You are on page 1of 16

LỊCH SỬ OLYMPUS

Mười bảy vị thần trên đỉnh Olympus là các vị thần tối cao trong thần thoại HyLap.

1) Zeus : Thần của sấm sét, vị thần tối cao cai quản thế giới thần thánh và những
người trần thế.
2) Poseidon : Vị thần cai quản biển khơi.
3) Hades : Vị thần cai quản thế giới âm phủ.
4) Athena : Vị nữ thần của trí tuệ, chiến thắng, công lý, nghề thủ công...
5) Ares : Thần chiến tranh.
6) Artemis : Nữ thần săn bắn, người trinh nữ xạ thủ.
7) Hephaistos : Thần thợ rèn, thần của lửa và nghề thủ công.
8) Apollo : Vị thần ánh sáng, chân lý, âm nhạc, nghệ thuật.
9) Hermes : Vị thần của hoàng hôn, các con đường; là vị thần bảo hộ của bọn trộm
cướp, các người du lịch, của các mục đồng; một sứ giả của các thần và một người ăn
trộm tài giỏi.
10) Aphrodite(venus) : Nữ thần tình yêu và sắc đẹp.
11) Hera : Vị nữ thần bảo hộ cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình, bảo vệ cho các bà
mẹ và trẻ sơ sinh.
12) Hestia : Nữ thần nội trợ bảo hộ cho sự quần tụ ấm cúng của các thành viên trong
gia đình, là trinh nữ giữ gìn ngọn lửa thần thánh.
13) Demetra : Vị nữ thần cai quản sự phì nhiêu của đất đai, trông nom việc trồng
trọt, mùa màng và đặc biệt bảo hộ cho lúa mì.
14) Dionysus : Vị thần của kịch nghệ và của rượu nho.
15) Helios : Vị thần của Mặt Trời.
16) Persephone : Vị nữ thần của thế giới âm phủ, của hoa.
17) Hebe : Vị nữ thần của tuổi trẻ.

Zeus, Hera, Poseidon, Ares, Hermes, Hephaistos, Aphrodite, Athena, Apollo và


Artemis luôn được xem là các vị thần trên đỉnh Olympus. Hebe, Helios, Hestia,
Demeter, Dionysus, Hades và Persephone là các vị thần khác trong 12 vị. Hestia
nhường lại vị trí của mình trên đỉnh Olympus cho Dionysus để được sống như một
người bình thường (cuối cùng, bà là người được giao nhiệm vụ trông nom ngọn lửa
trên đỉnh Olympus). Trong khí đó, Dionysus đôi khi lại từ chối việc trở thành một
vị thần trên đỉnh Olympus. Persephone thì 6 tháng trong năm sống dưới địa ngục với
chồng là Hades (gây nên mùa đông trên mặt đất) và 6 tháng còn lại thì được trở về
đỉnh Olympus để sống cùng với mẹ mình là Demetra. Trong thời gian xa cách
Persephone, Demetra rất đau buồn và bà không có mặt cùng với các vị thần khác. Còn
Hades, mặc dù luôn là một trong các vị thần chính của Hy Lạp nhưng, việc ông luôn
sống dưới địa ngục đã làm cho mối dây liên lạc của ông và các vị thần khác rất mong
manh. Trong các tài liệu khác, Helios nhường lại vị trí của mình cho Apollo. Ít
thấy trong các tư liệu cổ hơn, Hebe, nữ thần của tuổi trẻ, người mang rượu và thức
ăn cho các vị thần cũng là một trong các vị thần trên đỉnh Olympus và đã nhường lại
vị trí cho chồng mình là Heracles.

Các vị thần trên đỉnh Olympus trở thành các thần tối cao trong thế giới thần thánh
sau khi Zeus lãnh đạo các anh chị của mình trong cuộc chiến chống lại các thần
khổng lồ Titan và thành công. Zeus, Hera, Poseidon, Demetra, Hestia và Hades là anh
chị em ruột; tất cả các vị thần khác thường là con của Zeus với những người vợ khác
nhau của ông. Tuy nhiên, Athena là một trường hợp đặc biệt. Trong một số dị bản của
thần thoại Hy Lạp, người ta cho rằng Athena được sinh ra bởi chỉ một mình Zeus.
Thêm vào đó, một số bản khác cho rằng Hephaistos là do một mình Hera sinh ra để trả
thù cho việc Zeus sinh Athena.

Các vị thần nguyên thủy

Aether : Thần của vùng không gian cao


Chaos : Thần của sự hỗn độn nguyên thủy
Chronos : Thần của thời gian vô tận
Erebus : Thần của bóng tối
Eros : Thần của tình yêu và tình dục
Gaia : Nữ thần đất
Hemera : Nữ thần của ánh sáng ban ngày
Nyx : Nữ thần của ban đêm
Pontus : Thần biển
Tartarus : Thần cai quản một vùng âm phủ còn thấp hơn Hades
Uranus : Thần của bầu trời

Các Titan

Coeus : Thần của trí tuệ


Crius
Cronus : Thần của gặt hái
Hyperion : Thần của sự quan sát
Iapetus
Mnemosyne : Thần của trí nhớ
Oceanus : Thần của toàn thể thế giới biển và đại dương
Phoebe : Nữ thần của Mặt Trăng
Rhea : Nữ thần của sự sinh sản, mầu mỡ
Tethys : Nữ thần của sông và biển
Theia : Nữ thần
Themis : Nữ thần của luật lệ thiên nhiên
Asteria : Con gái của hai Coeus và Phoebe
Astraeus : Thần của chiêm tinh, con trai của Crius
Atlas : Thần chống đỡ vũ trụ, con của Iapetus
Eos : Nữ thần của bình minh, con của Hyperion và Theia
Epimetheus: Thần của sự suy nghĩ sau hay suy nghĩ thêm, con của Iapetus
Leto : Con gái của hai Coeus và Phoebe
Menoetius : Con của Iapetus
Prometheus: Thần của sự suy tính trước, con của Iapetus, anh em gần như sinh đôi
của Epimetheus

Các Cyclops (người khổng lồ 1 mắt)

Brontes : Con của Uranus và Gaia, làm ra sấm


Steropes : Con của Uranus và Gaia, làm ra chớp
Arges : Con của Uranus và Gaia, làm ra tia sáng
Polyphemus : Con của Poseidon

Các Hecatoncheires(người khổng lồ nhiều tay và đầu)

Briareus : Con của Uranus và Gaia


Cottus : Con của Uranus và Gaia
Gyes : Con của Uranus và Gaia

Các Gigantes

Alcyoneus
Athos
Clytias
Echion
Enceladus
Pallas
Otus
Ephialtes
Antaeus : Con của Gaia và Poseidon
Tityas : Con của Zeus và Elara.
Các nymphs(tiên nữ)

Adrasteia : Tiên nữ đã nuôi Zeus


Clytia : Một nàng tiên, người yêu của Apollo, sau biến thành hoa hướng dương
Daphne : Một nàng tiên, con gái của Peneus, sau biến thành cây nguyệt quế
(Lauraceae).
Dryad : Tiên cây
Hamadryad : Một dạng tiên cây, sống cùng và chết theo cây.
Metope : Một nàng tiên sông, con gái của sông Ladon
Naiad : Tiên nữ của các suối, giếng, sông nhỏ...
Nereid : Tiên nữ tóc xanh sống ở biển
Oceanid : Tiên nữ của các sông, biển, hồ, kênh...
Oread : Tiên nữ của các núi, đồi, thung lũng...

