần mặt trời, Ra.
- Ở vùng Hạ Ai Cập thuộc đồng bằng sông Nile, Bastet là vị thần của chiến tranh,
trước khi các nền văn hóa Ai Cập cổ đại được thống nhất. Trong thần thoại Hy
Lạp, Bastet được biết tới dưới cái tên Ailuros (tiếng Hy Lạp là "mèo").
- Khoảng năm 1000 TCN, Bastet bắt đầu được mô tả với đầu của một con sư tử cái
chứ không phải một con mèo để bảo vệ các vị hoàng đế trong chiến tranh.
- Bastet cũng là vị thần bảo hộ của loài mèo. Ngoài ra, người phụ nữ nào muốn có
con thường đeo một chiếc bùa hình nữ thần với đàn mèo con nên bà cũng được
xem là vị thần của gia đình.
- Người dân Ai Cập cổ đại rất quý mèo vì chúng bảo vệ các kho thóc lúa
khỏi chuột và rắn, nhất là rắn hổ mang.
- Thần Bastet được thờ tập trung tại Bubastis (ngày nay là Zagazig, tỉnh Sharqia, Ai
Cập). Thành phố cổ này đã từng là khu nghĩa địa rộng lớn cho các xác ướp mèo.
Hơn 300.000 xác ướp mèo được phát hiện khi ngôi đền của Bastet được khai
quật tại đây.

 Bộ chín vĩ đại của Heliopolis là 9 vị thần cao nhất trong hệ thống thần linh Ai Cập. Họ
đều ở trong hệ thống "gia đình khép kín" của Ra, thần mặt trời và hình thành nên một
dạng "vương triều bảo vệ" xung quanh ông. Nên họ được gọi là bộ chín vĩ đại của
Heliopolis, thành phố sùng kính Ra. Bao
gồm: Ra, Geb, Nut, Shu, Tefnut, Osiris, Isis, Seth và Nephythys.

You might also like