Các thần sông

Achelous : Thần của sông Acheloos


Acheron : Thần của sông Acheron trong thần thoại
Alpheus : Thần của sông Alpheios
Kladeos : Thần của sông Kladeos
Eurotas : Thần của sông Evrotas
Peneus

Các thần khác

Amphitrite : Một nữ thần biển, vợ của Poseidon


Aristaeus : Thần của gia súc, chăn nuôi và nuôi ong, con của Apollo và Cyrene
Asclepius : Thần chữa bệnh, con của Apollo
Astraeus : Thần của môn chiêm tinh
Auxo : Thần của mùa hè, mùa cây lá mọc (Hy Lạp cổ đại không có mùa đông), con gái
của Zeus và Themis
Bia : Thần của sự hung bạo, con gái của Pallas và Styx
Boreas : Thần gió bắc, con của Astraeus và Eos
Carpo : Thần của mùa thu (Hy Lạp cổ đại không có mùa đông), con gái của Zeus và
Themis
Ceto : Thần của các sự nguy hiểm trên biển, con gái của Gaia và Pontus
Charon : Thần chở người qua sông Styx xuống âm phủ, con của Erebus và Nyx
Dike : Nữ thần công lý
Eileithyia : Nữ thần của sự sinh con, con của Zeus và Hera
Eirene : Nữ thần hòa bình
Elpis : Nữ thần của hy vọng, con của Nyx
Eris : Nữ thần của sự xung đột, cãi nhau
Eunomia : Nữ thần của sự cai trị
Eurus : Thần gió đông, con của Astraeus và Eos
Hecate : Thần của pháp thuật phù thủy
Hesperus : Thần của Sao Hôm, con của Eos
Hygieia : Nữ thần của sự sạch sẽ, con gái của Asclepius
Hypnos : Thần của giấc ngủ, con của Nyx
Iris : Nữ thần của cầu vồng
Notus : Thần gió nam, con của Astraeus và Eos
Thallo : Thần của mùa xuân (Hy Lạp cổ đại không có mùa đông), con gái của Zeus và
Themis
Zephyrus : Thần gió tây, con của Astraeus và Eos

Các anh hùng

Abderus : con của Hermes


Achilles : con của tiên nữ Thetis
Actaeon : con của Aristaeus và ****noe
Aeneas : con trai của Aphrodite
Agamemnon
Ajax Lớn
Ajax Nhỏ
Blleophon
Diomedes
Ganymede
Hector
Hercules
Iolaus
Jasson
Laius
Odysseus
Perseus
Philoctetes
Theseus

Các Amazon

Aella
Ainia
Antianara
Antibrote
Antiope
Asteria
Cleite
Hippolyta
Melanippe
Molpadia
Otrera
Penthesilea
Tecmessa

I/ Achilles

Achilles là con của Thetis, nữ thần biển, với vua Hy Lạp Peleus, có mẹ thì bất tử
nhưng bố là người trần, vì thế Achilles cũng sẽ như bố, không sống mãi mãi được.

Khi Achilles được sinh ra đã được tiên tri là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để
giúp sự trường tồn của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ bằng gót
chân, rồi nhúng cả người cậu vào nước sông Styx, vậy cả người Achilles là mình đồng
da sắt, chỉ có gân nơi gót chân là yếu vì không được nhúng nước. Peleus thấy cảnh
đó tưởng vợ mình giết con bèn giật lại Achilles từ tay vợ. Trong lúc giằng co,
xương ống chân của chàng bị gãy. Thetis tức giận bỏ về thủy cung và không gặp lại
chồng nữa. Peleus đưa con trai cho nhân mã Cheiron nhờ ông nuôi dưỡng. Cheiron thay
xương ống chân người khổng lồ cho chàng để chàng trở thành người chạy nhanh nhất
thế giới, thay gan sư tử, tim gấu cho chàng dũng cảm và không biết sợ gì.

Cuộc chiến thành Troy nổ ra. Có lời tiên tri quân Hy Lạp sẽ không chiếm được thành
Troy nếu không có Achilles. Do đó Agamemnon, sai Odysseus tìm Achilles. Nữ thần
Thetis biết cuộc chiến nổ ra nên giấu con trai lên một quốc đảo và bắt chàng giả
làm thị nữ. Odysseus nghĩ ra cách để tìm ra chàng. Odysseus đem binh khí và son
phấn đến đây bán. Các thị nữ đều vây quanh mua son phấn nhưng có một người cứ xăm
xoi các thứ vũ khí. Odysseus biết ngay là Achilles bèn mời chàng tham gia cuộc
chiến. Achilles vui vẻ nhận lời. Thetis biết không cản được con nên đưa cho con cây
giáo thần của các thần tặng bà trong lễ cưới. Achilles tham gia cuộc chiến. Chàng
là chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp trong trận chiến. Nhưng do mâu thuẫn với
Agamemnon quanh việc giành một nữ tù binh mà Achilles rời bỏ cuộc chiến. Thetis bèn
cầu xin thần Zeus trừng phạt Hi Lạp vì đã làm nhục con trai bà. Zeus nhận lời. Khi
quân Troy sắp đánh đuổi được quân Hi Lạp về nước thì bạn thân của chàng là
Patroclus bị Hector giết chết. Achilles tức giận quay lại trận chiến trả thù cho
bạn, chàng được mẹ ban cho chiếc khiên thần của thần Lửa và nhờ sự giúp sức của
thần Athena chàng đâm chết Hector trước mặt cha của Hector, vua Priam, rồi lôi xác
Hector. Vua Priam cầu xin Achilles cho ông xin lại xác con trai. Achilles cảm động
đồng ý.

Sau đó Achilles tiếp tục lập nhiều chiến công cho quân Hy Lạp như giết 7 người con
của vua Priam, giết nữ hoàng Amazon Penthesilea. Nhưng cuối cùng do chàng có thái
độ nhục mạ thần Apollo nên bị thần hướng mũi tên của Paris vào gót chân, nơi duy
nhất trên cơ thể chàng có thể bị tổn thương. Achilles gục xuống chết. Từ dó thành
ngữ "gót chân Achilles" ra đời. Quân Hy Lạp làm lễ tang cho chàng một cách trọng
thể và khi chiếm được thành Troy, họ đem hiến tế con gái của Hector cho chàng. Còn
Paris, người đã giết chàng cũng bị tử trận bằng mũi tên của Philoctetes. Vậy là thù
của Achilles đã được trả.

II/ Thần thoại về Zeus

Ra đời

Cronus cùng với Rhea đã hạ sinh rất nhiều con: Hestia, Demeter, Hera, Hades,
Poseidon, nhưng tất cả đều bị Cronus nuốt ngay khi mới ra đời vì những gì học được
từ bài học của cha mẹ hắn là Gaia và Uranus, vốn đã bị chính hắn tước ngôi, cùng
một lời sấm rằng Zeus sẽ ra đời và đoạt ngôi của Cronus. Khi Zeus chuẩn bị được
sinh ra đời, Rhea xin Uranus và Gaia tìm cách cứu đứa bé và như thế Cronus mới có
thể bị trừng phạt bởi những gì hắn đã làm với cha và những đứa con của mình. Rhea
sinh Zeus ra ở đảo Crete và bà trao cho Cronus một tảng đá quấn trong đám tã lót.
Cronus đã nuốt ngay tảng đá ấy.

Thời ấu thơ

Rhea giấu Zeus trong một hang động trên đỉnh Ida của đảo Crete. Có nhiều dị bản như
sau:
Thần được bà ngoại Gaia nuôi dưỡng.
Thần được một con dê tên là Amalthea nuôi dưỡng, trong khi một nhóm các Kouretes -
các chiến binh hay các thần nhỏ - nhảy múa, la hét và lấy giáo đập vào khiên ầm ĩ
làm át đi tiếng khóc em bé.
Thần được một tiên nữ tên là Adamanthea nuôi dưỡng. Bởi vì Cronus là người cai quản
cả mặt đất, bầu trời và biển cả nên Adamanthea phải giấu Zeus bằng cách treo lủng
lẳng cậu bé trên một cái cây để cậu lơ lửng giữa đất, trời và biển cả. Và như thế,
Zeus trở thành vô hình trước mắt Cronus.
Thần được nuôi dưỡng bởi tiên nữ Cynosura. Để tỏ lòng biết ơn, Zeus đã đặt tên tiên
nữ cho các vì sao.
Thần được tiên nữ Melissa nuôi bằng sữa dê.

Trở thành vua của các vị thần

Khi bước vào tuổi trưởng thành, Zeus đã buộc Cronus phải nôn ra trở lại những người
anh em của mình: đầu tiên là hòn đá thế mạng của Zeus (sau này hòn đá được đặt tại
Pytho trong khu thung lũng của Parnassus để làm dấu hiệu cho những người chết) và
cuối cùng là Pmphalos. Theo một số dị bản khác, Metis đã cho Cronus uống một thứ
thuốc gây nôn để bắt hắn ta nôn ra những đứa trẻ hoặc là chính Zeus đã mổ dạ dày
của Cronus để giải thoát cho anh em mình. Sau khi Zeus giải thoát cho cả các chú,
bác của mình, những người anh em của Cronus vốn bị nhốt dưới Tartarus, là Gigantes,
Hecatonchires và Cyclopes bằng cách giết chết người coi ngục là nữ quỷ Campe. Để
trả ơn, Cyclopes đã cho Zeus sấm và sét là những quyền năng mà trước đây đã bị Gaia
giấu đi. Rồi cùng với nhau, Zeus và các anh chị em cũng như các Gigantes,
Hecatonchires và Cyclopes đã đánh bại Cronus và những thần khổng lồ Titan khác
trong một cuộc chiến gọi là Titanomachy. Các thần khổng lồ Titan bại trận sau đó
lại bị nhốt vào lòng đất tăm tối gọi là Tartarus.
Sau trận chiến với các Titan, Zeus chia sẻ thế giới với các anh của mình là
Poseidon và Hades cách rút thăm: Zeus cai trị bầu trời và không khí, Poseidon thì
có mặt nước và Hades là vua của âm phủ. Mẹ Đất cổ đại là Gaia không còn vai trò nữa
mà nhường lại cho ba người tuy theo quyền năng của mỗi người -- điều này giải thích
vi sao Poseidon lại được gọi là "người gây động đất" (vị thần của động đất) và
Hades quản lý tất cả những người chết.
Gaia rất phẫn nộ với những gì mà Zeus đã làm với các Titan khác vì họ chính là con
cái của bà. Chẳng bao lâu sau khi lên ngôi vua của các vị thần, Zeus lại phải chiến
đấu cùng các người con khác của Gaia là các quái thú Typhon vàEchidna. Thần Zeus đã
đánh bại Typhon và nhốt hắn dưới một ngọn núi nhưng lại tha cho Echidna và con cái
của nó để làm thành thử thách cho các anh hùng trong tương lai.

Zeus và Hera

Zeus là em và là chồng của Hera. Kết quả duy nhất của sự kết hợp này là thần Ares
và bản thân Hera có rất nhiều những người con riêng khác là Hephaistos, Eileithyia,
Hebe. Những cuộc phiêu lưu tình ái khác của Zeus với các tiên nữ và những tổ tiên
huyền thoại của các triều đại Hy Lạp thì vô cùng nổi tiếng. Thần thoại về các vị
thần trên đỉnh Olympus thậm chí còn ghi lại mối quan hệ của Zeus với Demeter,
Latona, Dione và Maia.
Đối với con người thì có: Semele, Io, Europa và Leda.
Trong các giai thoại, Hera luôn luôn ghen tuông trước những cuộc chinh phục tình ái
của Zeus và là một đối thủ "khó xơi" của các tình nhân và các con riêng của Zeus.
Có một thời gian, một tiên nữ tên là Echo làm một công việc là tách Hera ra khỏi
chuyện yêu đương của Zeus bằng cách nói không ngừng nghỉ bên Hera. Khi biết được âm
mưu này, Hera đã trừng phạt Echo phải suốt đời lặp lại những lời người khác nói.

III/ Hera

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera (tiếng Hy Lạp: Ἥρα) là thần của hôn nhân,
thần bảo trợ cho cuộc sống gia đình, cho sự thánh thiện và bền vững của nó. Hera là
vợ của thần Zeus và, cũng như chồng, có toàn quyền thống trị của một vị nữ hoàng
trên đỉnh Olympus. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Juno.
Khi Hera được nhả ra từ miệng của Cronus, Rhea đã đem nàng đến chỗ của thần Okeanos
ở nơi tận cùng Trái Đất giao cho nữ thần Tethys nuôi dưỡng. Hera sống một yên bình
một thời gian dài xa đỉnh Olympus, cho đến khi Zeus tình cờ nhìn thấy nàng trong
một chuyến du hành. Vị thần sấm sét vĩ đại vừa nhìn thấy nàng đã đem lòng yêu quý
vá quyếr định bắt cóc nàng về làm vợ. Các vị thần đã làm cho họ một đám cưới thật
linh đình. Nữ thần cầu vồng Iris cùng các nữ thần Duyên Dáng mặc cho Hera bộ váy áo
đẹp nhất, làm cho nàng đẹp lộng lẫy và rạng rỡ hẳn lên giữa các thần trên núi
Olympus, nữ thần Tethys ban cho nàng vườn táo vàng quý giá làm món quà cưới.
Hera không ưa Heracles vì chàng là con trai của chồng mình với một người phụ nữ
trần gian. Khi chàng còn nhỏ, Hera đã cho rắn đến nôi tấn công chàng. Sau đó Hera
đã khuấy đảo rừng Amazon để hãm hại chàng khi chàng đang đi săn.
Trong khi đó Hera lại hỗ trợ người anh hùng Jason, vốn không thể nào đoạt được con
cừu vàng nếu không có sự hỗ trợ của nàng.
Trong thần thoại Hy lạp, Hera là vị nữ thần cai trị cung điện Olympus vì nàng chính
là vợ của Zeus. Nhưng việc thờ cúng Hera lại xuất hiện trước việc thờ cúng Zeus khá
lâu. Để hiểu rõ hơn, ta lùi lại cái thời mà những thế lực sáng tạo mà ta gọi là
"thần" được quan niệm là người phụ nữ. Vị nữ thần mang nhiều hình dạng khác nhau,
trong đó có loài chim.
Hera được thờ cúng khắp Hy Lạp, những đền thờ cổ xưa và quan trọng nhất được hiến
dâng cho nàng. Việc Hera chinh phục thần Zeus và miêu tả nàng như là người đàn bà
đanh đá ghen tuông chính là những phản ánh thần thoại về một trong những thay đổi
sâu sắc nhất trong tư duy loài người.

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera (tiếng Hy Lạp: Ἥρα) là thần của hôn nhân,
thần bảo trợ cho cuộc sống gia đình, cho sự thánh thiện và bền vững của nó. Hera là
vợ của thần Zeus và, cũng như chồng, có toàn quyền thống trị của một vị nữ hoàng
trên đỉnh Olympus. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Juno.

Khi Hera được nhả ra từ miệng của Cronus, Rhea đã đem nàng đến chỗ của thần Okeanos
ở nơi tận cùng Trái Đất giao cho nữ thần Tethys nuôi dưỡng. Hera sống một yên bình
một thời gian dài xa đỉnh Olympus, cho đến khi Zeus tình cờ nhìn thấy nàng trong
một chuyến du hành. Vị thần sấm sét vĩ đại vừa nhìn thấy nàng đã đem lòng yêu quý
vá quyếr định bắt cóc nàng về làm vợ. Các vị thần đã làm cho họ một đám cưới thật
linh đình. Nữ thần cầu vồng Iris cùng các nữ thần Duyên Dáng mặc cho Hera bộ váy áo
đẹp nhất, làm cho nàng đẹp lộng lẫy và rạng rỡ hẳn lên giữa các thần trên núi
Olympus, nữ thần Tethys ban cho nàng vườn táo vàng quý giá làm món quà cưới.

Hera không ưa Heracles vì chàng là con trai của chồng mình với một người phụ nữ
trần gian. Khi chàng còn nhỏ, Hera đã cho rắn đến nôi tấn công chàng. Sau đó Hera
đã khuấy đảo rừng Amazon để hãm hại chàng khi chàng đang đi săn.

Trong khi đó Hera lại hỗ trợ người anh hùng Jason, vốn không thể nào đoạt được con
cừu vàng nếu không có sự hỗ trợ của nàng.

Trong thần thoại Hy lạp, Hera là vị nữ thần cai trị cung điện Olympus vì nàng chính
là vợ của Zeus. Nhưng việc thờ cúng Hera lại xuất hiện trước việc thờ cúng Zeus khá
lâu. Để hiểu rõ hơn, ta lùi lại cái thời mà những thế lực sáng tạo mà ta gọi là
"thần" được quan niệm là người phụ nữ. Vị nữ thần mang nhiều hình dạng khác nhau,
trong đó có loài chim.

Hera được thờ cúng khắp Hy Lạp, những đền thờ cổ xưa và quan trọng nhất được hiến
dâng cho nàng. Việc Hera chinh phục thần Zeus và miêu tả nàng như là người đàn bà
đanh đá ghen tuông chính là những phản ánh thần thoại về một trong những thay đổi
sâu sắc nhất trong tư duy loài người

IV/ Poseidon

Trong thần thoại Hy Lạp, Poseidon là vị thần của biển cả, ngựa và "người rung
chuyển trái đất", của những trận động đất. Những vị thần biển Rodon trong thần
thoại Illyria, Nethuns trong thần thoại Etrusca, và Neptune trong thần thoại La Mã
đều tương tự như Poseidon.Poseidon còn có nhiều người thân như Zeus, Hera,và các
con của mình

V/ Hestia

Hestia là một nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. Bà là vị thần của bếp lửa, sự quây
quần của mọi thành viên trong gia đình, sức khỏe gia đình và nội trợ..., nhưng
truớc kia bà là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng, ngoan đạo và thiện
chí. Bà là chị, mẹ tất cả 12 vị thần.
Lúc đó, Zeus chán nản công việc nên gọi Prometheus và Epimetheus đến tạo ra thêm
nhiều loài vật và con nguời để tạo vui và khí thế cho các vị thần. Prometheus nặn
người xong thì Epimetheus đã trao tất cả các món quà cho loài vật rồi. Không biết
kiếm thêm quà ở đâu, Prometheus lên trời xin Zeus lửa của thần linh (lửa dùng để
đun máu bất tử của thần). Zeus không đồng ý, Prometheus cứ năn nỉ nên Zeus phải bàn
với các vị thần. Các thần đều không có ý kiến, Hestia liền đứng dậy tạo ra chút bọt
biển đun cùng với chút lửa, làm cho ngọn lửa không còn hung tàn nóng nảy như truớc
nữa. Cảm kích truớc sự thông minh và tài giỏi, Zeus giao cho Hestia trông coi lửa
thần, còn đích thân Zeus đưa cho Prometheus ngọn lửa nhỏ nhắn.
Hestia được sở hữu dòng sông Hia bao quanh đỉnh Olympus. Ít lâu sau, bà cứu được
nhiều người dân ở xứ Mazonala và được người dân ủng hộ nhiều, từ đó bà là nữ thần
bảo hộ cho xứ đó, nay là Ama đe Hia (niềm tự hào của Hestia)
Hestia đã từ bỏ ghế vàng tại đỉnh Olympus cho Dionysus (thần rượu nho) để chăm lo
ngọn lửa. Bà được rất nhiều thần cầu hôn nhưng đều không chấp nhận. Mãi sau bà vẫn
còn là một trinh nữ

VI/ Aphrodite

Ra đời

Theo sử thi Iliad của Homer thì Aphrodite là con gái của Zeus và Dione. Nhưng theo
Thần phả (Θεογονία Theogonia) của Hesiod thì Aphrodite sinh ra từ bọt biển (aphros
= bọt sóng), do bộ phận sinh dục của Ouranos bị Cronus chém rơi xuống biển.
Aphrodite trần truồng nổi lên trên những bọt sóng biển, cỡi lên một vỏ sò; trước
tiên nàng đến đảo Kythira nhưng khi thấy rằng đó chỉ là một đảo nhỏ nên nàng đến
Peloponnese* và cuối cùng ở tại Paphos*, nơi này sẽ là nơi thờ phụng chính của
nàng.

Aphrodite và cuộc chiến thành Troy

Khi được hỏi trong ba vị nữ thần Olympus ai là người xinh đẹp nhất thì Paris, hoàng
tử thành Troy, đã chọn Aphrodite chứ không phải là Hera hay Athena dù hai vị nữ
thần này đã hứa ban cho chàng quyền lực và chiến thắng. Điều này cũng dễ hiểu vì nữ
thần Aphrodite đã hứa ban tặng cho chàng tình yêu của người phụ nữ đẹp nhất trần
gian.
Sau này khi Paris cưới Helen xứ Sparta thì tên tuổi nàng đã gắn liền với địa danh
thành Troy như một sự ô nhục. Trong cuộc chiến thành Troy diễn ra sau đó, Hera và
Athena là hai kẻ thù không đội trời chung của thành Troy trong khi Aphrodite lại
ủng hộ Paris và nhân dân thành Troy.
National Archaeological Museum of AthensSử thi Homer về cuộc chiến thành Troy kể
rằng Aphrodite đã can thiệp vào trận chiến để cứu con trai mình là Aeneas, đồng
minh của thành Troy. Người anh hùng Hy Lạp Diomedes lúc đó sắp giết được Aeneas đã
chuyển sang tấn công nữ thần, phóng lao vào cổ tay nàng làm chảy ichor (ichor là
máu của các vị thần).
Aphrodite vội thả Aeneas ra, Aeneas may sao đã được Apollo, vị thần đứng về phe
thành Troy, cứu sống. Trong cơn đau đớn nàng đã cầu cứu anh trai mình là thần Chiến
tranh Ares, lúc bấy giờ đang đứng gần đấy theo dõi cuộc chiến. Aphrodite mượn cỗ xe
ngựa của Ares để bay lên đỉnh Olympus. Tại đây nàng khẩn cầu mẹ là Dione chữa lành
vết thương cho mình. Thần Zeus yêu cầu con gái đừng tham chiến nữa vì chiến tranh
là công việc của Ares và Athena, còn nhiệm vụ của nàng là chăm lo chuyện hôn nhân
của thế gian.
Ngoài ra trong sử thi Iliad có nói Aphrodite cứu Paris khi chàng sắp chết trong khi
giao chiến với Menelaus. Nữ thần đã dùng sương mù phủ lấy chàng và đem chàng đi đặt
vào giường ngủ của chàng trong thành Troy. Sau đó nàng biến thành một người đầy tớ
già đến báo với Helen rằng Paris đang đợi nàng.
Helen nhận ra vị thần trong lốt giả dạng và hỏi liệu nàng có đang bị dẫn dụ cho
việc gây ra một cuộc chiến nữa không. Vì Aphrodite đã phù phép khiến nàng phải bỏ
chồng là Menelaus để theo Paris. Nàng nói Aphrodite có muốn đến gặp Paris thì cứ mà
đi một mình.
Aphrodite nổi trận lôi đình, cảnh báo rằng Helen không được láo xược, nếu không
nàng sẽ bị cả người Hy Lạp lẫn dân thành Troy căm ghét. Vị nữ thần tính khí thất
thường này nói: "Hiện ta yêu thương ngươi bao nhiêu thì ta cũng sẽ ghét giận ngươi
bấy nhiêu."
Dù nữ thần Hera, vợ của Zeus, và Aphrodite không cùng chiến tuyến trong cuộc chiến
thành Troy nhưng Aphrodite vẫn cho Hera mượn chiếc thắt lưng của mình để làm xao
nhãng cơn giận của Zeus. Ai đeo chiếc thắt lưng này sẽ khiến cho đàn ông (cả các vị
thần) chết mê chết mệt.
Homer gọi Aphrodite là "người Cyprus" và nhiều biểu tượng của nàng có lẽ đến từ
châu Á qua Cyprus (và Cythea) trong thời kỳ Mycenaean. Điều này hẳn là do nhầm lẫn
với những nữ thần đã xuất hiện từ trước đó như thần Hellenic hoặc thần Aegean.
Người Hy Lạp cổ đại cho rằng Aphrodite có nguồn gốc vừa Hy Lạp vừa ngoại quốc.
VII/ Athena

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Athena (tiếng Hy Lạp: Ἀθηνᾶ, hay Ἀθήνη Athénē) là
vị thần của nghề thủ công và nội trợ nhưng đồng thời cũng là một vị thần chiến
tranh. Athena là vị thần bảo hộ của thủ đô Athena của Hy Lạp. Nguyên hình của vị nữ
thần này xuất phát từ hình dạng của loài chim với dấu hiệu chính là con cú. Tương
đương của thần này trong thần thoại La Mã là Minerva.
Theo Thần phả (Θεογονία Theogonia) của Hesiod thi Zeus kết hôn với Metis, người con
gái thông thái của Okeanos. Khi nàng mang thai, Zeus đã được cảnh báo từ các nữ
thần Vận Mệnh rằng đứa con sinh ra từ Metis sau này sẽ lật đổ ông ấy cũng giống như
ông ấy đã từng đoạt ngai vàng của bố mình (Cronos) trước kia.
Vì thế, Zeus đã nuốt cả Metis lẫn cái thai trong bụng. Liền sau đó Zeus phải cố
gắng vật lộn với những cơn nhức đầu triền miên, Zeus đành mời gọi thần Hephaestus.
Hephaestus đã chẻ trán của Zeus ra bằng cái rìu của mình và Athena từ đó đã vọt ra
với đầy đủ vũ khí, y phục do Metis chuẩn bị cho nàng trước khi sinh (trong người
thần Zeus).
Một người con gái trần gian thêu thùa, dệt lụa rất đẹp. Có người nói nàng học từ nữ
thần Athena. Cô ta phạm thượng trả lời: "Tôi tự có năng khiếu bẩm sinh chứ ai cần
cô ta dạy bảo!" Nữ thần Athena rất tức giận, biến thành một cụ già đến khuyên bảo
nhưng cô ta không nghe, Athena bèn thi tài với cô ta. Athena thêu dệt lại hình ảnh
12 vị thần trên đỉnh Olympus còn cô ta thì thêu hình ảnh thần Zues đang ngoại tình
với các cô gái. Athena vô cùng tức giận. "Ngươi thật phạm thượng!", nữ thần nói,
rồi biến cô ta thành con nhện. Con cháu của cô ta cũng là giống nhện, mãi mãi thêu
thùa những chiếc mạng nhện mà ta thấy ngày nay.
Sau này chính Athena đã hỗ trợ cho các anh hùng Perseus, Jason, Cadmus, Odysseus và
Heracles trong những chuyến hành trình của họ. Đặc biệt trong cuộc chiến thành
Troy, lúc quân Hy Lạp gần như vô vọng trong việc phá thành thì Athena đã giúp họ
tạo ra con ngựa gỗ khổng lồ, kết quả là Troy lọt vào tay quân Hy Lạp ngay sau đó.
Cả Athena và Poseidon đều muốn trở thành thần bảo hộ cho miền Atikes. Để xứng đáng
với sự tôn kính của mình, Athena đã tạo ra một cây ôliu làm tươi tốt khắp các thành
luỹ Atikes và cả vùng đất Acropolos. Poseidon cố gắng vượt qua Athena bằng cách
dùng cây đinh ba của mình đâm xuyên qua mặt đất làm phun lên những cột nước khổng
lồ, tuy nhiên vì ông ấy là vị thần của biển cả nên trong nước chỉ có... muối. Món
quà của Athena với người dân Atikes xem ra hữu ích hơn, vì vậy Athena đã trở thành
vị thần bảo hộ cho vùng đất này. Thành cũng được đổi tên thành Athena.
Peuseus cũng đã được Athena hổ trợ trong cuộc truy sát Medusa vì nàng muốn trang
trí cái khiên của mình bằng đầu của con quái vật Gorgon này.
Athena là một nữ thần rất mực thông minh, xinh đẹp, một nữ thần vừa hiếu chiến vừa
chủ hoà, vì chỉ có sau khi chiến thắng thì mới có hoà bình. Thần khuyến khích tinh
thần chiến đấu của các dũng sĩ, cho họ sức mạnh, sự quyết tâm, lòng kiên định và
lời khuyên lúc nguy nan. Athena cũng dạy cho dân chúng các kiến thức khoa học, dạy
họ nghệ thuật và các nghề thủ công. Vì thế Athena được nhiều người yêu mến và kính
trọng.

VIII/ Apollo

Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật
trong thần thoại Hy Lạp, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc
vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Thần là con ngoại hôn của Zeus và tiên nữ Leto.
Em song sinh của Apollo là nữ thần săn bắn Artemis. Trong các tác phẩm của Homer,
Apollo thường được gọi là vị thần bắn xa muôn dặm. Trong thời kỳ sau Apollo thường
được đồng nhất với thần Mặt Trời Helios.
Apollo là người có quyền năng chi phối bệnh tật, vẻ đẹp, ánh sáng, việc chữa bệnh,
những người khai hoang, y học, thuật bắn cung, thơ ca, tiên tri, nhảy múa, lý trí,
sức mạnh lý trí, các pháp sư và là thần hộ mệnh cho các bầy hay đàn thú nuôi.

Những vật tượng trưng phổ biến nhất của Apollo là đàn lia và cây cung. Ngoài ra
kithara (một hình thức cải tiến của cây đàn lia) và miếng gảy đàn cũng như bàn tế
thần (sacrificial tripod), tượng trưng cho khả năng tiên tri của thần, cũng là
những vật tương trưng thường thấy. Đại hội thể thao Pythian được tổ chức mỗi 4 năm
một lần tại Delphi để tỏ lòng ngưỡng vọng của người Hy Lạp đối với Apollo. Vòng
nguyệt quế được dùng để làm vật tế thần và làm vương miện biểu trưng cho chiến
thắng tại Đại hội. Cây cọ cũng là một loại cây được sùng kính vì Apollo được sinh
ra dưới một cây cọ ở Delos. Những loài vật được dùng để cúng tế thần bao gồm sói,
cá heo và trứng của chúng, thiên nga, châu chấu (tượng trưng cho âm nhạc và ca
khúc), chim ưng, quạ, rắn (tượng trưng cho quyền năng của Apollo là thần tiên tri),
chuột và griffin, con vật trong thần thoại với mình sư tử và đầu đại bàng có nguồn
gốc từ phương Đông.

Là vị thần của sự di dân khai hoang, Apollo hướng dẫn những người đi khái phá các
vùng đất mới đặc biệt là ở giai đoạn bùng nổ các cuộc khai hoang vào khoảng 750–550
TCN. Theo tín ngưỡng của người Hy Lạp, thần là người đã giúp đỡ cho người dân đảo
Crete và người Arcadia tìm thấy thành Troy. Tuy nhiên, câu chuyện này phản ánh một
ảnh hưởng văn hóa có chiều hướng địa lý ngược lại: các bản viết dạng cuneiform của
người Hittite có đề cập đến một vị thần vùng Tiểu Á gọi là Appaliunas hay Apalunas
có liên quan đến một thành phố gọi là Wilusa được hầu hết các học giả cho rằng
chính là thành Illios của Hy Lạp. Trong cách lý giải này, tước hiệu của Apollo là
Lykegenes có thể hiểu một cách đơn giản là "được sinh tại Lycia" trên thực tế đã
tách thần khỏi sự liên quan đến những con sói.

Thông thường Apollo hay đại diện cho sự hài hòa, trật tự và lý trí—những tính cách
hoàn toàn trái ngược với thần Dionysus, vị thần của rượu nho, thường đại diện cho
tình cảm và sự thiếu kiềm chế. Điều này thể hiện rõ trong hai tính từ trong tiếng
Anh mang ý nghĩa trái ngược là Apollonian và Dionysian. Tuy nhiên, người Hy Lạp
nghĩ về hai tính cách này như một sự bổ sung: hai thần là anh em của nhau và khi
Apollo tránh đông ở Hyperborea, thần sẽ để đền Delphi lại cho Dionysus.

IX/ Artemis

Artemis là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp, là con của thần Zeus
và nữ thần Leto, là người chị sinh đôi với Apollo. Artemis tượng trưng cho Mặt
Trăng khuyết và sự lạnh lùng. Nữ thần này không bao giờ yêu và có một tấm thân
trinh trắng. Thần bắn cung rất giỏi và cũng là vị thần của sự săn bắn. Mỗi khi
Artemis vào rừng săn bắn là có một đoàn tiên nữ (nymph) đi theo và chẳng bao giờ họ
trở về tay không.

Một trong những chiến công của Artemis là việc trừng trị Tityos, kẻ đã can tội truy
đuổi nữ thần Leto, mẹ của Apollo và Artemis, với mưu đồ ám muội. Tên khổng lồ này
vốn là con của thần Zeau và Elara] đã được Hera xúi bẩy truy đuổi Leto. Artemis và
Apollo giết Tityos rồi ném xác xuống địa ngục Hades. Xác của Tityos nằm che kín 9
mẫu đất, hai con đại bàng ngày ngày đến mổ bụng ăn bộ gan khổng lồ của nó.

X/ Ares

Trong thần thoại Hy Lạp, Ares (tiếng Hy Lạp: Άρης) là vị thần của chiến tranh, hay
chính xác hơn là vị thần của những kẻ cuồng loạn hiếu chiến. Là một vị thần bất tử
nhưng Ares đã bị Heracles đánh bại trong một trận đánh và có lần còn suýt bị hai
tên khổng lồ Aloadae giết chết. Khi bị thương trong cuộc chiến thành Troy, thần đã
không được phụ vương Zeus đoái hoài gì đến.

Thần Ares có diện mạo khôi ngô nhưng bản tính rất tàn bạo. Thần thường được miêu tả
cầm một ngọn giáo dính máu đỏ tươi. Tương truyền chiếc ngai của thần trên đỉnh
Olympus được bọc kín bằng da người.

Thần Mars trong thần thoại La Mã và thần Ares được xem là như nhau. Mars là cha của
Romulus và Remus, hai huyền thoại sáng lập ra thành Roma. Vì vậy đối với dân La Mã
thần Mars có vị trí quan trọng hơn và được sùng kính hơn.
XI/ Hephaistos

Ông là con trai của thần Zeus và nữ thần Hera. Ngay từ khi sinh ra Hephaistos, Hera
nhìn thấy cậu quá xấu xí liền quẳng cậu xuống trần gian. Điều này đã giải thích vì
sao vị thần này bị thọt một chân và từ đó về sau ông ta rất căm giận về người mẹ
độc ác của mình. Một dị bản khác kể lại rằng Hephaistos bị thọt chân vì cha của ông
khi ông bênh mẹ trong cuộc cãi vã giữa Zeus và Hera. Thần Zeus nổi giận cầm lấy
chân ông ta và quẳng ra khỏi đỉnh Olimpus vĩ đại. Tuy nhiên dị bản đầu có vẻ như
hợp lý hơn.

Trở lại với câu chuyện Hera quẳng Hephaistos xuống trần, thần rơi mãi đến một vùng
biển và tại đây cậu được các nữ thần Eurynome và thần biển Thetis thương tình đem
về nuôi đến lúc khôn lớn. Lớn lên, thần Hephaistos là một người có thân hình vạm vỡ
và đôi tay rắn chắc nhưng vô cùng khéo léo mà nhờ nó chàng đã chế tạo và dạy cho
con người làm ra những đồ kim khí, những công trình xây dựng từ đơn giản đến phức
tạp nhất. Chàng còn làm những đồ trang sức bằng vàng và bạc tặng cho các nữ thần
biển để cảm tạ ơn cứu sống và nuôi dưỡng mình khôn lớn nên người. Dân chúng Hy Lạp
kính trọng và tôn chàng làm vị thần thợ rèn hay vị thần lửa của họ, là ông tổ của
nghề đúc đồng, làm gốm, luyện kim và xây dựng. Những nghề trên là nhữn nghề quan
trọng trong nền văn hóa của người Hy Lạp cổ đại cho thấy thần Hephaistos có ảnh
hưởng sâu rộng tới mức nào trong tâm linh những người Hy Lạp xưa.

XII/ Hermes

Hermes được sinh ra trên đỉnh Cyllene ở Arcadia. Câu chuyện về thần được kể trong
một ca khúc thần thoại (hymn) của Homer về Hermes. Mẹ của Hermes, Maia, mang thai
với Zeus trong một mối quan hệ bí mật. Bà bó con mình trong chăn nhưng khi bà ngủ
say thì Hermes đã tìm cách thoát ra được. Thần chạy đến Thessalia nơi Apollo đang
chăn bầy gia súc của mình. Hermes trộm một số bò của Apollo và đem chúng đến một
cái hang trong rừng sâu gần Pylos sau khi đã xóa hết các dấu vết trên đường đi.
Trong hang sâu, Hermes thấy môt con ba ba và thần đã giết chết nó, bỏ hết thịt chỉ
giữ lại mai của nó rồi cùng với ruột của một con bò, thần làm nên cây đàn lia đầu
tiên. Apollo đến gặp Maia và than phiền rằng Hermes đã lấy cắp bò của thần nhưng
Hermes đã nhanh chóng chui vào chăn trở lại nên Maia không tin lời Apollo. Cuối
cùng, Zeus phải can thiệp, thần khẳng định những gì mình đã chứng kiến và đứng về
phía Apollo. Khi đó, Hermes bắt đầu chơi cây đàn lia. Là một vị thần của âm nhạc,
Apollo lập tức thích ngay nhạc cụ này và đề nghị đổi những con bò đã bị đánh cắp
với cây đàn. Vì thế, Apollo trở thành một bậc thầy về đàn lia còn Hermes lại sáng
tạo ra một nhạc cụ dạng ống hơi khác là syrinx.

Sau đó, Apollo lại đổi vương trượng để lấy cây syrinx của Hermes.

XIII/ Hades

Hades,hay còn gọi là Aides, là một trong những người anh em của thần Zeus. Ông là
của vị thần cai quản địa ngục. Ông còn có tên khác là Pluto.

Cũng như các vị thần khác, ông cũng có món vũ khí riêng cho mình là cây dĩa hai
đầu. Theo ông là một con chó ba đầu tên là Ceberus. Ông là một người rất hung tàn
sẵn sàng trừng phạt những ai trái ý mình. Những người đã xuống địa ngục thì không
bao giờ có thể quay trở lai trừ một số vị anh hùng như Heracles, Achilles,... Ngay
cả vợ ông là Persephone cũng không tình nguyện lấy ông mà là do ông bắt cóc.

XIV/ Helios

Trong thần thoại Hy Lạp Mặt Trời được nhân hóa thành Helios ( Ἥλιος / ἥλιος). Homer
thường gọi ông ta là một Titan và Hyperion.
Ông ta là con của hai Titan: Hyperion và Theia và là anh của nữ thần Mặt Trăng
Selene và nữ thần bình minh Eos.

Helios được miêu tả là một vị thần đẹp trai với vầng hào quang của tai nắng Mặt
Trời trên đầu, cưỡi một chiếc xe ngựa đi trên bầu trời. Homer kể rằng nó được kéo
bằng những con bò mặt trời; sau đó Pindar cho rằng nó được kéo bằng con ngựa có mào
lửa. Sau đó, những con ngựa được đặt bằng những cái tên: Pyrois, Aeos, Aethon và
Phlegon.

XV/ Hyperion

Hyperion là một trong 12 vị thần Titan của thần thoại Hy Lạp. Hyperion là con của
thần Uranus (thần của bầu trời) và thần Gaia (thần của Đất mẹ vĩ đại). Vị thần
Titan này kết hôn với nữ thần Theia và sinh ra một nam thần và hai nữ thần. Nam
thần là Helios (Thần của Mặt Trời); các nữ thần là Selene (thần đại diện cho Mặt
Trăng) và Eos (thần của rạng đông

XVI/ Phoebe

Phoebe là một nữ thần trong các thần khổng lồ (Titan) của thần thoại Hy Lạp (con
của Uranus và Gaia). Ở châu Âu, người ta thường gắn nữ thần này với Mặt Trăng. Với
Coeus, Phoebe sinh ra Leto và Asteria; rồi Leto lấy thần Zeus sinh ra Apollo và
Artemis. Phoebe nhận quyền kiểm soát Đền thiêng ở Delphi từ Thetis, theo như huyền
thoại của các nguồn sử liệu ít ỏi.

XVII/ Hercules(Heracles)

Heracles (tiếng Hy Lạp: Ηρακλης - Herakles, có nghĩa là "Vinh quang của Hera") có
thể được coi là vị anh hùng nổi tiếng nhất trong các anh hùng của thần thoại Hy
Lạp. Trong thần thoại La Mã, vị anh hùng này được gọi là Hercules, được đặt tên cho
chòm sao Hercules

Heracles là con của Zeus với một phụ nữ người trần thế tên là Alcmene, hậu duệ của
Perseus - người giết ác quỷ Medusa. Khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, Heracles đã
được Zeus sắp đặt cho bú trộm sữa của Hera, hoàng hậu của thế giới thần linh nên
chàng có sức mạnh vô địch. Có lẽ vì chuyện này mà chàng được đặt tên là Heracles
("Vinh quang của Hera"). Nữ thần Hera đặc biệt căm ghét vị anh hùng này vì chàng là
kết quả một cuộc ngoại tình của Zeus.

Mười hai kỳ công của Heracles

Heracles nổi tiếng nhất với Mười hai kỳ công khi phải làm nô lệ cho Eurystheus để
chịu sự trừng phạt cho việc giết vợ con của mình - một hành động là kết quả của một
cơn điên do Hera gây nên. Mười hai kỳ công của Heracles, theo thứ tự về thời gian
la :

1/ Con sư tử ở Nemea

Trong kỳ công đầu tiên, Heracles được yêu cầu phải giết con sư tử ở Nemea. Thật
không dễ dàng với một con sư tử có nguồn gốc siêu nhiên, và nó giống một con quái
vật hơn là một con sư tử bình thường. Da của nó không thể bị xuyên thủng bởi những
ngọn giáo hay những mũi tên. Heracles chặn các lối ra vào hang sư tử, từng bước
tiến đến gần, mặt đối mặt, và bóp chết nó bằng đôi tay của mình. Mãi về sau chàng
lột da con sư tử dùng làm áo choàng và đôi hàm mở há của nó như một chiếc mũ sắt.

2/ Con rắn Hydra

Eurystheus hoảng sợ trước người em họ anh dũng của mình và trốn sau cánh cửa nhà
kho khi thấy Heracles trở về với con sư tử ở Nemea trên vai. Từ chổ ẩn nấp, nhà vua
lại đưa ra cho chàng một nhiệm vụ mới. Heracles phải tìm và diệt trừ con rắn Hydra
khổng lồ có nhiều đầu. Các nhà viết truyện thần thoại thống nhất rằng con Hydra
sống trong một đầm lầy ở Lerna, nhưng họ có vẻ như gặp khó khăn trong việc xác định
số đầu của nó. Vài người nói có 8 hay 9, trong khi số còn lại bảo rằng có hàng chục
ngàn cái. Tất cả đều hợp lí, tuy nhiên, khi có một cái đầu bị đánh gục hay bị chặt
đứt, thì ngay lập tức tại đó sẽ mọc lên hai ba cái mới.

Điều tồi tệ hơn cả là việc hơi thở của con Hydra có thể làm chết người. Ngay cả
việc ngửi thấy mùi hôi thối của nó cũng đủ làm chết một người bình thường.

May thay, Heracles không phải là một phàm nhân. Chàng tìm thấy hang ổ của con Hydra
và làm cho nó phải ngoi lên bằng những mũi tên rực lửa. Trận ác đấu diễn ra với lợi
thế thuộc về con Hydra. Nó dùng những cái đầu quấn chặt lấy Heracles và cố làm cho
chàng ngã. Nó gọi đồng minh của mình là một cây táo dại cũng sống trong đàm lầy.
Cây táo đập vào chân Heracles và ngăn không cho chàng tấn công. Heracles đã ở bên
bờ của sự thất bại thì chợt nhớ đến người cháu Iolaus, con trai của người em sinh
đôi Iphicles.

Hai chú cháu hợp sức diệt rắn HydraIolaus, người đã đưa Heracles đến Lerna bằng xe
ngựa, đầy lo lắng khi thấy chú của mình vướng vào những cái đầu của con Hydra. Chắc
rằng Heracles không thể chịu đựng thêm được nữa. Đáp lại những tiếng thét của chú
mình, Iolaus vội chụp lấy cây đuốc, châm lên rồi lao vào cuộc chiến. Giờ đây, khi
Heracles vừa chặt đứt một cái đầu của con Hydra, thì lập tức Iolaus có mặt và đốt
cháy nơi cổ vừa đứt khiến cho những cái đầu không thể mọc lại được. Heracles chặt
từng cái đầu một trong khi Iolaus đốt cháy những nơi vừa bị chặt. Cuối cùng
Heracles chặt đứt cái đầu ở chính giữa được cho là bất tử và chôn sâu xuống đất và
dằn một tảng đá lên trên. Sau đó Heracles nhúng đầu những mũi tên của chàng của
mình vào dòng máu độc của con rắn. Từ đó những vết thương do tên của chàng gây ra
đều không thể lành được.

3/ Con nai ở Cerynaea

Kỳ công thứ ba là đi bắt con nai ở núi Cerynaea, đó là một con nai cái. Con vật
chạy nhanh này có đôi gạc bằng vàng, và là vật sở hữu của Artemis, nữ thần săn bắn,
vì thế Heracles không dám làm nó bị thương. Chàng săn tìm nó trọn một năm trời
trước khi đuổi được nó chạy xuống bên bờ của sông Ladon ở Arcadia. Nhắm kỹ mục
tiêu, Heracles bắn một mũi tên ngay giữa gân và xương hai chân trước con vật, làm
cho nó gục xuống mà không chảy bất kỳ giọt máu nào. Thần Artemis không hài lòng về
việc này, nhưng Heracles đã khéo léo chuyển cơn phẫn nộ của thần bằng cách đổ trách
nhiệm sang người ra lệnh cho chàng là Eurystheus.

4/ Con heo rừng ở núi Erymanthus

Nhiệm vụ thứ tư này đưa Heracles về lại Arcadia trong cuộc truy lùng con heo rừng
khổng lồ và tàn ác, mà chàng được yêu cầu phải bắt sống nó. Trong khi đang theo dấu
con vật, chàng dừng chân ghé thăm nhân mã Pholus. Con nhân mã trong khi đang xem
một trong những mũi tên của Heracles thì tình cờ làm rơi trúng chân mình. Do mũi
tên đã được tẩm nọc độc của con rắn Hydra nên làm cho Pholus chết ngay lập tức.
(Một truyền thuyết khác nói rằng do Pholus thết đãi Heracles bằng bình rượu nho do
chính tay thần Dionysus pha chế đã khiến cho các con nhân mã khác nổi giận tấn công
Heracles và Pholus. Heracles đánh trả và đuổi bọn chúng bỏ chạy nấp vào hang của
con nhân mã Chiron. Chàng đuổi theo vào hang và giương cung bắn một mũi tên vào
phía chúng. Không may mũi tên chúng phải đầu gối của Chiron và làm cho nhân mã này
chết).
Heracles cuối cùng cũng xác định được vị trí con heo rừng trên đỉnh Erymanthus và
tìm được cách lùa nó vào trong môt bãi tuyết, tóm chặt nó. Vác con heo rừng lên
vai, Heracles mang nó về cho Eurysheus, làm hắn sợ hãi nép mình sau cánh cửa kho hé
mở như thường lệ.

5/ Chuồng ngựa của Augeas

Erystheus rất lấy làm hài lòng với chính mình khi mơ tưởng rằng nhiệm vụ kế tiếp sẽ
làm bẻ mặt người em họ anh hùng của mình: dọn chuồng ngựa của Augeas. Augeas có một
bầy ngựa đông đến nỗi lượng phân chúng thải ra qua bao năm kết thành một lớp dầy
đặc bao phủ toàn bộ Peloponnesus.

Heracles đã rửa sạch các chuồng ngựa của vị vua Augeas chỉ trong một ngày. Thay cho
việc dùng xẻng và miếng hốt phân như Eurystheus tưởng tượng, Heracles làm thay đổi
dòng chảy của hai con sông chảy qua chuồng ngựa, và công việc được hoàn tất mà
không làm bẩn tay chàng. Vì Heracles đã yêu cầu Augeas trả công nên Eurystheus từ
chối không tính việc này như một nhiệm vụ.

6/ Đàn chim ở Stymphale

Nhiệm vụ thứ sáu yêu cầu Heracles chống lại đàn chim ở Stymphale, sống trong một
đầm lầy gần hồ Stymphalus ở Arcadia. Điểm khác biệt của loài chim này là ăn thịt
người, giết người bằng cách bắn vào họ những chiếc lông vũ bằng đồng hay chỉ đơn
thuần nhờ số lượng đông đúc của chúng. Heracles không thể tiếp cận để đánh chúng vì
mặt đất quá lầy lội để có thể chịu được sức nặng của chàng và quá bẩn để chàng có
thể lội qua. Cuối cùng Heracles phải dùng đến những nhạc cụ castanet[1] mà nữ thần
Athena đã ban tặng. Chàng dùng các nhạc cụ gây huyên náo khiến lũ chim hoảng sợ
phải bay lên. Và một khi đã bay lên bầu trời, Heracles hạ gục chúng bằng một loạt
những mũi tên của chàng.

7/ Con bò mộng ở Crete

Nữ hoàng Pasiphae của đảo Crete, do sự trả thù của thần linh, đã bị cám dỗ và yêu
một con bò. Kết quả là Minotaur - một sinh vật nửa người nửa bò - được sinh ra, và
ở trong mê cung của vua Minos. Minos, chồng của Pasiphae, rất muốn tống khứ con bò
đi vì con vật đã tàn phá vùng quê Crete. Heracles lại được giao nhiệm vụ hay chiến
công thứ bảy của chàng. Mặc dù con vật có thể phun lửa, vị anh hùng vẫn khuất phục
được nó và đưa lên tàu trở về đất liền. Con vật kết thúc cuộc đời tại cánh đồng
Marathon, gần Athena, nơi nó trở thành chiến công của vị anh hùng Theseus, sau khi
chiến đấu với nó một lần nữa.

8/ Đàn ngựa cái của Diomedes

Tiếp đó Heracles được chỉ thị phải mang về cho Erystheus đàn ngựa cái của Diomedes
- vua trị vì xứ Thracia. Những con ngựa ăn thịt các vị khách lữ hành khi họ phạm
sai lầm không chịu đón nhận lòng hiếu khách của Diomedes. Trong một bản thần thoại
kể rằng Heracles đã dẹp yên đám ngựa hung bạo này khi cho chúng ăn thịt chính người
chủ của chúng. Trong một bản khác, đàn ngựa được thoả mãn bằng một người cận vệ của
vị anh hùng, một thanh niên tên Abderus. Tất cả các bản đều kể rằng, Heracles sớm
gom chúng lại và lùa xuống biển, nơi chàng đưa chúng lên tàu cho Tiryns. Sau khi
đưa chúng về trình diện Eurystheus, Heracles thả chúng đi. Cuối cùng bầy ngựa cũng
bị đám thú dữ trên núi Olympus ăn thịt.

9/ Chiếc đai lưng của Hippolyte

Nhiệm vụ thứ chín đưa Heracles đến vùng Amazons, để đem về chiếc đai lưng của nữ
hoàng Hippolyte của vùng này cho con gái của Eurystheus. Amazons là vùng đất của
các nữ chiến binh, những bậc xạ thủ vĩ đại đã phát minh ra nghệ thuật chiến đấu
trên lưng ngựa. Heracles đã chiêu mộ thêm một số vị anh hùng trong chuyến đi này,
một trong số họ là Theseus - người anh hùng của xứ Atikes. Ngoài sự mong đợi của
họ, nữ hoàng vùng Amazons, Hippolyte, rất sẵn lòng trao cho Heracles chiếc thắt
lưng của mình. Nhưng Hera không để cho chàng hoàn thành sứ mệnh một cách dễ dàng.
Thần đã kích động người Amazons với tin đồn rằng người Hy Lạp đã bắt giữ nữ hoàng
của họ. Một trận chiến lớn đã xảy ra. Heracles đánh cắp được chiếc đai lưng, và
Theseus thì bắt cóc công chúa Antiope của họ.

10/ Đàn bò của Geryon

Trong việc tạo ra những con quái vật và những kẻ thù đáng sợ, các nhà viết truyện
thần thoại Hy Lạp đã sử dụng một kỹ thuật đơn giản vật có thêm nhiều bộ phận trên
cơ thể. Do đó Geryon, chủ của đàn bò nổi tiếng mà Heracles được lệnh đánh cắp, có
tới ba đầu và (hoặc là) ba thân người mọc từ dưới eo lưng. Và con chó săn của hắn,
Orthrus, thì có hai đầu, được giao nhiệm vụ canh giữ đàn bò. Kỳ công này diễn ra ở
một nơi nào đó trên vùng đất mà bây giờ là nước Tây Ban Nha. Con chó săn Orthrus
xông vào Heracles khi chàng đang đánh cắp đàn bò, và vị anh hùng đã giết nó chỉ với
một đòn bằng cây chùi gỗ mà chàng thường mang bên mình. Geryon được giải quyết rất
nhanh gọn. Trên đường Heracles lùa đàn bò về Hy Lạp và chàng đã lạc đường sang tận
nước Ý.

11/ Những quả táo vàng của các nàng Hesperides

Ba nàng Hesperides là ba tiên nữ (muse) được Hera giao nhiệm vụ trông coi vườn táo
vàng mà thần được nữ thần Gaia tặng trong ngày cưới. Vườn táo nằm trong một khu
rừng nhỏ được bao bọc xung quanh bởi tường thành cao và được bảo vệ bởi Ladon, một
con rồng ba đầu. Khu rừng nằm xa về phía tây dãy Atlas. Atlas cũng là tên của một
trong các vị thần Titan, các thần xuất hiện từ buổi sơ khai. Atlas đã tham gia cùng
với những người anh em của mình trong cuộc chiến chống lại Zeus. Và thần đã phải
chịu hình phạt vác cả bầu trời trên vai như một cây cột trụ trời.

Heracles lên đường đi khắp các miền từ Âu sang Á để tìm vườn táo vàng. Chàng đi qua
những nơi mà chàng đã từng qua khi thực hiện nhiệm vụ bắt đàn bò của Geryon, hỏi
thăm khắp nơi mà chẳng ai biết đường đến vườn táo vàng. Chàng đến cực bắc của Trái
Đất, nơi có sông Eridanos cuộn sóng ầm ầm và được các tiên nữ nơi đây cho biết chỉ
có thần Nereus mới biết đường đến vườn táo vàng. Heracles lại phải mất thời gian
rất lâu mới tìm thấy thần Nereus và đánh thắng ông để biết bí mật về con đường đến
vườn táo vàng.

Heracles bóp AntaeusTheo lời Nereus, chàng vượt qua miền đất xứ Libya. Tại đây
chàng gặp thần Antaeus, con trai của Poseidon và Gaia. Antaeus thường bắt những
người qua đường phải đánh vật với hắn, ai thua đều bị hắn giết. Gặp Heracles,
Antaeus cũng bắt chàng phải vật nhau với hắn. Sở dĩ trước đây không ai địch nổi hắn
vì một khi hắn còn chạm chân vào đất thì hắn còn được nhận sức mạnh từ mẹ hắn là nữ
thần Đất Gaia. Heracles vật nhau khá lâu với Antaios và nhiều lần vật ngã được hắn
nhưng hễ hắn ngã xuống là lại mạnh hơn trước. Thấy thế, chàng liền nhất bổng hắn
lên và siết chặt hắn trên không.

Heracles và AtlasĐi ngang Aígyptos (Ai Cập ngày nay), Heracles bị vua xứ này là
Busiris, con trai thần Poseidon với công chúa Lyxianasa bắt trói toan giết chết để
tế thần Zeus. Nhưng khi bị đưa đến đàn tế thần Zeus thì chàng tráng sĩ đã dứt đứt
dây trói rồi giết chết hắn.

Vượt qua tiếp nhiều khó khăn nguy hiểm, cuối cùng Heracles cũng đến được nơi tận
cùng của Trái Đất, nơi thần Atlas đang chịu hình phạt gánh bầu trời trên vai.
Heracles ngỏ lời nhờ Atlas hái táo cho mình, trong khi đó Heracles sẽ thay thế
Atlas gánh bầu trời. Một sức nặng khủng khiếp đè lên đôi vai người con trai của
Zeus, càng lúc càng đè nặng hơn. Nhưng với sức khoẻ phi thường cùng với sự trợ giúp
của nữ thần Athena, chàng đã đỡ được bầu trời cho đến khi Atlas đem táo vàng quay
về. Nhưng lúc này Atlas xảo quyệt muốn Heracles thay mình làm nhiệm vụ nặng nề đó.
Hiểu được mưu mô của Atlas, Heracles thản nhiên không từ chối chỉ yêu cầu Atlas tạm
đỡ giùm một lát để Heracles thay cái nệm kê vai cho khỏi rát. Khi Atlas gánh lại
bầu trời trên lưng rồi, chàng cười và lấy mớ táo vàng đem đi.

Eurystheus không biết dùng những quả táo đó để làm gì nên đem dâng cho Athena.
Athena lại đem chúng trả cho ba chị em Hesperides.

12/ Bắt chó ba đầu Cerberus(Tam nô bộc)^^

Trong nhiệm vụ cuối cùng, Heracles được lệnh đi bắt Cerberus, con chó canh cổng địa
phủ ở Diêm cung.

Gần đến Địa ngục, Heracles bắt gặp Theseus và Pirithous bị xích vào một tảng đá.
Chàng cứu được Theseus nhưng khi định kéo Pirithous lên thì mặt đất rung chuyển dữ
dội do Pirithious chính là người chủ mưu bắt cóc nàng Persephone - vợ của Hades.

Trở ngại đầu tiên khi muốn xuống địa phủ là phải vượt qua con sông Styx. Nơi những
linh hồn của người vừa chết tụ tập chờ đợi để được qua sông trên chiếc thuyền của
Charon. Charon sẽ không đưa bất cứ ai qua sông nếu họ chưa hội đủ hai điều kiện
sau. Đầu tiên là phải đưa một khoảng tiền hối lộ dưới dạng một đồng tiền bên dưới
lưỡi của người chết. Và hai là người đó đã chết. Heracles không đáp ứng được điều
kiện nào, một trường hợp làm vấn đề thêm trầm trọng với bản tính cáu kỉnh của
Charon. Nhưng Heracles chỉ cần quắc mắt là đủ để Charon ngoan ngoản đưa chàng vượt
sông Styx.

Thử thách lớn hơn chính là con Cerberus, với hàm răng sắc nhọn, ba (hay năm mươi)
cái đầu, một con rắn độc ở đằng đuôi và những cái đầu rắn khác mọc ra từ cổ của nó.
Tất cả nhằm vào Heracles khi con Cerberus bất thình lình lao tới chụp vào cổ chàng.
May thay, Heracles khoác tấm da con sư tử chàng đã giết trước đây nên không gì có
thể xuyên thủng được ngoại trừ sấm sét của Zeus. Heracles cuối cùng cũng quy phục
được con Cerberus và lôi nó tới Tiryns, nơi chàng được tự do sau nhiệm vụ cuối cùng
này. Sau khi tên Eurystheus hoảng sợ năn nỉ chàng đem con chó trở về Địa ngục,
Heracles thả con Cerberus trở về. Con chó khiếp sợ nhưng cũng rất căm giận, bọt mép
rớt dài khắp dọc đường, truyền nọc độc cho nhiều loại cây cỏ.

You might also like